Giáo án Ngữ văn 9 tiết 66+ 67: Lặng lẽ Sa Pa

b) Những nhân vật đi qua SaPa

*) Ông họa sĩ

Sự thay đổi trong suy nghĩ đối với anh thanh niên:

Lúc đầu: xúc động mạnh=> nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”=> rất ngạc nhiên=> chăm chú lắng nghe, quan sát tỉ mỉ, thích thú=> cảm giác bối rối “Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách”

 

docx15 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 18538 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 66+ 67: Lặng lẽ Sa Pa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
NGỮ VĂN 9
THÔNG TIN TIẾT HỌC
Ngày	: 9/12/2014
Thời lượng	: 2 tiết
Lớp	: 9A1
Giáo viên	: Lê Thị Hương
Tiết	: 66 &67
LẶNG LẼ SA PA
(Trích)
I. MỤC TIÊU
v
Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công tác, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm trong quan hệ với mọi người.
v
Kĩ năng: - Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích các yếu tố trong tác phẩm: miêu tả nhân vật, các bức tranh thiên nhiên,
- Có ý thức học tập những tấm gương năng động, sáng tạo của những người sống xung quanh.
v
Thái độ: Suy nghĩ về cách sống của thanh niên hiện nay và về cách sống của bản thân.
II. TỔ CHỨC LỚP
v
1.Điểm danh: Tổng 24 Vắng:0Tên:
v
2. Cán bộ lớp báo cáo bài tập: Tổng24Thiếu:0..Tên:
v
3. Kiểm tra bài cũ: Em hãy tóm tắt truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân và phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin dữ về làng?
III. CHUẨN BỊ
v
1. Gv: SGK,SGV, Giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh về Sa Pa
v
2. HS: Học bài cũ, soạn bài mới, SGK
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
20’
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần I- ĐỌC- TÌM HIỂU CHUNG
(?). Theo dõi vào SGK, một bạn hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Thành Long?
(?). Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn: “Lặng lẽ Sa Pa”?
- GV hướng dẫn đọc: Chú ý phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật khác trong truyện để thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật, đặc biệt làm nổi bật nhân vật anh thanh niên trong câu chuyện.
- GV đọc mẫu một đoạn.
- Kiểm tra chú thích 1,2,4,5
(?). Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn: “Lặng lẽ Sa Pa”?
(?). Việc tạo ra tình huống truyện như vậy nhằm thể hiện dụng ý gì của tác giả?
(?). Em hãy cho biết truyện được kể bằng ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể trong truyện?
(?). Dựa vào văn bản SGK và bài soạn em hãy giúp cô phân chia bố cục của đoạn trích?
Hs giới thiệu về nhà văn 
HS nêu hoàn cảnh ra đời của truyện
HS nhận xét về cốt truyện
Tiết 66
LẶNG LẼ SA PA
(Trích)
I. ĐỌC- TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả, tác phẩm:
- Nguyễn Thành Long (1925-1991)
- Ông viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí.
- Truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai, mùa hè năm 1970.
- Trích trong tập: “Giữa trong xanh”
2. Đọc- chú thích
3. Cốt truyện
- Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa.
- Nhân vật chính được hiện lên qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác, tăng thêm phần khách quan.
4. Ngôi kể
- Ngôi thứ 3
- Truyện được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật ông họa sĩ.
=> Tác dụng:
+ Giữ cho câu chuyện vẻ đẹp chân thật và khách quan
+ Làm nổi chất trữ tình, đào sâu suy tư của nhân vât phù hợp với chính suy nghĩ của tác giả.
5. Bố cục
phần:
-Đoạn 1 (từ đầuanh ta kia): Lời giới thiệu của bác lái xe.
-Đoạn 2: (tiếp theo.không có vật gì như thế): Cuộc gặp gỡ trò chuyện giữa anh thanh niên và bác họa sĩ, cô kĩ sư.
-Đoạn 3: Còn lại: Chia tay trong vương vấn.
