Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1-6 - Năm học 2015-2016

1.Đọc-kể tóm tắt:

2.Tìm hiểu chú thích:

*Tác giả:

*Tác phẩm:

3.bố cục:

- Bố cục: 3 phần:

(1): Từ đầu  “cha mẹ đẻ mình”.

 Cuộc hôn nhân của Trương Sinh và Vũ Nương,sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xã cách.

(2): “Qua năm sau”  “việc trót đã qua rồi”.

Nỗi oan khuất và cái chết bi thẩm của Vũ Nương.

(3): Còn lại.

Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương

trong động Linh Phi. Vũ Nương được giả oan.

II-Phân tích văn bản:

1.Nhân vật Vũ Nương:

a-Những phẩm chất tốt đẹp của nàng:

- Tính tình: Thuỳ mỵ, nết na,

- Dáng vẻ và nhan sắc: Tốt đẹp => đẹp nết, đẹp người.

* Trong cuộc sống bình thường:

- Trương Sinh có tính đa nghi, phòng ngừa vợ.

- Nàng giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải thất hoà.

 Lời kể ngắn nhưng tỏ thái độ trân trọng của tác giả.

* Khi tiễn chồng đi lính:

- Nàng dặn dò:

+ Không monh vinh hiển, áo gắm phong hầu.

+ Mong chồng được bình an trở về.

+ Cảm thông trước những nỗi vất vả, gian lao

mà chồng sẽ phải chịu đựng.

+ Nói lên nỗi khắc khoải, nhớ nhung của mình.

Những lời nói ân tình, đằm thắm=>Yêu thương.

* Khi xa chồng:

- Nỗi buồn nhớ chồng dài theo năm tháng “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn ngăn được”.

- Một mình chăm con nhỏ, chăm sóc mẹ già tận tình, chu đáo “Nàng hết sức thuốc thang lấy lời khôn khéo khuyên lơn”.

- Lời trăng trối của mẹ chồng nàng: “ Say này,trời xét lòng mình xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”  Bà đã ghi nhận nhân cách và công lao của nàng với gia đình chồng.

- Khi mẹ chồng mất: Hết lời thương xót, ma

chay, tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình.

* Khi bị chồng nghi oan:

 Nàng đã phân trần với chồng:

- Lời thoại 1: “Thiếp vốn con kẻ khó cho thiếp”

+ Nàng nói tới thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thuỷ chung,trong trắng.

+ Cầu xin chồng đừng nghi oan.

 Hết lòng tìm cách hàn gắn cái hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.

- Lời thoại 2: “Thiếp sỡ dĩ Vọng Phu kia nữa” Nỗi dau đớn, thất vọng, tuyệt vọng đành cam chịu số phận, hoàn cảnh (Bị đối sử bất công, gia đình tan nát, )

- Lời thoại 3: Lời nói của nàng ở bến Hoàng Giang “Kẻ bạc mệnh phỉ nhổ”.

 Lời thề ai oán và phẫn uất, quyết lấy cái chết để chứng minh cho sự oan khuất và sự trong sạch của mình. Đây là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự, vừa có nỗi tuyệt vọng, vừa có sự chỉ đạo của lý trí.

Lời đối thoại, tự bạch sắp xếp hợp lý=>Khắc

hoạ tâm lý và tính cách.

* Vũ Nương: Một người phụ nữ sinh đẹp, nết na, hiền thục, lại đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng, rất mực hiếu thảo, một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình,song lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn.

 

