Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Hữu Thời

1-Câu 1 : giới thiệu được những nét chính về tác giả Nguyễn Dữ và Chuyện người con gái Nam Xương. (5 điểm)

-Nguyễn Dữ, quê : Hải Dương

-Là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm

-Sống ở thế kỉ XVI khi triều đình nhà Lê khủng hoảng.

-Sự nghiêp sáng tác : Truyền kì mạn lục.

- «Chuyện người con gái Nam Xương » rút từ tập Truyền kì mạn lục, viết bằng chữ Hán.

-Mượn cốt truyện dân gian « Vợ chàng Trương »

-ND: Chuyện kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, chuyện thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự và trữ tình.

2-Câu 2 : Nêu được cảm nhận khái quát của em về những vẻ đẹp về nhân vật Vũ Nương và số phận oan nghiệt của nàng. (5 điểm)

-Là người phụ nữ nết na, đức hạnh. Người vợ thủy chung, người con hiếu thảo, người mẹ mẫu mực. Nàng bị chồng nghi oan mất lòng thủy chung với chồng, tìm đến cái chết để minh oan. Nhà văn đã ngợi ca vẻ đẹp vốn có của người phụ nữ ,đồng thời cảm thông sẻ chia với nỗi khổ của nàng và phê phán xã hội nam quyền cướp đi quyền sống quyền hạnh phúc của người phụ nữ.

 

