Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 29 - Năm học 2013-2014

I.Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

 Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn 9 – HK II

2.Kĩ năng:

 Rèn luyện và đánh gía kỹ năng viết văn( xử dụng từ ngữ , viết câu,đoạn văn và bài văn ). Học sinh cần huy động được những tri thức và kỹ năng về tiếng Việt và Tập làm văn vào bài làm.

3.Thái độ:

 Làm bài nghiêm túc.

II.Chuẩn bị:

 GV: Soạn đề kiểm tra,đáp án,thang điểm.

 HS: On tập kiến thức về thơ để làm bài kiểm tra.

III.Tiến trình lên lớp:

 1.On định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.

 2.Kiểm tra:

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 29 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Ngày soạn : 20 /3/2014
Tiết 141: 
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
 Nhận biết 2 điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe.
2. Kĩ năng:
 Giải đoán và sử dụng hàm ý.
3. Thái độ:
 Có ý thức hơn khi đưa hàm ý vào trong giao tiếp hàng ngày.
II.Chuẩn bị: 
 GV: SGK, sách giáo viên, sách tham khảo, giáo an,bảng phụ.
 HS: SGK, đọc trước bài và soạn bài.
III.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý?
3. Bài mới:Muốn hiểu được hàm ý không phải đơn giản mà người nghe phải tự mình giải đoán và người nói phải sử dụng cho phù hợp. Vậy, để hiểu rõ điều đó, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: 
-GV gọi HS đọc to đoạn văn SGK/90 (treo bảng phụ)
Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
?Nêu hàm ý của những câu in đậm.Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
Câu 1: “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi”
à Có hàm ý “Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con”. Đây là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra.
Câu 2: “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài”.
à Có hàm ý “Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài”. 
-Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn?
Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?
Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ? Vì sao cái Tí có thể hiểu hàm ý ấy?
GV gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài luyện tập:
Gọi HS đọc yêu cầu BT 1/91 
-Gv : Người nói người nghe ở đây là ai?
?Xác định hàm ý của mỗi câu ấy.
Theo em người nghe có hiểu hàm ý của người nói không ? Những chi tiết nào thể hiện điều đó ? 
GV bổ sung.
-GV cho HS đọc yêu cầu Bài tập 2.
 Hàm ý của câu in đậm là gì ?
 Vì sai em bé không nói thẳng mà phải dùng hàm ý ?Việc sử dụng hàm ý co thành công không vì sao ? 
GV bổ sung.
-Gọi HS đọc yêu cầu Bài tập 3/92.
Lưu ý phải dùng câu chứa hàm ý “từ chối” theo yêu cầu của BT, không dùng những câu không rõ chủ định như: “Để mình xem đã”, “Mai hẵng hay”…
Gọi HS đọc yêu cầu Bài tập 4.
Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “hy vọng “ với con đường trong các câu .
GV bổ sung.
-Đọc đoạn văn(SGK).
-Thảo luận và trả lời câu hỏi.
-Lắng nghe.
-Hs suy nghĩ trả lời 
(Hàm ý trong câu 2 rõ hơn vì cái Tí không hiểu được hàm ý của câu nói thứ nhất. Sự “giãy nảy”, và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí “U bán con thật đấy ư” cho thấy Tí đã hiểu ý mẹ.)
-Đọc ghi nhớ(SGK).
-Đọc yêu cầu BT1.
-Trả lời và xác định hàm ý của mỗi câu.
-Suy nghĩ, trả lời và chỉ ra các chi tiết thể hiện điều đó.
-Sửa vào bài của mình.
-Đọc và xác định yêu cầu BT2.
-Suy nghĩ và làm BT2.
-Ghi nhận vào vở.
-Đọc và xác định yêu cầu BT3.
-Suy nghĩ và lên bảng điền câu có hàm ý thích hợp.
-Đọc và suy nghĩ làm BT4.
-Lắng nghe.
I.Điều kiện sử dụng hàm ý:
 Đọc đoạn trích: 
Câu 1: “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi”
(Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con).
Câu 2: “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài”. (An ở nhà khác)
Chị Dậu không dám nói thẳng vì sợ cái Tí buồn và từ chối.
Đến câu 2, chị nói rõ hơn vì cái Tí chưa hiểu (Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?)
