Giáo án Ngữ văn 9 tuần 14 chuẩn kiến thức kỹ năng

I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả: (SGK)

2. Tác phẩm:

Truyện ngắn "Lặng lẽ SaPa" là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập Giữa trong xanh.

 Truyện ca ngợi những con người lao động mới, dám làm, không sợ khó khăn gian khổ, không ngừng sáng tạo, nhân hậu và tha thiết yêu cuộc sống lặng lẽ làm việc cho đất nước ở SaPa.

II. Đọc, hiểu văn bản:

1. Đọc - Tóm tắt truyện:

 

doc24 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tuần 14 chuẩn kiến thức kỹ năng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 m×nh ®­îc?". §­îc lµm viÖc cã Ých ®èi víi anh thÕ lµ niÒm vui. H¬n n÷a c«ng viÖc cña anh g¾n liÒn víi c«ng viÖc cña bao anh em ®ång chÝ kh¸c ë nh÷ng ®iÓm cao h¬n hoÆc thÊp h¬n. Ng­êi ho¹ sÜ ®· thÊy bèi rèi khi bÊt ngê ®­îc chiªm ng­ìng mét ch©n dung ®Ñp ®Ï ®Õn thÕ: "b¾t gÆp mét con ng­êi nh­ anh lµ mét c¬ héi h·n h÷u cho s¸ng t¸c, nhng hoµn thµnh s¸ng t¸c cßn lµ mét chÆng ®­êng dµi". Vµ ch¾c ch¾n «ng sÏ cßn bèi rèi khi muèn dùng lªn ch©n dung cña Sa Pa. Bëi v×, trong sù tù ho¹ cña chµng trai cßn hiÖn ra nh÷ng ch©n dung kh¸c n÷a, còng quªn m×nh, say mª víi c«ng viÖc nh­ anh kÜ s­ ë v­ên rau d­íi Sa Pa "Ngµy nµy sang ngµy kh¸c... ngåi im trong v­ên su hµo, r×nh xem c¸ch ong lÊy phÊn, thô phÊn cho hoa su hµo...", nhµ nghiªn cøu sÐt m­êi mét n¨m kh«ng rêi xa c¬ quan mét ngµy v× sî cã sÐt l¹i v¾ng mÆt. C¸i lÆng lÏ cña c¶nh s¾c Sa Pa th× c©y cä trªn tay ng­êi ho¹ sÜ cã thÓ lét t¶ kh«ng mÊy khã kh¨n, nh­ng c¸i kh«ng lÆng lÏ cña Sa Pa nh­ «ng ®· thÊy qua nh÷ng con ng­êi kia th× vÏ thÕ nµo ®©y? Ng­êi ho¹ sÜ nhËn thÊy rÊt râ "sù bÊt lùc cña nghÖ thuËt, cña héi ho¹ trong cuéc hµnh tr×nh vÜ ®¹i lµ cuéc ®êi".
Ng­êi ®äc cã thÓ dÔ dµng nhËn thÊy trong LÆng lÏ Sa Pa, cã hai nh©n vËt hÇu nh­ chØ lÆng lÏ nghe vµ suy ngÉm. §ã lµ ng­êi ho¹ sÜ vµ c« kÜ s­ trÎ. Tr­íc chµng trai trÎ trung yªu ®êi, hiÓu vµ yªu c«ng viÖc thÇm lÆng cña m×nh, ng­êi ho¹ sÜ nhËn ra r»ng Sa Pa, c¸i tªn mµ chØ nghe ®Õn "ng­êi ta ®· nghÜ ®Õn chuyÖn nghØ ng¬i", cã nh÷ng con ng­êi lµm viÖc vµ lo nghÜ cho ®Êt n­íc. Tho¹t ®Çu, ®¸p l¹i lêi b¸c l¸i xe, ng­êi ho¹ sÜ nãi: "ThÝch chø, thÝch l¾m. ThÕ nµo t«i còng vÒ ë h¼n ®Êy. T«i ®· ®Þnh thÕ. Nh­ng b©y giê ch­a ph¶i lóc". Sau khi gÆp, ®­îc nghe chµng thanh niªn nãi, ®­îc chøng kiÕn vµ hiÓu cuéc sèng cña nh÷ng con ng­êi ®ang lµm viÖc thùc sù, cèng hiÕn thùc sù, quan niÖm cña ng­êi ho¹ sÜ ®· thay ®æi. Lóc chia tay, ng­êi ho¹ sÜ giµ cßn chôp lÊy tay ng­êi thanh niªn l¾c m¹nh vµ nãi: "Ch¾c ch¾n råi t«i sÏ trë l¹i. T«i ë víi anh mÊy h«m ®­îc chø?" §©y kh«ng chØ lµ sù thay ®æi trong c¸i nh×n vÒ Sa Pa mµ cßn lµ sù thay ®æi trong quan niÖm cña mét nghÖ sÜ vÒ cuéc sèng, vÒ c¸i ®Ñp. Cßn c« g¸i? Khi tõ biÖt, "C« ch×a tay ra cho anh n¾m, cÈn träng, râ rµng, nh­ ng­êi ta trao cho nhau c¸i g× chø kh«ng ph¶i lµ c¸i b¾t tay". C« ®· hiÓu ®­îc nhiÒu ®iÒu tõ cuéc sèng, c«ng viÖc cña chµng trai. Cã lÏ trong c¸i b¾t tay Êy lµ niÒm tin, lµ ý nghÜa ®Ých thùc cña lao ®éng, lµ c¶ sù thÇm lÆng cèng hiÕn cho ®êi,... Nh÷ng ®iÒu ®ã sÏ gióp c« v÷ng vµng h¬n trong nh÷ng b­íc ®Çu tiªn vµo ®êi.
NguyÔn Thµnh Long ®· cho ng­êi ®äc thÊy c¸i kh«ng lÆng lÏ cña Sa Pa. Víi nh÷ng nÐt vÏ méc m¹c, bøc ch©n dung vÒ m¶nh ®Êt trªn cao Êy cã søc Êm to¶ ra tõ nh÷ng bµn tay, khèi ãc ®ang tõng ngµy bÒn bØ, thÇm lÆng cèng hiÕn.
I. GIỚI THIỆU:
1. Tác giả: Nguyễn Thành Long (S/188).
2. Tác phẩm: 
- “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai của tác giả vào mùa hè 1970 rút từ tập “Giữa rừng xanh”.
- Thể loại: Truyện ngắn
- PTBĐ: Tự sự + biểu cảm + miêu tả.
- Bố cục: Ba phần.
- Tóm tắt văn bản: Trên chuyến xe khách đi Lào Cai, bác lái xe trò chuyện với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư mới ra trường. Chiếc xe dừng lại lấy nước và nghỉ ngơi, bác lái xe giới thiệu với cô kĩ sư và ông hoạ sĩ về một người “Cô độc nhất thế gian”, đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Xúc động trước vẻ đẹp tâm hồn của anh, ông hoạ sĩ đã phác hoạ bức chân dung anh thanh niên. Sau cuộc trò chuyện ấy, cô kĩ sư càng thấy vững tin hơn vào quyết định lên nhận công tác ở miền núi của mình. Họ chia tay trong niềm xao xuyến, bâng khuâng với lời hẹn của ông hoạ sĩ nhất định sẽ trở lại Sa Pa .
