Giáo án Ngữ văn 9 tiết 74: Ôn tập tiếng việt

Bài tập: Cho biết các câu sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?

a/Tôi tháy con heo to bằng con trâu. ( Chất )

b/Cô giáo nhìn em bằng đôi mắt. (Lượng)

c/Đánh trống lảng. (Quan hệ)

d/ Nói như đấm vào tai (Lịch sự)

e/ Nửa úp, nửa mở.( Cách thức)

- HS trình bày , GV sửa chữa.

 

doc8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2248 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 74: Ôn tập tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15. Tiết PPCT: 74. Tiếng việt
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
 Bài:	
Ngày dạy: 25/11/2014
1) Mục tiêu: 
1.1Kiến thức :
 * Học sinh biết : Hệ thống kiến thức của các nội dung đã học như:
 + Các phương châm hội thoại.
 + Xưng hô trong hội thoại. 
 + Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
 * Học sinh hiểu : 
 Khái niệm để ứng dụng kiến thức các nội dung đã học vào cuộc sống .
 1.2 Kĩ năng: 
 * Học sinh thực hiện được :
 Vận dụng một số kiến thức tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
 * Học sinh thực hiện thành thạo : 
 - Các phương châm hội thoại, cách xưng hô trong giao tiếp hằng ngày.
 - Biết vận dụng dẫn các cách dẫn một cách hợp lí. 
1.3 Thái độ:
 * Thói quen: 
 Có thói quen lịch sự trong giao tiếp cuộc sống và yù thöùc xöng hoâ phuø hôïp vôùi tình huoáng giao tieáp vaø quan heä. 
 * Tính cách: 
 - Có ý thức hơn về việc “Học kết hợp với hành”, có ý thức sử dụng tiếng Việt chính xác, chuẩn mực. 
 - Có ý thức cẩn trọng trong giao tiếp để đạt hiệu quả.
2)Nội dung học tập:
 Củng cố những kiến thức Tiếng Việt như: Các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp để ứng dụng thực tế cuộc sống.
	Các bài tập tư duy.
3) Chuẩn bị: 
 3.1 Giáo viên: Máy chiếu, kiến thức và các bài tập tư duy.
 3.2 Học sinh :
 Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết 63:lí thuyết, các bài tập, các từ ngữ xưng hô.
	Bảng nhóm.
4) Tổ chức các hoạt động học tập:: 
4.1. Ôn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm tra sĩ số HS.
 4.2. Kiểm tra miệng: (5’)
Câu hỏi:
1/ Chọn các từ ngữ tương đươngtrong phương ngữ Nam với từ cái bát?
a/ Cái cốc.
b/ Cái chén.
c/ Cái li.
d/ Cái dĩa,
Đáp án: b/ Cái chén.
2/ Cho biết các từ sau đây từ nào dùng với phương ngữ Trung?
a/Té.
b/Ngã.
c/Bổ.
d/ a,c đúng.
Đáp án: c/Bổ.
3/ Thế nào là từ ngữ địa phương?
Đáp án: Từ ngữ địa phươnglà những từ chỉ sử dụng ở một ( hoặc một số) địa phương nhất định.
* Em hãy cho biết bài học hôm nay em học là bài gì? Có các nội dung nào?
( Bài: “Ôn tập tiếng Việt” có 3 nội dung ôn đó là: Các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp).
4.3 Tiến trình bài học: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
* Hoạt động 1. ( 1phút)
+ Mục tiêu: Giới thiệu vào bài mới.
 *Hoïat ñoäng 2 (10’) Caùc phöông chaâm hoäi thoïai.
+ Mục tiêu: Ôn tập các phương châm hội thoại.
Hoạt động 2.1 Lí thuyết
- GV: Cho HS tìm hiểu lí thuyết.
?- Có mấy phương châm hội thoại? Hãy nêu tên và nêu khái niệm của các phương châm đó?
O: HS nêu kiến thức cũ. 
*GV: nhận xét – cho điểm.
( GV: Lần lượt cho HS trình bày các khái niệm các phương châm hội thoại)
Hoạt động 2.2 Bài tập
O: HS đọc và tìm hiểu yêu cầu của câu hỏi 2 (SGK/190) .
*GV: yêu cầu HS cho ví dụ và phân tích theo các phương châm đã học.