doc516 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1854 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Hữu Thời, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bằng đoạn văn tổng phân hợp khoảng 5-7 câu. Đoạn văn có sử dụng phép nối. (3đ)
B-Đáp án:
I-Trắc nghiệm khách quan ( 3điểm : từ câu 1-6 mỗi câu đúng cho 0,25đ, câu 7 đúng khái niệm cho 0,5đ, câu 8 nối đúng 4 dòng cho 1 đ, mỗi dòng cho 0,25đ)
1-B, 2-C, 3-D, 4-D, 
5- Nối : 1-b, 2-d, 3- a, 4-c.
II-Tự luận (8 điểm)
1-Câu 1 làm đúng cho 0,5 điểm. Xếp thứ tự từ cao xuống thấp
Phương tiện, xe đạp, bánh xe, nan hoa.
2-Câu 2 làm đúng cho 2 điểm:
-Từ ghép: bọt bèo, bó buộc, giam giữ, mong muốn, tươi tốt, đất đai, đưa đón.
-Từ láy: lơ lửng, nhẫn nhục, nhũng nhẵng, mong manh, mịn màng.
3-Câu 3: làm đúng cho 1 điểm
-Ăn ngay nói thật (chất), câm như hến (lượng), nói có đầu có đũa (cách thức), đánh trống lảng (quan hệ).
4-Câu 4 làm đúng cho 4,5 đ.
a- Chỉ ra được phép tu từ và tác dụng của nó: (1,5đ)
+So sánh:có cái gì rưng rưng, như là rừng là bể, là sông,là đồng, gợi cảm xúc trào dâng khi quá khứ dội về
+Điệp từ:mặt, diễn tả tư thế tập trung chú ý, đối mặt, nhìn mặt trực tiếp và vầng trăng gợi lên bao kỉ niệm đời người.
+Nhân hóa “Ánh trăng im phăng phắc”.. diễn đạt sự trách móc trong im lặng, là sự tự vấn lương tâm.
b-Đoạn văn tổng phân hợp (3 đ)
-Hình thức đoạn văn tổng phân hợp (0,5 đ): 
-Nội dung: làm nổi bật suy ngẫm của nhà thơ về cuộc đời, con người (2đ)
+Câu mở đầu: Hai khổ thơ cuối gợi sự suy ngẫm của nhà thơ về cuộc đời, con người.
+Các câu tiếp theo: Hình ảnh:ngửa mặt nhìn mặt,có cái gì rưng rưng, như là rừng là bể, là sông,là đồng. Điệp từ:mặt, so sánh, liệt kê,từ láy diễn tả tư thế tập trung chú ý, đối mặt, nhìn mặt trực tiếp và cảm xúc trào dâng khi quá khứ dội về.Vầng trăng gợi lên bao kỉ niệm đời người.Trăng cứ tròn vành vạnh:vẻ đẹp của nghĩa tình đầy đặn thuỷ chung nhân hậu bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời.Vầng trăng im phăng phắc.. diễn đạt sự trách móc trong im lặng, là sự tự vấn lương tâm. Cái giật mình:phản xạ của người biết suy nghĩ chợt nhận ra sự vô tình bạc bẽo.Sự nông nổi trong cách sống của mình.
+Câu kết: Bài thơ gợi nhắc con người sống phải có nghĩa tình với quá khứ,uống nước phải nhớ nguồn
-Phép nối (0,5đ)
D -Củng cố (1 phút)
-Thu bài, giáo viên nhận xét giờ làm bài của học sinh.
-Rút kinh nghiệm giờ làm bài.
E -Hướng dẫn học bài. (1 phút)
-Ôn lại toàn bộ kiến thức về tiếng Việt đã học.
-Làm lại các bài tập sgk
-Làm bài tập trắc nghiệm phần tiếng Việt.
-Chuẩn bị kiểm tra học kì I
..................d&c..................
 Ngày soạn:1/12/2012
 Ngày dạy:3/12/2012
TUẦN 16 - TIẾT 76 	 KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I -Mục tiêu bài dạy.
1-Kiến thức.
-Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh về nhận thức các tác phẩm văn học ở lớp 9 kì I
2-Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra 1 tiết.
3-Thái độ: 
-Giáo dục ý thức tự giác làm bài cho học sinh.
II -Phương tiện thực hiện.
-Thầy: giáo án, đề bài photo
-Trò:bút giấy.
III -Cách thức tiến hành
-Làm bài.
IV -Tiến trình bài dạy.
1-Tổ chức.1’
2-Ma trận đề
2.Ma trận đề:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng cộng
TN
TL
TN
TL
Đồng chí
Số câu:2
Số điểm:
Tỉ lệ:
-Hoàn cảnh ra đời
1câu
0.25điểm
2,5 %
- Tinh thần đoàn kết
1câu
0,25đ
2,5 %
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Số câu :2
Số điểm:
Tỉ lệ:
-Xuất xứ