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Hệ thống nhân vật và chủ đề của truyện.
* Hệ thống nhân vật:
- Bác lái xe, ông hoạ sỹ, cô kỹ sư, anh thanh niên, ông kỹ sư ở vườn rau, anh kỹ sư khí tượng lập bản đồ sét ....
- Nhân vật chính: Anh thanh niên.
 * Chủ đề của truyện: Ca ngợi những con người lao động mới đang ngày đêm lặng lẽ âm thầm làm việc cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
2. Nhân vật anh thanh niên.
- Không xuất hiện từ đầu truyện.
- Hiện ra trong cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật khác với anh khi xe của họ dừng để nghỉ.
* Hoàn cảnh sống và làm việc:
- Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi SaPa.
- Công việc: “đo gió, đo mưa” 
à Đòi hỏi phải tỉ mỉ , chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao.
=> Hoàn cảnh sống và làm việc thật đặc biệt: vắng vẻ, cô đơn. 
HẾT TIẾT 66 CHUYỂN TIẾT 67
* Những suy nghĩ của nhân vật về công việc.
- Ý thức được công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là rất có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
- Có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người “ khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được.. cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”
+ Còn có sách làm bạn à cuộc sống không cô đơn, buồn tẻ.
- Tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động: trồng hoa , nuôi gà , tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.
- Những nét tính cách và phẩm chất đáng mến: cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người, khiêm tốn, thành thực.
=> Đó là một trong những con người lao động trẻ tuổi với những công việc bỡnh thường m# cần thiết .
3. Nhân vật ông hoạ sĩ và các nhân vật khác
*Nhân vật ông hoạ sĩ
 - Ngay từ phút đầu gặp anh thanh niên , bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng nghệ thuật , ông đã xúc động bối rối 
- Ông hoạ sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí hoạ .
- Ông còn có những xúc cảm về anh thanh niên và những điều khác nữa được khơi gợi từ câu chuyện của anh thanh niên làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp 
* Các nhân vật khác 
- Nhân vật cô kĩ sư :cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên khiến cô thấy “bàng hoàng”, “ cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên ,về cái thế giới những con người như anh mà anh kể , và về con đường cô đang đi tới”.
à Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao , cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống , từ tâm hồn người khác .
- Nhân vật bác lái xe:
- Ngoài ra trong tác phẩm còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu qua lời của nhân vật khác nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm (Ông kĩ sư ở vườn rau , anh cán bộ nghiên cứu sét).
4. Ý nghĩa văn bản: Lặng lẽ Sa Pa là câu về cuộc gặp gỡ với những con người trong chuyến đi thực tế của nhân vật ông hoạ sĩ, qua đó tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quyên mình cống hiến cho Tổ Quốc. 
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật 
- Tạo tình huống truyện tự nhiên tình cờ, hấp dẫn.
- Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc ; Miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn .
- Kết hợp giữa kể với tả và nghị luận, tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện.
2. Nội dung: 
* Ghi nhớ: S/189.
- Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những conngười lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khítượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của conngười lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
- Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
IV. Luyện tập:
Bài tập: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai nhân vật: anh thanh niên, ông họa sĩ.
Gợi ý:
 Gấp lại truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa ”của Nguyễn Thành Long lòng ta cứ xao xuyến vấn vương trước vẻ đẹp của những con người ,trước những tình cảm chân thành, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tin yêu .Dù được miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa pa” cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục.Trong đó anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ. 
 Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề , ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái,bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”.Công việc hàng ngày của anh là “đo gió, đo mưa , đo chấn động mặt đất” rồi ghi chép,gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm. Nhiều đêm anh phải “đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ”.Vậy mà anh rất yêu công việc của mình. 
 Anh quan niệm: “khi ta làm việc ta với công việc là đôi,sao gọi là một mình được?”Anh hiểu rõ : “Công việc của cháu gian khổ thế đấy,chứ cất nó đi,cháu buồn đến chết mất”.Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện.Nghĩa là có sách ấy mà ”. 
 Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc,biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định.Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách,thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà.
 Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn.Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người ”,lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu ,lòng mến khách ,nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ.Niềm vui được đón khách dào dạt trong anh,toát lên qua nét mặt,cử chỉ:anh biếu bác lái xe củ tam thất,mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ,hồ hởi đón mọi người lên thăm “nhà”,hồn nhiên kể về công việc,đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi Sa pa lặng lẽ.Khó người đọc nào có thể quên,việc làm đầu tiên của anh khi có khách lên thăm nơi ở của mình là:hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái lần đầu quen biết.Bó hoa cho cô gái ,nước chè cho ông hoạ sỹ già, làn trứng ăn đường cho hai bác cháuTất cả không chỉ chứng tỏ đó là người con trai tâm lý mà còn là kỷ niệm của một tấm lòng sốt sắng , tận tình đáng quí .
 Công việc vất vả ,có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn.Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường,nhỏ bé so với bao ngừơi khác.Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay .Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho ông hoạ sỹ những người khác đáng vẽ hơn mình:“Không,không ,bác đừng mất công vẽ cháu,để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn.”Đó là ông kỹ sư ở vườn rau vượt qua bao vất vả để tạo ra củ su hào ngon hơn,to hơn.Đó là “người cán bộ nghiên cứu sét,11 năm không xa cơ quan lấy một ngày”Dù còn trẻ tuổi,anh thấm thía cái nghiã,cái tình của mảnh đất Sa pa,thấm thía sự hy sinh lặng thầm của những con người đang ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước .
 Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng ,những chi tiết chân thực tinh tế ,ngôn ngữ đối thoại sinh động Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa pa lặng lẽ.Chưa đầy 30 phút tiếp xúc với anh thanh niên,khiến người hoạ sỹ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được và còn làm cô kỹ sư trẻ lòng bao cảm mến bâng khuâng 
Với truyện ngắn này ,phải chăng nhà văn muốn khẳng định:Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu,hy sinh lớn lao và thầm lặng?Những con người cần mẫn,nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng,thật đáng tin yêu .
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
Hoặc:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 2: Tìm hiểu ND bài học.
- Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm. GV giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long.
? Theo em cần đọc văn bản với giọng ntn? giọng đọc chậm, cảm xúc, lắng sâu.
? Hãy tóm tắt truyện.
? Giải nghĩa các từ khó.
