Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 97: Văn bản Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi) - Năm học 2015-2016

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tiếp tục đọc hiểu văn bản

-Gv chiếu nội dung đoạn văn “Chúng ta nhận rõ cái kì diệu của văn nghệ.Lời gửi của văn nghệ là sự sống”.

- Gv gọi hs đọc đoạn văn, giáo viên nhận xét cách đọc của học sinh.

? Tìm câu văn mang luận điểm (câu chủ đề) của đoạn văn?

? Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn là trình bày đoạn văn theo cách nào?

- Đây là cách trình bày qui nạp.

? Để đi đến kết luận: “Lời gửi của văn nghệ là sự sống”, tác giả sử dụng lập luận chứng minh hay giải thích?

Lập luận chứng minh.

? Tác giả đã chứng minh trong những tình huống nào của đời sống?

 

docx6 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 2543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 97: Văn bản Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi) - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/1/2016
Ngày giảng: 6/1/2016
Tuần 21 Tiết 97 Văn bản
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
(Nguyễn Đình Thi)
I.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người. Hiểu được nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận.
3. Thái độ: Suy nghĩ đúng đắn về một tác phẩm văn nghệ.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, dự kiến các nội dung tích hợp. Dùng máy chiếu dạy học.
2. Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài.
III. Tiến trình các hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức, kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra đầu giờ mà kết hợp vào trong bài và cuối bài.
3. Dạy học bài mới
* Giới thiệu bài
GV chiếu bức tranh minh họa trong bài Chiếc lá cuối cùng của Ô Hen-ry.
 Chắc các em vẫn còn nhớ nhân vật Giôn-xi trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của Ô Hen- ry. Cô đã rất tuyệt vọng trước căn bệnh của mình. Cô đã nghĩ đến cái chết với một ý nghĩ “Bao giờ chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng thì cô sẽ chết”. Cụ Bơ men biết được sự thật đó đã rất giận và buồn trước ý nghĩ điên rồ của cô. Và thế là cụ đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết để rồi ngày mai cụ đã ra đi mãi mãi. Nhưng các em biết không đằng sau “Chiếc lá cuối cùng của Ô-hen-ry”, kiệt tác của cụ Bơ-men ấy là tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn và người họa sĩ. “Chiếc lá cuối cùng” ấy đã trả lại màu xanh cho chiếc lá vốn đã úa vàng, trả lại màu hồng cho đôi má người thiếu nữ vốn đã xanh xao, trả lại niềm tin nghị lực cho những người yếu đuối. Chiếc lá cuối cùng đã trở thành niềm hi vọng hồi sinh.Và đó cũng chính là một trong những sức mạnh và vai trò của văn nghệ đấy các em ạ. Vậy sự kì diệu và tác động của văn nghệ còn là gì nữa tiết này cô sẽ cùng các em tìm hiểu tiếp.
Hoạt động của GV và Hs
Nội dung chính
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tiếp tục đọc hiểu văn bản
-Gv chiếu nội dung đoạn văn “Chúng ta nhận rõ cái kì diệu của văn nghệ...Lời gửi của văn nghệ là sự sống”.
- Gv gọi hs đọc đoạn văn, giáo viên nhận xét cách đọc của học sinh.
? Tìm câu văn mang luận điểm (câu chủ đề) của đoạn văn?
? Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn là trình bày đoạn văn theo cách nào?
- Đây là cách trình bày qui nạp.
? Để đi đến kết luận: “Lời gửi của văn nghệ là sự sống”, tác giả sử dụng lập luận chứng minh hay giải thích?
Lập luận chứng minh.
? Tác giả đã chứng minh trong những tình huống nào của đời sống?
-Tác giả chọn hai tình huống:
+Khi con người bị ngăn cách với cuộc sống.
+Trong đời sống sinh hoạt khắc khổ hằng ngày.
? Từ “nhà pha” có nghĩa là gì?
-Nhà pha là nhà tù. (Đây là từ mượn gốc ngôn ngữ châu Âu).
- Gv chiếu nội dung bài thơ Tâm tư trong tù- Tố Hữu.
Cô đơn thay là cảnh thân tù
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu.
Chiếu hình ảnh bìa tập Nhật kí trong tù-Hồ Chí Minh.
Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng ngồi trong ngục biết làm chi đây
Vừa ngâm vừa ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
? Trong trường hợp này, tiếng nói của văn nghệ có vai trò gì?
- Văn nghệ kết nối họ với cuộc sống bên ngoài.
? Nếu không có văn nghệ động viên tinh thần thì con người trong tù ngục sẽ ra sao?
- Họ sẽ đau đớn trong hoàn cảnh tù ngục, không thể vươn lên. Tiếng nói văn nghệ là nguồn cổ vũ lớn đem lại sức mạnh tinh thần.
- Gv bình: Trong hoàn cảnh cả dân tộc ta đang bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp ở những năm đầu khó khăn thì vào năm 1948 nhà văn chỉ ra điều này là vô cùng cần thiết và quan trọng cho nền văn nghệ nước nhà đang chuyển mình để phục vụ cho mục tiêu xây dựng nền nghệ thuật dân tộc-khoa học-đại chúng.
- Gv chiếu lại đoạn văn “Chúng ta nhận rõ...” và yêu cầu học sinh tiếp tục quan sát.
