Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 27 - Năm học 2013-2014

I.Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của dân tộc mình qua lời nói với con của một người cha.

- Bước đầu hiểu được cách diễn đạt độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của tác giả trong bài thơ.

2.Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.

3.Thái độ:

 Tôn trọng giá trị văn hóa của người dân tộc.

II. Chuẩn bị:

 GV: Soạn giáo án,SGV.

 HS: Đọc kĩ bài thơ và trả lời các câu hỏi SGK.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.

2. Kiểm tra bài cũ:

 Đọc thuộc lòng bài thơ “Sang Thu” ? Em thích những câu thơ nào nhất vì sao?

3.Bài mới: Tình yêu thương con cái, ước mơ thế hệ sau nối tiếp xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam suốt bao đời nay. Nói với con của Y Phương- nhà thơ dân tộc Tày là một trong những bài thơ hướng về đề tài ấy với tư cách nói riêng, xúc động và chân tình bằng hình thức người cha nói với con, tâm tình, dặn dò triù mến, ấm áp và tin cậy.

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 27 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.
2.Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3.Thái độ:
 Yêu thiên nhiên, học tập được sự cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên.
II. chuẩn bị:
 GV:Soạn giáo án,SGV.
 HS: Đọc kĩ bài thơ – cảm nhận những nét tinh tế khi thiên nhiên chuyển mùa qua nét bút của tác giả.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ?Đọc thuộc lòng bài thơ “Viếng lăng Bác” ? Phân tích khổ thơ hứ hai trong bài thơ?
3.Bài mới: Về bước đi của thời gian, ta đã từng biết qua hai câu thơ tuyệt vời của Nguyễn Du “Sen tàn cúc lại nở hoa / Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân. (Truyện Kiều). Nhịp thơ tuy uyển chuyển, nhưng mùa nọ mùa kia nối tiếp nhau bằng sự ngắt nhịp rõ ràng. Đó là dạng thức của bước đi thời gian trong văn tự sự. Với thể loại trữ tình, sự chuyển động của thời gian không vận hành theo qui luật ấy, ấn tượng về thời gian được khắc họa sâu hơn ở tâm trạng và ở cả sự kết tinh, có khi chỉ trong sự khoảnh khắc của phút giao mùa. Hơn nữa, nói về bốn mùa Xuân, hạ, thu, đông, trong thơ Việt Nam nói riêng và thơ phương Đông nói chung không hẳn có sự bình quân dàn trải mà mùa thu có những lí do để được chú ý nhiều hơn. Vậy có gì khác nhau giữa những bài thơ viết về mùa thu ấy. Trước Hữu Thỉnh, mùa thu trong thơ đã sớm định hình, sự định hình trong trạng thái ổn định (như Nguyễn Khuyến – Nguyễn Du), hoặc có vận động cũng sau một cái mốc tuy vô hình nhưng đã được phân chia (như Xuân Diệu – Huy Cận. 
	Còn đến “Sang thu”, cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian đã khác. Chưa có một sự định hình, nó bắt cầu giữa cái không và cái có. Chính cái cảm giác mơ hồ và tinh tế này chuyên chở hồn thu theo cái cách của mùa thu. Nhạy cảm, nhẹ nhàng, mùa thu đến vừa lạ, vừa quen, nó đánh thức nơi ta những gì da diết lắm.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1: tìm hiểu chung.
Gọi HS đọc phần chú thích (*)
? Khái quát những nét cơ bản về tác giả?
-Gọi HS đọc bài thơ và chú thích từ.
-GV chú ý gịong đọc: Giọng nhẹ, nhịp chậm, khoan thai, trầm lắng vàthoáng suy tư.
? Bài thơ được viết theo thể nào?
HOẠT ĐỘNG 2:
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ.
? Toàn bộ bài thơ Hữu Thỉnh thể hiện vấn đề gì?
? Mùa thu hình như đã về được cảm nhận qua những biểu hiện nào của thiên nhiên?
