Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 99: Tiếng nói của văn nghệ - Năm học 2015-2016

Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu bố cục .

* Mục tiêu: HS nắm được nội dung chính của 2 phần văn bản qua 2 luận điểm.

H: Tác giả đã phân tích tác động của văn nghệ tới đời sống tâm hồn con ng¬ười bằng những luận điểm nào ?.

- 2 luận điểm.

Tìm bố cục dựa trên 2 luận điểm trên.?.

- HS hoạt động cá nhân trả lời.

- GV nhận xét-> nhấn mạnh.

Hoạt động 4 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản

* Mục tiêu: HS hiểu được Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ .

- GV: yêu cầu h/s chú ý vào phần 1

H: Theo em để làm rõ luận điểm, tr¬ước hết tác giả đ¬ưa ra nhận định nào ?

- HS hoạt động cá nhân phát hiện chi tiết

- HS khác nhận xét.

- GV nhận xét-> kết luận

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 99: Tiếng nói của văn nghệ - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/01/2016
Ngày giảng: 9A
 9B
Ngữ văn. Tiết 99 - Bài 19.
Văn bản : TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
 (Nguyễn Đình Thi) 
I. Mục tiêu.
* Mức độ cần đạt.
- Biết được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.
- Biết thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của tác giả.
Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Tình yêu văn nghệ của Hồ Chủ Tịch
Học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng đọc viết
* Trọng tâm kiến thức kĩ năng.
1. Kiến thức.
- Nội dụng và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống của con người.
- Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản.
2. Kĩ năng. 
- Đọc hiểu một văn bản nghị luận. 
- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. 
- Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài .
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên : sgk, giáo án, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
IV . Phương pháp, kĩ thuật . 
- Hỏi- đáp, bình giảng, giảng - giải/Kĩ thuật động não, kĩ thuật trình bày 1 phút, thảo luận nhóm 
V . Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra đầu giờ (3p)
H: Tác giả Chu Quang Tiềm nêu vấn đề gì trong văn bản “Bàn về đọc sách” ?
 Em đã học được điều gì từ vấn đề mà tác giả đã nêu ?
* Đáp án:
Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn. Ngày nay sách nhiều, phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng. Cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn. Việc đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích kiên định, vừa đọc vừa nghiền ngẫm.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 
Hoạt động 1 : Khởi động: (1p)
Văn nghệ, nó có sức mạnh riêng và hết sức độc đáo. Người nghệ sĩ sáng tác tác phẩm với mục đích gì? Văn nghệ đến với người tiếp nhận, đến với quần chúng nhân dân bằng con đường nào? Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã góp phần trả lời những câu hỏi trên thông qua văn bản mà chúng ta bắt đầu tìm hiểu
Hoạt động của thầy - trò
T/G
Nội dung
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, thảo luận chú thích .
* Mục tiêu: HS biết cách đọc mạch lạc, rõ ràng, diễn cảm các dẫn chứng thơ. Hiểu được một vài nét về tác giả, tác phẩm. Hiểu được nghĩa của một chú thích bác ái. Luân lí.
- GV hướng dẫn cách đọc: đọc mạch lạc, rõ ràng, diễn cảm các dẫn chứng thơ.
- GV: Đọc 1 đoạn, gọi h/s đọc tiếp
- GV nhận xét, uốn nắn.
Học sinh khuyết tật: Đọc chép 3 câu
GV uốn nắn
H: Hãy nêu hiểu biết của em về tác giả ?
 GV giảng- mở rộng.
Nguyễn Đình Thi Là một nghệ sĩ đa tài của nền văn nghệ Việt Nam. (Làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình)
- 1943 là thành viên của tổ chức văn hoá cứu quốc.
- Sau c/m T8 là tổng bí th hội văn háo cứu quốc, đại biểu quốc hội khoá I.
- Từ 1958-1989 là tổng thư kí hội nhà văn VN.
- Từ 1995 là chủ tịch uỷ ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật.
H: Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- GV nhận xét-> nhấn mạnh
(Viết 1948. Thời kì đầu của cuộc k/c chống Pháp)
GV: Nhan đề vừa có tính khách quan lí luận vừa gợi sự gần gũi, thân mật. Nó bao hàm cả nội dung, lẫn cách thức, giọng điệu.
- GV yêu cầu học sinh giải thích nghĩa của 2 chú thích bên.
H: Em hãy xác định thể loại văn bản ?
- Nghị luận về một vấn đề đời sống (văn nghệ) 
(Phương thức lập luận giải thích và chứng minh)
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu bố cục .
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung chính của 2 phần văn bản qua 2 luận điểm.
H: Tác giả đã phân tích tác động của văn nghệ tới đời sống tâm hồn con người bằng những luận điểm nào ?.
- 2 luận điểm.
Tìm bố cục dựa trên 2 luận điểm trên.?.
HS hoạt động cá nhân trả lời.
GV nhận xét-> nhấn mạnh.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản 