doc58 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1-6 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giải trừ quân bị, một số tài nguyên lớn sẽ được chuyển sang phục vụ các mục đích phi quân sự, tăng cường phúc lợi trẻ em.
* Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân đã luôn quan tâm tới vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em với nhiều hình thức, nhiều lĩnh vực, như y tế, giáo dục: Trường cho trẻ em khuyết tật , các bệnh viện nhi, các đợt khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, các việc làm từ thiện với những em nhỏ gặp hoàn cảnh khó khăn,
4.Phần “Nhiệm vụ”:
 Tính chất toàn diện, cụ thể của các nhiệm vụ được nêu ra: 
- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em.
- Quan tâm chăm sóc nhiều hơn và hỗ trợ mạnh mẽ hơn đến trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn.
- Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ, các em gái được đối
sử bình đẳng như các em trai.
- Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở và không để một em nào mù chữ.
- Bảo đảm cho các bà mẹ được an toàn khi mang thai và sinh đẻ, kế hoạch hoá gia đình để tạo điều kiện cho trẻ em khôn lớn và phát triển.
- Giáo dục tính tự lập, tự do, tinh thần trách nhiệm và tự tin của trẻ em trong nhà trường,trong sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
- Bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển đều đặn kinh tế ở tất cả các nước,giải quyết vấn đề nợ nước ngoài của các nước đang phát triển đang có nợ.
- Mục 17 đưa ra điều kiện để thực hiện được các nhiệm vụ trên là: Phải có sự nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau trong hành động của từng nước cũng như hợp tác quốc tế à ý và lời rứt khoát, rõ ràng.
* Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế à Liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước và của toàn nhân loại.
- Qua những chủ trương, chính sách, qua những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của một xã hội.
- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể, toàn diện.
III.Tổng kết, ghi nhớ:
* Ghi nhớ: (SGK 35).
 * Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Bài tập: Phát biểu ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em.
- Học bài. Soạn bài “Các phương châm hội thoại”.
-------------------------------------------------------
Ngày soạn :29/8/2013 	
Ngày giảng:9a
 9b	
Tiết 13 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (Tiếp)
A. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
- Hiểu được những phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp; vì nhiều lý do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ.
2. Kĩ năng:
- Phân tích tình huống giao tiếp, nhận diện nhận xét việc sử dụng các phương châm hội thoại.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập và việc sử dụng phương châm hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK,SGV,Giáo án
- Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình bài giảng:
* Hoạt động 1: Khởi động:
1-Tổ chức:
 Sĩ số 9a :	9b
2-Kiểm tra:	
Câu hỏi: Thế nào là phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong hội thoại? Cho ví dụ?
3-Giới thiệu bài:
*Hoạt động 2: hình thành kiến thức
HĐ của GV và HS
Nội dung chính
* Ví dụ 1: Truyện cười “Chào hỏi” (SGK36).
? Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không?
? Thử tìm những tình huống khác mà lời hỏi
I.Quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
1.Ngữ liệu
thăm như trên được dùng một cách thích hợp,bảo đảm tuân thủ phương châm lịch sự.
à Ví dụ: Bạn A lâu không về quê chơi. Hôm 
nay A được mẹ cho về thăn quê, A gặp bác B, lễ phép chào: 
- Cháu chào bác ạ! Dạo này bác và gia đình có khoẻ không ạ? Cháu thấy bác hình như gầy hơn dạo trước, bác làm việc vất vả lắm phải không ạ?
(Bạn A và bác B có quan hệ họ hàng).
? Vì sao ở truyện cười lời hỏi thăm đó không 
phù hợp, nhưng ở tình huống trên lại phù hợp?