? Từ bỗng đặt ở đầu bài có ý nghĩa gì?
? Từ pha có thể thay thế bằng từ nào? Nhưng dùng từ phả có gì hay hơn?
?Em hiểu gió se là như thế nào?
? Từ chùng chình là từ loại gì? Có thể thay thế bằng từ nào? Biện pháp nghệ thuật?
GV: Có thể thay bằng(dềnh dàng, đủngđỉnh,chầmchậm,lững thững)
? Với từ chùng chình hình ảnh thơ trở nên thế nào trong việc biểu hiện thiên nhiên?
? Qua sự phân tích trên, em thấy tâm trạng của tác giả như thế nào khi cảm nhận mùa thu về?
GV: chốt lại.
-Đọc phần chú thích.
-Khái quát vài nét về tác giả.
-Đọc bài thơ. 
-Lắng nghe.
-Trả lời.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Liệt kê những biểu hiện của thiên nhiên khi mùa thu về.
Bỗng: đột ngột, bất ngờ.
Pha: loan tỏa thấm đượm
Gió se: nhẹ khô và hơi lạnh(gió heo may riêng biệt của mùa thu,mang theo hương ổi).
Chùng chình: lưu luyến nửa ở, nửa đi, đợi chơ, nuối tiếc
Hình như: Cảm nhận
-Suy nghĩ,trả lời.
-Trao đổi, thảo luận, trả lời.
-Lắng nghe.
I. Tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
+ Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942.
+Quê: Vĩnh Phúc.
+Ông tham gia ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam các khóa II, IV, V. 
+Từ năm 2000 đến nay là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam.
2. Tác phẩm: “Sang Thu” là bài thơ hay của Hữu Thỉnh.
II. Phân tích
1.Sự biến đổi của đất trời sang thu
“Bổng … đã về”
Bỗng: đột ngột, bất ngờ.
Pha: loan tỏa thấm đượm
Gió se: nhẹ khô và hơi lạnh(gió heo may riêng biệt của mùa thu,mang theo hương ổi).
Chùng chình: lưu luyến nửa ở, nửa đi, đợi chơ, nuối tiếc
Hình như: Cảm nhận
=>Tâm trạng ngỡ ngàng, xúc cảm bâng khuâng khi cảm nhận những giờ phút đầu tiên khi mùa thu chợt tới.
4.Củng cố: 
 ? Mùa thu hình như đã về được cảm nhận qua những biểu hiện nào của thiên nhiên?
 ? Tâm trạng của tác giả như thế nào khi cảm nhận mùa thu về?
5.Hướng dẫn học tập: 
 Về nhà học thuộc bài thơ.
 IV/Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 27 Ngày soạn : 08/03/2014
Tiết 132: 
I.Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức:
 Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.
2.Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3.Thái độ:
 Yêu thiên nhiên, học tập được sự cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên.
II. chuẩn bị:
 GV:Soạn giáo án,SGV.
 HS: Đọc kĩ bài thơ – cảm nhận những nét tinh tế khi thiên nhiên chuyển mùa qua nét bút của tác giả.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ?Đọc thuộc lòng bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh ? Phân tích khổ thơ thứ nhất trong bài thơ?
 3.Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 2:
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ.
*GV chuyển ý: Hai khổ thơ còn lại của bài thơ mới đúng là thơ tả cảnh. Nhưng tả cảnh trong thơ hiện đại không giống với thơ xưa. Cảnh không tĩnh mà rất có hồn. Cái hồn đó như thế nào chúng ta tìm hiểu tiếp.
-Gọi HS đọc 2 khổ thơ còn lại.
?Nhà thơ đã cảm nhận được gì trong không gian lúc thu sang.
?Tại sao sông dềnh dàng mà chim vội vã?
- GV khái quát: từ dềnh dàng cũng như từ chùng chình ở trên đã làm cho con sông trở nên duyên dáng, gần người hơn.
?Hình ảnh đám mây mùa hạ … sang thu nên hiểu như thế nào? Có đám mây nào như thế không?
? Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra bằng những hình ảnh nào
? Em đã cảm nhận được ranh giới giữa mùa hạ và mùa thu chưa
? Theo em, hai câu thơ: “Sấm cũng bớt bất ngờ – Trên hàng cây đứng tuổi” có ý nghĩa là gì?