20’
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản
(?) Trước khi để nhân vật xuất hiện, anh thanh niên được bác lái xe giới thiệu như thế nào? Ý định nghệ thuật của việc giới thiệu đó là gì?
(?). Việc gặp và trò chuyện, trao quà cho bác lái xe cho ta hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?
(?). Họa sĩ hiểu “sự luống cuống và việc về trước một tí” của anh thanh niên như thế nào? Vì sao ông lại ngạc nhiên khi bước lên bậc thang đất?
(?). Theo con, điều gì là sự khó khăn gian khổ nhất đối với anh thanh niên?
(?). Điều gì đã giúp anh thanh niên vượt qua những khó khăn gian khổ ấy? Tìm những chi tiết chứng tỏ điều ấy?
GV bình: Nếu như người họa sĩ lão thành mới chỉ ghi được “lần đầu gương mặt của người thanh niên” thì chính những lời tâm sự của của anh thanh niên đã là một bức chân dung tự họa khá hoàn chỉnh. 
GV chốt lại:
Tác giả Nguyễn Thành Long đã phác họa được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, ý nghĩa của công việc.
Hình tượng của anh thanh niên tiêu biểu cho những vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam những năm đầu miền Bắc nước ta vừa sản xuất và chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ.
(hết tiết 1)
Hs tìm chi tiết giới thiệu về anh thanh niên
HS lí giải
Hs trả lời: sự cô đơn
II. ĐỌC- TÌM HIỂU CHI TIẾT
1) Nhân vật anh thanh niên
- Anh thanh niên 27 tuổi.
- Làm nghề vật lí địa cầu kiêm khí tượng.
- Một trong những “người cô độc nhất thế gian”, sống một mình cô độc trên đỉnh núi cao mây mù bao phủ, rất “thèm người “.
=> Tác dụng: 
- Tạo ấn tượng mạnh với nhân vật chính.
-Tạo sự tò mò, thích thú
- Chi tiết: trao tam thất & mừng quýnh khi nhận sách 
=> Chàng trai là người rất chu đáo, quan tâm đến người khác và rất yêu mến sách, say mê sách.
- Sự luống cuống, đỏ mặt là biểu hiện của sự xúc động, cảm động vui mừng vì quá mong gặp người.
-Họa sĩ ngạc nhiên vì mọi phỏng đoán của mình đều không đúng.
- Họa sĩ già chợt phát hiện được những nét mới lí thú trong tính cách của anh thanh niên.
-Sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm.
* Trước hết, đó là ý thức về công việc, lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa của công việc mình làm với mọi người.
* Anh đã có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc: công việc là bạn. 
* Niềm vui đọc sách, sách là bạn.
* Tổ chức, sắp xếp cuộc sống thật ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.
* Sự cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người; là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé.
5’
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
(Tiếp tiết 1)
(?) Khi tự nhận xét về tác phẩm của mình Nguyễn Thành Long nói rằng tác phẩm này là “một bức chân dung”? Đó là bức chân dung về ai? Em hình dung con người ấy như thế nào? 
GV chốt lại và chuyển:
-Nhân vật anh thanh niên chỉ hiện ra trong chốc lát, đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một “kí họa chân dung” về anh. Bất kể ở đâu, ta đều dễ dàng nhận ra sự vô tư, hồn nhiên của anh. Sự hồn nhiên đôi khi đến vụng về nơi anh xuất phát từ tâm hồn trong sáng của anh. Nó góp phần tôn thêm lối sống đẹp, thầm lặng của nv anh thanh niên.
Tác phẩm có thể coi là một bức chân dung người trong đó có tuyến rất gần, tuyến rất xa, có nhân vật mờ có nhân vật hiện lên đậm nét. Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu nhân vật Anh thanh niên- một bức chân dung cận cảnh. Tiết học này, cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu về những nhân vật khác đã góp phần tạo nên những nét độc đáo cho truyện.
Hs trả lời
Anh thanh niên 27 tuổi, yêu nghề, coi công việc là bạn
 Lối sống đẹp, với cuộc sống ngăn nắp; cởi mở chân thành, thành thực và khiêm tốn.