O: HS nhân xét, bổ sung.
*GV: nhận xét (có thể cho điểm).
- GV: Nêu ra tình huống: Đọc mẫu chuyện sau: Người đang học môn địa lí, hỏi bố:
- Bố ơi! Ngọn núi nào cao nhất thế giới hả bố?
Người bố vì mải đọc báo nên trả lời:
- Núi nào mà không nhìn thấy ngọn, tức là núi cao nhất.
?- Câu chuyện lời thoại nào không được tuân thủ? Không tuân thủ phương châm hội thoại nào?Vì sai?
- HS làm bài, GV phân tích , chốt ý.
( Lời thoại của người bố không được tuân thủ. Vi phạm phương châm quan hệ. Vì điều người con muốn hỏi ở đây là tên của ngọn núi cao nhất chứ không phải hỏi như thế nào là ngọn núi cao nhất)
 - GV: Nêu ra một vài tình huống bài tập.
 * Thảo luận: ( 3’)
Bài tập: Cho biết các câu sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?
a/Tôi tháy con heo to bằng con trâu. ( Chất )
b/Cô giáo nhìn em bằng đôi mắt. (Lượng)
c/Đánh trống lảng. (Quan hệ)
d/ Nói như đấm vào tai (Lịch sự)
e/ Nửa úp, nửa mở.( Cách thức)
- HS trình bày , GV sửa chữa.
*Hoïat ñoäng 3 (10’) Xöng hoâ trong hoäi thoïai.
+ Mục tiêu: Ôn tập về xưng hô trong hội thoại..
Hoạt động 3.1 Lí thuyết.
Δ: Trong tiếng Việt những loại từ nào được dùng để xưng hô? Nêu cách dùng chúng.
O: HS trả lời → nhận xét, bổ sung. 
*GV: nhận xét – cho điểm.
( Đại từ nhân xưng (tôi, tao, hắn, y, chúng nó, chúng ta ) khi dùng chú ý ngôi nhân xưng.
Dùng các danh từ chỉ họ hàng, quan hệ xã hội (ba, mẹ, thủ trưởng, bác sĩ ) chú ý quan hệ trên – dưới hoặc nghề nghiệp khi sử dụng.
Dùng danh từ riêng để xưng hô.
→ Phong phú và có tính biểu cảm.)
?- Từ ngữ xung hô tiếng Việt có đặc điểm gì?
O: HS nêu nhận xét. 
Hoạt động 3.2 Bài tập
? Em hiểu thế nào về phương châm: “Xưng khiêm, hô tôn” của Tiếng Việt? Cho ví dụ minh họa..
O: HS nêu ý kiến + ví dụ. 
Phương châm: “Xưng khiêm, hô tôn” có nghĩa là:
 Người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính.
VD: Thời phong kiến từ bệ hạ dùng để gọi vua, nói với vua tỏ ý tôn kính.n Còn thời nay Từ qquy1 ông, quý bà, quý cô...dùng để gọi người đối thoại với ý lịch sự, tôn kính.
- GV: Cho HS đọc bài tập SGK.
?- Vì sao trong Tiếng Việt, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?
O: HS thảo luận nhóm → trình bày kết quả → tranh luận → thống nhất kết quả. 
*GV: nhận xét, thống nhất kết quả → củng cố kiến thức.
*Hoïat ñoäng 4 (8’) Caùch daãn tröïc tieáp vaø caùch daãn giaùn tieáp.
+ Mục tiêu: Ôn tập các cách dẫn..
 Hoạt động 4.1 Lí thuyết
?- Nêu khái niệm của hai cách dẫn Caùch daãn tröïc tieáp vaø caùch daãn giaùn tieáp.
O: HS trình bày.. 
*GV: nhận xét, thống nhất và ghi bài.
 Hoạt động 4.2 Bài tập.
O: HS đọc đoạn trích và yêu cầu của bài tập.
- HS chuyển lời đối thoại sang lời dẫn gián tiếp.
? Muoán thay ñoåi lôøi thoïai caàn phaûi laøm gì? Chuyển sang ngôi nào? Điều chỉnh lời văn như thế nào? Caàn thay ñoåi töø xöng hoâ, töø chæ thôøi gian, thôøi ñieåm nhö theá naøo cho hôïp lyù?
*Hoïat ñoäng 5 (4’) Luyện tập
+ Mục tiêu: Luyện tập
 * Thảo luận : ( 4’)
 + Nhóm :1 
Cho biết các câu sau liên quan đến phương châm hội thoại nào mà em đã học ? 
	a/ Hứa hươu, hứa vượn.
	b/ Trống đánh xuôi kèn thổi ngược.
	c/ Lời nói gói vàng.
	d/ Nói ra đầu ra đũa.
	e/ Mẹ ruột tôi là người đẻ ra tôi.
+ Nhóm :2
? - Nêu những điểm giống và khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
+ Nhóm :3
+ Nhóm :4