à Tình huống trên, người chào hỏi có quan hệ thân thích, ở trong hoàn cảnh lâu không gặp.Lời nói của ban A thể hiện sự quan tâm tới người bác của mình.
? Qua trên, em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
à Cần phải chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp, vì một câu nói có thể thích hợp trong tình huống này, nhưng không thích hợp trong một tình huống khác.
? Hãy rút ra kết luận về quan hệ giữa phương
châm hội thoại với tình huống giao tiếp?
- Một học sinh đọc ghi nhớ (SGK36).
? Đọc lại các ví dụ đã tìm hiểu ở các bài trước về các phương châm hội thoại, cho biết trong những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ?
à Các tình huống đều không tuân thủ phương châm hội thoại (Trừ tình huống trong phần học về phương châm lịch sự).
* Ví dụ 2: Đoạn đối thoại (SGK37).
- Một học sinh đọc.
- Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn hay không?
à Câu trả lời không đáp ứng được nhu cầu 
thông tin của An.
? Phươngchâm hội thoại nào đã không được tuân thủ trong câu trả lời của Ba? Vì sao lại như vậy?
à Ba đã không tuân thủ phương châm về lượng.Vì Ba không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo năm nào. Ba không nói điều mà mình không biết chính xác nên phải trả lời một cách chung chung để tuân thủ phương châm về chất.
* Ví dụ3 : Tình huống: Bác sỹ nói với một người mắc bệnh nan y (SGK37).
? Phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ? Vì sao bác sỹ phải làm như vậy?
à Phương châm về chất không được tuân thủ vì bác sỹ muốn bệnh nhân không vì tình trạng sức khoẻ của mình mà bi quan. Vì vậy cần phải động viên người bệnh lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp: Đó là có thể chữa được bệnh. Như vậy bác sỹ đã làm một việc rất nhân đạo và rất cần thiết.
? Nêu thêm 1 ình huống tương tự trong cuộc sống?
à Ví dụ: Người chiến sỹ khi không may bị sa vào tay giặc, không thể khai báo hết sự thật về đơn vị mình.Hoặc khi nhận xét về hình thức hoặc tuổi tác của người đối thoại, ta không thể nói họ sấu xí hay già trước tuổi.
* Ví dụ 4: Câu nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”
? Người nói câu nói này có phải không tuân thủ phương châm về lượng không?
à Xét về nghĩa tường minh thì câu nói này 
không tuân thủ phương châm về lượng (Không cung cấp thêm thông tin gì).
- Xét về hàm ý: Có nghĩa là: Tiền bạc chỉ là
phương tiện để sống, chứ không phải là mục
đích cuối cùng của con người.
à Răn dạy con người không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ khác quan trọng hơn.
? Hãy tìm thêm những câu nói tương tự?
Ví dụ: Em là em, anh vẫn cứ là anh (Xuân Diệu). Nó là con của bố nó mà
? Qua các ví dụ, tình huống trên, hãy cho biết những trường hợp nào không tuân thủ phương châm hội thoại?
- Một học sinh đọc ghi nhớ (SGK).
*Hoạt động 3:Luyện tập
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn học sinh lầm bài tập.
- Trình bày trước lớp.
- Học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên đánh giá.
2.Nhận xét
à Trong tình huống này chàng ngốc đã làm một việc quấy rối, gây phiền hà cho người khác.
Việc vận dụng phương châm hội
thoại phải phù hợp với đặc điểm
của tình huống giao tiếp (Nói với
ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói 
để làm gì?).
3.Kết luận:
 *Ghi nhớ: (SGK36).
II.Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
1.Ngữ liệu(SGK)
2.Nhận xét
Có thể bắt nguồn từ các nguyên
nhân:
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu
văn hoá giao tiếp.
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
- Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
3.Kết luận(Ghi nhớ SGK37).
III.Luyện tập
1-Bài tập 1 (SGK38)
- Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại, phương châm cách thức, vì một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được “Tuyển tập” để nhờ đó mà tìm được quả bóng. Cách nói của ông bố với cậu bé là không rõ (Đối với người khác thì có thể đây là câu nói có thông tin rất rõ ràng).
2-Bài tập 2 (SGK38)
- Thái độ và lời nói của chân, tay, tai, mắt, miệng đã vi phạm phương châm lịch sự.
