Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 75: CTĐP: Từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học - Minh Trí

– GV cho VD2 ở bảng phụ (2). Yêu cầu HS xđ TNĐP và cho biết các TNĐP đó chỉ những gì?

a/ Nhà chúng tôi ở cạnh nhau, gần vàm kinh nhỏ đổ ra con sông Cửu Long.

(Chiếc lược ngà, NQS)

b/ Long Xuyên có núi Thái Sơn,

Có rạch Ông Chưởng có sông Đốc Vàng. (Ca dao)

c/ Tàu Nam Vang chạy ngang cồn cát

Xuồng câu tôm đậu sát mé nga.

 Anh thấy em có một mẹ già

Muốn vô hoạn dưỡng biết là được không?

d/ Đồng Súc là xứ quê mùa

Đi thăm cháu ngoại cho vùa cà na.

– Qua các VD trên, em thấy từ ngữ địa phương còn thể hiện những gì?

– Em hãy giải thích nghĩa của các từ mô, vô, choa, hĩm, tui, cớ răng, ưng, mụ trong các bài thơ của Tố Hữu được trích trong SNVĐP. Các từ đó là từ địa phương vùng/miền nào?

– Tại sao Tố Hữu dùng những từ đó mà không dùng TNTD

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 3235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 75: CTĐP: Từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học - Minh Trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CTÑP:
TÖØ NGÖÕ ÑÒA PHÖÔNG TRONG SAÙNG TAÙC VAÊN HOÏC
Tuần 15
Tiết 75
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
– Hiểu được vai trò của từ ngữ địa phương đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và đặc điểm không gian vùng, miền trong các tác phẩm văn học.
– Đặc điểm của từ ngữ địa phương Nam Bộ trong việc sử dụng các yếu tố đi sau tính từ chỉ mức độ, cảm xúc.
– Nguyên tắc sử dụng từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học.
2. Kĩ năng: 
– Tìm các từ ngữ chỉ địa hình, đồ vật, sản vật, hoặc cuộc sống sinh hoạt đặc trưng của người dân Nam Bộ trong các tác phẩm văn học của nhà văn An Giang.
– Bước đầu có ý thức sử dụng có chọn lọc các từ ngữ địa phương trong bài văn của mình.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, sách NVĐPAG.
2. Chuẩn bị của HS: Sách NVĐPAG, bài soạn, bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới: Các em đã được tìm hiểu từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ở năm lớp 8. Để khắc sâu kiến thức về từ ngữ địa phương, cũng như tìm hiểu về vai trò và tác dụng của từ ngữ địa phương trong việc sáng tác văn học, đặc điểm của từ ngữ địa phương Nam Bộ trong việc sử dụng các yếu tố đi sau tính từ chỉ mức độ, cảm xúc và nguyên tắc sử dụng từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học. Chúng ta sẽ cùng nhau đi vào bài học hôm nay, CTĐP: Từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ND ghi bài
Hđ1: Hệ thống hoá kiến thức cho HS.
– Nêu khái niệm TNTD. Cho VD.
– Nêu khái niệm TNĐP. Cho VD.
– Nêu khái niệm biệt ngữ xã hội. Cho VD.
Hđ1: Hệ thống hoá kiến thức.
Ò Phát biểu: Từ ngữ toàn dân là những từ ngữ được sử dụng rộng rãi trong toàn dân. VD: mưa, nắng, nhà, mắt, vườn,
Ò Phát biểu: TNĐP là những từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. VD: ba, má, mướn, lẹ, quan họ, (áo) bà ba,
Ò Phát biểu: Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được sử dụng ở một tầng lớp xã hội nhất định. VD: trúng tủ, ngỗng, quay cóp,
I. Hệ thống hoá kiến thức.
– Từ ngữ toàn dân.
– Từ ngữ địa phương.
– Biệt ngữ xã hội.
