Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016 - Trương Thị Giang

1. Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí:

*Ví dụ: SGK/34-35 “Tri thức là sức mạnh”

a. Vấn đề: Bàn về giá trị của tri thức khoa học và người trí thức

b. Bố cục: 3 phần

- Mở bài (đoạn 1): Nêu vấn đề

- Thân bài (gồm 2 đoạn): Nêu 2 ví dụ

* Chứng minh tri thức là sức mạnh

+ Đoạn 1 nêu tri thức cứu một cỗ máy khoẻ khỏi số phận một đống phế liệu.

+ Đoạn 2: Nêu tri thức là sức mạnh của cách mạng

 Bác Hồ đã thu hút nhiều nhà tri thức lớn theo Người.

- Kết bài: đoạn còn lại

+ Phê phán một số người không biết quý trọng tri thức, sử dụng không đúng chỗ.

c. Các câu có luận điểm: 4 câu/mở bài; câu mở đầu, 2 câu kết đoạn 2; câu mở đoạn 3; câu mở và câu kết đoạn 4.

=> Tất cả các câu luận điểm đã nêu rõ ràng dứt khoát ý kiến của người viết về vấn đề.

d. Phép lập luận chủ yếu: Chứng minh

+ Dùng sự thực thực tế để nêu vấn đề tư tưởng, phê phán tư tưởng không biết trọng tri thức, dùng sai mục đích.

* Sự khác nhau: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống – Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý

- Từ sự việc, hiện tượng đời sống mà nêu ra những vấn đề tư tưởng.

 