(2 nghĩa: hàng cây và con người)
- GV bình: Bằng những giác quan của tác giả sự phân hóa giữa hai mùa hạ – thu đã có đường ranh giới nhưng rất mỏng manh
HOẠT ĐỘNG 3:HD tổng kết.
Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
HOẠT ĐỘNG 4:
-Hướng dẫn HS luyện tập
*TRẮC NGHIỆM.
1- Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài “Sang thu”?
A- Hồn nhiên tươi trẻ
B- Mới mẻ tinh tế
C-Lãng mạn,Siêu thoát
D-Mộc mạc, chân thành.
2- Trong bài thơ trên, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ – thu có đặc điểm gì?
A-Sôi đông, náo nhiệt.
B-Bình lặng, ngưng đọng.
C-Xôn xao, rộn rã.
D-Nhẹ nhàng, giao cảm.
3-Kể tên 4 bài thơ viết về mùa thu.
-Đọc 2 khổ thơ còn lại.
-Suy nghĩ, trình bày.
Vì:+Dòng sông nước bắt đầu cạn chảy như chậm lại.
+Chim vội vã bay đi tránh rét vì sợ lạnh.
-Nghe.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Trình bày tiếp những hình ảnh của thiên nhiên khi đất trời sang thu.
-Trả lời.
-Thảo luận nhóm 4HS.
-Trình bày.
-Lắng nghe.
-Đọc ghi nhớ.
-Đọc câu hỏi.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Đọc câu hỏi.
-Trao đổi, trả lời.
- Kể tên 4 bài thơ viết về mùa thu.
II. Phân tích
2.Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ.
Qua nhiều yếu tố và bằng nhiều giác quan:
-Hương ổi lan vào không gian,vào gió xe.
-Sương chuyển động.
-Dòng sông trôi,chim vội vãbay đi.
-Đám mây mùa hạ”vắt nửa mình sang thu”> hình ảnh liên tưởng sáng tạo thú vị. không gian và thời gian chuyển mùa thật đẹp, thật là khêu gợi hồn thơ.
+Nắng cuối hạ còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần.
+Những cơn mưa dông cũng vơi dần.
+Sấm cũng bớt bất ngờ trên hàng cây đứng tuổi. 
=>Hai câu thơ cuối rất đẹp và có ý nghĩa sâu xa:Hàng cây không bị bất ngờ, giật mình vì sấm nữa vì hàng cây đã có tuổi
.Khi con người ta đã từng trải thì cũng vững vàng, bình tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh.
III Tổng kết:
 * Ghi nhớ:(SGK)
IV. Luyện tập:
Trắc nghiệm:
1-A
2-D
3-Tiếng thu ( Lưu Trọng Lư).
-Vào mùa thu (Nguyễn Đình thi)
-Lúc Vào thu (Văn Cao)
-Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)
- THU Phạm Hổ
Đơn sơ thu đã đến cùng ta./. Một sắc trời trong, một ít hoa./. Một ánh trăng thanh … yêu đến mức./. Muốn lẫn vào thu để khỏi xa …
4.Củng cố: Qua việc học bài thơ trên,em thấy câu thơ nào là đặc sắc nhất?Vì sao?
 GV:Hình ảnh”đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu”là hình ảnh đẹp nhất,đặc sắc nhất vì nó thể hiện nét riêng của thời điểm giao mùa từ hạ sang thu.
5.Hướng dẫn học tập: Về nhà học thuộc bài thơ.Dựa vào các hình ảnh, bố cục của bài thơ, viết một bài văn ngắn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu.Soạn bài “Nói với con”.
IV/Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 27 Ngày soạn : 8 /3/2014
Tiết 133: 
I.Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức:
- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của dân tộc mình qua lời nói với con của một người cha.
- Bước đầu hiểu được cách diễn đạt độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của tác giả trong bài thơ. 
2.Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.
3.Thái độ:
 Tôn trọng giá trị văn hóa của người dân tộc.
II. Chuẩn bị:
 GV: Soạn giáo án,SGV.
 HS: Đọc kĩ bài thơ và trả lời các câu hỏi SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Đọc thuộc lòng bài thơ “Sang Thu” ? Em thích những câu thơ nào nhất vì sao?