2 câu 
0,5điểm
5 %
 Đoàn thuyền đánh cá
Số câu:1
Số điểm:
Tỉ lệ:
Xuất xứ,điệp từ “hát”
2 câu
0,5 điểm
5%
Nội dung
1 câu
0,55 điểm
2,5%
Ánh trăng
Số câu:1
Số điểm:
Tỉ lệ:
-Hoàn cảnh ra đời
1câu
0.25điểm
2,5 %
Bếp lửa
Số câu :1
Số điểm:
Tỉ lệ:
Xuất xứ
2 câu
0,25 điểm
2,5%
Chiếc lược ngà
Số câu:2
Số điểm:
Tỉ lệ:
Hoàn cảnh ra đời
1 câu
0,25điểm
2,5%
Tình huống
1câu
0.25điểm
2,5 %
Phân tích tâm lí bé Thu trong đợt anh sáu về thăm nhà
1
3điểm
30%
Làng
Số câu :2
Số điểm:
Tỉ lệ:
Hoàn cảnh ra đời
1 câu
0,25điểm
2,5%
Tóm tắt
1 câu
2 điểm
205
Tình huống
1 câu
2 điểm
205
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
9câu
2,25điểm
22,5%
%
3 câu
0,75 điểm
7,5%
1 câu
2 điểm
20%
1 câu
2 điểm
20%
1 câu
3 điểm
30%
15 câu
10điểm
100%
3-Đề bài.(42 phút)
I-Trắc nghiệm( 3 điểm)
*Hãy lựa chọn đáp đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu.
1-Chủ đề của bài thơ “Đồng chí” là gì?
	A-Ca ngợi tình đồng chí gắn bó keo sơn giữa những người lính Cụ Hồ trong cuộc 	kháng chiến chống Pháp.
	B-Tinh thần đoàn kết gắn bó giữa 2 anh bộ đội cách mạng.
	C-Vẻ đẹp của tình đồng chí.
	D-Sự nghèo túng,vất vả của người nông dân mặc áo lính.
2- Nhận xét nào sau đây đúng với hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Đồng chí” ?
A-Đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ. B-Cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ.
 C-Đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. D-Cuối cuộc kháng chiến chống Pháp
3- Bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính’’ của Phạm Tiến Duật đã được tặng giải nhất cuộc thi thơ của Báo văn nghệ năm 1969 và đưa vào tập ‘ Vầng trăng quầng lửa’.
A-Đúng. 	B-Sai.
4 -“Đoàn thuyền đánh cá” có mấy câu thơ trong bài chứa từ “hát” chỉ hoạt động ca hát của người lao động?
	A-Một. 	 B-Hai. 	 C-Ba. 	 D-Bốn.
5- Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyến Duy thể hiện tình cảm người lính trong hoàn cảnh nào sau đây?
 A-Trong chống Pháp. 	 C-Trong thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. 
 B-Trong chống Mỹ. 	 D- Sau khi đất nước được thống nhất.
6-Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng có mấy tình huống đặc sắc?
A-Một. 	B- Hai. 	C-Ba. 	D- Bốn.
7-Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân khắc họa tình cảm yêu làng yêu nước của người nông dân Việt Nam trong thời kì nào sau đây?
A-Thời kì đầu chống Pháp. 	B-Thời kì cuối chống Pháp.
C-Thời kì đầu chống Mỹ. 	D- Thời kì cuối chống Mỹ.
8-Chọn từ ngữ cho ở bên dưới điền vào chỗ trống sao cho phù hợp với nhận xét sau:
	Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp…(1)… thể hiện sự hài hòa giữa…(2)…và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước….(3)…và cuộc sống.
A- đất nước. 	 B- tráng lệ. 	C-thiên nhiên.
9-Nối cột A với cột B sao cho đúng giữa tên tác phẩm với năm sáng tác?
 A B
a-Đoàn thuyền đánh cá
1- 1963
b-Chiếc lược ngà
2- 1969
c-Bài thơ về tiểu đội xe không kính
3- 1958
d-Bếp lửa
4- 1966
II-Tự luận (7 điểm).
 Câu 1: ( 2đ) Trong 2 truyện ngắn đã học : “Làng” của nhà văn Kim Lân và “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đều có những tình huống bất ngờ, đặc sắc. Đó là những tình huống nào ? 
Câu2: (2đ) Tóm tắt ngắn gọn văn bản “ Làng” của nhà văn Kim Lân
Câu 3: (3 đ) Em hãy phân tích ngắn gọn diễn biếm tâm lí của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà?
B-Đáp án.
I-Trắc nghiệm khách quan (3 điểm: từ câu 1-8 mỗi câu đúng cho 0,25đ, câu 9 nối mỗi dòng cho 0,25đ)
