Giáo án Ngữ văn 9 tuần 13 chuẩn kiến thức kỹ năng

I - Tiểu dẫn

1. Tác giả

Kim Lân (1920 - 2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Ông là nhà văn có sở trường viết truyện ngắn, am hiểu và gắn bó với nông thôn và nông dân miền Bắc, chuyên viết về những phong tục văn hóa cổ truyền đồng bằng Bắc Bộ.

Tác phẩm chính: Làng, Vợ nhặt, Đôi chim thành,.

2. Tác phẩm

Truyện ngắn Làng được viết năm 1948 trên chiến khu Việt Bắc, câu chuyện và nhân vật có liên quan nhiều đến làng quê và con người tác giả. Truyện được in trên tạp chí Văn nghệ số 1.

Truyện khai thác tình cảm quê hương, đất nước, một tình cảm bao trùm và phổ biến trong mỗi con người Việt Nam thời kì kháng chiến.

Văn bản trong SGK có lược bỏ phần đầu (phần giới thiệu về hoàn cảnh phải rời làng lên nơi tản cư của ông Hai và cái tính thích khoe làng của ông).

 

doc27 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tuần 13 chuẩn kiến thức kỹ năng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Chốt: Suốt mấy hôm ông không dám đi đâu, luôn bị ám ảnh về chuyện làng theo Tây. Cứ thấy một đám đông túm lại ông cũng chột dạ “ thoáng nghe những tiếng Tây Việt gian l# ụng lủi ra một góc nhà , nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”
- Gia đình ông không biết sẽ sống nhờ ở đâu, tâm trạng của ông lúc này thật bế tắc truyệt vọng.
- Có ý nghĩ “Hay là quay về làng” nhưng “ vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức phản đối ngay”  “nước mắt ông dàn ra. Về làng  làm nô lệ cho thằng tây .. thế rồi ông quyết định “ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. 
? Tâm trạng của nhân vật ông Hai đã có sự thay đổi ra sao khi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không phải theo Tây. 
* Thảo luận nhóm
? Qua những chi tiết trên đây. Hãy hệ thống tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây?
 - HS: Thảo luận trình bày
 - GV: Chốt sửa sai. 
HĐ3: Hướng dẫn tổng kết.
+ GV yêu cầu HS đọc Ghi nhớ: S/174. 
- Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng. 
- Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật. 
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập.
* Những tác phẩm : Quê hương ( Tế Hanh ); Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), Bếp lửa ( Bằng Việt ), Cố Hương (Lỗ Tấn )...
- Nét riêng của tình cảm quê hương trong truyện ngắn "Làng" thể hiện ở hai điểm sau:
+ Tình yêu làng của ông Hai trở thành niềm say mê, hãnh diện ,thành thói quen khoe làng mình.
+ Tình yêu làng phải đặt trong tình yêu nước ,thống nhất với tinh thần kháng chiến khi đất nước đang bị xâm lược và cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến.
I. GIỚI THIỆU:
1. Tác giả: Kim Lân (S/171-172).
2. Tác phẩm: 
- HCST: Viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ: năm 1948. 
- Thể loại: Truyện ngắn
- PTBĐ: Tự sự + biểu cảm + miêu tả.
- Bố cục: Ba phần.
- Tóm tắt văn bản: Ở nơi tản cư, ông Hai nhớ làng chợ Dầu, ra phòng thông tin nghe đọc báo để biết tin tức kháng chiến. Trên đường về, ông gặp người tản cư ở quê lên cho biết làng ông theo giặc. Ông xấu hổ, nhục nhã cả đêm 2 vợ chồng không ngủ được. Định quay về làng nhưng nghĩ làng đã theo Tây thì phải thù, không thể về cái làng đó nữa. Bỗng có người ở làng đến cho biết làng không theo Tây. Đó chỉ là tin đồn, mặt ông vui vẻ rạng rỡ hẳn lên. Gọi con cháu đến chia quà, tất bật chạy báo cho mọi người biết nhà ông bị Tây đốt nhưng làng không phải Việt gian, cả làng vẫn hăng hái kháng chiến. Ông càng yêu quí tự hào về làng của mình.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1.Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:
Tình yêu làng quê của ông Hai:
- Tính hay khoe về làng từ xưa cho đến nay: với ông Hai làng chợ Dầu thật không đâu bằng và cái gì cũng đáng tự hào.
- Nhớ làng da diết “nghĩ đến những ngày làm việc cùng anh em . nhớ làng quá”.
- Ở phòng thông tin, ông nghe được nhiều tin hay à Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!”
=> Một niềm vui, niềm tự hào của người nông dân, trước thành quả cách mạng của làng quê. Đây là biểu hiện tình yêu làng, yêu nước của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
Tình huống xảy ra:
- Tin làng chợ Dầu theo giặc mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư từ dưới xuôi lên.
- Cái tin ấy đến với ông vào một buổi trưa giữa lúc tâm trạng của ông đang rất phấn chấn vì nghe được nhiều tin ta đánh giặc trên tờ báo ở phòng thông tin.
Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:
+ Phản ứng:
- Tin đến với ông đột ngột , bất ngờ làm ông sững sờ,bàng hoàng “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ”.
- Về nhà: “Nằm vật ra giường”  “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ dàn ra. 
- Khi trò chuyện với vợ ông Hai bực tức , gắt gỏng vô cớ, đau đớn, trằn trọc thở dài.
+ Tâm trạng: Ngỡ ngàng , sững sờ , xấu hổ, nhục nhã, căm giận, bực bội, đau đớn, lo lắng.
- Suốt mấy hôm ông không dám đi đâu, luôn bị ám ảnh về chuyện làng theo Tây
- Gia đình ông không biết sẽ sống nhờ ở đâu, tâm trạng của ông lúc này thật bế tắc truyệt vọng.
- Ông đau khổ chỉ biết thủ thỉ với đứa con .
+ Muốn đứa con ghi nhớ “ Nhà ta ở làng chợ Dầu”.
+ “Ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ
à Tình yêu sâu nặng với làng quê. lòng yêu làng, yêu nước đã thực sự hoà quện trong tâm hồn ông.
Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính:
- Làng chợ Dầu theo Tây chỉ là tin đồn nhảm 
- Ông Hai vui mừng phấn chấn đi khoe khắp nơi.
- Ông Hai trở lại là người vui tính , yêu làng yêu nước.
=> Đó là tình cảm thống nhất xuyên suốt trong toàn bộ văn bản .
2. Tinh thần chiến đấu của nhân dân ta:
- Cuộc sống vừa chiến đấu vừa sản xuất phục vụ kháng chiến ‘Đánh nhau.cày cấy”
- Những ngày đầu kháng chiến nhân dân ta đó chiến đấu anh dũng “Ông Hai đến phòng thông tin..”
- Nhân dân căm thù giặc và việt gian ,một lòng đi theo kháng chiến và Bác Hồ.
3. Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
III. TỔNG KẾT:
1. Nghệ thuật:
 - Xây dựng tình huống truyện đặc sắc gay cấn: Tin thất thiệt được chính những người đang đi tản cư từ phía làng Chợ Dầu lên nói ra.
- Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật chân thực và sinh động sâu sắc qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói (độc thoại và đối thoại).
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, thể hiện rõ cá tính của nhân vật.
2. Nội dung: 
* Ghi nhớ: S/174.
IV. LUYỆN TẬP:
Bài tập: Em có nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào viết về tình cảm quê hương, đất nước? Theo em, nét riêng của truyện Làng so với những tác phẩm ấy là gì?
Hoặc:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu hiểu biét về tác giả, tác phẩm “ Làng” của Kim Lân. 
- Mỗi câu chuyện hay đều để lại trong lòng người đọc một ấn tượng khó quên về tình huống truyện. Em thấy tình huống truyện trong Làng độc đáo ở chỗ nào?
3. Bài mới
* HĐ 1: Hướng dẫn phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai. 
Hỏi: Cuộc sống của ông Hai nơi tản cư có gì khác thường?
Hỏi: Mối quan tâm duy nhất của ông Hai là về làng quê ông, cuộc kháng chiến của đất nước. Đoạn văn nào thể hiện điều ấy?
