Giáo án Ngữ văn 9 tuần 22

Tiết 103: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI (T2)

 -Vũ Khoan-

I.Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản.

- Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.

2. Kỹ năng:

- Biết cách đọc – hiểu văn bản nghị luận về vấn đề xã hội

- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.

- Rèn thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

3. Thái độ: Có ý thức, phương pháp trình bày một vấn đề có ý nghĩa xã hội.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập.

2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.

 

doc10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2697 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Ngày soạn:/./2015	 Ngày dạy:.././2015(9A)
	 ../../2015(9B) 
Tiết 101:	CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần tập làm văn)
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
-Cách vận dụng kiến thức về kiểu bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống.
-Những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương.
2. Kỹ năng: 
-Thu thập thông tin về những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương.
-Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.
-Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, ý kiến riêng của bản thân.
3. Thái độ: Tôn trọng những hiện tượng tích cực đồng thời biết phê phán những hiện tượng tiêu cực.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
III. Phương pháp: - Vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là nghị luận về hiện tượng, sư việc trong đời sống?Lấy ví dụ về hiện tượng tiêu cực mà em biết.
3. Bài mới:
*Bài học:
 *Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Xác định những hiện tượng, sự việc xuất hiện ở địa phương.
- Ở địa phương, em thấy vấn đề nào cần thống nhất, bàn bạc để mang lại lợi ích chung cho mọi người?
+ Vậy khi viết về vấn đề môi trường, cần khai thác những khía cạnh nào?
+ Vậy khi viết về vấn đề quyền trẻ em cần khai thác những khía cạnh nào?
+Vậy khi viết về vấn đề về xã hội cần khai thác những khía cạnh nào?
Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh cách viết.
- Vậy khi viết về một vấn đề ở địa phương ta cần đảm bảo những yêu cầu gì về nội dung lẫn hình thức?
I.Xác định sự việc, hiện tượng xuất hiện ở địa phương.
- Vấn đề môi trường:
 + Hậu quả của việc phá rừng à lũ lụt, hạn hán
 + Hậu quả của việc chặt phá cây xanh à ô nhiễm bầu không khí.
+ Hậu quả của rác thải bừa bãi à khó tiêu hủy.
- Vấn đề về quyền trẻ em 
+ Sự quan tâm của chính quyền địa phương đến trẻ
+ Sự quan tâm của nhà trường đến trẻ em (xây dựng khung cảnh sư phạm phù hợp..)
+ Sự quan tâm giúp đỡ của gia đình.
- Vấn đề xã hội:
+ Sự quan tâm giúp đỡ đối với các gia đình thuộc
+ Những tấm gương sáng trong thực tế (về lòng nhân ái, đức hi sinh )
II.Hướng dẫn cách viết.
- Yêu cầu về nội dung
+ Sự việc hiện tượng được đề cập phai mang tính phổ biến trong xã hội
+ Phải trung thực có tính xây dựng, không sáo rỗng
+ Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan và có sức thuyết phục
 + Nội dung bài viết giản dị dễ hiểu tránh dài dòng
- Yêu cầu về hình thức:
+ Bố cục 3 phần đầy đủ
+ Phải có đủ luận điểm, luận cứ, luận chứng
- Khi viết về một vấn đề ở địa phương ta cần đảm bảo các yêu cầu:
+ Tình hình, ý kiến và nhận định của cá nhân phải rõ ràng, cụ thể có thuyết minh, lập luận, thuyết phục.
+ Tuyệt đối không được nêu tên người, tên cơ quan đơn vị cụ thể có thật, vì như vậy là phạm vi tập làm văn đã trở thành một phạm vi khác
IV.Củng cố:
-Nhắc lại kiến thức cách làm bài văn nghị luận về hiện tượng, sự việc trong đời sống.
- Tìm thêm một số hiện tượng xuất hiện ở địa phương.
V.Dặn dò:
-Về nhà viết bài văn nghị luận về hiện tượng vi phạm an toàn giao thông ở địa phương.
- Chuẩn bị bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”.
+ Soạn bài và nắm được luận điểm chính trong văn bản.
+Phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam.
Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:/./2015	 Ngày dạy:.././2015(9A)
	 ../../2015(9B) 
Tiết 102:	 CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI (T1)
 -Vũ Khoan-
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản.
- Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.
2. Kỹ năng: 
- Biết cách đọc – hiểu văn bản nghị luận về vấn đề xã hội
- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.
- Rèn thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
3. Thái độ: Có ý thức, phương pháp trình bày một vấn đề có ý nghĩa xã hội.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
III. Phương pháp: - Vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” có mấy luận điểm, là những luận điểm nào? Sau khi học xong văn bản: “Tiếng nói của văn nghệ” em có nhận xét như thế nào về bố cục, về cách viết, về giọng văn của tác giả đã sử dụng trong văn bản?
3. Bài mới:
*Bài học:
 *Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Tìm hiểu chung.
-Gv gọi hs đọc chú thích và trả lời các câu hỏi sau:
 + Giới thiệu những nét chính về tác giả.
 + Cho biết hoàn cảnh ra đời của văn bản?
 +Thể loại của tác phẩm là gì?
Hoạt động 2: Đọc –hiểu văn bản:
-Gv yêu cầu học sinh đọc to, rõ ràng, mạch lạc, tình cảm phấn chấn. 
-Gv nhận xét.
-Văn bản này có bố cục mấy phần? Nội dung từng phần.
*Phân tích văn bản:
- Quan sát toàn bộ văn bản và xác định luận điểm trung tâm, hệ thống luận cứ trong văn bản?
Phân tích phần 1:
-Đọc phần nêu vấn đề? Em có nhận xét như thế nào về cách nêu vấn đề của tác giả? Việc đặt vấn đề vào thời điểm đầu thế kỉ mới có ý nghĩa như thế nào?
I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Vũ Khoan - nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ Trưởng Bộ Thương mại, nguyên là Phó Thủ tướng Chính phủ.
2.Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Viết đầu năm 2001, thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ
b. Thể loại: 
- Nghị luận về một vấn đề xã hội, giáo dục
- Nghị luận giải thích.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1.Đọc – Tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản:
a.Bố cục: 3 phần
Phần 1: Đặt vấn đề.
Phần 2: Giải quyết vấn đề.
Phần 3: Kết thúc vấn đề.
b.Phân tích:
- Luận điểm trung tâm: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
 - Hệ thống luận cứ (4).
b1. Nêu vấn đề một cách trực tiếp, rõ ràng, ngắn gọn, cụ thể.
Ý nghĩa: Đây là thời điểm quan trọng, thiêng liêng, đầy ý nghĩa đặc biệt là lớp trẻ Việt Nam phải nắm vững cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam 
à Từ đó phải rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới
V.Củng cố:
-Nhắc lại một vài nét chính về tác giả, tác phẩm.
- Nắm được bố cục, hệ thống luận điểm trong văn bản.
VI.Dặn dò:
* Bài cũ:
- Học thuộc nét chính về tác giả Vũ Khoan.
 - Lập lại hệ thống luận điểm của văn bản
* Bài mới: 
 - Soạn bài: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” (t2) và chú ý những kiến thức sau:
 + Điểm mạnh và điểm yếu của người dân Việt Nam.
+ Biện pháp khắc phục điểm yếu.
Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................... ...........................................................................................................
 Ngày soạn:/./2015	 Ngày dạy:.././2015(9A)
	 ../../2015(9B) 
Tiết 103:	 CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI (T2)
 -Vũ Khoan-
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản.
- Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.
2. Kỹ năng: 
- Biết cách đọc – hiểu văn bản nghị luận về vấn đề xã hội
- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.
- Rèn thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
3. Thái độ: Có ý thức, phương pháp trình bày một vấn đề có ý nghĩa xã hội.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
III. Phương pháp: - Vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày hiểu biết của em về tác giả Vũ Khoan. Nêu hệ thống luận điểm trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”.
3. Bài mới:
*Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2: Đọc –hiểu văn bản:
*Phân tích văn bản:
Phân tích phần 2:
-Phần giải quyết vấn đề tác giả đưa ra luận cứ nào?
-Để làm rõ luận cứ người viết sử dụng những dẫn chứng nào?
-Tác giả đã nêu những cái mạnh, cái yếu nào của con người Việt Nam? Nguyên nhân vì sao có cái yếu?
- Em có nhận xét như thế nào về cách lập luận của tác giả?
Phân tích phần 3:
- Tác giả nêu lại mục đích và sự cần thiết của khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định khi bước vào thế kỉ mới là gì? Vì sao?
-Em có nhận xét như thế nào về nhiệm vụ tác giả nêu ra?
III.Tổng kết.
-Tác giả đã sử dụng những tín hiệu nghệ thuật gì trong văn bản?
-Nội dung chủ yếu mà văn bản đề cập đến là gì?
II. Đọc – hiểu văn bản:
.b2.Giải quyết vấn đề.
* Luận cứ quan trọng: Là sự chuẩn bị cho bản thân con người để bước vào thế kỉ mới.
- Luận chứng làm sáng tỏ luận cứ.
+ Con người là động lực phát triển của lịch sử. Không có con người, lịch sử không thể tiến lên, phát triển
*Luận cứ trung tâm của văn bản là :
- Chỉ rõ những cái mạnh, yếu của con người Việt Nam trước mắt lớp trẻ.
- Cái mạnh truyền thống: 
Thông minh, nhạy bén với cái mới à Cái yếu được tiềm ẩn trong cái mạnh đó là thiếu kiến thức, kĩ năng thực hành. 
- Cái mạnh: Cần cù, sáng tạo trong công việc à Cái yếu đó là thiếu tỉ mỉ.
- Cái mạnh: Đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau à Cái yếu đó là đố kị nhau.
- Cái mạnh: Bản tính thích ứng nhanhà Cái yếu: Kì thị kinh doanh + thói quen bao cấp, ỷ lại, kém năng động, tự chủ, khôn vặt, 
Nhận xét: Lập luận cụ thể, logic,
thuyết phục.
b3.Kết thúc vấn đề:
- Mục đích: “Sánh vai châu”
- Con đường, biện pháp: Lấp đầy những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu
à Làm cho lớp trẻ nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu tạo thói quen tốt để vận dụng vào thực tế.
- Nhiệm vụ đề ra thật cụ thể, rõ ràng, giản dị, tưởng như ai cũng có thể làm theo.
3. Tổng kết: 
a. Nghệ thuật:
b. Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản:
Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam; từ đó cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới.
V.Củng cố:
-Nhắc lại một vài nét chính về tác giả, tác phẩm.
- Nắm được bố cục, hệ thống luận điểm trong văn bản.
VI.Dặn dò:
* Bài cũ:
- Học thuộc nét chính về tác giả Vũ Khoan.
 - Lập lại hệ thống luận điểm của văn bản
* Bài mới: 
 - Soạn bài: “Các thành phần biệt lập”:
+ Nắm được thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp.
+Lấy một số ví dụ về thành phần biệt lập.
Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 16/1/2015 Ngày dạy:./1/2015(9A)
 	Ngày dạy:...../1/2015(9B)
Tiết 104: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (T2)
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm của thành phần gọi đáp, phụ chú.
- Công dụng của thành phần gọi đáp, phụ chú.
2. Kỹ năng: 
- Nhận biết thành phần gọi đáp, phụ chú.
- Đặt câu có thành phần gọi đáp, phụ chú..
3. Thái độ: 
- Có ý thức sử dụng thành phần gọi đáp, phụ chú trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
III. Phương pháp: - Vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Ta đã học các thành phần biệt lập nào? Tác dụng của nó?
3. Bài mới:
*Bài học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Tìm hiểu chung.
-GV cho HS đọc ví dụ a,b SGK/31và trả lời những câu hỏi sau:
 + Trong số các từ in đậm từ ngữ nào dùng để gọi? Từ ngữ nào dùng để đáp? 
+ Trong các từ gọi đáp ấy từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại?
+Những từ ngữ dùng để gọi đáp có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? Tại sao?
+ Thế nào là thành phần gọi - đáp?
-GV cho HS đọc ví dụ a,b sgk/32
+ Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao? 
+ Trong câu a các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào? 
+Trong câu b cụm chủ - vị in đậm chú thích điều gì? Công dụng của các từ in đậm trong câu? Vị trí của nó?
+ Thế nào là thành phần phụ chú? Cho ví dụ?
Hoạt động 2:Luyện tập.