doc11 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 766 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016 - Trương Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó viết về chó sói với những đặc tính cụ thể gì? Nêu dẫn chứng ?
GV: Em có nhận xét gì về loài vật này dưới cái nhìn của nhà khoa học?
GV: Buy – phông viết về chó sói dựa trên cơ sở nào?
HS: suy nghĩ và trả lời câu hỏi
GV: Nhà khoa học có viết về loài cừu với những đặc tính cụ thể gì? Nêu dẫn chứng ?
GV: Em có nhận xét gì về loài vật này dưới cái nhìn của nhà khoa học?
GV: Buy-phông viết về loài cừu dựa trên cơ sở nào?
HS: suy nghĩ và trả lời câu hỏi
GV chốt ý, giảng và nhận xét: Bằng cái nhìn chính xác của khoa học để nêu lên những đặc tính cơ bản của chúng. Không nhìn nhận từ góc độ tình cảm. Không nói đến sự thân thương của loài cừu. Không nhắc đến sự bất hạnh của loài chó sói vì: Đấy không phải đặc trưng cơ bản của nó mọi nơi mọi lúc.
TIẾT 107
* Chuyển ý (2’)
* b2 (20’)
GV: Tóm tắt cách nhìn nhận của La phông-ten về cừu?
GV: Đọc đoạn thơ này ta hiểu thêm gì về con cừu?
GV: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
GV: Tình cảm của La phông - ten đối với con vật này như thế nào? Thông qua câu văn nào?
HS: Tỏ thái độ xót thương thông cảm như với con người bất hạnh: "Thật cảm độngtốt bụng như thế "
Em nghĩ gì về cách cảm nhận này?
GV: Trong thơ của La Phông-ten chó sói hiện ra như thế nào?
* c3 (8’)
GV: Tình cảm của La Phông-ten với chúng?
GV: Em nghĩ gì về cách cảm nhận này?
GV: Nhà thơ thấy và hiểu con sói khác với nhà bác học ở điểm nào về đối tượng, cách viết và mục đích? (HS thảo luận nhóm- 4 phút)
GV: Nêu nhận xét của em về cách nghị luận của tác giả trong đoạn bình luận này?
* Tổng kết (4’)
GV: Nêu nhận xét của em về nghệ thuật và nội dung của văn bản này?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (3’)
- HS đưa ra nhận xét, đánh giá bài Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả: Hi-pô-lít Ten (1828 – 1893) là nhà triết học, sử học và nhà nghiên cứu văn học, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp.
 2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: trích từ chương II trong công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng “La Phông -Ten và thơ ngụ ngôn của ông” 1853, phần 2
b. Kiểu loại văn bản: Nghị luận văn chương
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc – Tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục và lập luận: 
+ Từ đầu đến “tốt bụng thế”: Hình tượng con cừu trong thơ La Phông-ten.
+ Còn lại: Hình tượng chó sói trong thơ La Phông-ten.
- Mạch nghị luận: theo trình tự 3 bước:
+ Dưới ngòi bút của La Phông-ten
+ Dưới ngòi bút của Buy-phông
+ Dưới ngòi bút của La Phông-ten
b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
c. Phân tích:
c1. Chó sói và cừu dưới mắt nhà khoa học Buy-phông:
* Chó sói: 
- Thù ghét mọi sự kết bạn, kết bè; tụ hội với nhau nhằm để tấn công một con vật to lớn 
- Cuộc chiến đã xong: quay về với sự lặng lẽ, cô đơn 
- Bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng 
- Lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng
-> Hung dữ và đáng ghét
=> Nhận xét dựa trên sự quan sát những biểu hiện hoạt động bản năng về thói quen và sự xấu xí xấu của con vật này.
* Cừu:
- Vì sợ hãi mà hay tụ tập thành bầy 
- Chỉ một tiếng động nhỏ: nháo nhào, co cụm lại, sợ sệt, đần độn, không biết tránh nỗi nguy hiểm, bị chó xua đi. 
-> Nhút nhát, đần độn.
=> Buy-Phông viết về hai loài vật với đặc tính cơ bản của chúng dưới ngòi bút của nhà khoa học.
c2. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten 
* Hình tượng cừu non: 
- Hoàn cảnh đặc biệt: đối mặt với chó sói bên dòng suối.
- Tính cách đặc trưng của loài cừu: nhút nhát.
- Thái độ: sợ sệt, xưng hô “bệ hạ”, xưng “kẻ hèn này”.
- Ngôn từ: thanh minh chứng tỏ mình vô tội
+ Không uống nước ở dòng suối.
+ Không nói xấu sói vì chưa ra đời.
+ Không có anh em.
- Đặc điểm của loài cừu: hiền lành, nhút nhát, không hại ai.
-> Kết quả: cừu vẫn bị sói tha vào rừng ăn thịt