Tiết 67
LẶNG LẼ SA PA
(Trích)
I.ĐỌC- TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC – TÌM HIỂU CHI TIẾT
1.Nhân vật anh thanh niên
35’
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu phần b-Những nhân vật khác
GV: Trong truyện, ngoài anh thanh niên những nhân vật nào sống ở SaPa?
 (?). Em hãy kể ngắn gọn lại về ông kỹ sư vườn rau?
GV gọi hs khác:
(?). Đọc tác phẩm, em nhớ được những gì về nhân vật anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét?
(?) Qua những nhân vật này, hãy cho biết công việc của họ mang đến những ý nghĩa gì?
GV bình: Cùng với nhân vật anh thanh niên, còn là ông kĩ sư nông nghiệp “ngày này sang ngày khác ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hòa làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước”. Là anh cán bộ nghiên cứu khoa học với mơ ước lập cho được một cái bản đồ sét, lúc nào cũng trong “tư thế sãn sang suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan”. Thấp thoáng chỉ được nhắc đến bằng một hai câu giới thiệu còn là anh bạn một mình trên trạm đỉnh Phan-xi-păng 3400m.
(?). Công việc thường ngày của anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét có đặc điểm gì giống nhau?
GV bình và chốt lại: Anh thanh niên với công việc đo gió, đo mưa, đo nắng, đo mây; ông kỹ sư với ao ước để củ su hào to hơn, ngọt hơn; anh cán bộ sét với khao khát lập được một bản đồ sét,.công việc mỗi người khác nhau nhưng ở họ đều giống nhau ở tính chất công việc: đó là những công việc rất thầm lặng, làm cho Tổ quốc giàu đẹp hơn.
(?)Theo các con tại sao tác giả đặt cho tác phẩm nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”?
GV: Viết về những con người thầm lặng nhưng đó không phải là thầm lặng để lãng quên vì nó chứa đựng trong đó những khát vọng sống đẹp đẽ. Như mở đầu truyện NTL dường như đã ngầm thông báo “SaPa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. Đó là những con người vẫn ngày đêm lặng thầm cống hiến, lặng thầm hy sinh. Những con người mà “Không ai nhớ mặt đặt tên/Nhưng họ đã làm ra đất nước”
(?). Những suy nghĩ của ông họa sĩ đã có sự thay đổi như thế nào trong quá trình tiếp xúc với anh thanh niên? Tìm những dẫn chứng cho thấy sự thay đổi trong ông?
GV: Cảm nhận đầu tiên khi ông họa sĩ trông thấy anh thanh niên: “nhà họa sĩ già xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ”, suy nghĩ đầu tiên khi ông thấy “anh chạy vụt đi” sau mấy câu chào hỏi. Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Ông chăm chú nghe anh thanh niên kể về công việc hằng ngày của mình , quan sát tỉ mỉ nơi ở của anh, thích thú nhấp chén trà nóng được pha bằng thứ nước mưa thơm như hoa của Yên Sơn, và ông bỗng có “cảm giác mình bối rối”, “Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách”
 (?). Theo các con sự thay đổi trong suy nghĩ của ông họa sĩ nói lên điều gì? 
GV bình: Gặp anh, được vẽ anh là một cơ hội hiếm có trong cuộc đời làm nghệ thuật của ông. Đó chính là giây phút thăng hoa của nghệ thuật. Có gì hạnh phúc đối với người nghệ sĩ hơn việc phát hiện ra cái đẹp đang tiềm ẩn đâu đó trong cuộc sống, đưa được nó vào tác phẩm, đem nó đến cho người đọc.
(?). Bên cạnh đó, nhân vật ông họa sĩ còn để lại cho em những ấn tượng nào khác?
