Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh

- Hiểu được kỉ niệm gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.

- Sự kết hợp các yếu tố tự sự nghi luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.

- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.

2. Kỹ năng :

- Đọc - hiểu văn bản thơ được sáng tác sau 1975 .

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại .

3. Thái độ :

- Giáo dục cho học sinh “ Uống nước nhớ nguồn”.

II. CHUẨN BỊ:

- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .

- HS chuẩn bị SGK – bài soạn .

 Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc một đoạn trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

- Nêu những công việc của bà mẹ Tà ôi, qua đó thể hiện những ước mơ gì của người mẹ?

- Từ tấm lòng của bà mẹ, tác giả phản ánh điều gì của nhân dân ta trong kháng chiến chống Mĩ?

 

doc7 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 Ngày soạn: 01/11/2015
Tiết thứ 61, 62: 
BẾP LỬA
 (Bằng Việt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
 - Nắm được những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
 - Những cảm xúc chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, đức hi sinh.
 - Việc sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận trong tác phẩm trữ tình.
2. Kĩ năng :
- Nhận diện và phân tích đc các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên
hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương đất nước .
3. Thái độ :
 - Giáo dục học sinh lòng yêu gia đình, quê hương đất nước . 
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc thuộc lòng và diễn cảm Bếp lửa của Bằng Việt.
Cảnh ban đêm và cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển đc hiện lên ntn trong bài thơ ?
3 Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về bài thơ.
- GV gọi HS đọc chú thích*
Hỏi: Nêu những hiểu biết khái quát về tác giả và hoản cảnh ra đời tác phẩm?
GV hướng dẫn HS đọc văn bản.
Gọi HS đọc, nhận xét, GV nêu cách đọc, GV đọc mẫu.
Hỏi: Hình ảnh nào bao trùm bài thơ? Gắn liền với hình ảnh đó là hình ảnh nào?
Hỏi: Phương thức biểu đạt? (Biểu cảm + tự sự)
HOẠT ĐỘNG 2: 
GV gọi HS đọc lại 2 đoạn đầu.
Hỏi: Trong hồi tưởng của người cháu, những kĩ niệm nào về bà và tình bà cháu được gợi lại?
GV cho HS phát hiện hình ảnh thơ.
Hoàn cảnh của gia đình nhà thơ gợi cho em suy nghĩ gì về đất nước?
Chỉ ra và phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bà cháu – bếp lửa?
Tình cảm gì được biểu hiện?
Có 1 tình thương xuất hiện đan xen trong hoài niệm đó là âm thanh nào? Ý nghĩa của âm thanh đó?
Em hãy chỉ ra sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ và tác dụng của sự kết hợp ấy ?
HOẠT ĐỘNG 3: Tổ chức tìm hiểu đoạn tiếp theo.
Hãy tìm những hình ảnh thơ thể hiện sự hồi tưởng về tuổi thơ và về bà, về bếp lửa?
Cảm nhận về hình ảnh người và qua những sự việc bà đã làm và hình ảnh “Nhóm bếp lửa”.
Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa?
 HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn tổng kết
Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn luyện tập.
GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm.
HS đọc chú thích*.
HS đọc văn bản.
HS trả lời.
HS đọc lại 2 đoạn đầu.
- Kỷ niệm tuổi thơ bên bà.
- Kỷ niệm về và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa.
- Tiếng chim tu hú: giục giã, khắc khoải, da diết.
Giúp cho bài thơ có một kết cấu chặt chẽ, thể hiện đc tình cảm thắm thiết, thiêng liêng của người cháu và bà.
- Suy ngẫm về cuộc đời bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa Þ người nhóm lửa, luôn giữ cho ngọn lửa ấm nóng và tỏa sáng.
- Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh “bếp lửa” (10 lần) ® bếp lửa bình dị mà thân thuộc, kì diệu, thiêng liêng.
HS trả lời.
HS làm việc theo nhóm.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Quê Hà Tây.
Nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
2. Tác phẩm: 1963, in trong tập thơ cùng tên khi nhà thơ ở Liên Xô.
3. Đọc, hiểu chú thích
(SGK)
4. Đại ý bài thơ.
II. Phân tích:
1. Những kỷ niệm về bà và tình bà cháu:
- Kỷ niệm tuổi thơ bên bà:
+ Thiếu thốn gian khổ (đất nước khó khăn chiến tranh).
+ Bà sớm hôm chăm chút.
- Kỷ niệm về và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa.
“Khói hun nhèm – nghĩ mũi còn cay – bếp lửa bà nhen” ® bếp lửa hiện diện như tình cảm ấm áp của bà, sự cưu mang đùm bọc đầy chăm chút của bà.