- Việc không tuân thủ phương châm lịch sự ở đây là không có lý do chính đáng (Dựa vào nội dung câu chuyện).
 * Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài học.
+ Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp,
+ Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
- Học bài và xem lại các bài tập.
- Chuẩn bị tốt cho giờ viết bài Tập làm văn số 1.
Ngày soạn :29/8/2013 	
Ngày giảng:9ab
Tiết 14,15 - VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I. Mục tiêu :
 Giúp học sinh:
-Việt được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lý và có hiệu quả.
-Rèn luyện kĩ năng diễn đạt,viết văn thuyết minh.
-Giáo dục HS ý thức làm bài nghiêm túc .
II. Đề bài:
 Cây lúa Việt Nam.
III.Đáp án thang điểm.
 1.Nội dung :
 Mở bài: (1,5 điểm).
 Giới thiệu chung về cây lúa Việt Nam.
 Thân bài: (7 điểm).
Thuyết minh cụ thể ở các mặt sau:
- Cây lúa-đặc điểm bên ngoài của nó (Rễ, thân,lá, hoa, hạt,).
- Quá trình phát triển của cây lúa.
- Phân loại: Lúa nếp, lúa tẻ (Lại có nhiều loại).
- Cách chăm bón cho loại cây này.
- Cung cấp lương thực cho con người, cho gia súc (Truyền thuyết Lang Liêu làm bánh chưng bánh dày dâng vua chaàNguyên liệu từ lúa gạo). 
- Cây lúa còn là nguồn cung cấp mặt hàng xuất khẩu (Nước ta là nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan) góp phần phát triển kinh tế đất nước.
 Kết bài: (1,5 điểm).
 Sức sống và sự gắn bó của cây lúa với con người Việt Nam.
 2. Hình thức :
 Có bố cục 3 phần rõ ràng, bài viết sạch sẽ, rõ ràng
 Sử dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong bài thuyết minh.
Thang điểm:
- Bài làm đủ ý, diễn đạt lưu loát,bố cục rõ ràng,sạch sẽ, sử dụng tốt biện pháp nghệ thuật và yếu tố thuyết minh: 9 -10 điểm 
- Bài làm đủ ý, bố cục rõ ràng, có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố thuyết minh, còn mắc một số lỗi diễn đạt: 7 - 8 điểm.
Bài làm đủ ý, có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố thuyết minh, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt: 5 - 6 điểm.
- Còn lại tuỳ mức độ à cho điểm.
IV.Tổ chức kiểm tra
 1.Tổ chức: 
 Sĩ số 9a:
 9b
 2.Tiến hành kiểm tra
 3.Gv thu bài ,nhận xét giờ 
V.Hướng dẫn về nhà
 Ôn tập văn thuyết minh.
 Soạn:Chuyện người con gái Nam Xương.
Soạn : 10/9/2012 TUẦN 4
Giảng 9ab	
TIẾT 16 - CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
 (Trích: Truyền kỳ mạn lục) - Nguyễn Dữ -
A. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt
Nam qua nhân vật Vũ Nương.
- Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: Nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kỳ ảo với những tình tiết có thực, tạo nêu vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kỳ.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, SGV
- Học sinh: chuẩn bị bài soạn
C. Tiến trình bài giảng:
* Hoạt động 1: Khởi động:
1-Tổ chức:
 Sĩ số 9a 9b
2-Kiểm tra:
- Câu hỏi: Trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vân đề này?
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
* Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản
- Hướng dẫn học sinh đọc: To, rõ, truyền cảm à Nhận xét cách đọc của học sinh.
- H/sinh kể tóm tắt lại câu chuyện. Giới thiệu những nét chính về tác giả?
 Em hiểu thế nào là truyền kỳ?
 Thế nào là ‘Truyền kỳ mạn lục”?
(áng “Thiên cổ kỳ bút”)
 Văn bản này được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?
? Nhân vật Vũ Nương được tác giả
giới thiệu như thế nào? Nhận xét gì
về cách giới thiệu của ýac giả?
? Để hiểu hơn về nhân vật này, 
chúng ta cùng tìm hiểu nhân vật
Vũ Nương trong nhiều hoàn cảnh
mà nàng đã phải trải qua (Trong
cuộc sống bình thường, khi tiễn
chồng đi lính, khi xã chồng).
? Trong cuộc sống thường ngày, 
Vũ Nương là người như thế nào?
Nhận xét gì về thái độ của tác giả
ở đây?
? Khi Trương Sinh đi lính, nàng 
bộc lộ những phẩm chất gì?
(Nhận xét lời dặn dò của Vũ Nương)
? Khi phải sống xa chồng nàng bộc lộ những đức tính gì?
? Lời trăng trối của mẹ chồng nàng
giúp ta hiểu thêm được điều gì về nàng?