* Mục tiêu: HS hiểu được Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ . 
- GV: yêu cầu h/s chú ý vào phần 1 
H: Theo em để làm rõ luận điểm, trước hết tác giả đưa ra nhận định nào ?
- HS hoạt động cá nhân phát hiện chi tiết
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
GV: Giải thích (Vật liệu: chất liệu, tư liệu lấy từ đ/s để tạo nên tác phẩm nghệ thuật)
H: Để chứng minh cho nhận định đó, tác giả đã đưa ra phân tích những dẫn chứng cụ thể nào,? 
GV: Mùa xuân hiện lên trong 2 câu thơ của Nguyễn Du, cái chết của Ca-rê-nhi-a, Kiều
Đây là những dẫn chứng tiêu biểu của 2 nhà văn nổi tiếng, thơ có, văn xuôi có, văn học Việt Nam có, văn học nước ngoài có với cách lập luận rất chặt chẽ
H*: Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của tác giả ? Qua đó cho ta thấy nội dung phản ánh của văn nghệ là gì ?
- HS hoạt động cá nhân nhận xét
- HS chia sẻ
- GV nhận xét-> kết luận.
GV giảng
Như vậy tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép đơn giản, “Chụp ảnh” nguyên xi thực tại ấy. Khi sáng tạo 1 tác phẩm, người nghệ sĩ gửi vào đó 1 cách nhìn, 1 lời nhắn nhủ của riêng mình. Nội dung của tác phẩm văn nghệ đâu chỉ là câu chuyện, là con người như ở ngoài đời mà quan trọng hơn là ở tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó: “Anh gửi vào tác phẩn 1 lá thư, anh muốn đem 1 phần của mình góp vào đời sống xung quanh”.
 - HS chú ý đoạn: “ Chúng ta nhận rõ cái kì diệu...
H: Nguyễn Đình Thi đã phân tích sự cần thiết của văn nghệ đối với con người như thế nào ?
- HS ho¹t ®éng nhãm 4(5p) lµm bµi tËp
- HS hoạt động cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi trong 1p
- §¹i diÖn nhãm tr×nh bµy.
- Nhãm kh¸c chia sẻ
- Người điều hành kết luận
- GV nhËn xÐt-> uèn n¾n.
H: Nếu không có văn nghệ, đời sống con người sẽ ra sao ?
- Cuộc đời khô héo, con người sẽ sơ cứng tâm hồn.
GV: Trong đoạn văn, không ít lần tác giả đã đưa ra quan niệm của mình về bản chất của nghệ thuật. 
H: Bản chất của nghệ thuật là gì? Từ bản chất ấy, tác giả diễn giải và làm rõ con đường đến với người tiếp nhận - tạo nên sức mạnh kì diệu của nghệ thuật là gì?
HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác chia sẻ
- GV nhận xét-> kết luận.
GV tích hợp tưởng Hồ Chí Minh
Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại là người yêu văn nghệ, văn nghệ không thể xa rời cuộc sống của con người nhất là nhân dân lao động. Văn nghệ làm cho đời sống hằng ngày của con người trở nên tươi mát, đỡ khắc khổ như một món ăn tinh thần bổ ích không thể thiếu.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết rút ra ghi nhớ.
 Qua bài tiểu luận, em hãy rút ra nghệ thuật và nội dung chủ yếu ?
- Học sinh trả lời.
- GV: Chỉ định 1 em đọc ghi nhớ.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
* Mục tiêu: HS biết cách nêu 1 tác phẩm văn nghệ mà học sinh yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm đó đối với bản thân. 
- GV hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập
8p
2p
20p
2p
4p
I/ Đọc và thảo luận chú thích:
1. Tác giả 
2. Tác phẩm ( SGK)
II/ Bố cục:
 + Phần1: Từ đầu 1 cách sống của tâm hồn.(Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ.)
 + Phần 2: Còn lại.
(Sức mạnh kì diệu của văn nghệ)
III/ Tìm hiểu văn bản:
1. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ:
“ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng .... đã có rồi mà còn muốn nói 1 điều gì mới mẻ”
+ Hai câu tả cảnh mùa xuân tươi đẹp ( Truyện Kiều ).
+ Cái chết thảm khốc của An- na Ca - rê nhi - a.
- Bằng cách lập luận từ luận cứ cụ thể. kết hợp nghị luận với miêu tả, hình ảnh giàu cảm xúc.
 => Văn nghệ phản ánh thực tại khách quan làm cho trí tò mò, hiểu biết của người đọc người nghe thoả mãn.
2. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
+ “ Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào...óc ta nghĩ “
- Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình.
- Văn nghệ đem lại niềm vui sống cho những kiếp người nghèo khổ.
“ Nghệ thuật không đứng ngoàibước lên đường ấy”
- Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm -> văn nghệ đến với con người qua con đường tình cảm.
- Văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình.
-> Văn nghệ không thể thiếu trong đời sống xã hội và con người. 
IV/ Ghi nhớ: (sgk)
V/ Luyện tập:
Nêu 1 tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm đó đối với bản thân..
4. Củng cố: (3p)
H: Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản ?
5. Hướng dẫn học bài: (2p)
- Học bài, nắm vững nội dung 2 luận điểm lớn.
- Chuẩn bị bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
+ Đọc và tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm.
+ Tìm hiểu và phân tích những điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách, thói quen của người Việt Nam ta.

File đính kèm:

  • doctiet 99 tieng noi van nghe.doc