Cái Tí đã hiểu: giãy nảy, liệng củ khoai và khóc, van xin.
Ghi nhớ:
 SGK/91
II.Luyện tập: 
 1.Bài tập 1: 
a.Người nói là anh thanh niên , người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái.
-Hàm ý của câu in đậm là “ Mời bác và cô vào uống nước”
Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó , chi tiết “Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà và “ngồi xuống ghế” cho biết điều này.
b. Người nói là anh Tấn , người nghe là chị hàng đậu.( ngày trước)
Hàm ý của câu in đậm là “ Chúng tôi không thể cho được”
 Người nghe hiểu được hàm ý đó thể hiện ở câu nói cuối cùng : “ Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu!Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có !” 
c. Người nói là Thuý Kiều , người nghe là chị Hoạn Thư .
Hàm ý của câu in đậm thứ nhất là “ mát mẻ” , “ giễu cợt” : Quyền quý như tiểu thư cũng có lúc đến trước “ Hoa nô” này ư? 
 2.Bài tập2:
Hàm ý của câu in đậm thứ hai “ hãy chắt 
 nước cơm để cơm khỏi nhão”. Em bé dùng hàm ý vì đã có lần (trước đó) nói thẳng rồi mà không có hiệu quả, và vì vậy bực mình. Vả lại, lần nói thứ hai này có thêm yếu tố thời gian bức bách (tránh để lâu nhão cơm).
-Việc sử dụng hàm ý không thành công vì “Anh Sáu vẫn ngồi im”, tức là anh tỏ ra không cộng tác (vờ như không nghe, không hiểu).
3.Bài tập3:Điền câu có hàm ý thích hợp:
 Bài tập mình chưa làm xong.
(Phải đi thăm người ốm), …
4.Bài tập 4 :Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.
Bài tập 5 : Hs về nhà thực hiện 
4.Củng cố:
 GV: Nhấn mạnh lại nội dung cần nắm về điều kiện dùng hàm ý.
 Cho HS làm bài tập củng cố kiến thức.
5.Hướng dẫn học ở nhà:
- Nắm vững điều kiện sử dụng hàm ý.
- Làm tiếp bài tập 5/93.
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết về thơ.
IV.Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tuần 29 Ngày soạn : 20/3/2014
Tiết 142: 
I.Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức: 
 Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn 9 – HK II 
2.Kĩ năng:
 Rèn luyện và đánh gía kỹ năng viết văn( xử dụng từ ngữ , viết câu,đoạn văn và bài văn ). Học sinh cần huy động được những tri thức và kỹ năng về tiếng Việt và Tập làm văn vào bài làm.
3.Thái độ:
 Làm bài nghiêm túc.
II.Chuẩn bị:
 GV: Soạn đề kiểm tra,đáp án,thang điểm.
 HS: On tập kiến thức về thơ để làm bài kiểm tra.
III.Tiến trình lên lớp:
 1.On định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
 2.Kiểm tra:
 MA TRẬN
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1:
Con cò 
Nhận biết được tên tác giả.
Hiểu và biết được hình tượng trung tâm của bài thơ.
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm: 0,5
 Số câu 1
Số điểm:0,5
Sốcâu 2
1 điểm
10% 
Chủ đề 2 
Viếng lăng Bác, Nói với con.
Nhận ra năm sáng tác bài thơ 
”Viếng lăng Bác và lai lịch của nhà thơ Y Phương. 
Nắm rõ được đức tính của người đồng mình và ước mơ của người cha đối với con.
Phân tích được một khổ thơ bài Viếng lăng Bác
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu 2
Số điểm 1 
Số câu 1
Số điểm 3
Số câu 1
Số điểm 3
Số câu 4
7 điểm 
70% 
Chủ đề 3
Mùaxuân nho nhỏ, Sang thu.
Nhận biết được tín hiệu của sự chuyển mùa.
Hiểu và chỉ ra được hình ảnh đặc sắc nhất bài Mùa xuân nho nhỏ.
Nêu được chủ đề của bài thơ.
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 0,5
Số câu 1
Số điểm 0,5
Số câu 1
Số điểm 1
Số câu3
2 điểm
20% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 4
Số điểm 2
20%
Số câu 2
Số điểm 1
10%
Số câu 3
Số điểm 7
70%
Số câu 9
Số điểm 10
100%
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Làm bài bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Tác giả bài thơ “Con cò” là:
 A. Nguyễn Duy. B.Chế Lan Viên. 
 C.Nguyễn Đình Thi. D.Nguyễn Khoa Điềm. 
Câu 2: Bài thơ”Viếng lăng Bác” được Viễn Phương viết vào năm nào?
 A.1975. B. 1976. C. 1977. D.1978.
Câu 3: Hình ảnh đặc sắc nhất trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là:
 A. Nhành hoa. B. Con chim. C. Nốt nhạc trầm. D. Mùa xuân nho nhỏ.