=> Trí tưởng tượng phóng khoáng, hư cấu câu chuyện ngụ ngôn - nhân hoá con cừu non là có suy nghĩ, nói năng, hành động giống con người, khác với cách viết của Buy-phông.
* Hình tượng chó sói:
- Chó sói xuất hiện đói meo, gầy giơ xương, đi tìm mồi, muốn ăn thịt nhưng giấu tâm địa, kiếm cớ gây sự, bắt tội trừng phạt cừu non đang uống nước bên dòng suối:
+ Làm đục nước nguồn trên (cừu uống nước nguồn dưới).
+ Nói xấu ta năm ngoái (khi đó cừu còn chưa sinh).
+ Anh của cừu nói xấu (dù cừu chỉ có một mình)
 - Lời lẽ của kẻ gian ngoan, xảo trá, ỷ mạnh bắt nạt kẻ yếu, lời nói của sói thật vô lý.
=> Chó sói được nhân hóa dựa trên đặc tính săn mồi: ăn tươi nuốt sống những con vật nhỏ yếu, đáng ghét bởi nó gian giảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu, là một bạo chúa.
c3. Lời bình của tác giả:
* Buy phông:
+ Đối tượng: loài cừu và loài sói 
+ Cách viết: Nêu lên những đặc tính cơ bản một cách chính xác.
+ Mục đích: Làm cho người đọc thấy rõ đặc trưng cơ bản của hai loài cừu và sói.
* La-Phông-ten
+ Đối tượng: Một con cừu non, một con sói đói meo gầy giơ xương.
+ Cách viết: Dựa trên một số đặc tính cơ bản của loài vật, đồng thời nhân hoá loài vật như con người.
+ Mục đích: Xây dựng hình tượng nghệ thuật (cừu non đáng thương, sói độc ác, đáng ghét).
=>Dùng so sánh, đối chiếu, cùng viết về những đối tượng giống nhau để làm nổi bật quan điểm từ đó xác nhận đặc điểm riêng sáng tạo nghệ thuật.
3. Tổng kết: * Ghi nhớ: SGK (Trang 30)
a, Nghệ thuật:
- Tiến hành nghị luận theo trật tự 3 bước
- Sử dụng phép lập luận so sánh, đối chiếu bằng những dòng viết về hai con vật Sói và Cừu của Buy-phông và La phông- ten 
b, Nội dung: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
c, Ý nghĩa:
- Qua phép so sánh hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông-ten với những dòng viết về hai con vật này của nhà khoa học Buy-phông, văn bản đã làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Lập lại hệ thống luận điểm của văn bản
- Ôn lại những đặc trưng cơ bản của bài nghị luận văn chương
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá về một tác phẩm văn chương.
* Bài mới: Soạn bài HDĐT: “Con cò”.
E. RÚT KINH NGHIỆM
.
Tuần: 22 Ngày soạn: 23/01/2016
Tiết PPCT: 108 Ngày dạy: 27/01/2016
 Tập làm văn: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: Đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí..
2. Kĩ năng: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học 
C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích, thảo luận, giải thích, chứng minh
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp (1’): Kiểm diện HS 9A1:
 2. Kiểm tra bài cũ (4’): - Thế nào là Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ? 
 - Bố cục của một bài nghị luận đời sống ? 
 3. Bài mới (40’): 
* Vào bài (1’): Tiết trước, các em đã tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Tiết này, chúng ta cùng tìm hiểu kiểu bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG (20)
GV: Giải thích để học sinh hiểu như thế nào là tư tưởng đạo lí
- Tư tưởng là quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực xó hội 
- Đạo lí là cái lẽ hợp với đạo đức con người.
Đọc văn bản “Tri thức là sức mạnh”
GV:Văn bản trên bàn về vấn đề gì ?
GV: Văn bản có thể chia làm mấy phần?
GV: Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau?
GV: Đánh dấu câu mang luận điểm chính trong bài? Các câu luận điểm đó đã nêu rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa ?
GV: Vb sử dụng phép lập luận nào là chính?
GV: Bài nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo đức khác với bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào?
HS: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống là: từ sự việc, hiện tượng đời sống mà nêu ra những vấn đề tư tưởng.
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý là từ tư tưởng, đạo lý, sau khi giải thích phân tích thì vận dụng sự thật đời sống để chứng minh -> khẳng định hay phủ định vấn đề 
LUYỆN TẬP (16)
Đọc văn bản phần luyện tập