Hỏi: Quan tâm đến kháng chiến, ông có những biểu hiện đặc biệt nào?
Hỏi:Khi biết được tin đó, tâm trạng của ông thế nào?
Hỏi: Từ những biểu hiện trên, em có cảm nhận gì về nhân vật ông Hai?
GV :Niềm vui, niềm tự hào của người nông dân trước thành quả cách mạng, của làng quê ->Một biểu hiện của tình yêu làng.
Chuyển ý:..
Hỏi: Ông Hai đã có cảm giác gì khi nghe tin làng mình theo giặc? Các chi tiết đó cho thầy tâm trạng của ông Hai lúc này như thế nào?
Hỏi: Cảm nghĩ cực nhục của ông Hai được thể hiện trong đoạn văn nào?Vì sao ông cảm thấy cực nhục?
Hỏi: Ý nghĩ cho rằng cả cái nước VN này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước có phải là biểu hiện của lòng yêu nước của ông Hai không? Vì sao?
Hỏi: Ý nghĩ của ông : Làng thì yêu thật , nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Cảm xúc nào khiến ông có ý nghĩ ấy?
Hỏi: Ở đây, ngôn ngữ nào được sử dụng? Ý nghĩa?
Hỏi: Để giải toả bớt nỗi đau đớn, cực nhục đó ông Hai đã làm gì? Vì sao? Cuộc trò chuyện giữa ông và đứa con là ngôn ngữ gì?
Hỏi: Từ đó những dằn vặt, khổ tâm của ông Hai đã giúp em cảm nhận được gì qua tấm lòng của ông Hai với làng quê, với đất nước?
* HĐ 3: HD tìm hỉểu tâm trạng của ông Hai khi nghe làng được cải chính.
Hỏi: Khi biết tin làng mình không theo giặc, dáng vẻ ông Hai có những biểu hiện khác thường nào? Dáng vẻ ấy biểu hiện tâm trạng gì?
Hỏi: Tại sao ông Hai lại khoe với mọi người rằng: Tây nó đốt nhà tôi rồi?
Hỏi: Lúc này cử chỉ của ông có gì đặc biệt? 
Hỏi: Cử chỉ đó phản ánh một nội tâm như thế nào?
Hỏi: Em hiểu gì về ông Hai qua những cử chỉ, dáng vẻ lời nói đó?
* HD 4: HD tổng kết
Hỏi: Đọc truyện của Kim Lân em cảm nhận điều gì về nhân vật ông Hai?
Hỏi: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ và nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả? (Miêu tả nhân vật bằng cách nào?)
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
4. Củng cố:
- GV nêu bài tập:
 Em có nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào viết về tình cảm quê hương, đất nước?
Hỏi: Theo em, nét riêng của truyện Làng so với những tác phẩm ấy là gì?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Viết cảm xúc của em khi học xong Làng.
- Soạn bài: Chương trình địa phương phần TV.
- Báo cáo sĩ số
- Trả lời trước lớp
- Tình huống ông Hai nghe tin làng chợ Dầu của ông theo Tây. Tình huống này đối lập hẳn với việc ông Hai yêu làng, yêu nước thiết tha, ông tự hào lắm về làng ông là làng kháng chiến, làng quê có tinh thần cách mạng ghê lắm. Từ đó tâm trạng của nhân vật được miêu tả khá tinh tế.
- Trả lời:
+ Cuộc sống tạm bợ, xa quê, sống nhờ người khác, mọi người đều lo kiếm sống.
- Xác định, nêu:
+ “Nhớ đến những ngày làm việc cùng anh emnhớ làng quá.”
+ Ông lại nghĩ về cái làng của ôngquá!
  Cùng anh em đào đườngbí mật. 
 Ông Hai đi nghênh ngang giữa đường. ruột gan ông cứ múa cả lên..
+ Mong nắng cho Tây chét mệt, (Nắng này thì bỏ mẹ chúng nó.)
+ Nghe lỏm đọc báo thường xuyên ở phòng thông tin để biết tin tức từ kháng chiến.
+ Đầy lòng tin kháng chiến: ( Đấy, cứ kêu chúng nó trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa? Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà rồi thằng Tây không bước sớm.
+ không giấu nổi cảm xúc vui mừng: Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá.
- HS tự bộc lộ cảm nhận
+ Cổ ông lão nghẹn ắng lại.vướng ở cổ. → Đó là cảm giác xấu hổ và uất ức, cảm thấy bị xúc phạm, đau đớn, tê tái.
+ Chao ôi! Cực nhục chưa, Cả làng Việt gian!....thù hằn cái giống Việt gian bán nước.