GV bình, chốt lại: Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, nhân vật ông họa sĩ già ít được bạn đọc chú ý tới. Cùng với nhà văn NTL, ông họa sĩ già trong truyện lặng lẽ quan sát, nhận xét, suy ngẫm về những con người như anh thanh niên. Những điều gì nhà văn không tiện nói thẳng ra thì ông họa sĩ trong truyện nói hộ ông. Nhà phê bình uy tín Vương Trí Nhàn chia sẻ “NTL có lần kể rằng nếu chỉ viết riêng về các nhân vật ở trạm khí tượng thì hơi khó. Nên sau khi đã có tài liệu đầy đủ anh phải thêm vào nhân vật người họa sĩ già. Người họa sĩ này cũng tương tự như một nhà báo trong truyện “Buổi sáng Điện Biên”. Nét đặc biệt của các nhân vật này là hay đi, say đi, thích xem xét công việc mọi người đang làm. Tâm hồn họ rộng mở, họ biết chan hòa vào xung quanhvà đặc biệt dưới cái bề ngoài lặng lẽ, họ thích đơn độc trong những suy nghĩ về mình và về chung quanh. Không còn ở lứa tuổi thanh niên nữa, nhưng tâm hồn mỗi người thường trẻ trung, tươi tắn. Khỏi phải nói, hình ảnh họa sĩ nói ở đây chính là hình ảnh của Nguyễn Thành Long”
 (?). Em hãy tìm đọc diễn cảm những câu văn viết về suy nghĩ của cô kỹ sư trong quá trình gặp anh thanh niên? 
GV: Lúc đầu cô gái víu chặt vào vai ông họa sĩ, nửa vì tò mò, nửa để tự vệ và khi bắt gặp một người con trai đang hái hoa cô kĩ sư chỉ “Ô” lên một tiếng và sự chân thành của anh thanh niên khiến cô cảm động và bị cuốn hút ngay. Cô ôm bó hoa vào ngực, bạo dạn nhìn thẳng vào mặt anh. Và những điều cô nghe thấy từ câu chuyện kể của anh TN khiến cô bàng hoàng, hiểu hơn về cuộc sống và để rồi trong cô dạt lên một ấn tượng hàm ơn khó tả.
(?). Những suy nghĩ ấy cho ta hiểu gì về tâm trạng của cô kĩ sư? 
GV bình: Trong cô bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống, từ tâm hồn người khác. Tình cảm của cô dành cho anh thanh niên là tình cảm của những con người cùng chung lí tưởng, chung khát vọng “Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải vì bó hoa rất to sẽ theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô.” 
 (?). Những nhân vật đi qua SaPa (ông họa sĩ, cô kỹ sư, bác lái xe) có vai trò như thế nào trong truyện?
GV: 
*Nhân vật anh thanh niên được nhìn từ nhiều chiều, nhiều góc độ: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kỹ sư => hình ảnh anh thanh niên rõ nét và đáng mến hơn. Mỗi người một góc nhìn, một cảm nhận, một cách đánh giá về nhân vật chính- anh thanh niên và trong đó ông họa sĩ đóng vai trò quan trọng hơn cả. Suy nghĩ của ông họa sỹ về anh thanh niên có thể coi là lời ca ngợi, khẳng định những phẩm chất cao đẹp của con người lao động mới, sức lan tỏa của nó trong đời sống xã hội. 
*Sự xuất hiện của những nv này một lần nữa khẳng định giá trị thầm lặng của những con người nơi đây. Cái đẹp của cuộc sống luôn luôn được biết đến và được trân trọng dù nó diễn ra âm thầm, lặng lẽ.
GV sơ đồ hóa hệ thống nhân vật và chốt lại: 
Ba nhân vật: ông họa sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên chỉ tiếp xúc trong ba mươi phút, họ đủ hiểu nhau, tỏa sáng cho nhau, khơi gợi trong nhau biết bao điều bổ ích. 
* **
Tình huống có vấn đề
GV: Mời hs khác trả lời giúp bạn
GV giải đáp: Tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ. Đó là những con người lao động bình thường, phổ biến, thường gặp trong quần chúng nhân dân ta trên khắp nẻo đường đất nước. Đó cũng là một phần lý do tại sao NTL đặt cho tác phẩm nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”.