3.Bài mới: Tình yêu thương con cái, ước mơ thế hệ sau nối tiếp xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam suốt bao đời nay. Nói với con của Y Phương- nhà thơ dân tộc Tày là một trong những bài thơ hướng về đề tài ấy với tư cách nói riêng, xúc động và chân tình bằng hình thức người cha nói với con, tâm tình, dặn dò triù mến, ấm áp và tin cậy.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1: 
-HD tìm hiểu chung
-Gọi HS đọc phần chú thích (*)
-GV khái quát những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
-GV hướng dẫn cách đọc bài thơ –đọc mẫu và gọi 2 HS đọc lại.
? Bài thơ được làm theo thể loại nào?
? Bố cục bài thơ có thể chia làm mấy phần?
HOẠT ĐỘNG 2:
-Hương Dẫn phân tích:
-Gọi HS đọc lại đoạn 1
? Em hiểu ý nghĩa 4 câu thơ đầu đó như thế nào?
? Những hình ảnh chân phải, chân trái, một bước, hai bước nói lên điều gì?
? Em hiểu “người đồng mình là gì? Có thể thay thế bằng những từ ngữ nào khác?
?Hình ảnh quê hương được thể hiện qua chi tiết nào?
? Em hiểu hình ảnh “rừng cho hoa, con người cho những tấm lòng” như thế nào
*GV bình và liên hệ với bài “Con cò”.
-Con dù lớn vẫn là con của mẹ / Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
-Đọc phần chú thích.
- Khái quát những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
-Đọc bài thơ.
-Xác định thể thơ.
-Chia bố cục bài thơ.
-Đọc đoạn 1.
-Suy nghĩ,
trả lời.
-Traođổi,
thảo luận, trình bày.
-Suy nghĩ,trả lời.
-Liệt kê những chi tiết thể hiện hình ảnh quê hương.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Lắng nghe.
I.Tìm hiểu chung: 
 1.Tác giả:
 - Y Phương là nhà thơ người dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở Cao Bằng.
 - Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng.
2.Tác phẩm:
 Bài thơ “Nói với con” sáng tác 1980, trích từ tuyển tập Thơ Việt Nam 1945-1985
 3. Bố cục : 2 đoạn.
 -Phần 1:Từ đầu … trên đời
 Con lớn trong tình yêu thương của cha mẹ và quê hương.
 - Phần 2: đoạn còn lại.
 Lòng tự hào về quê hương, mong muốn con xứng đáng với truyền thống ấy.
II.Phân tích
1. Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc chở che của người đồng mình – quê hương.
a.Tình yêu thương của cha mẹ:
-Cha mẹ luôn nâng niu, đón chờ, chăm chút từng bước đi, từng nụ cười, từng tiếng nói cho đến khi con trưởng thành.
-Gia đình là cái nôi êm,cái tổ ấm để con sống,lớn khôn và trưởng thành.
=> Hạnh phúc gia đình thật giản dị:ấm áp,êm đềm,quấn quýt.
b.Sự đùm bọc của quê hương:
 Người con dần lớn khôn, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng của người đồng mình – quê hương.
4.Củng cố:
 ? Em hiểu ý nghĩa 4 câu thơ đầu đó như thế nào?
 ? Em hiểu hình ảnh “rừng cho hoa, con người cho những tấm lòng” như thế nào
5.Hướng dẫn học tập: 
 Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
IV/Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
--------------------@--------------------
Tuần 27 Ngày soạn : 8 /3/2014
Tiết 134: 
I.Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức:
- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của dân tộc mình qua lời nói với con của một người cha.
- Bước đầu hiểu được cách diễn đạt độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của tác giả trong bài thơ. 
2.Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Phân tích cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi. 
3.Thái độ:
 Tôn trọng giá trị văn hóa của người dân tộc.
II. Chuẩn bị:
 GV: Soạn giáo án,SGV.
 HS: Đọc kĩ bài thơ và trả lời các câu hỏi SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Đọc thuộc lòng bài thơ “Nói với con” của Y Phương?