+ Vì nếu làng theo thật, ông sẽ là kẻ lạc loài với bàn dân thiên hạ, với giống nòi
+ Là biểu hiện của lòng yêu nước. Vì yêu nước lòng yêu nước nồng nàn mà ông căm giận đến tận cùng những kẻ bán nước.
+ Xót xa, uất hận.
+ Ngôn ngữ độc thoại, nhân vật tự bộc lộ nội tâm của mình.
+ Bố con ông nói với nhau về 2 việc: nhà ta ở làng chợ Dầu và ủng hộ cụ Hồ. Dùng ngôn ngữ đối thoại.
+ Ông mượn đứa con để bày tỏ tấm lòng của mình với làng quê, với đất nước : Ông nói như để ngỏ lòng mình , như để mình minh oan cho mình nữa . “ nước mắt ông lão giàn ra , chảy ròng ròng hai bên má.”
Tự bộc lộ.
+ Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui hẳn lên Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy. Ông cảm thấy nhẹ nhõm vui sướng ra mặt.
+ Vì nó là bằng chứng của việc gia đình ông không những không theo giặc mà còn là gia đình kháng chiến.
+ Lật đật đi sang gian bên bác Thứ, lật đật bỏ lên nhà trên, lật đật bỏ đi nơi khác, múa tay lên mà khoe, vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng của ông
+ Ông vui sướng hả hê đến cực điểm
+ Ông là người coi trọng danh dự , yêu làng yêu nước hơn tất cả.
+ Tình yêu làng hoà trong tình yêu nước thiết tha cháy bỏng trong con người ông Hai.
- Đọc ghi nhớ SGK
- HS nêu:”Nhớ con sông quê hương” (Tế Hanh);”Quê hương”(Giang Nam)
+ Tình yêu làng trở thành niềm say mê, hãnh diện, thành thói quen”khoe làng”.
+ Tình yêu làng đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tinh thần kháng chiến khi đất nước bị xâm lược.
2/ Diễn biến tâm lí nhân vật Ông Hai:
a/ Trước khi nghe tin xấu về làng.
- Phải xa làng đi tản cư, ông nhớ làng da diết.
- Ông nghe được nhiều tin hay: những chiến thắng của quân ta.
-> Ruột gan ông cứ múa cả lên, vui quá.
=>Một người nông dân vui tính, chất phác, có tấm lòng gắn bó với với làng quê kháng chiến. 
b/ Khi nghe tin làng theo Tây
- Cổ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân.→ cảm thấy bị xúc phạm, đau đớn, tê tái.
.
 - Xót xa, uất hận.
- NT: Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại→ nhân vật tự bộc lộ nội tâm của mình.
- Một con người yêu quê
, yêu nước đằm thắm, chân thật.
c/ Khi nghe tin làng được cải chính.
- Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên.
- Hả hê đến cực điểm. 
=> trọng danh dự, yêu ghét rạch ròi, yêu làng, yêu nước hơn tất cả.
III/ Tổng kết.
- Tình yêu làng hoà trong tình yêu nước thiết tha .
- Ngôn ngữ độc thoại, đối thoại mang tính quần chúng; kết hợp tả ngoại hình với nội tâm, dùng độc thoại để miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
*Ghi nhớ SGK
Hoặc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức cần đạt
I - TiÓu dÉn
Dựa vào SGK, em hãy nêu những nét chính về tác giả Kim Lân (quê quán, sở trường, tác phẩm chính) ? 
- Đọc SGK.
- Thảo luận.
- Trả lời. 
1. Tác giả
Kim Lân (1920 - 2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 
Ông là nhà văn có sở trường viết truyện ngắn, am hiểu và gắn bó với nông thôn và nông dân miền Bắc, chuyên viết về những phong tục văn hóa cổ truyền đồng bằng Bắc Bộ. 
Tác phẩm chính: Làng, Vợ nhặt, Đôi chim thành,....
- Truyện ngắn Làng được viết năm nào và được đăng lần đầu tiên trên tạp chí nào ? 
- Văn bản trong SGK có lược đi đoạn nào ? 
Dựa vào SGK trang 172, HS đọc rồi thảo luận và trả lời. 
2. Tác phẩm
Truyện ngắn Làng được viết năm 1948 trên chiến khu Việt Bắc, câu chuyện và nhân vật có liên quan nhiều đến làng quê và con người tác giả. Truyện được in trên tạp chí Văn nghệ số 1.
Truyện khai thác tình cảm quê hương, đất nước, một tình cảm bao trùm và phổ biến trong mỗi con người Việt Nam thời kì kháng chiến. 