GV: Văn bản trên thuộc loại văn bản nghị luận nào?
GV:Văn bản nghị luận về vấn đề gì ?
GV: Chỉ ra các luận điểm chính?
GV: Nêu nhận xét của em về nghệ thuật và nội dung của văn bản này?
Bài 2: Lập dàn ý
HS TLN - 5phút - 4 nhóm
GV nhận xét và bổ sung
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (3’)
- HS viết đoạn văn dựa vào dàn ý trên
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí:
*Ví dụ: SGK/34-35 “Tri thức là sức mạnh”
a. Vấn đề: Bàn về giá trị của tri thức khoa học và người trí thức
b. Bố cục: 3 phần
- Mở bài (đoạn 1): Nêu vấn đề
- Thân bài (gồm 2 đoạn): Nêu 2 ví dụ
* Chứng minh tri thức là sức mạnh
+ Đoạn 1 nêu tri thức cứu một cỗ máy khoẻ khỏi số phận một đống phế liệu.
+ Đoạn 2: Nêu tri thức là sức mạnh của cách mạng
 Bác Hồ đã thu hút nhiều nhà tri thức lớn theo Người.
- Kết bài: đoạn còn lại
+ Phê phán một số người không biết quý trọng tri thức, sử dụng không đúng chỗ.
c. Các câu có luận điểm: 4 câu/mở bài; câu mở đầu, 2 câu kết đoạn 2; câu mở đoạn 3; câu mở và câu kết đoạn 4.
=> Tất cả các câu luận điểm đã nêu rõ ràng dứt khoát ý kiến của người viết về vấn đề.
d. Phép lập luận chủ yếu: Chứng minh
+ Dùng sự thực thực tế để nêu vấn đề tư tưởng, phê phán tư tưởng không biết trọng tri thức, dùng sai mục đích.
* Sự khác nhau: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống – Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
- Từ sự việc, hiện tượng đời sống mà nêu ra những vấn đề tư tưởng.
- Từ tư tưởng, đạo lý, sau khi giải thích phân tích thì vận dụng sự thật đời sống để chứng minh -> Khẳng định hay phủ định vấn đề.
2. Ghi nhớ: Sgk/36
II. LUYỆN TẬP
 Bài 1: Văn bản “Thời gian là vàng”
a. Nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lý
b. Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian
- Câu l điểm chính của từng đoạn
+ Thời gian là sự sống
+ Thời gian là tiền bạc
+ Thời gian là thắng lợi
+ Thời gian là tri thức
(Sau mỗi luận điểm là một dẫn chứng để chứng minh thuyết phục) 
a.Lập luận chủ yếu là phân tích và chứng minh (Luận điểm được triển khai theo lối: Phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng, đưa dẫn chứng để chứng minh)
Bài 2: * Đề: Em hãy nghị luận câu tục ngữ "Tiên học lễ, hậu học văn" 
*Dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu hình ảnh tương đồng – phân tích vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn luận
b. Thân bài: 
- Giải thích nghĩa: Nghĩa chính. Nghĩa chuyển 
- Bài học đạo đức là bài học đầu tiên trong cuộc đời của mỗi một con người (khi sinh ra, đi học, trưởng thành – học suốt đời)
- Tiếp đến là mới học kiến thức văn hoá để lập nghiệp. (học văn hoá có thể 20 năm hoặc 30 năm còn học đạo đức suốt đời). 
- Nhận định đánh giá: Người có tài mà không có đức Người có đức mà không có tài. Rút ra quan điểm về văn tục ngữ nên 
c. Kết bài: Khẳng định lại câu tục ngữ, nhớ lời dạy của Bác "có tài mà không có đức là vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó". Nên luyện cả 2 mặt thì con người mới giúp ích được cho đời, cho dân.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Nắm được cách viết, bố cục
- Dựa vào dàn ý, viết một đoạn nghị luận bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
* Bài mới: Soạn bài: “Cách làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí”.
E. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 22 Ngày soạn: 24/01/2016
Tiết PPCT: 109 Ngày dạy: 28/01/2016
 LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng một số phép liên kết câu và liên kết đoạn văn.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: 
Liên kết nội dung và liên kết về hình thức giữa các câu và các đoạn văn
- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
- Sử dụng một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học 
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Phát vấn, phân tích, thảo luận, giải thích, chứng minh
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’): 
Kiểm diện HS 9A1: 
 2. Kiểm tra bài cũ (4’): 