1-A, 2-C, 3-A, 4-B, 5-D, 6-B, 7-A, (8 điền 1-B, 2-C, 3- A), 9 nối: a-3, b-4, c-2, d-1
II-Tự luận (7 đ)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
* Tình huống truyện:
 + “Làng” : Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu làm Việt gian theo Pháp.
 +“Chiếc lược ngà” 
 - Cha con ông Sáu gặp nhau sau 8 năm nhưng Thu không nhận cha, đến lúc nhận ra thì ông Sáu sắp phải ra đi.
- Ở căn cứ, ông dồn tình cảm vào làm cây lược để tặng con, nhưng chưa kịp trao món quà ấy ông đã hi sinh.
( 1 đ)
(1đ)
Câu 2
Tóm tắt ngắn gọn văn bản “ Làng” của Kim Lân
 Ông Hai định ở lại làng cùng du kích và đám thanh niên trẻ tuổi chiến đấu giữ làng. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình, ông phải cùng vợ con rời bỏ làng Dầu đi tản cư kháng chiến. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, kể chuyện khoe làng của mình với bà con trên đó. Bỗng một hôm ông nghe tin cả làng chợ Dầu của ông theo giặc pháp làm việt gian, ông đau khổ, cả gia đình ông buồn. Ông chủ tịch tìm đến và cải chính làng ông là làng kháng chiến, ông vô cùng sung sướng khoe nhà ông bị đốt cháy nhẵn, cháy rụi
( 2đ)
Câu 3
- Trình bày cảm xúc sau khi học xong bài thơ:
+ Giới thiệu được hoàn cảnh tiếp xúc bài thơ.
+ Tình cảm xúc động về tình bà cháu sâu sắc ,lắng đọng ở những hình ảnh bình dị ,thân thương.
+ Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà,tình bà cháu,tình quê hương.
+ Trân trọng ,yêu mến bà của mình.
0,5đ
1đ
1đ
0,5đ
4 -Củng cố: (1 phút)
-Thu bài.
-Rút kinh nghiệm giờ làm bài
5-Hướng dẫn học bài. (1phút)
-Ôn lại toàn bộ những tác phẩm thơ và truyện hiện đại.
-Tóm tắt những truyện ngắn, phân tích nhân vật tiêu biểu.
-Học thuộc lòng những bài thơ và phân tích nội dung và nghệ thuật.
-Làm bài tập trắc nghiệm.
............d&c.............
 Ngày soạn:3/12/2012
 Ngày dạy:5/12/2012
TUẦN 16 - TIẾT 77 	 CỐ HƯƠNG
 	 Lỗ Tấn
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
 - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Cố hương”.
*. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG:
1-Kiến thức.
 -Giúp hs thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội Trung Quốc đương thời(những năm đầu thế kỉ XX) và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới, màu sắc trữ tình đậm đà qua giọng kể về những hồi ức tuổi thơ, biện pháp so sánh, đối chiếu quá khứ- hiện tại được sử dụng thành công.
2-Kĩ năng.
 -Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể chuyện tóm tắt, phân tích tâm trạng nhân vật và một số hình ảnh mang tính chất biểu trưng trong tác phẩm.
3-Thái độ.
 -Giáo dục lòng trân trọng tình cảm, tình yêu quê hương tha thiết,
4. Kĩ năng sống.
- Động não.
- Tư duy sáng tạo
- Tự nhận thức.
II. PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC.
- Động não 
- Viết sáng tạo
- Thảo luận.
III.CHUẨN BỊ;.
 -Thầy:giáo án, sgk, bảng phụ.
 -Trò:vở soạn, sgk, vở ghi,
IV -Tiến trình bài dạy.
1 -Tổ chức. (1 phút)
2 -Kiểm tra: (5phút)
? Hãy nêu nội dung chính của truyện ngắn Chiếc lược ngà.
TL: Truyện thể hiện cảm động tình cảm gia đình, tình cha con sâu sắc, mãnh liệt đồng thời gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những đau thương ,mất mát và éo le mà chiến tranh gây ra. (10đ)
3 -Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
TG
Hoạt động 1;
-Chú ý giọng chậm, buồn, hơi bùi ngùi khi kể, tả ,giọng ấp úng của nhân vật Nhuận Thổ.
-GV đọc một đoạn, gọi hs đọc, giáo viên nhận xét.