? Em hãy nêu cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện. 
- HSY: Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? (Ngôi thứ 3)
- Trong truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là trung tâm?
- Theo dõi tác phẩm qua lời kể ta biết anh thanh niên làm công việc gì? Trong hoàn cảnh nào ntn?
- Trong hoàn cảnh sống thật đặc biệt như thế nhưng anh vẫn làm việc với tinh thần ntn?
- Cái gian khổ nhất trong công việc của anh là gì?
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả: (SGK)
2. Tác phẩm:
Truyện ngắn "Lặng lẽ SaPa" là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập Giữa trong xanh.
 Truyện ca ngợi những con người lao động mới, dám làm, không sợ khó khăn gian khổ, không ngừng sáng tạo, nhân hậu và tha thiết yêu cuộc sống lặng lẽ làm việc cho đất nước ở SaPa.
II. Đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc - Tóm tắt truyện:
* Chú thích
* Cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện. 
- Tình huống truyện đơn giản, chỉ tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe với người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa cao 2600 m. 
- Chân dung nhân vật anh thanh niên hiện ra trong cái nhìn của các nhân vật khác.
2. Phân tích:
a. Nhân vật anh thanh niên:
- Nhân vật anh TN chỉ hiện ra trong chốc lát, qua sự nhìn nhận của các nhân vật khác, đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhân một ấn tượng, một “kí hoạ chân dung” về anh rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn của Sa Pa.
 - Hoàn cảnh sống và làm việc thật đặc biệt.
+ Sống 1 mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600 mét, quanh năm không một bóng người.
+ Công việc hàng ngày là công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất góp phần dự báo thời tiết chính xác hàng ngày, phục vụ đời sống, sản xuất và cuộc đời của nhân dân, đất nước.
- Say mê với công việc:
+ Nửa đêm, đúng giờ "ốp" dù mưa tuyết lạnh giá thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm công việc đã qui định.
® Sống cô độc ® khiến anh trở thành "người cô độc nhất thế gian". Vì thế nên anh rất " thèm người" đến nỗi thình thoảng phải lăn cây chặn đường cho xe khách dừng lại để gặp người trò chuyện.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 2: Tìm hiểu ND bài học
- Theo dõi văn bản tiếp để thấy rõ phong cách và tính cách của anh
? Cái gì đã giúp anh vượt qua hoàn cảnh ấy?
? Em hãy dẫn chứng những câu văn nói về phong cách đó?
? Cuộc sống của anh không cô đơn vì anh còn có nguồn vui khác là gì?
? Ngoài ra anh thanh niên còn biết tổ chức sắp xếp cuộc sống ntn?
? Trong cuộc gặp gỡ của anh với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư, ta còn thấy ở anh có những nét đẹp nào nữa? Tìm những chi tiết trong văn bản làm sáng tỏ anh là người cởi mở?
? Càng đọc về cuối tác phẩm ta lại thấy ở anh có điểm gì đáng quí?
? Qua những nét đẹp trên, em hiểu anh thanh niên là người ntn?
? Đọc truyện ngoài nhân vật anh thanh niên ta thấy còn xuất hiện nhân vật nào?
? Ông hoạ sĩ đóng vai trò gì trong truyện?
? Những suy nghĩ, cảm xúc của ông hoạ sĩ trước người thanh niên như thế nào?
? Ông hoạ sĩ đã góp phần tô đậm hình ảnh anh thanh niên như thế nào?
- Cô kĩ sư trẻ được giới thiệu như thế nào?
? Các nhân vật khác được giới thiệu ra sao?
? Vì sao các nhân vật đều không có tên? 
- Việc giới thiệu các nhân vật phụ xuất hiện nhằm mục đích gì?
? Thông qua các nhân vật này, tác giả muốn nói điều gì?
- HSG: Qua tác phẩm, tác giả muốn gửi đến bạn đọc thông điệp gì? 
? Nêu những nét khái quát về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
a. Nhân vật anh thanh niên (tiếp)
- Anh luôn ý thức được công việc của mình. Đó là công việc có ích và cần thiết cho đất nước, cho nhân dân.
+ Góp phần cùng bộ đội ta bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên vùng trời Hàm Rồng Thanh Hoá.
- Có suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống và con người:
" khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao lại gọi là 1 mình được"