Câu 4: Những tín hiệu của sự chuyển mùa từ hạ sang thu trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh là:
 A. Hương ổi. B. Gió se, sương.
 C. Hương ổi, gió se, sương. D. Hương ổi, gió se.
Câu 5: Y Phương là nhà thơ thuộc dân tộc gì?
 A. Tày. B. Nùng. C. Thái. D. Dao.
Câu 6: Hình tượng trung tâm bao trùm cả bài thơ “ Con cò” là hình tượng nào?
 A. Người nông dân. B. Người mẹ.
 C. Đứa con. D. Con cò.
II.Tự luận:(7điểm)
Câu 1: Chủ đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là gì?(1đ)
Câu 2: Trong bài thơ”Nói với con” của Y Phương, người cha đã nói với con những đức tính gì của người đồng mình và mong muốn gì ở con?(3 đ)
Câu 3: Em hãy phân tích ước nguyện của tác giả ở khổ thơ cuối bài “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.(3đ)
 ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
ĐA
B
B
D
C
A
C
 II. Tự luận:(7đ)
Câu 1: Ca ngợi vẻ đẹp và sức sống của đất nước vào xuân, nói lên ước nguyện tha thiết chân thành được hiến dâng cho quê hương đất nước của nhà thơ Thanh Hải.(1điểm)
Câu 2: -Những đức tính của người đồng mình:( 1,5điểm)
 +Sống vất vả nghèo đói,cực nhọc lam lũ nhưng giàu chí khí,niềm tin và mạnh mẽ.
 +Họ luôn có ý chí và mong ước xây dựng quê hương bằng chính sức lực cuả mình.
 -Người cha mong con:( 1,5điểm)
 +Phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương.
 +Biết chấp nhận và vượt qua gian nan,thử thách.
 +Tự hào với truyền thống quê hương,sống tự tin mà vững bước.
Câu 3: Học sinh cần làm nổi bật ước nguyện của nhà thơ Viễn Phương thông qua khổ thơ cuối.
3.Thu bài:
 GV: thu bài đúng giờ.
4.Củng cố,dặn dò:
 -Kiểm tra lại kiến thức vừa làm bài để xem mình nắm được tới đâu,bổ sung kiến thức.
 -Soạn bài”Tổng kết phần văn bản nhật dụng”tuần sau học.
* Kết quả:
 Loại
Lớp 
Giỏi
Khá
TB
Yếu
9A(…..HS)
9B(……HS)
IV.Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 29 Ngày soạn : 20 /3/2014
Tiết 143: 
I.Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức: 
 - Ôn tập lại lý thuyết và kỹ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích )
 - Sửa các lỗi về bố cục, liên kết, dùng từ ngữ, đặt câu, hành văn …
 - Nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình.
 - Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa trong hành văn .
 - Hoàn thiện qui trình viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).
 - Thông qua đó GV cũng rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy của mình, có phương pháp thích hợp trong giảng dạy tốt hơn.
2. Kĩ năng:
 Rèn cho học sinh biết khắc phục lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, lỗi chính tả.
II.Chuẩn bị: 
 GV:Bài đã chấm, lỗi phổ biến của HS . 
 HS: Dàn ý lập ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp: 
1. Ổn định tổ chức:kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Trả bài viết:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1:
-Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu chung.
-Gọi 1 HS đọc lại đề.
?Nêu yêu cầu chung của đề bài?
HOẠT ĐỘNG 2:
-Hướng dẫn tìm hiểu cụ thể.
? Bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học có bố cục như thế nào?
? Phần mở bài nêu lên nội dung gì?
? Phần thân bài cần làm rõ vấn đề gì ?
?Tìm những dẫn chứng để chứng minh những nội dung đó?
? Theo em có cần liên hệ với phụ nữ ngày nay không.
? Phần kết bài nêu những ý gì?
GV:nhận xét, treo bảng phụ,chốt lại vấn đề.
HOẠT ĐỘNG 3:
Nhận xét bài làm của HS .
HOẠT ĐỘNG 4:
-Hướng dẫn sửa chữa lỗi.
-Chính tả, dùng từ, đặt câu,diễn đạt, bố cục trình bày.
HOẠT ĐỘNG 5:
GV:phát bài cho HS.
-Yêu cầu HS khá- giỏi đọc bài làm của mình
-Theo dõi, lắng nghe.
-Đọc lại đề.
-Xác định yêu cầu của đề bài.
-Suy nghĩ, nhớ lại, trình bày.
-Trình bày.
-Suy nghĩ, trình bày.
-Tìm dẫn chứng, trình bày.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Trình bày nội dung phần kết bài.
-Nghe, tiếp thu.
-Lắng nghe, ghi nhận và rút kinh nghiệm ở bài sau.
-Sửa lỗi dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
-Nhận bài.
-Lắng nghe bài của bạn và học hỏi.
I. Yêu cầu chung:
 1.Thể loại: Nghị luận về một tác phẩm văn học. 
 2.Nội dung: 
 Đề: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
 3.Giới hạn: Kiến thức văn học và đời sống.
II.Yêu cầu chung:
 A- Mở bài:
 - Giới thiệu khái quát vể tác giả, tác phẩm.
 - Dẫn dắt giới thiệu nhân vật.
 B- Thân bài: Nghị luận các vấn đề sau:
 - Ông Hai yêu mến và tự hào về làng chợ Dầu: ông có tính hay khoe về làng, lấy làm hãnh diện về làng của mình.( Dẫn chứng)
 - Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo Tây.( Dẫn chứng)
 - Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng được cải chính.( Dẫn chứng)
 - Khẳng định tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.
 C- Kết bài:
 - Khái quát những vấn đề đã nghị luận.
 - Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Hai.
.
II.Nhận xét:
1. Ưu điểm:
-Đa số các em hiểu đề và xác định được ý cần làm rõ.
-Bố cục 3 phần rõ ràng, các câu, phần có sự liên kết chặt chẽ. Lời văn mạch lạc.
-Nhiều bài viết có suy nghĩ khá sâu sắc về nhân vật.
2.Nhược điểm:
-Một số em không đọc kĩ đề nên viết bài thiên về kể lại chuyện.
-Chữ viết cẩu thả, bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi về dùng từ, đặt câu, diễn đạt, chính tả.
IV. Sửa chữa lỗi.
-Chính tả.
 -Dùng từ.
-Đặt câu.
-Diễn đạt.
-Bố cục trình bày.
V. Phát bài – đọc bài mẫu – đọc điểm vào sổ.
3. Hướng dẫn học ở nhà :
 - Đọc lại bài viết và rút kinh nghiệm.
 - Soạn bài : Ôn tập tiết sau viết bài viết số 7.
IV.Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
-------------------------@--------------------
Tuần 29 Ngày soạn : 20/3/2014
Tiết 144,145: 
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
 - Biết cách vận dụng các kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ đã học ở các tiết trước. 
 - Có những cảm nhận suy nghĩ riêng và biết vận dụng 1 cách linh hoạt các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh. . . trong quá trình làm. 
2. Kĩ năng:
 Có kỹ năng làm bài TLV nói chung. 
II. Chuẩn bị :
 GV : Đề bài,đáp án,thang điểm.
 HS : Kiến thức để làm bài.
III.Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định tổ chức : kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Tiến hành viết bài :
 Đề : 
 Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
 B/Đáp án : 
 * Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ « Ánh trăng » .
 * Thân bài:
 - Cảm xúc của tác giả về ánh trăng trong quá khứ (dẫn thơ khổ 1 và 2 rồi phân tích) 
 - Cảm xúc của tác giả về cái vầng trăng trong hiện tại (lần lượt dẫn thơ các khổ 3,4,5,6 và phân tích từng khổ) 
 - Bài thơ đâu chỉ là lời tâm sự, là tiếng lòng của tác giả, là sự tự vấn lương tâm mà còn là lời nhắc nhở đối với mỗi con người về lẽ sống chung thủy với chính mình với dân tộc. Đừng bao giờ quên quá khứ gian khổ hào hùng của đất nước. 
 * Kết bài: - Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật bài thơ.
 - Rút ra bài học cho bản thân.
 C/Biểu điểm:
-Điểm 8-10: Bài viết hay, có cảm xúc, viết đúng thể loại nghị luận, kiến thức phong phú thể hiện sự hiểu biết về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, lời văn trong sáng, giàu hình ảnh, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi các loại.
-Điểm 6.5-7.5: Đáp ứng yêu cầu như trên nhưng còn mắc vài lỗi các loại
-Điểm 5-6: Bài viết đúng theo yêu cầu như trên nhưng còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ đặt câu, kiến thức chưa phong phú…
-Điểm 3-4: Bài viết cơ bản nêu được một số ý theo yêu cầu, nhưng diễn đạt còn lủng củng, mắc nhiều lỗi các loại.
-Điểm 1-2: Bài viết sơ sài mắc nhiều lỗi, diễn đạt lộn xộn.
-Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
 (Giáo viên linh động chấm điểm cho phù hợp)
3.Thu bài:
4.Củng cố,dặn dò:
 Về nhà xem lại cách nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ.
Kết quả: 
 Loại
Lớp 
Giỏi
Khá
TB
Yếu
9A(….HS)
9B(….HS)
IV.Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 HT ký duyệt: 24/3/2014
 Phạm Văn Ngọ

File đính kèm:

  • docGA van 9 tuan 29 nam 2014.doc