-Tóm tắt truyện?
?Nêu vài nét chính về tác giả?
-Lúc nhỏ tên là Chu Chương Thọ, tên chữ là Dự Tài, sau đổi tên là Chu Thụ Nhân.
-Học nhiều ngành khoa học, sau hiểu ra văn học là vũ khí lợi hại để biến đổi tinh thần dân chúng rồi lại chuyển sang hoạt động văn học. Năm 1981 toàn thế giới kỉ niệm 100 năm sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hoá.
?Nêu xuất xứ tác phẩm?
?Học sinh chú ý 1 số từ khó trong sgk.
.
?Em hiểu thế nào về từ “kí ức”?
-Trí nhớ.
?Cậu ấm?
-Con trai nhà giàu.
Hoạt động 2:
?Xác định kiểu văn bản và PTBĐ?
Truyện ngắn, tự sự.
-Lưu ý: dù nhiều chi tiết trong tác phẩm là có thực trong cuộc đời Lỗ Tấn song không nên đồng nhất với nhân vật tôi và tác giả. Cố hương là truyện ngắn có yếu tố hồi kí chứ không phải là hồi kí
-Phương thức chủ yếu là tự sự, chỉ có điều mạch tường thuật sự việc luôn gián cách bởi những đoạn hồi ức xen kẽ. Chính vì vậy, chỉ có thể xem Cố hương là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí chứ không phải là hồi kí.
-Bên cạnh phương thức tự sự, còn có phương thức biểu cảm: vì có yếu tố hồi kí, ngôi kể thứ nhất biểu hiện tình cảm, quan điểm, nguyện vọng, đan xen yếu tố bình luận
?Truyện có thể chia làm mấy phần?
-Ba phần:
+Từ đầu đến sinh sống: tình cảm và tâm trạng của nhân vật tôi trên đường về quê.
+Tiếp đến như quét: tình cảm và tâm trạng của nhân vật tôi trong những ngày ở quê.Cuộc gặp gỡ với thím Hai Dương và bố con Nhuận Thổ.
+Còn lại: tâm trạng và ý nghĩ của tôi trên đường rời quê.
?Bố cục như vậy có tác dụng gì?
-Cách kể theo trình tự thời gian trong một chuyến đi với sự thay đổi không gian trên đường, trên thuyền,ở quê. Góp phần làm nổi rõ tính cách trữ tình biểu cảm và triết lí trong dòng tự sự của truyện.
?Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng?
-Kể theo ngôi 1 tăng tính chất trữ tình của truyện.
?Theo em có thể đồng nhất nhân vật tôi với tác giả được không? Tại sao?
-Tôi cũng có tên là Tấn quê Chiết Giang nhưng tôi vẫn là nhân vật văn học.Đó là kết quả của sáng tạo, hư cấu nghệ thuật của nhà văn.
-HS đọc lại đoạn 2.
?Cảm nhận của nhân vật tôi khi đặt chân về đến nhà qua những cảnh vật nào? Hãy tìm những hình ảnh tiêu biểu minh hoạ?
-Nhìn tận mắt mấy cọng tranh khô phất phơ trên mái ngói.
? Hình ảnh này gợi ra cảnh làng quê như thế nào?
-Hình ảnh này thật ấn tượng diễn tả sự sa sút hoang phế buộc phải thay đổi ngôi nhà và rộng hơn là của làng quê nói chung.
?Trong những ngày ở quê, nhân vật tôi nhớ những kỉ niệm gì? Kỉ niệm về ai trong quá khứ?
-Nhuận Thổ.
?Sau 20 năm gặp lại Nhuận Thổ, nhân vật tôi có cảm nhận như thế nào về anh? 
-Mừng rỡ.
+Diện mạo
 +Cách cư xử…
=>Nhuận Thổ rất cực khổ, lam lũ, vất vả.
?Tại sao khi nghe Nhuận Thổ chào “bẩm ông” lòng tôi như đau điếng đi?
-Vì nhận ra sự xa cách, sự đổi thay trong tính nết, hoàn cảnh.
=>Nhuận Thổ là lời kêu gọi thảng thốt của tác giả về sự cần thiết phải thức tỉnh nông dân chỉ cho họ con đường đi tới một tương lai tốt đẹp.
?Khi biết được hoàn cảnh lam lũ vất vả của Nhuận Thổ, tôi có thái độ gì?
I-Đọc –tìm hiểu chú thích.
1-Đọc và tóm tắt văn bản.
2-Chú thích.
*Tác giả.
-Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc.
-Quê: Thiệu Hưng, Chiết Giang.
-Xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút nên tiếp xúc với đời sống nông thôn.
-Lúc đầu theo khoa học sau chuyển sang họat động văn học.
-Có nhiều tác phẩm văn chương đồ sộ, tiêu biểu “Gào thét” “Bàng hoàng”