Vậy khi xã chồng nàng là người phụ nữ, người con như thế nào?
-Yêu thương chồng, con, hiếu thảo
? Khi nàng bị chồng nghi oan là không chung thuỷ, nàng đã làm gì?
(Chú ý tới những lời thoại của nàng)
? ở lời thoại 1, nàng đã nói những gì? Nhằm mục đích gì?
? ở lời thoại 2, nàng đã phân trần với chồng mình như thế nào?
? Lời thoại 3 của nàng trong hoàn
cảnh nào? Có nội dung gì?
?Em có suy nghĩ gì về lời thoại này?
(So sánh với cổ tíchàĐây là hành
động bột phát).
? Qua các tình huống trên đây, em
có nhận xét gì về tính cách của Vũ
Nương?
- Giáo viên hệ thống bài.
- Yêu cầu học sinh tóm tắt lại VB.
I-Đọc – tìm hiểu chung:
1.Đọc-kể tóm tắt:
2.Tìm hiểu chú thích: 
*Tác giả: 
*Tác phẩm: 
3.bố cục:
- Bố cục: 3 phần:
(1): Từ đầu à “cha mẹ đẻ mình”.
 Cuộc hôn nhân của Trương Sinh và Vũ Nương,sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xã cách.
(2): “Qua năm sau” à “việc trót đã qua rồi”.
Nỗi oan khuất và cái chết bi thẩm của Vũ Nương.
(3): Còn lại.
Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương 
trong động Linh Phi. Vũ Nương được giả oan.
II-Phân tích văn bản:
1.Nhân vật Vũ Nương:
a-Những phẩm chất tốt đẹp của nàng:
- Tính tình: Thuỳ mỵ, nết na, 
- Dáng vẻ và nhan sắc: Tốt đẹp => đẹp nết, đẹp người. 
* Trong cuộc sống bình thường:
- Trương Sinh có tính đa nghi, phòng ngừa vợ.
- Nàng giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải thất hoà.
à Lời kể ngắn nhưng tỏ thái độ trân trọng của tác giả.
* Khi tiễn chồng đi lính:
- Nàng dặn dò:
+ Không monh vinh hiển, áo gắm phong hầu.
+ Mong chồng được bình an trở về.
+ Cảm thông trước những nỗi vất vả, gian lao
mà chồng sẽ phải chịu đựng.
+ Nói lên nỗi khắc khoải, nhớ nhung của mình.
àNhững lời nói ân tình, đằm thắm=>Yêu thương.
* Khi xa chồng:
- Nỗi buồn nhớ chồng dài theo năm tháng “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn  ngăn được”.
- Một mình chăm con nhỏ, chăm sóc mẹ già tận tình, chu đáo “Nàng hết sức thuốc thang  lấy lời khôn khéo khuyên lơn”.
- Lời trăng trối của mẹ chồng nàng: “Say này,trời xét lòng mìnhxanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ” à Bà đã ghi nhận nhân cách và công lao của nàng với gia đình chồng.
- Khi mẹ chồng mất: Hết lời thương xót, ma 
chay, tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình.
* Khi bị chồng nghi oan: 
 Nàng đã phân trần với chồng:
- Lời thoại 1: “Thiếp vốn con kẻ khócho thiếp”
+ Nàng nói tới thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thuỷ chung,trong trắng.
+ Cầu xin chồng đừng nghi oan.
à Hết lòng tìm cách hàn gắn cái hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.
- Lời thoại 2: “Thiếp sỡ dĩVọng Phu kia nữa” Nỗi dau đớn, thất vọng, tuyệt vọng đành cam chịu số phận, hoàn cảnh (Bị đối sử bất công, gia đình tan nát,)
- Lời thoại 3: Lời nói của nàng ở bến Hoàng Giang “Kẻ bạc mệnh  phỉ nhổ”.
à Lời thề ai oán và phẫn uất, quyết lấy cái chết để chứng minh cho sự oan khuất và sự trong sạch của mình. Đây là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự, vừa có nỗi tuyệt vọng, vừa có sự chỉ đạo của lý trí.
àLời đối thoại, tự bạch sắp xếp hợp lý=>Khắc
hoạ tâm lý và tính cách.
* Vũ Nương: Một người phụ nữ sinh đẹp, nết na, hiền thục, lại đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng, rất mực hiếu thảo, một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình,song lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn.
 * Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
 - Phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương.
 - Tóm tắt văn bản: “Chuyện người con gái NX" 
 - Học bài, soạn tiếp tiết 2.
Soạn :10/9/2012	
Giảng:9a	
 9b
Tiết 17 - CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG 
 (Trích: Truyền kỳ mạn lục- Tiếp) - Nguyễn Dữ -
A. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
- Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: Nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kỳ ảo với những tình tiết có thực, tạo nêu vẻ đẹp riêng của loại truyện kỳ ảo.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: + Sưu tầm tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”. 