? Nói về vai trò của văn nghệ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhà văn lấy dẫn chứng về ai?
- Người đàn bà nhà quê lam lũ.
? Hình ảnh người đàn bà nhà quê lam lũ có xa lạ không ?
- Dẫn chứng phổ biến với đời sống người dân còn vất vả, cực nhọc vừa thoát khỏi chế độ phong kiến nửa thuộc địa.
? Đối với những người đàn bà nhà quê lam lũ ấy, văn nghệ của họ là gì ?
(Họ có đọc tiểu thuyết không, có đi xem nhạc kịch, có nghe hòa nhạc được không ?
- Văn nghệ của họ là ru con hay hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao, là chen nhau say mê xem một buổi chèo.
? Nếu không có văn nghệ, đời sống của con người sẽ ra sao ?
-Sẽ khô cằn, bi quan.
? Vậy tác dụng của văn nghệ đối với họ là gì ?
-Tiếng nói của văn nghệ làm cho tâm hồn của họ được sống, quên đi nỗi cơ cực hằng ngày.
? Tóm lại ở mọi trường hợp, văn nghệ giúp ta cảm thấy đời sống như thế nào ?
- Gv bình : Những tác phẩm hay luôn nuôi dưỡng làm cho đời sống tình cảm con người thêm phong phú. Qua văn nghệ con người trở nên lạc quan hơn, biết rung cảm.
Ví dụ truyện Lục Vân Tiên ở miền Nam được người người yêu quí. Người ta yêu cô gái nết na ngoan hiền, yêu chàng trai tuấn kiệt khảng khái. Từ đó câu chuyện truyền dạy đạo lí làm người đã có tác dụng rộng khắp.
-Gv chiếu đoạn văn: «Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữamắt không rời trang giấy.» và yêu cầu học sinh quan sát (đọc thầm).
? Xác định câu chủ đề và vị trí của nó trong đoạn văn ?
-Câu chủ đề ở đầu đoạn. So với đoạn đã dẫn trước, tác giả đã có sự thay đổi trong cách lập luận.
-Gv hướng hs chú ý câu chủ đề.
? Tiếng nói của văn nghệ không đơn thuần chỉ là tình cảm và nó còn chứa đựng những gì ?
- Văn nghệ đến với con người bằng tình cảm. Lep Tonxtoi nói: «Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm». Nhưng nghệ thuật cũng không thể nào thiếu tư tưởng. Chính cái tư tưởng trong nghệ thuật đó đã làm nên những khả năng kì diệu của văn nghệ.
-Chiếu đoạn văn: «Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tácxây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội.»
? Văn nghệ đến với người đọc bằng con đường nào ?
- Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.
? Khi văn nghệ đến với chúng ta bằng con đường ấy thì văn nghệ có khả năng gì ?
- Văn nghệ tạo được sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương, căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn.
Ví dụ Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh làm ta ghét ; Chị Dậu, lão Hạc làm ta buồn, thương ; Vũ Nương, Thúy Kiều làm ta đau xót.
-Nghệ thuật giải phóng được cho con người thoát khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được.
=>Như vậy, văn nghệ thực hiện được các chức năng của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền, sâu sắc.
-Gv dẫn ý kiến của Nguyễn Đình Thi: « Văn nghệ là một thứ tuyên truyền-không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tổng kết
? Em có nhận xét gì về bố cục văn bản, cách lập luận của tác giả ?
-Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
-Cách dẫn dắt tự nhiên.
-Cách viết giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng từ thơ văn và đời sống thực tế.
? Qua văn bản Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi muốn gửi đến người đọc điều gì ?
Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.
- Gv gọi hs đọc ghi nhớ SGK (tr17).
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
Gv hướng dẫn hs về nhà làm bài.
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
II. Đọc hiểu văn bản
1.Nội dung phản ánh của văn nghệ
2. Sự cần thiết của tiếng nói văn nghệ với đời sống con người
-Tác giả sử dụng lập luận chứng minh.
a)Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống
-Văn nghệ là sợi dây buộc chặt con người với thế giới bên ngoài. 
b) Trong đời sống sinh hoạt khắc khổ hằng ngày
- Dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, sinh động.
-Văn nghệ làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ ngày thường. 
=>Văn nghệ giúp ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình.
-Tác giả dùng lập luận giải thích.
3. Con đường văn nghệ đến với người đọc và những khả năng kì diệu của nó
-Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.
-Nghệ thuật tạo được sự sống cho tâm hồn người.
-Nghệ thuật giúp con người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình.
-> Nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội.
III. Tổng kết
1.Nghệ thuật nghị luận 
2. Nội dung
*Ghi nhớ SGK (tr17).
IV. Luyện tập
 4.Củng cố
? Sự cần thiết của tiếng nói văn nghệ đối với đời sống con người như thế nào ?
? Con đường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kì diệu của nó ra sao ?
5. Dặn dò
- Hs về nhà làm bài tập luyện tập.
- Soạn bài Các thành phần biệt lập.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoi_giang_bai_Tieng_noi_cua_van_nghe_NV9_tiet_97.docx