*Tác phẩm “Cố hương” là truyện ngắn tiêu biểu trong tập “Gào thét”
*Từ khó: sgk.
II-Tìm hiểu văn bản.
1.Tìm hiểu chung;
a-Kiểu văn bản và PTBĐ.
-Truyện ngắn, tự sự.
b-Bố cục: 3 phần
-Từ đầu đến sinh sống.
-Tiếp đến như quét.
-Còn lại.
2.Nội dung và nghệ thuật:
 a-Tâm trạng của nhân vật tôi trong những ngày ở nhà.
*Cảnh vật:
-Trên mái ngói, mấy cọng tranh khô phất phơ trước gió.
=> Hình ảnh này cho ta thấy sự hoang phế sa sút của làng quê.
*Con người
-Nhuận Thổ.
-Hiện tại:
+Diện mạo:Cao gấp đôi, da vàng xạm nhiều nếp nhăn sâu hóm, mí mắt đỏ. Đầu đội mũ lông chiên rách bươm, người co ro, cúm rúm,tay thô kệch nặng nề, nứt nẻ
-Cách cư xử.
+Cung kính chào: bẩm ông
+Con không lạy ông đi kìa
+Lòng như điếng đi vì nhận ra sự xa cách giữa mình và người bạn cũ; nhận ra sự thay đổi trong tính nết và hoàn cảnh sống của Nhuận Thổ; bạn thân như mất đi những gì quý giá nhất (kỉniệm đẹp đẽ thuở ấu thơ)
-Nguyên nhân: con đông, mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đoạ.
10
25
4 -Củng cố: (2 phút)
 -Kể tóm tắt truyện?
 -Nêu tâm trạng nhân vật tôi trước sự thay đổi của con người và cảnh vật?
 -Làm bài tập trắc nghiệm: Lỗ Tấn theo học ngành hàng hải ->địa chất ->y học ->văn học.
 A-Đúng. B-Sai.
5 -Hướng dẫn học bài. (2 phút)
 -Soạn bài tiếp.
 -Kể tóm tắt.
 -Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
 -Giờ sau phân tích tiếp.
..............d&c................
 Ngày soạn:3/12/2012
 Ngày dạy:5/12/2012
TUẦN 16 - TIẾT 78 CỐ HƯƠNG (tiếp)
 Lỗ Tấn 
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
 - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Cố hương”.
*. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG:
1-Kiến thức.
 -Giúp hs thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội Trung Quốc đương thời(những năm đầu thế kỉ XX) và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới, màu sắc trữ tình đậm đà qua giọng kể về những hồi ức tuổi thơ, biện pháp so sánh, đối chiếu quá khứ- hiện tại được sử dụng thành công.
2-Kĩ năng.
 -Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể chuyện tóm tắt, phân tích tâm trạng nhân vật và một số hình ảnh mang tính chất biểu trưng trong tác phẩm.
3-Thái độ.
 -Giáo dục lòng trân trọng tình cảm, tình yêu quê hương tha thiết,
4. Kĩ năng sống.
- Động não.
- Tư duy sáng tạo
- Tự nhận thức.
II. PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC.
- Động não 
- Viết sáng tạo
- Thảo luận.
III.CHUẨN BỊ;.
 -Thầy:giáo án, sgk, bảng phụ.
 -Trò:vở soạn, sgk, vở ghi,
IV -Tiến trình bài dạy.
1 -Tổ chức: (1 phút)
2 -Kiểm tra: (4 phút)Bố cục văn bản chia thành mấy đoạn ? Nêu nội dung của từng đoạn?
a.Từ đầu…. Sinh sống.à“Tôi” trên đường về quê
b.Tiếp… như quét.àNhững ngày “tôi” ở quê.
c. Phần còn lại.à“tôi “ trên đường xa quê.
3 -Bài mới.
Giới thiệu bài: (1 phút)Lỗ Tấn là nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Trung Quốc, tác phẩm tiêu biểu là“Cố hương”. Tác phẩm là xã hội trung Quốc thu nhỏ lúc bấy giờ. Trong đó nhân vật chính là ai?, nội dung đề cập đến vấn đề gì. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
TG
-HS chú ý tiếp đoạn 2.
? Khi gặp gỡ Nhuận Thổ trong kí ức nhân vật Tôi, anh hiện ra như thế nào?
-Lúc còn nhỏ..
? Ở nhân vật Nhuận Thổ đã có sự thay đổi như thế nào?Điều đó gợi cảm xúc gì ở nhân vật Tôi?
?Qua nhân vật Nhuận Thổ, tác giả muốn nói điều gì?
-Tố cáo chế độ pk, biến con người lao động trở thành tàn tạ và ngu đần.