3.Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 2:
-Hương Dẫn phân tích tiếp:
-Gọi HS đọc phần còn lại.
? Người cha đã nói với con về những đức tính gì của người đồng mình?
? Trong cách nói ấy, em thấy người cha muốn truyền cho đứa con tình cảm gì với quê hương?
HOẠT ĐỘNG 3:
-Hướng Dẫn tổng kết.
 Qua bài thơ, em thấy tình cảm của người cha đối với con như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 4:
-Hương Dẫn luyện tập.
*TRẮC NGHIỆM.
1- Cách gọi “người đồng mình” trong bài thơ chỉ đối tượng nào?
A- Những người ở cùng làng.
B-Những người cùng thôn xã.
C-Những người cùng nhà.
D- Những người sống cùng miền đất, quê hương.
2-Dòng nào sau đây nêu đúng đức tính tốt đẹp của “người đồng mình”?
A-Cần cù, chịu khó, anh dũng, bất khuất.
B-Bền bỉ, nhẫn nại, chịu đựng, hy sinh.
C- Hồn nhiên, mộc mạc, nghĩa tình, giàu chí khí.
D- Thẳng thắn, trung thưc, bền bỉ, dẻo dai.
GV: hướng dẫn HS làm câu 3.
- Nhận xét, đánh giá.
-Gọi HS đọc diễn cảm lại bài thơ.
-Đọc phần còn lại.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Trao đổi, trình bày.
-Đọc ghi nhớ(SGK).
-Đọc và xác định yêu cầu.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Đọc BT.
-Trả lời.
-HS viết ra giấy nháp.
-Trình bày.
-Đọc diễn cảm bài thơ.
II.Phân tích
 2. Những đức tính của người đồng mình và ước mơ của người cha về con mình:
-Người đồng mình vất vả,nghèo đói nhưng giàu chí khí niềm tin và mạnh mẽ,tự hào và gắn bó với quê hương.
-Họ luôn có ý chí và mong ước xây dựng quê hương bằng chính sức lực của mình. 
-Họ sáng tạo và lưu truyền những phong tục, tập quán tốt đẹp riêng của mình.
=>Người cha mong muốn con:
+Phải biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con tự tin, vững bước trên đường đời.
+Sống phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương.
+Biết chấp nhận và vượt qua gian nan,thử thách.
III. Tổng kết: 
*Ghi nhớ ( SGK )
IV. Luyện tập:
* Câu 1: đáp án A
*Câu 2 – Đáp án C
* Câu 3: Đặt mình là nhân vật người con trong bài thơ, soạn một bài nói ngắn về cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con.
4.Củng cố:
 ? Qua bài thơ, em thấy tình cảm của người cha đối với con như thế nào. Điều lớn nhất người cha muốn truyền cho con,giáo dục con là gì?
5.Hướng dẫn học tập: 
 Sưu tầm một số câu ca dao, lời ru dân gian mà em được nghe bà hay mẹ từng ru.
 Soạn bài nghĩa tường minh và hàm ý.
IV/Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
--------------------@--------------------
Tuần 27 Ngày soạn : 8/3/2014
Tiết 135: 
I.Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức:
- Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.
- Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.
2.Kĩ năng:
- Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.
- Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.
- Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
3.Thái độ:
 Có ý thức sử dụng cách diễn đạt để vận dụng trong cuộc sống.
II.Chuẩn bị : 
 GV: Soạn giáo án,SGK, SGv , bảng phụ .
 HS: Soạn bài , SGK. 
III.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2.Kiểm tra bài cũ:
 Đọc thuộc bài thơ “ Nói với con” của Y Phương .Phát biểu cảm nhận của mình sau khi học xong bài thơ này 
3.Bài mới: Hệ thống từ loại Tiếng Việt rất phong phú, Đã vậy , khi cấu tạo thành câu trong giao tiếp lại còn phong phú hơn. Một câu có thể hiểu theo nhiều nghĩa tùy theo người cảm nhận, có nghĩa thể hiện ra ngoài nhưng có nghĩa ẩn bên trong. Bài học hôm nay sẽ làm sáng tỏ vấn đề đó..