- GV cho HS thảo luận nhóm bài tập 1/ 32 (3phút) .HS nhóm khác nhận xét . GV bổ sung
-GV gọi hs xác định yêu cầu? Tìm thành phần gọi - đáp trong câu ca dao? Lời gọi - đáp đó hướng đến ai? 
-GV gọi hs xác định yêu cầu và trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS làm bài 4
- GV nhận xét, bổ sung
I.Tìm hiểu chung:
1. Thành phần gọi – đáp:
* Ví dụ: 
- Này: dùng để gọi,tạo lập cuộc thoại,mở đầu sự giao tiếp
-Thưa ông: dùng để đáp, duy trì cuộc thoại,thể hiện sự hợp tác đối thoại 
- Những từ đó không nằm trong sự việc được diễn đạt
=> Thành phần gọi - đáp
* Ghi nhớ 1 SGK /32
2. Thành phần phụ chú: 
 *Ví dụ: 
 a.Không vì từ in đậm là thành phần phụ
b. Câu (a) chú thích cho cụm từ “đứa con gái duy nhất của anh”
 c.Ở câu (b): cụm Chủ -Vị chỉ việc diễn ra trong tâm trí của tác giả
 => Thành phần phụ chú 
* Ghi nhớ 2 SGK / 32
II. Luyện tập:
Bài 1/ 32
Từ dùng để gọi: Này
Từ dùng để đáp: Vâng
Quan hệ:trên - dưới
Bài 2/ 32
- Cụm từ dùng để gọi: Bầu ơi
- Đối tượng hướng tới của sự gọi: Tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt
Bài 3/ 33
a)- “Kể cả anh”
-> Giải thích cho cụm từ “mọi người”
b)- “Các thầy côngười mẹ”
->Giải thích cho cụm từ “những người nắm giữ chìa khoá  này”
c)- “Những người thực sự của kỉ tới”
->Giải thích cho cụm từ “lớp trẻ”.
d)- “Có ai ngờ”
->Thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật “Tôi”.
“Thương thương quá đi thôi”
-> Thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật “Tôi” với nhân vật “Cô bé nhà bên”.
Bài 4 /33
- Các thành phần phụ chú ở bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ mà nó có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ về thái độ, suy nghĩ, tình cảm của các nhân vật đối với nhau
V.Củng cố :
-Nhắc lại khái niệm, đặc điểm, chức năng của thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần phụ chú, thành phần gọi-đáp.
-Đặt các câu chứa các thành phần biệt lập.
VI.Dặn dò:
* Bài cũ: Hệ thống toàn bài. Học bài, làm lại các bài tập. Viết đoạn văn chứa thành phần tình thái và cảm thán
 * Bài mới: Chuẩn bị bài: Viết bài Tập làm văn số 5
+Xem lại cách viết bài văn nghị luận về hiện tượng, sự việc trong đời sống xã hộih
Rút kinh nghiệm:
..
Ngày soạn: 16/1/2015 Ngày dạy:./1/2015(9A)
Tiết 105	VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 (t1)
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I. Mục đích kiểm tra:
- Biết cách viết một bài văn nghị luận về một sự việc , hiện tượng hoàn chỉnh
- Phát hiện, tiếp cận, xử lý nhanh vấn đề; phân tích đề, lập dàn ý, viết bài văn Nghị luận
- Nghiêm túc, hăng say làm bài, độc lập tự chủ và thể hiện tri thức, tầm tư tưởng của người viết.
II. Hình thức kiểm tra:
- Hình thức: Tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90 phút.
III. Biên soạn đề kiểm tra:
 	Đề bài : Tai nạn giao thông-vấn đề rất nóng hiện nay, gây thiệt hại về người và của, để lại nhiều gánh nặng cho gia đình và xã hội. Em hãy viết một bài văn nghị luận nêu những suy nghĩ của em về vấn đề này?
IV. Hướng dẫn chấm, biểu điểm:
Câu 
Hướng dẫn chấm
Điểm
*Yêu cầu chung: 
- Thể loại: Văn nghị luận
- Kiểu văn bản: Văn bản nghị luận.
- Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, đúng ngữ pháp 
*Yêu cầu cụ thể : Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần
a. Mở bài: 
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận - dẫn giắt vấn đề
b.Thân bài: 
* Lần lượt làm sáng tỏ các luận điểm sau.
- Tình hình tai nạn giao thông hiện nay : diễn ra phức tạp + dẫn chứng
- Nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông : dẫn chứng.
- Hậu quả của tai nạn giao thông : để lại nhiều hậu quả về người + dẫn chứng, về của + dẫn chứng
- Suy nghĩ và ý kiến của em trước vấn đề này.
 + Kêu gọi, nhắc nhở,cảnh báo,
 + Đưa ra các sáng kiến về an toàn giao thông 
c. Kết bài: 
- Kết thúc vấn đề: đánh giá chung về vấn đề.
1.0 điểm
điểm
7.0 điểm 
1.0 điểm
IV.Rút kinh nghiệm :
..
 Quảng Liên, ngàytháng 1 năm 2015
 Duyệt TCM 
 TTCM 
 Nguyễn Thị Nga

File đính kèm:

  • docBai_20_Chuan_bi_hanh_trang_vao_the_ki_moi_20150725_033529.doc