I. Các phương châm hội thoại:
A. Lí thuyết:
Phương châm về lượng.
Phương châm về chất.
Phương châm quan hệ.
Phương châm cách thức.
Phương châm lịch sự.
B. Bài tập:
Ví dụ về tình huống không tuân thủ phương châm hội thoại: 
Bài tập:1 Đọc mẫu chuyện.
Câu chuyện lời thoại không được tuân thủ
Là lời thoại của người bố đã vi phạm phương châm quan hệ. Vì điều người con muốn hỏi ở đây là tên của ngọn núi cao nhất chứ không phải hỏi như thế nào là ngọn núi cao nhất.
Bài tập:2 
a/ Chất.
b/ Lượng.
c/ Quan hệ.
d/ Lịch sự.
e/ Cách thức.
II. Xưng hô trong hội thoại:
A. Lí thuyết:
- Từ ngữ xưng hô: Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
 Ví dụ: tôi, tao, hắn, y, chúng nó, chúng ta.
- Cách sử dụng: Căn cứ vào đối tượng và tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
B. Bài tập:
Bài tập:1 Phương châm: “Xưng khiêm, hô tôn” có nghĩa là:
 Người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính.
Bài tập:2 Phải lựa chọn từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt vì: 
Từ ngữ xưng hô phong phú và có tính biểu cảm.
Mỗi từ thể hiện tính chất của cuộc giao tiếp và mối quan hệ người nói – người nghe nhất định.
→ Chú ý lựa chọn để đạt mục đích giao tiếp.
III. Cách dẫn trực tiếp – cách dẫn gián tiếp:
A. Lí thuyết:
* Cách dẫn trực tiếp: Tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong ngoặc kép.
* Cách dẫn gián tiếp: Tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có đie7ù chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong ngoặc kép.
B. Bài tập:
- Chuyển lời đối thoại sang lời dẫn gián tiếp.
Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào.
Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, long người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan. 
- Phân tích:
Trong lôøi 
ñoái thoïai
Trong lôøi daãn tröïc tieáp
Töø xöng hoâ
Toâi (ngoâi 1)
Chuùa coâng (ngoâi 2)
Nhaø vua (ngoâi 3)Vua 
Quang Trung (ngoâi 3)
Töø chæ
ñòa ñieåm
Ñaây 
Khoâng
 (tænh löôïc)
Töø chæ
thôøi gian
Baây giôø 
Baáy giôø
IV. Luyện tập:
1/ 
a/ Chất.
b/Quan hệ.
c/ Lịch sự.
d/ Cách thức.
e/ Về lượng.
2/ 
 - Giống: đều dẫn (nhắc lại) lời, ý của người hoặc nhân vật khác.
 - Khác:
Cách dẫn trực tiếp: nhắc lại nguyên văn; đặt sau dấu hai chấm; dấu gạch ngang và trong ngoặc kép.
Cách dẫn gián tiếp: nhắc lại có điều chỉnh nhưng làm thay đổi nội dung và không đặt trong dấu ngoặc kép.
5 . Tổng kết và hướng dẫn học tập:
5.1 Tổng kết: ( 4’)
?- Vẽ sơ đồ tư duy cho từ khóa các phương châm hội thoại? 
5.2 Hướng dẫn học sinh tự học: ( 2’)
 * Đối với bài học ở tiết này: 
 - Học bài .
 - Xem và làm lại các bài tập đã sửa.
 - Viết một đoạn văn có sử dụng các nội dung như đã ôn.
	- Vận dụng vào tình huống giao tiếp, thực hành làm bài tập.
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Soạn bài: Chuẩn bị “ Kiểm tra tiếng Việt ”. Yêu cầu:
 - Xem lại kiến thức về hội thoại (các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại) và cách dẫn ( trực tiếp, gián tiếp), sự phát triển của từ vựng; trau dồi vốn từ, tổng kết về từ vựng, thuaät ngöõ.
 - Thực hiện các yêu cầu ở SGK (trang 204, 205) và xem các bài tập.
 	6.Phụ lục:
 Tài liệu tham khảo: + SGK, Sách tham khảo.
 + Các tài liệu liên quan bài dạy. 
 + Sách giải đề thi tuyển các đề kiểm tra.

File đính kèm:

  • docTIET_74_20150725_032813.doc