 - Kể tên và nêu khái niệm các thành phần biệt lập đã học? 
 - Cho ví dụ minh họa
- GV chấm đoạn văn chuẩn bị ở nhà của HS. 
 3. Bài mới (40’): 
* Vào bài (1’)Để hiểu được nghĩa của đoạn văn, văn bản khi viết cần có sự liên kết giữa các câu văn, hoặc liên kết giữa các đoạn. Bài học sẽ cung cấp cho chúng ta các cách liên kết câu, đoạn văn. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG (19’)
HS: đọc đoạn văn
GV: Đoạn văn bàn về vấn đề gì? Vấn đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?
(Cách phản ánh thực tại là một bộ phận để làm nên “Tiếng nói văn nghệ”).
Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là gì?
Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn?
 Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn?
 Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào?
HS: trả lời.
GV chốt: Các đoạn văn trong một văn bản cũng có mối liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức như giữa các câu trong một đoạn văn.
Vậy giữa các câu trong một đoạn, giữa các đoạn trong một văn bản có sự liên kết như thế nào?
HS thảo luận, phát biểu.
 GV nhận xét, chốt ghi nhớ, HS đọc.
LUYỆN TẬP (17’)
GV: Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn sau.
Chủ đề của đoạn văn là gì?
 Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như thế nào?
Nêu một trường hợp cụ thể để thấy trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn là hợp lí?
Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào?
HS là việc theo nhóm (5’), cử đại diện trình bày.
GV nhận xét, bổ sung.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (3’)
+ Làm các bài tập trong SGK trang 49 -50
+ Chỉ ra các phép liên kết câu và đoạn văn (bài tập 1,2).
+ Chỉ ra các lỗi về liên kết và sửa các lỗi ấy (bài tâp 3,4).
I. TÌM HIỂU CHUNG
 1. Khái niệm liên kết.
* Ví dụ: Đoạn văn
- Vấn đề: bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ.
- Quan hệ: bộ phận – toàn thể (chủ đề của đoạn và chủ đề của văn bản).
- Nội dung chính:
+ C1: Tác phẩm nghệ thuật p/á thực tại.
+ C2: Khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói lên một điều gì mới mẻ.
+ C3: Cái mới mẻ ấy là thái độ, tình cảm và lời nhắn gửi của người nghệ sĩ.
-> Nội dung của các câu đều hướng vào chủ đề của đoạn văn là “cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ”.
- Trình tự sắp xếp: hợp lí, theo lôgic.
* Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu được thể hiện:
+ Lặp từ vựng: tác phẩm - tác phẩm
+ Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng: tác phẩm, nghệ sĩ...
+ Phép thế: “anh” thế “nghệ sĩ”; “cái đã có rồi” thế “những vật liệu mượn ở thực tại”.
+ Phép nối: nhưng (QHT).
2. Ghi nhớ: SGK trang 43
II. LUYỆN TẬP
Bài 1: 
Chủ đề: Khẳng định điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.
- Nội dung các câu trong đoạn đều tập trung vào chủ đề đó.
- Trình tự sắp xếp các câu hợp lí:
+ C1: Điểm mạnh của con người VN
+C2: Lợi thế của điểm mạnh đó.
+ C3: Điểm yếu của con người VN.
+ C4: Những biểu hiện của điểm yếu.
+ C5: Khẳng địng nhiệm vụ cấp bách khắc phục điểm yếu.
Bài 2: Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết sau:
- Nội dung: liên kết chủ đề, logic (5 câu).
- Hình thức:C2- 1: phép đồng nghĩa (bản chất trời phú ấy)
+ C3- 2: phép nối (nhưng)
+ C4- 3: phép nối (ấy là)
+ C5- 4: phép lặp từ ngữ (lỗ hổng)
+ C5- 1: phép lặp (thông minh).
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: 
- Học thuộc lòng ghi nhớ SGK. 
- Hoàn thiện bài tập trên lớp.
* Bài mới: Chuẩn bị bài: Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn (tiếp theo).
E. RÚT KINH NGHIỆM
...
Tuần: 22 Ngày soạn: 24/01/2016
Tiết PPCT: 110 Ngày dạy: 28/01/2016
 LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Củng cố hiểu biết về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
 - Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: 
 - Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
 - Một số lỗi liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
 2. Kĩ năng: - Nhận biết một số phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản.