Huống chi còn bao người làm việc trong hoàn cảnh khó khăn, cô độc hơn như anh bạn ở trạm khí tượng trên đỉnh Hoàng Liên Sơn cao 3142m.
"Công việc của cháu gian khổ thế, nhưng cất nó đi cháu buồn đến chết mất"
- Niềm vui đọc sách, những người thầy, người bạn tốt lúc nào cũng sẵn sàng bên anh.
- Tổ chức, sắp xếp cuộc sống của mình trên trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động. Ngoài đọc sách và công việc chính ra anh còn trồng hoa, nuôi gà, tự học. 
Nhà cửa và nơi làm việc của anh nhỏ nhắn, xinh xắn, gọn gàng và khá đẹp.
- Là người cởi mở, chân thành, biết quí trọng tình cảm mọi người dành cho mình.
+ Khách đến về trước pha nước
+ Hái hoa tặng khách
+ Tặng gói tam thất cho vợ bác lái xe
+ Tặng khách làn trững gà.
- Là người rất khiêm tốn. Luôn cảm thấy công việc và những đóng góp của mình là nhỏ bé.
Khi ông hoạ sĩ kí hoạ chân dung, anh từ chối, e ngại và giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn anh nhiều (ông kĩ sư ở vườn rau SaPa, anh cán bộ lập bản đồ sét)
® Là 1 trong những con người lao động trẻ tuổi, làm công việc bình thường, lặng lẽ mà vô cùng cần thiết, có ích cho nhân dân, đất nước trên đỉnh núi Sa Pa mây phủ đẹp tuyệt vời. Đó là chân dung về con người lao động mới đương thời.
b. Những nhân vật khác.
* Nhân vật ông hoạ sĩ.
- Ông hoạ sĩ vừa là một nhân vật trong câu chuyện vừa là điểm nhìn trần thuật của tác giả vừa là người thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của tác giả.
- Ngay từ phút đầu gặp mặt anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và khao khát của người nghệ sĩ sáng tạo đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động và bối rối “vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác.
- Ông hoạ sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí hoạ, và “Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ”
- Những cảm xúc và suy tư của nhân vật hoạ sĩ về người thanh niên và về những điều khác nữa (ông tưởng Sa Pa im lặng nhưng không) được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp.
* Nhân vật cô kĩ sư trẻ mới ra trường:
- Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, anh kể về những người khác làm cô “bàng hoàng”, “cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh” và quan trọng hơn là về con đường cô đã chọn, cô đang đi tới (lên miền núi công tác). Đó là sự bừng dậy của tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác. Cô vừa hàm ơn anh thanh niên đã cho cô “bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”
* Nhân vật bác lái xe:
- Qua lời kể của bác lái xe, ông hoạ sĩ và cô kĩ sư đón chờ sự xuất hiện “một trong những người cô độc nhất thế gian”. Cũng qua lời kể của bác lái xe mà ta biết được những nét sơ lược về anh thanh niên về nỗi “thèm” được gặp người của anh khi mới lên sống một mình ở đỉnh núi cao này.
* Những nhân vật phụ khác: (chỉ gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên):
- Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa: hằng ngày chăm chỉ quan sát rồi thụ phấn hàng vạn cây su hào.
- Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ chống sét 11 năm không rời khỏi cơ quan túc trực chờ sét để lập bản đồ sét tìm tài nguyên cho đất nước..
- Đó là những con người lao động hăng say, nhiệt tình, họ là những con người mới xây dựng quê hương đất nước.
 Vì tác giả muốn nói về những người vô danh lặng lẽ, mê say cống hiến. Họ gồm đủ mọi lứa tuổi, làm mọi ngành nghề
 Vừa là cái cớ để anh thanh niên xuất hiện 1 cách hợp lí, hấp dẫn vừa thể hiện sinh động những nét tính cách, phong cách cao đẹp của anh.
® Ca ngợi những con người miệt mài lao động trong khoa học, họ lăng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người.
- Như vậy "Trong cái im lặng của SaPa có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước"
® Sự thực SaPa không hề lặng lẽ, lặng lẽ ấy chỉ là bề ngoài.
3. Tổng kết
- HS tìm hiểu chất trữ tình thể hiện ở phong cảnh thiên nhiên đẹp, đầy thơ mộng của Sa Pa. 
- Chất trữ tình còn toát lên chủ yếu từ nội dung truyện

File đính kèm:

  • docThạnh Nguyễn (Ngữ văn 9 - Tuần 14 cktkn).doc