Văn bản trong SGK có lược bỏ phần đầu (phần giới thiệu về hoàn cảnh phải rời làng lên nơi tản cư của ông Hai và cái tính thích khoe làng của ông). 
Gọi 3 HS lần lượt đọc từng đoạn văn bản.
Đọc văn bản trong SGK
II - §äc v¨n b¶n
Đoạn trích trong SGK có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung chính của từng phần. 
Dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà, HS phát biểu ý kiến. 
1. Bố cục
 Đoạn trích có thể chia làm 3 phần
- Từ đầu → không nhúc nhích: tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cả làng Dầu làm Việt gian theo Pháp.
- Tiếp → đôi phần: tâm trạng xấu hổ, đau khổ buồn bực của ông Hai trong ba bốn ngày sau đó.
- Còn lại: tình cờ, ông Hai mới biết đó là tin đồn nhảm. Ông vô cùng sung sướng nên lại yêu, lại tự hào về cái làng mình hơn xưa. 
Em hãy nêu chủ đề đoạn trích ? 
HS suy nghĩ và trả lời
2. Chủ đề
Qua truyện ngắn, Kim Lân phản ánh và ca ngợi tình yêu làng - yêu nước chân thành, giản dị của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 
III - §äc hiÓu v¨n b¶n
Để khắc họa nổi bật chủ đề của truyện, tính cách của nhân vật, Kim Lân đã đặt nhân vật chính vào một tình huống truyện như thế nào ? Tình huống ấy có tác dụng gì ? 
HS suy nghĩ, đề xuất, lí giải trên cơ sở bài chuẩn bị ở nhà
1. Tình huống truyện
Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân đã để cho ông Hai càng trở nên thân quý đối với người đọc vì tác giả đã sáng tạo ra một tình huống đặc sắc. Đó là tình huống ông Hai tình cờ nghe được tin dân làng Chợ Dầu yêu quý của ông đã thành làng Việt gian theo Pháp, phản lại kháng chiến, phản lại cụ Hồ.
Chi tiết này xét về mặt hiện thực rất hợp lí ; về mặt nghệ thuật, nó tạo nên một cái nút thắt của câu chuyện, gây ra một mâu thuẫn giằng xé tâm trí ông lão, tạo ra điều kiện để thể hiện tâm trạng và phẩm chất, tính cách của nhân vật thêm chân thực, sâu sắc, góp phần giải quyết chủ đề truyện ngắn. 
Sự phát triển của câu chuyện sẽ dựa vào tình huống oái oăm ấy. 
Hết tiết 61, chuyển tiết 62
- Khi nghe tin do những người tản cư từ Gia Lâm cho biết: cả làng chúng nó Việt gian theo Tây thì thái độ và tâm trạng của ông Hai như thế nào (phân tích cử chỉ và những câu nói của ông) ? 
HS tìm dẫn chứng để phân tích. 
2. Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc
- Khi nghe tin do những người tản cư từ Gia Lâm cho biết: cả làng chúng nó Việt gian theo Tây thì thái độ và tâm trạng của ông Hai:
Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, lặng đi, tưởng như không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, cất tiếng hỏi, giọng lạc đi:
Liệu có thật không hở bác, hay là chỉ lại...
→ Chỉ bằng vài câu văn ngắn, tác giả đã cụ thể hóa cái sững sờ, ngạc nhiên đến hốt hoảng, nghẹn giọng, lạc giọng, khó thở khi nghe tin dữ - một cái tin động trời mà trước đó ông không thể tin, không thể ngờ lại có thể xảy ra như thế. Vì vốn ông yêu và tự hào về làng quê của mình cái gì cũng đẹp, cũng hay, cũng nhất.
Nhưng rồi, bằng những chứng cứ cụ thể, xác định, ông Hai đành phải tin cái sự thật khủng khiếp ấy. Cử chỉ đầu tiên của ông là lảng chuyện, cười cái cười nhạt thếch của sự bẽ bang, rời quán về nhà (ở nhờ). Những câu nói mỉa móc, căm ghét của những người tản cư nói về cái làng Việt gian ấy vẫn đuổi theo ông, mỉa mai làm ông xấu hổ, ê chề như họ đang mắng chửi chính ông - vì ông là người Chợ Dầu, cái làng đốn mạt ấy. Ông Hai cúi gằm mặt mà đi, trong sự trốn tránh vì xấu hổ, nhục nhã. 