 + Sưu tầm: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.
- Học sinh: Sưu tầm truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”.
C. Tiến trình bài giảng:
* Hoạt động 1: Khởi động:
1-Tổ chức:
 Sĩ số 9a 9b
2-Kiểm tra:
- Câu hỏi: Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương?
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
* Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản:
Nàng Vũ Nương bị nghi oan là không chung thuỷ với chồng. Hãy tìm những nguyên nhân dẫn tới việc này?
?Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương có điều gì cần lưu ý?
Vì sao em biết? Cuộc hôn này có gì khó khăn cho nhân vật Vũ Nương?
? Theo em tính cách của Trương Sinh có phải là nguyên nhân dẫn tới nỗi oan của vợ chàng?
? Còn nguyên nhân nào dẫn tới nỗi oan của Vũ Nương?
? Nhận xét gì về nguyên nhân này?
? Bên cạnh các nguyên nhân trên theo em còn nguyên nhân nào nữa?
?Trong truyện, tác giả đã sử dụng những yếu tố kỳ ảo nào?
? Em có nhận xét gìvề cách đưa những yếu tố kỳ ảo vào trong truyện của tác giả? Cho biết tác dụng của cách đưa yếu tố kỳ ảo xen lẫn yếu tố thực?
? Các yếu tố kỳ ảo được đưa vào trong truyện có tác dụng gì? (ý nghĩa như thế nào?).
? Hãy phân tích tình tiết kỳ ảo ở cuối truyện? (ở tình tiết này có thể hiện tính bi kịch hay không?).
? Những đặc sắc về nghệ thuật của
văn bản?
? Nêu nội dung chính của văn bản?
- Đọc ghi nhớ SGK. 
b- Nỗi oan khuất của Vũ Nương:
- Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương có phần không bình đẳng:
+ Trương Sinh xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về.
+ Lời của Vũ Nương: “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”.
à Tạo cho Trương Sinh một cái thế: Có tiền +Có quyền (Cái thế của người chồng trong gia đình, người đàn ông dưới chế độ phong kiến).
- Tính cách của Trương Sinh: “Đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức” + Tâm trạng khi trở về có phần nặng nề không vui “Cha về, bà đã mất”
- Lời nói của đứa con ngây thơ: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư! không như cha tôi trước kia”. “Trước đây, thường có một người đàn ông  Đản cả”
à Thông tin rất đáng tin, ngày một gay cấn:Như đổ thêm dầu vào lửa, tính đa nghi đã đến độ cao trào, chàng “đinh ninh là vợ hư”.
=> Đây là tình huống bất ngờ.
- Cách cư sử hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh:
+ Không đủ bình tĩnh để phán đoán, nghe lời con trẻ và không đủ bình tĩnh để phân tích đúng, sai.
+ Bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ.
+ Không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng (Họ hàng, làng xóm).
+ Nhất quyết không nói duyên cớ để vợ có cơ hội minh oan.
- Do hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ:
+ Xã hội trọng nam, khinh nữ.
+ Đất nước có chiến tranh.
à Nghệ thuật tạo tình huống, xung đột, sắp xếp lại một số tình tiết, thêm bớt hoặc tô đậm những tình tiết có ý nghĩa, có tính chất quyết định đến quá trình của truyện cho hợp lý, tăng cường tính bi kịch và cũng làm cho truyện trở nên hấp dẫn, sinh động hơn.
=> Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến. Xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.
2. Những yếu tố kỷ ảo trong truyện:
- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
- Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi gặp Vũ Nương  được đưa về dương thế.
- Hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn tràng giải nỗi oan cho nàng ở bến Hoàng Giang.
* Cách thức đưa những yếu tố kỳ ảo vào trong truyện. Các yếu tố này được đưa xen kẽ với những yêu tố thực (Về địa danh, về thời điểm lịch sử, nhân vật lịch sử, sự kiên lịch sử, trang phục của các mỹ nhân, tình cảnh nhà Vũ Nương).
à Thế giới kỳ ảo gần với cuộc sống đơi thực,làm tăng thêm độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.
* 

File đính kèm:

  • docBai_1_Phong_cach_Ho_Chi_Minh.doc
Giáo án liên quan