Hđ2: HDHS tìm hiểu từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học.
– GV cho VD1 ở bảng phụ (1). Yêu cầu HS xác định từ ngữ địa phương trong VD.
 “Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
 - Thì má cứ kêu đi.
 Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
 - Vô ăn cơm!
 Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
 - Cơm chín rồi!
 Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
 - Con kêu rồi mà người ta không nghe.”
(Chiếc lược ngà, NQS)
– Việc sử dụng TNĐP trong đoạn trích trên cho ta thấy điều gì?
– GV cho VD2 ở bảng phụ (2). Yêu cầu HS xđ TNĐP và cho biết các TNĐP đó chỉ những gì?
a/ Nhà chúng tôi ở cạnh nhau, gần vàm kinh nhỏ đổ ra con sông Cửu Long.
(Chiếc lược ngà, NQS)
b/ Long Xuyên có núi Thái Sơn,
Có rạch Ông Chưởng có sông Đốc Vàng. (Ca dao)
c/ Tàu Nam Vang chạy ngang cồn cát
Xuồng câu tôm đậu sát mé nga.
 Anh thấy em có một mẹ già
Muốn vô hoạn dưỡng biết là được không?
d/ Đồng Súc là xứ quê mùa
Đi thăm cháu ngoại cho vùa cà na.
– Qua các VD trên, em thấy từ ngữ địa phương còn thể hiện những gì?
– Em hãy giải thích nghĩa của các từ mô, vô, choa, hĩm, tui, cớ răng, ưng, mụ trong các bài thơ của Tố Hữu được trích trong SNVĐP. Các từ đó là từ địa phương vùng/miền nào?
– Tại sao Tố Hữu dùng những từ đó mà không dùng TNTD?
– Ghi bài tập vào bảng phụ cho HS làm: Điền các yếu tố “nhách, tát, hổi, tanh, thui, khè” vào chỗ trống để cấu tạo TNĐP thích hợp:
a/ Vàng , nóng , lạnh 
b/ Trắng , đen , ốm 
– Tìm thêm những tính từ trong phương ngữ Nam Bộ có thêm yếu tố biểu cảm.
– GV giảng: Những yếu tố như thế cũng thường xuyên xuất hiện trong văn học cách mạng miền Nam giai đoạn 1945 – 1975. VD: 
Độ này đứa trẻ chòi đạp mạnh khiến chị đau lói, choáng váng.
(Anh Đức, Con chị Lộc)
Từ lói trong đau lói được nhà văn Anh Đức sử dụng để tăng thêm sắc thái biểu cảm cho từ đau.
– Đặc điểm của từ ngữ địa phương NB trong việc sử dụng các yếu tố đi sau tính từ chỉ mức độ, cảm xúc?
– GV treo bảng phụ ghi bài tập, yêu cầu HS tìm các từ chỉ địa hình, đồ vật, sản vật hoặc cuộc sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ trong các câu văn:
a/ Đợi tới đêm 30 lâu thấy mồ. Mày lấy giày ra, tụi mình trượt vài đường thôi mà.
b/ Tệ gì cũng có cơm nguội với mắm sống – ăn no rồi cứ rửa chén úp vô chạn xuống xuồng chèo đi, khỏi thưa gởi làm mất giấc ngủ của má.
c/ Ông Sáu muốn cởi áo lội sông, nhưng thấy sông lớn quá đành đứng thở ra.
d/ Ngược lại hia Kim trông chẳng khác người nông dân mặc đồ đen, quần lá nem dây lưng rút, lại để râu càm.
e/ Chú mầy là người tốt, qua không lấy tiền.
f/ Bà ngó sững tía tôi. Sau cái phút bất ngờ ấy, má tôi xụ xuống, không hỏi han, nói năng chi nữa.
g/ Con nào coi cũng sướng con mắt hén anh. Tôi mới nuôi có ba tháng hai ngày mà cỡ đó. Tết anh vô chơi, thấy lủ khủ cho mà coi.
– Gọi HS đọc Phần 4. Kết luận.
– Nguyên tắc sử dụng TNĐP trong sáng tác văn học là gì?
– Gọi HS đọc Ghi nhớ.
Hđ2: Tìm hiểu TNĐP trong sáng tác văn học.
Ò HS xác định: 
- ba.
- má.
- quơ, đũa bếp, nói trổng.
- Vô.
- Ba, vô.
- kêu.
Ò Suy nghĩ, trinh bày: Hiện thực sinh hoạt trong cuộc sống của một gia đình ở nông thôn NB, thời kỳ kháng chiến chống Mĩ.
Ò HS xác định:
a/ vàm kinh Ò Chỉ địa hình.
b/ rạch Ò Chỉ địa hình.
c/
- Xuồng Ò Chỉ đồ vật.