GV dẫn dắt. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” không có những tình tiết giật gân mà truyện để lại những dư vị ngọt ngào, người đọc cảm thấy mùi hương hoa thoảng qua mà để rồi hương bay đi vẫn còn đọng lại nơi cuống họng, muốn nuốt, càng nuốt lại càng thấy ngọt. Người ta gọi đấy là chất trữ tình của truyện. Chúng ta cùng tìm hiểu phần 3(ghi bảng)
(?) Rất nhiều người đọc truyện ngắn này và tâm đắc với ý kiến: “Lặng lẽ Sa Pa” là một “bài thơ bẳng văn xuôi.” Theo các con chất thơ ấy được thể hiện ở phương diện nào?
 (?). Trong truyện ngắn có những câu văn miêu tả rất hay, rất đẹp về thiên nhiên SaPa, em hãy đọc diễn cảm những câu văn ấy? Hãy cho cô biết những cảm nhận của em về bức tranh ấy?
GV bình: Bức tranh thiên nhiên đẹp mộng mơ, giàu chất thơ, chất họa- một vẻ đẹp có thực của Sa Pa, làm nền cho câu chuyện. Bạn đọc bắt gặp đâu đó những phong cảnh thiên nhiên “đẹp một cách kì lạ”.Thiên nhiên hòa hợp với con người tạo nên một “bài thơ bằng văn xuôi.”
Nếu chưa một lần đặt chân đến SaPa chúng ta hãy cùng cô ngắm nhìn những bức hình về SaPa, hy vọng sẽ giúp các con cảm nhận được vẻ đẹp thi vị của nơi này: GV chiếu đoạn clip:”Sa Pa thành phố trong sương”
(?)Cái dư vị ngọt ngào của một “Bài thơ bằng văn xuôi” phải chăng chỉ nằm ở vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên hay còn được thể hiện ở vẻ đẹp nào khác?
GV: Cái đẹp mà Nguyễn Thành Long nói đến trong câu chuyện của ông không nằm ở sự phi thường của mỗi con người nơi đây, trái lại, nó hiện diện ngay trong cuộc sống hằng ngày của họ, nhiều khi thoạt nhìn tưởng chừng như đơn điệu tẻ nhạt. Mỗi người một tính cách, một hoàn cảnh, một nghề nghiệp nhưng đều giống nhau ở một quan niệm, một thái độ sống là làm việc và cống hiến hết mình, hồn nhiên, vô tư, âm thầm và lặng lẽcàng làm sáng tỏ cho phong cách NTL: nhẹ nhàng, kín đáo, sâu sắc và thấm đẫm chất thơ.
(?) Vậy theo các con Sa Pa có lặng lẽ không?
Dưới cái lặng yên của Sapa là mạch ngầm hối hả, cho nên SaPa yên bình thế, đẹp thế mà không bị lãng quên. Cái xôn xao của SaPa chính là cái xôn xao cái hối hả của đất nước trong những năm tháng xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Chốt lại bằng câu hỏi:
(?)Vậy theo các con, bài học cuộc sống rút ra từ tác phẩm là gì?
GV: trước đây, tác phẩm chỉ dừng lại ở việc ca ngợi thế hệ thanh niên, trí thức thời kỳ kháng chiến chống Mĩ nhưng giá trị của tác phẩm lớn hơn nhiều. Thông qua tác phẩm, tác giả khẳng định những giá trị sống đẹp đẽ dù thầm lặng nhưng nó luôn được khẳng định và ca ngợi.
(hát một phần trong bài “Một rừng cây một đời người”)
“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng.”
Hs kể tên các nhân vật:
+ Ông kỹ sư vườn rau
+ Anh cán bộ nghiên cứu sét
HS kể về ông kỹ sư vườn rau và anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét
Hs nêu cảm nhận 
HS nêu vị trí của các nhân vật
HS:GIống nhau ở sự lặng thầm
HS lý giải: Nhấn mạnh tới sự thầm lặng, cống hiến
HS tìm dẫn chứng về sự thay đổi trong tình cảm, trong nhận thức của ông họa sĩ
HS: Từ chỗ nghi ngờ chưa có thiện cảm. Anh thanh niên đã khơi dậy cảm hứng sáng tác trong ông.