 - Nhận ra và sửa một số lỗi liên kết.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học 
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Phát vấn, phân tích, thảo luận, giải thích, chứng minh
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp (1’): Kiểm diện HS 9A1: .
2. Kiểm tra bài cũ (15’): KIỂM TRA 15 PHÚT (Xem cuối giáo án) 
 3. Bài mới (29’): Tiết trước các em đã tìm hiểu thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn. Để hiểu rõ hơn về phép liên kết, chúng ta cùng đi vào luyện tập. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG (5’) 
 Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn 
- Tại sao phải liên kết câu và liên kết đoạn văn?
- Có mấy loại liên kết và các dấu hiệu để nhận biết các loại liên kết đó?
LUYỆN TẬP (21’)
HS thảo luận nhóm 4 phút với 4 nhóm
Các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét
GV gọi HS lên bảng làm bài tập 2 (4 HS)
- HS nhóm khác nhận xét. GV bổ sung
GV gọi HS lên bảng làm bài tập 3 (4 HS) - Chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa lỗi ấy?
- HS nhóm khác nhận xét . GV bổ sung
GV gọi HS lên bảng làm bài tập 4 (4 HS) - Chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa lỗi ấy?
- HS nhóm khác nhận xét . GV bổ sung
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (3’)
- HS: thực hành viết đoạn văn có sử dụng phép liên kết về nội dung và hình thức và chỉ ra phép liên kết của đoạn văn ấy.
I.TÌM HIỂU CHUNG
1. Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn 
1. Các câu trong đoạn phải liên kết với nhau thì ta mới có một đoạn văn hoàn chỉnh.Nếu các câu không liên kết với nhau thì ta có thể có “một chuỗi câu hỗn độn”
2. Các loại liên kết và dấu hiệu nhận biết 
a. Liên kết nội dung
b. Liên kết hình thức
II.LUYỆN TẬP
Bài 1/49
a. Liên kết câu: Lặp từ vựng (trường học - trường học)
Liên kết đoạn văn:phép thế (như thế thay thế cho câu về mọi mặt, trường học của chúng ta .. phong kiến)
b. Liên kết câu: Lặp từ vựng (văn nghệ - văn nghệ)
Liên kết đoạn văn lặp từ vựng (Sự sống - sự sống; văn nghệ - văn nghệ)
c. Liên kết câu: Lặp từ vựng ( thời gian - thời gian - thời gian; con người - con người - con người)
d. Liên kết câu:dùng từ trái nghĩa (phép đối): 
yếu đuối - mạnh; hiền - ác
Bài 2/50 : - Các cặp từ trái nghĩa:
Thời gian vật lý – thời gian tâm lý
Vô hình - hữu hình
Gía lạnh - nóng bỏng
Thẳng tắp - hình tròn
Đều đặn - lúc nhanh lúc chậm
Bài 3/50
a. Lỗi: ý của các câu không làm rõ chủ đề
Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.
b. Lỗi: trình tự các sự việc được nêu trong các câu không hợp lý; chồng chế sao lại còn “hầu hạ chồng”?
- Sửa: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào đầu câu 2 nói rõ ý hồi tưởng để tạo ra sự liên kết với câu 1, chẳng hạn “Suốt 2 năm chồng ốm nặng, chị làm quần quật”
Bài 4: Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích 
a) Lỗi: dùng từ ở câu 2 và câu 3 không thống nhất.
Cách sửa: thay đại từ nó bằng đại từ chúng (hoặc ngược lại )
b) Lỗi: Từ văn phòng và từ hội trường không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này.
Cách sửa: thay từ hội trường ở câu (2) bằng từ văn phòng.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: 
- Hệ thống kiến thức đã học. Đọc lại ghi nhớ
- Học bài; hoàn chỉnh các bài tập vào vở
- Viết đoạn văn chỉ ra được liên kết về nội dung và hình thức của đoạn văn ấy.
 * Bài mới: - Soạn bài Cách làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
Các thành phần biệt lập
- Nhận biết thành phần biệt lập.
- Nắm khái niệm thành phấn tình thái.
- Xác định được thành phần biệt lập trong văn bản 
Viết đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập
Số câu
Số điểm
3
 3.0
2
 1.0
1
 5.0
6 6.0
Khởi ngữ
- Nhận biết khởi ngữ.
- Xác định khởi ngữ trong văn bản 
Số câu
Số điểm
1	
 0.5
1
 0.5
2 1.0
Tổng số
Số câu
Số điểm
4
 3.5 
3
 1.5
1
 5.0
8
 10.0
Đề bài
A. Trắc nghiệm: (3điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng.
Câu 1: Ý nào 

File đính kèm:

  • docTuan_22_Ngu_van_9.doc