- vô, hoạn dưỡng Ò cách nói đặc trưng của người Nam Bộ.
d/- vùa Ò đồ vật 
 - cà na Ò sản vật
Ò Phát biểu: Thể hiện địa hình, đồ vật, sản vật, cách nói đặc trưng trong giao tiếp, của vùng miền.
Ò Thảo luận, trình bày:
- Mô: đâu.
- Vô: vào.
- Choa: tụi tao, chúng tao.
- Hĩm (phương ngữ cũ): đứa con gái còn bé.
- Tui: tôi.
- Cớ răng: tại sao.
- Ưng: chịu.
- Mụ: vợ.
Ò Phương ngữ Trung Bộ.
Ò Suy nghĩ: Ông sử dụng TNĐP rất chọn lọc và có dụng ý nghệ thuật trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định để bộc lộ ý thơ và tình thơ. Quan điểm nghệ thuật của ông là thơ phải là tiếng nói của cuộc sống, từ cuộc sống.
Ò Lên bảng làm bài tập:
a/ Vàng khè, nóng hổi, lạnh tanh.
b/ Trắng nhách, đen thui, ốm nhách.
Ò HS xem SNVĐP: trống lổng, dài nhằng, mốc cời, ngắn chủn, gần xịt, tròn vo, dày bịt, cao nghệu,
– Lắng nghe.
Ò Phát biểu: Mang đậm màu sắc biểu cảm, cảm xúc của địa phương.
Ò Lên bảng làm bài tập: 
a/ thấy mồ.
b/ cơm nguội, mắm sống, chạn, thưa gởi, má.
c/ lội sông.
d/ hia, quần lá nam dây lưng rút.
e/ Chú mầy, qua.
f/ ngó, tía, má, xụ xuống.
g/ hén, lủ khủ.
– HS đọc.
Ò Quan sát, trả lời: 
- Người viết cần chọn lựa, cân nhắc kĩ càng, không nên sử dụng một cách dễ dãi.
- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương.
– HS đọc.
II. Từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học: 
1. Vai trò và tác dụng của việc sử dụng TNĐP trong sáng tác văn học:
– Tái hiện hiện thực cuộc sống qua thời gian, không gian cụ thể.
– Khắc họa hiện thực đời sống con người một cách chân thực, sống động, từ đó giúp người đọc hiểu hơn về văn hóa, cuộc sống con người, của địa phương. 
– Thể hiện địa hình, đồ vật, sản vật, cách nói đặc trưng trong giao tiếp, của vùng miền.
– Từ ngữ địa phương trong tác phẩm được chọn lọc rất kỹ và có dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
2. Đặc điểm của từ ngữ địa phương Nam Bộ trong việc sử dụng các yếu tố đi sau tính từ chỉ mức độ, cảm xúc:
Mang đậm màu sắc biểu cảm, cảm xúc của địa phương.
3. Tìm các từ chỉ địa hình, đồ vật, sản vật hoặc cuộc sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ trong các câu văn:
4. Nguyên tắc sử dụng từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học:
– Người viết cần chọn lọc, cân nhắc kĩ càng khi đưa các từ ngữ địa phương vào văn bản.
– Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương.
* Ghi nhớ (SNVĐP/117)
Hđ3: HDHS luyện tập. 
Hãy tìm các từ ngữ chỉ địa hình, đồ vật, sản vật, hoặc cuộc sống sinh hoạt đặc trưng của người dân Nam Bộ trong truyện ngắn Ông cá hô, Thằng Cung của Lê Văn Thảo.
Hđ3: Luyện tập.
Ò HS tìm trong các tác phẩm, trình bày trước lớp. VD: tấm ván ngựa, chén, ghe tam bản, cù lao, rọng, nước nhửng, đồ ăn,
III. Luyện tập.
Tìm các từ ngữ chỉ địa hình, đồ vật, sản vật, hoặc cuộc sống sinh hoạt đặc trưng của người dân NB trong truyện ngắn Ông cá hô, Thằng Cung của Lê Văn Thảo.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố: 
– Vai trò và tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học.
– Nguyên tắc sử dụng từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học.
2. Dặn dò:
	– Xem lại bài.
– Chuẩn bị bài mới: “Viết bài Tập làm văn số 3”.

File đính kèm:

  • docCTDP_An_Giang_Tu_ngu_dia_phuong_trong_sang_tac_van_hoc.doc