(Bà “bảo cháu nghe”)
- Tiếng chim tu hú: giục giã, khắc khoải, da diết:
+ Tiếng tu hú sao mà
+ Tu hú ơi chẳng đến ở.
Þ Tiếng tu hú gợi hoài niệm, gợi ra tình cảnh vắng vẻ và nhớ mong của 2 bà cháu. Kĩ niệm nhớ nhung tình yêu thương tha thiết của bà.
- Nhờ sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố biểu cảm với miêu tả và tự sự, điều đó giúp cho bài thơ có một kết cấu chặt chẽ, thể hiện đc tình cảm thắm thiết, thiêng liêng của người cháu và bà.
2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa
- Suy ngẫm về cuộc đời bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa Þ người nhóm lửa, luôn giữ cho ngọn lửa ấm nóng và tỏa sáng.
+ Bà tảo tần hy sinh chăm lo cho mọi người. “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm”
Þ Bà nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm.
+ Bà “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi thơ”.
Þ Ngọn lửa của bà là niềm tin thiêng liêng, kỷ niệm ấm lòng, nâng bước cháu trên đường dài, yêu bà ® yêu nhân dân.
- Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh “bếp lửa” (10 lần) ® bếp lửa bình dị mà thân thuộc, kì diệu, thiêng liêng: Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa.
- Bếp lửa ® ngọn lửa Þ bà là người truyền lửa, truyền sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật: Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận.
2. Ý nghĩa: Những kỷ niệm xúc động về bà và tình bà cháu.
IV. LUYỆN TẬP
Hãy cho biết yếu tố lập luận sử dụng trong bài thơ.
4. Củng cố: 
GV cho HS đọc lại Ghi nhớ.
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Học bài cũ, chuẩn bị tiết sau Hướng dẫn đọc thêm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
IV :RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết thứ 63: 
 Văn bản: ÁNH TRĂNG
 (Nguyễn Duy)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh 
- Hiểu được kỉ niệm gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự nghi luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kỹ năng :
- Đọc - hiểu văn bản thơ được sáng tác sau 1975 .
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại .
3. Thái độ :
- Giáo dục cho học sinh “ Uống nước nhớ nguồn”.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc một đoạn trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
- Nêu những công việc của bà mẹ Tà ôi, qua đó thể hiện những ước mơ gì của người mẹ?
- Từ tấm lòng của bà mẹ, tác giả phản ánh điều gì của nhân dân ta trong kháng chiến chống Mĩ?
Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
GV gọi HS đọc Chú thích *. 
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?
GV đọc và hướng dẫn HS đọc.
GV giải thích một số từ khó.
Nhận xét về thể thơ ?
Bố cục bài thơ ?
Hoạt động 2: 
Anh trăng có sự kết hợp giữa TS với trữ tình. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, đâu là bước ngoặt để t/g từ đó bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của t/p ?
Hình ảnh vằng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy p/t điều ấy ?
Khổ thơ nào trong bài thể hiện tập trug nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của t/p ?
Nhận xét kết cấu, giọng điệu của bài thơ. Những yếu tố ấy có tác dụng gì đối với việc thể hiện chủ đề và tạo nên sức truyền cảm của t/p ?
Chủ đề và ý nghĩa khái quát của bài thơ ?
Hoạt động 3: 
GV gọi HS đọc phần ghi nhớ. 
Hoạt động 4: 
 GV hướng dẫn HS luyện tập.
HS đọc Chú thích *.
HS trả lời.
HS đọc.
Thơ 5 tiếng, 4 câu/ khổ.
03 đoạn:
3 khổ đầu: 
Khổ 4: 
 - Khổ 5, 6: 
Khổ thơ thứ tư chính là bước ngoặt để từ đó t/g bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề t/p
Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên, là người bạn tri kĩ. Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa, vẻ đẹp bình dị và vĩnh hàng của đời sống.
Khổ thơ cuối bài thơ.
Kết cấu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên sức truyền cảm của t/p.
Chủ đề “uống nước nhớ nguồn” của bài thơ đặt ra vđ ân nghĩa thủy chung đối với quá khứ.
HS đọc phần ghi nhớ. 
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Tác giả:
Tác phẩm:
Bài thơ đc viết vào năm 1978 (khoảng 3 năm sau ngày g/p hoàn toàn MN, thống nhất đất nước) tại thành phố HCM.
Đọc:
Giải thích từ khó:
Thể loại:
Thơ 5 tiếng, 4 câu/ khổ (như bài Đêm nay Bác không ngủ, Ông đồ).
Bố cục: 03 đoạn:
- 3 khổ đầu: Quan hệ giữa t/g với vầng trăng từ hồi nhỏ qua thời đi lính đến khi về sống ở thành phố.