?Tóm lại, trước sự đổi thay tàn tạ của cảnh vật và con người ở cố hương thì tâm trạng của nhân vật tôi như thế nào?
-Càng buồn hơn, đau xót hơn, cô đơn hơn vì cảnh vật và con người thay đổi sa sút, nhếch nhác vì nghèo đói, vì lễ giáo phong kiến cổ hủ xót xa vì ngăn cách giữa tôi và Nhuận Thổ, không còn tìm đau bóng dáng của người bạn nhỏ tươi tắn, đẹp đẽ năm nào =>thương cảm và đành chấp nhận, bùi ngùi chia tay với quê, với cảnh, với con người.
-HS đọc đoạn cuối.
?Nhân vật tôi rời xa quê trong thời điểm nào?
-Hoàng hôn….
? Tại sao tác giả chọn thời điểm này? Chọn thời điểm này nhằm mục đích gì?
-Nghệ thuật đầu cuối tương ứng nhằm bộc lộ tâm trạng nhân vật.
?Tâm trạng nhân vật tôi được tái hiện qua những chi tiết nào?
-Không chút lưu luyến.
-Lẻ loi ngột ngạt.
-Ảo não
?Tại sao nhân vật tôi rất yêu quê hương, bây giờ rời xa nó lại không cảm thấy lưu luyến?
-Vì hình ảnh tàn tạ,tiêu điều của cảnh vật và con người làm cho tôi cảm thấy ngột ngạt, muốn thoát ra, muốn tránh xa nó, cái cảm giác buồn ảo não đã làm cho “tôi” không còn lưu luyến nữa. Nhưng chắc chắn trong tâm trí anh, cảnh quê hương vẫn đọng mãi bởi anh là người rất yêu quê, giàu tình cảm.
-Hs đọc đoạn cuối
?Khi rời xa quê “tôi” suy nghĩ và mong ước điều gì ?
-Mong bọn trẻ được sống cuộc đời mới đẹp đẽ hơn.
? Em có nhận xét gì về câu văn, ngôn ngữ sử dụng?
-Câu văn dài, ngôn ngữ độc thoại nội tâm thể hiện khao khát về một cuộc sống mới.
? Theo em, cuộc đời mới mà nhân vật tôi khao khát ở đây là gì?
-Làng quê tươi đẹp, con người tử tế thân thiện.
? Dạt dào niềm hi vọng, nhân vật tôi liên tưởng đến cảnh tượng nào?
-Một cánh đồng cát……
?Em có nhận xét gì về cảnh vật?
-Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp lặp đi lặp lại
?Đó là nghệ thuật gì?
-Vẽ mây nẩy trăng. Mượn hình ảnh thiên nhiên để nói đến con người.
? Hình ảnh con đường trong tác phẩm được hiểu như thế nào?
-Nghĩa đen: con đường thuỷ đưa nhân vật tôi về quê và rời xa quê. Con đường mòn mà con người đã đi.
-Nghĩa bóng: con đường cách mạng, sự nhận thức, sự thức tỉnh nhân dân, nông dân, tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường đến ấm no hạnh phúc. Con đường chung tay thay đổi số phận, nếp nghĩ... điều đó thể hiện tình yêu quê hương da diết.
?Hình ảnh cánh đồng, vầng trăng tròn và triết lí về con đường “người ta đi mãi thì thành đường thôi” có ý nghĩa gì?
-Thảo luận nhóm.
?Có người cho rằng “Cố hương”lên án chế độ phong kiến, niềm hi vọng vào tương lai, em có đồng ý không?Tại sao?
+Đồng ý: Cố hương lên án tội ác của chế độ phong kiến (qua miêu tả cảnh thê lương của làng xóm, sự biến đổi tàn tạ của con người thể hiện niềm hi vọng vào tương lai qua hình ảnh Hoàng và Thuỷ Sinh, cánh đồng, vầng trăng).
Hoạt động 3:
?Sau khi học xong văn bản, em ghi nhớ điều gì?
-HS đọc ghi nhớ.
Nêu ý nghĩa của văn bản?
*-Luyện tập
?Cảm xúc chủ đạo của chuyện “Cố hương là gì?
II.2.Nội dung và nghệ thuật
a-Tâm trạng của nhân vật tôi trong những ngày ở nhà (tiếp).
*Lúc còn bé.
-Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên, cổ đeo vòng bạc sáng loáng...trông rất khoẻ mạnh đáng yêu, nửa ngày đã thân nhau.
-> thay đổi ghê gớm, tàn tạ về hình hài diện mạo, mụ mẫm, đần độn về tinh thần.
=>Nhân vật tôi rất buồn...(hình ảnh Nhuận Thổ trở nên tàn tạ khiến tôi trở nên ảo não)
=>Đau xót trước sự tàn tạ của con người và cảnh vật.
b-Tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật Tôi trên đường rời cố hươ

File đính kèm:

  • docGiao an Van 9Thoi Sopai Kbang.doc