HS suy nghĩ trả lời
HS tìm đọc 
HS nêu cảm nhận
HS bình chi tiết
HS nêu vai trò của nhân vật ông họa sĩ, cô kỹ sư đối với việc xây dựng hình tượng nhân vật chính.
***
HS nêu vấn đề: 
Thưa cô, tại sao các nhân vật trong truyện kể cả nhân vật chính- anh thanh niên đều không được đặt tên?
HS đọc diễn cảm những câu văn miêu tả thiên nhiên Sa Pa
HS: Vẻ đẹp của các nhân vật
HS trả lời
HS trả lời
2) Những nhân vật khác của truyện
a) Những nhân vật sống ở Sa Pa
- Ông kỹ sư vườn rau: ngồi im, rình, tự tay
- Anh cán bộ nghiên cứu sét: ước mơ lập được bản đồ sét, choáng choàng 
*Ý nghĩa của những công việc
- Họ đều là những con người lặng thầm cống hiến cho đất nước, làm giàu Tổ quốc
b) Những nhân vật đi qua SaPa
*) Ông họa sĩ
Sự thay đổi trong suy nghĩ đối với anh thanh niên:
Lúc đầu: xúc động mạnh=> nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”=> rất ngạc nhiên=> chăm chú lắng nghe, quan sát tỉ mỉ, thích thú=> cảm giác bối rối “Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách”
GV chiếu:
=> Người trí thức say mê công việc, yêu nghề, khát khao sáng tạo nghệ thuật.
=> Người hóm hỉnh, tinh tế.
*) Cô kỹ sư nông nghiệp
Lúc đầu (víu chặt vào vai ông)=> cảm động và bị cuốn hút ngay=> cô “bàng hoàng”, hiểu hơn về cuộc sống=> ấn tượng “hàm ơn”
=>Sự thay đổi trong tình cảm, trong quan niệm sống
* Vai trò của các nhân vật 
- Làm rõ nét hơn hình ảnh anh thanh niên
- Khẳng định giá trị thầm lặng
3. Chất trữ tình của truyện
* Vẻ đep thiên nhiên
GV chiếu:
=> Bức tranh thiên nhiên đẹp mộng mơ, giàu chất thơ, chất họa
=> Thiên nhiên hòa hợp với con người tạo nên một “bài thơ bằng văn xuôi.”
*Vẻ đẹp con người
- Yêu lao động, yêu cuộc sống
- Lãng mạn, hồn nhiên
- Cống hiến hết mình, hồn nhiên, vô tư, âm thầm và lặng lẽ.
* Ý nghĩa tác phẩm
-Khẳng định những giá trị sống đẹp đẽ
5’
Hoạt động 6: Tổng kết và dặn dò
GV tổng kết bằng câu hỏi trắc nghiệm
*Câu hỏi về nhà:
Tìm trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa” những câu văn có tính triết lí thể hiện quan niệm về lẽ sống, về công việc. Phát biểu suy nghĩ của em về quan niệm ấy?
HS ghi vở dặn dò
Tiết 66,67
LẶNG LẼ SA PA
(Trích)
I. ĐỌC- TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả, tác phẩm
2. Đọc, chú thích
3. Cốt truyện
4. Ngôi kể
5. Bố cục
II. ĐỌC- TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Nhân vật anh thanh niên
2. Những nhân vật khác
a) Những nhân vật sống ở Sa Pa
b) Những nhân vật đi qua Sa Pa
* Ông họa sĩ
* Cô kỹ sư
3. Chất trữ tình của truyện
a) Vẻ đẹp thiên nhiên
b) Vẻ đẹp con người
III. TỔNG KẾT 
MÔ HÌNH GHI BẢNG

File đính kèm:

  • docxBai_14_Lang_le_Sa_Pa_20150725_033629.docx