Khổ 4: Tình huống tình cờ gặp lại vầng trăng.
Khổ 5, 6: Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả đọng lại ở cái giật mình.
II. Phân tích chi tiết:
Sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình trong bài thơ:
Trong dòng diễn biến theo thời gian, sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư chính là bước ngoặt để từ đó t/g bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề t/p Vầng trăng tròn ở ngoài kia, trên kia đối lập với “phòng buynh-đinh tối om”. Chính vì xuất hiện đột ngột trong bối cảnh ấy, vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên gợi lại bao kĩ niệm nghĩa tình.
Hình ảnh vầng trăng cùng cảm xúc của nhà thơ:
- Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa: là hình ảnh của thiên nhiên, là người bạn tri kĩ. Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa, vẻ đẹp bình dị và vĩnh hàng của đời sống.
- Khổ thơ cuối bài thơ là nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của t/p.
3. Nhận xét kết cấu, giọng điệu của bài thơ: 
Bài thơ có kết cấu như một câu chuyện riêng, kết hợp hài hòa giữa yếu tố TS và yếu tố trữ tình. Kết cấu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên sức truyền cảm của t/p.
4. Chủ đề và ý nghĩa khái quát của bài thơ: 
Bài thơ ra đời sau đại thắng mùa xuân năm 1975 – chủ đề “uống nước nhớ nguồn” của bài thơ đặt ra vđ ân nghĩa thủy chung đối với quá khứ.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ (SGK) 
IV. Luyện tập: 
4. Củng cố: 
GV cho HS đọc lại Ghi nhớ.
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Học bài cũ, chuẩn bị bài Làng – Kim Lân.
IV :RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết thứ 64,65:
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ 
CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lí.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng viết văn bản tự sự.
3. Thái độ :
 - Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn bản nghị luận. 
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Nêu vai trò của yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự ?
 Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn “Lỗi lầm và sự biết ơn”.
-Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở câu văn nào ?
-Nêu vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung đoạn văn ?
Hoạt động 2: Cho học sinh làm bài tập thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
-BT 1: Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp.
-Bài tập này nêu lên những yêu cầu gì 
-sau khi gợi ý, yêu cầu học sinh viết đoạn văn.
-Cho học sinh đọc đoạn văn.
-Hướng dẫn học sinh phân tích, góp ý.
-Giáo viên nhận xét đánh giá.
-Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài tập nêu lên những yêu cầu gì ?
-Học sinh viết đoạn văn.
-Cho một HS đọc đoạn văn đã viết.
-Giáo vên hướng dẫn cho học sinh phân tích góp ý.
Giáo viên nhận xét đánh giá.
HS suy nghĩ, trả lời.
Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc vào tính triết lí và có ý nghĩa GD cao.
\
Học sinh viết đoạn văn.
Học sinh viết đoạn văn.
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự.
* Các câu có yếu tố nghị luận:
-“Những điều viết trên cát...trong lòng người” 
-“Vậy mỗi chúng ta... ân nghĩa lên đá”
-> Yếu tố NL làm cho câu chuyện thêm sâu sắc vào tính triết lí và có ý nghĩa GD cao. Bài học về lòng bao dung, sự tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa.
II. Thực hành viết đoạn văn tự sư có sử dụng yếu tố nghị luận.
Bài tập 1:
-Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? (thời gian, điạ điểm, ai là người điều khiển, không khí buổi sinh hoạt lớp ra sao,...)
-Nội dung buổi sinh hoạt là gì? em đã phát biể về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó ?
-Em đã thuyết phục cả lớp Nam là người bạn tốt như thế nào (Lí do, VD, lời phân tích.)?
Bài tập 2:
-Người em kể là ai ?
-Người đó đã để lại một việc làm, một lời nói, một suy nghĩ ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào ?
-Nội dung cụ thể là gì ? Nó giản dị và sâu sắc như thế nào?
-Suy nghĩ về bài học rút ra về câu chuyện trên 
4. Củng cố: 
GV nhắc lại nội dung tiết Luyện tập.
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Chuẩn bị tiết sau: Luyện nói: TS kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
	IV: RÚT KINH NGHIỆM: 	KÍ DUYỆT : 02/11/2015
	 TT

File đính kèm:

  • docNV 9 Tuan 13.doc