- Về đến nhà, nằm vật ra giường như bị cảm, nhìn lũ con chơi sậm sụi với nhau, tâm trạng của ông Hai diễn biến như thế nào ? 
HS đọc đoạn văn: Nhìn lũ con ... cái cơ sự này chưa ? và phát biểu.
- Đầu tiên, trong sự đau khổ và xấu hổ, nhục nhã, nhìn đàn con chơi đùa sậm sụi, đáng thương với nhau ở sau nhà, ông Hai nghĩ đến sự hắt hủi, khinh bỉ của mọi người dành cho những đứa trẻ của cái làng Việt gian ; thương con, ông thoắt vô cùng căm giận dân làng - những kẻ mà ông đã gọi là chúng bay một cách căm ghét và khinh bỉ. Ông nguyền rủa họ đã làm một việc điếm nhục bậc nhất hại đến danh dự của làng ; và tội còn to hơn thế, đó là tội phản bội, đầu hàng, bán nước. 
Nhưng rồi ông lại khó tin chuyện tày đình ấy, ghê gớm ấy có thể xảy ra. Ông tin rằng những người ấy đã quyết tâm sống mái với giặc - nghĩa là họ còn anh dũng, liều mạng hơn ông, thì làm sao họ có thể đổ đốn sa đọa, biến chất nhanh như thế được ?
Nhưng rồi những chứng cứ hiển nhiên trở lại làm ông đành một lần nữa cay đắng chấp nhận sự thật và sự nhục nhã, giày vò tâm trí lại sôi réo trong lòng ông: Cực nhục chưa ? Ông nghĩ tới sự tẩy chay của mọi người, tới tương lai chưa biết sinh sống, làm ăn như thế nào. Những kẻ mà ông suốt đời ghê tởm, thù hằn, trớ trêu thay lại rơi vào chính làng ông, vào chính bản thân và gia đình ông. Cụ thể nhất là ông sắp phải đón đợi thái độ ghẻ lạnh, móc máy của mụ chủ nhà khó tính, lắm điều. 
Tâm trạng, hành động của ông Hai như thế nào khi nói chuyện với vợ và mấy ngày sau đó ? 
- HS đọc đoạn trò chuyện của ông Hai với vợ, qua đó phân tích tiếp tục tâm trạng và thái độ của ông Hai ?
- Trò chuyện với bà vợ trong gian nhà ở nhờ, thái độ của ông Hai vừa bực bội, vừa đau đớn, cố kìm nén, ông gắt bà vô cớ, trằn trọc thở dài, rồi lo lắng đến mức chân tay nhủn ra, nín thở, lắng nghe, không nhúc nhích, nằm im chịu trận. 
Thái độ của ông Hai trong mấy ngày sau đó: không dám ra khỏi nhà, không dám đi đến đâu, chỉ ru rú trong nhà nghe ngóng tình hình bên ngoài trong lo lắng, sợ hãi thường xuyên ; lúc nào cũng nghĩ đến chuyện ấy, cũng tưởng mọi người chỉ nói đến chuyện ấy. 
- Qua câu chuyện với mụ chủ nhà, vợ chồng ông Hai bị đẩy đến tình hình như thế nào ? Tâm trạng của ông lúc ấy như thế nào ? 
- Ý nghĩ: Làng thì yêu thật; nhưng làng đã theo Tây rồi thì phải thù ! chứng tỏ điều gì đã diễn ra trong lòng ông ? 
HS trao đổi, thảo luận, phân tích ý nghĩ và tâm trạng của ông Hai. 
3. Tâm trạng của ông Hai mấy ngày sau
Khi bị mụ chủ nhà khó tính đẩy đến chỗ không biết sẽ sống nhờ ở đâu, tâm trạng của ông Hai càng trở nên u ám, bế tắc và tuyệt vọng. Những câu hỏi liên tiếp cuộn trào trong đầu ông già khốn khổ: Biết đem nhau đi đâu bây giờ ? Biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi ? Thật là tuyệt đường sinh sống ! Chính trong giây phút tuyệt vọng ấy, ông lão đã chớm có ý định quay trở về làng cũ: Hay là quay về làng ? Nhưng trong ông lập tức lại diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt: Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ ; về làng là chịu đầu hang thằng Tây, lại là cam chịu kiếp sống nô lệ, tôi đòi... về là chịu mất hết ư ?
Đến đây, tình cảm tự do, tình cảm cách mạng, lòng yêu nước, lòng yêu làng, yêu nước đã thực sự hòa quyện trong tâm hồn người lão nông tản cư. Và ông đã quyết định dứt khoát, trong cực kì đau khổ, uất hận: muốn sao thì sao, không thể bỏ về làng, phải thù cái làng theo giặc ấy dù trước đây, dù cả đời ông đã gắn bó máu thịt với nó, vô cùng yêu thương, tự hào về nó. T

File đính kèm:

  • docThạnh Nguyễn (Ngữ văn 9 - Tuần 13 cktkn).doc
Giáo án liên quan