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: 
-Gv cho hs quan sát bảng phụ 
- Gọi hs đọc ví dụ trang 74 và trả lời 2 câu hỏi trang 75.
-GV : Diễn đạt như câu: 
Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
 àLà theo lối hàm y.
 Diễn đạt như câu: Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi xoa đây này! Là diễn đạt theo lối tường minh.
? Vậy em hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
- Gọi hs đọc ghi nhớ tr 75.
- Gv cũng cố cho học lấy ví dụ trong cuộc sống
-GV cho HS đọc bài 2 phần luyện tập Tr75:
? Tìm hàm ý của câu in đậm !
 ( Thông báo nhà hoạ sĩ chưa kịp uống nước chè vì đi sớm quá
? Nếu không có câu in đậm thì ý thông báo trên có truyền đến người nghe không?
à GV lưu ý: Để có hàm ý thì người nói phải đưa hàm ý vào câu nói và người nghe phải giải mã được hàm ý đó(đoán được hàm ý trong lời nói có chứa hàm ý). 
 Hàm ý cũng có thể chối bỏ được ( khi người nói không muốn có trách nhiệm với hàm ý mình vừa thông báo)
 Hoạt động 2 : GV hướng dẫn HS luyện tập:
1. GV cho HS đọc yêu cầu bài 1 trang 75 tìm câu chứa hàm ý và diễn đạt hàm ý.
 ? GV: Muốn tìm hàm ý trong một câu nói ta cần xác định điều gì?
( Mục đích nói của câu đó không thông báo trực tiếp)
2. GV cho HS đọc bài3 và tìm câu chứa hàm ý.
Gv nhận xét và sửa chữa 
4. Cho hs đọc đoạn văn-GV ghi câu in nghiêng đậm lên bảng:
Hai câu văn trên là lời của ai? Đang nói về điều gì? Mục đích của mỗi người?
Ông Hai nói có để mọi người biết không?
Bà Hai có ý định nói ra điều đó không? 
-Đọc ví dụ trên bảng và xác định yêu cầu.
-Suy nghĩ và trả lời 2 câu hỏi(SGK).
-Trả lời.
-Đọc ghi nhớ(SGK).
-Đọc đọc bài 2 phần luyện tập Tr75.
-Suy nghĩ, làm bài tập.
-Trao đổi, trả lời.
(không)
-Lắng nghe.
-Đọc yêu cầu bài 1 trang 75.
-Tìm câu chứa hàm ý và diễn đạt hàm ý.
-Suy nghĩ, trả lời.
- Đọc BT3.
- Hs trả lời .
-Đọc đoạn văn BT4.
-Xác định, trả lời.
-Suy nghĩ, trả lời.
I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:
1. Đọc văn bản trả lời câu hỏi :
Trời ơi, chỉ còn có năm phút! 
à Câu nói của anh thanh niên hàm ý về thời gian đi nhanh quá, phải chia tay với cô gái và ông hoạ sĩ.
 Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi xoa đây này!
à Câu nói thứ 2 không chứa ẩn ý.
2. Ghi nhớ: (SGK trang 75 )
*BT2(SGK).
 Hàm ý:Thông báo nhà hoạ sĩ chưa kịp uống nước chè vì đi sớm quá.
II. Luyện tập:
1.Bài 1.
a. Câu “Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy”.Đặc biệt cụm từ tặc lưỡi cho thấy hoạ sĩ chưa muốn chia tay anh thanh niên .Đây là cách nói dùng hình ảnh để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật .
b. Cô gái mặt đỏ ửng ( ngượng)
- Nhận lại chiếc khăn 
( không tránh được)
- quay vội đi ( Quá ngượng)
2.Bài 3:“Cơm chín rồi ” à có hàm ý “Mời ông vô ăn cơm.”
3.Bài 4: Những câu in đậm không chứa hàm ý
 - Hà, nắng gớm, về nào..
.( câu nói lảng )
- Tôi thấy người ta đồn...( câu nói dở dang) 
Lưu ý:
- Hàm ý phải được người nghe nhận thấy.
- Nói lảng đi chuyện khác; Nói bị ngắt lời, nội dung chưa nói hết không phải là hàm ý.
4.Củng cố:
 HS: Hệ thống hóa nội dung kiến thức vừa học.
 GV: Treo bảng phụ BT bổ sung và HD học sinh làm để củng cố kiến thức.
5.Hướng dẫn học ở nhà:
- Sưu tầm 3 ví dụ có hàm ý. Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Hoàn tất các bài tập vào trong vở.
IV/Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGA van 9 tuan 27.doc
Giáo án liên quan