Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 56: Bếp lửa (Bằng Việt)

* HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu chi tiết

- HS theo dõi đọc 3 dòng thơ đầu.

GV : Trong kí ức tuổi thơ người cháu có hình ảnh nào trước tiên ? ( hình ảnh bếp lửa)

? Trong hồi tưởng của người cháu, nhưng kỷ niệm nào về bà và tình bà cháu được gợi lại?

? Từ láy "chờn vờn" và đặc biệt là từ "ấp iu" gợi cho em cảm xúc gì?

GV: Bếp lửa chờn vờn sương sớm là một hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình từ bao đời nay. Chờn vờn là từ láy tượng hình vừa giúp ta hình dung làn sương sớm đang bay nhè nhẹ quanh bếp lửa vừa gợi cái mờ nhoà của hình ảnh kí ức theo thời gian. Từ ấp iu là một sáng tạo mới mẻ của tác giả. Đó không phải là từ láy, từ ghép đơn thuần mà là sự kết hợp và biến thể của hai từ ấp ủ và nâng niu. ấp iu gợi đến bàn tay khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm bếp, lại rất đúng với công việc nhóm lửa cụ thể. Từ hình ảnh bếp lửa liên tưởng tự nhiên tới người nhóm lửa, nhóm bếp, đến nỗi nhớ, tình thương với bà của đứa cháu đang ở xa, để tác giả viết tiếp: Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. Cách nói ẩn dụ gợi lên những lo toan vất vả của bà.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 18300 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 56: Bếp lửa (Bằng Việt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : 11/ 11/ 2013 Tiết 56
Lớp dạy : 9A4
Tuần : 11 BẾP LỬA
 ( Bằng Việt )
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : 
- Hiểu được bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà.
- Thấy được sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến thức :
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.
- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.
2. Kĩ năng :
 - Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.
- Bồi dưỡng cho hs kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
* KNS : 
- Kĩ năng tự nhận thức : về cội nguồn sâu sắc, gia đình, quê hương.
- Kĩ năng làm chủ bản thân : đảm nhận trách nhiệm
3. Thái độ :
 - Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu gia đình và tình cảm chân thành với người thân. 
III/ CHUẨN BỊ :
- GV: Soạn bài, tranh chân dung tác giả, tập thơ của tác giả, ...
- HS : Học bài cũ, đọc bài thơ, trả lời câu hỏi Đọc-hiểu, ...
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1/ Kiểm tra bài cũ :
 Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ? Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển được nhà thơ miêu tả như thế nào ?
2/ Bài mới : Những kỷ niệm thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng và sưởi ấm, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm yêu quý ông bà, cha mẹ và sự gắn bó với những vật đơn sơ, giản dị quanh ta. Bằng Việt đã thể hiện điều đó qua hình tượng nghệ thuật đầy sáng tạo “Bếp lửa”.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm , bố cục 
 - HS đọc chú thích* SGK 145. Giới thiệu về tác giả ?
- Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Bằng Việt và bài thơ "Bếp Lửa"
- HS: Hoàn cảnh ra đời bài thơ ?
 + Viết năm 1963, lúc Bằng Việt đang sống và học tập xa đất nước. Bài thơ gợi những kỷ niệm về bếp lửa và tình bà cháu ấm áp rất quen thuộc với mỗi tâm hồn người Việt. 
- GV hướng dẫn HS đọc rồi đọc mẫu 1-2 khổ gọi HS đọc tiếp.
? Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ?
- Khổ thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
- 4 khổ thơ tiếp theo: Hồi thưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa.
- Khổ thứ 6: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
- Khổ cuối: Người cháu đã trưởng thành, đã đi xa, nhưng luôn nhớ về bà.
* HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu chi tiết
- HS theo dõi đọc 3 dòng thơ đầu.
GV : Trong kí ức tuổi thơ người cháu có hình ảnh nào trước tiên ? ( hình ảnh bếp lửa)
? Trong hồi tưởng của người cháu, nhưng kỷ niệm nào về bà và tình bà cháu được gợi lại?
? Từ láy "chờn vờn" và đặc biệt là từ "ấp iu" gợi cho em cảm xúc gì?
GV: Bếp lửa chờn vờn sương sớm là một hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình từ bao đời nay. Chờn vờn là từ láy tượng hình vừa giúp ta hình dung làn sương sớm đang bay nhè nhẹ quanh bếp lửa vừa gợi cái mờ nhoà của hình ảnh kí ức theo thời gian. Từ ấp iu là một sáng tạo mới mẻ của tác giả. Đó không phải là từ láy, từ ghép đơn thuần mà là sự kết hợp và biến thể của hai từ ấp ủ và nâng niu. ấp iu gợi đến bàn tay khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm bếp, lại rất đúng với công việc nhóm lửa cụ thể. Từ hình ảnh bếp lửa liên tưởng tự nhiên tới người nhóm lửa, nhóm bếp, đến nỗi nhớ, tình thương với bà của đứa cháu đang ở xa, để tác giả viết tiếp: Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. Cách nói ẩn dụ gợi lên những lo toan vất vả của bà.
? Cách nói "Biết mấy nắng mưa" hay ở chỗ nào?
- Cách nói ẩn dụ gợi lên cuộc đời vất vả lo toan của bà.
- HS đọc 4 khổ thơ tiếp theo
? Trong hồi tưởng của tác giả, có biết bao kỉ niệm thân thương về tình bà cháu. Theo em đó là những kỉ niệm nào ? 
- Ấn tượng sâu đậm về bếp lửa gắn với tuổi thơ của cháu là gì ?(mùi khói và tiếng tu hú)
- Gv bình: Tuổi thơ người cháu nhớ lại, có bóng đen ghệ rợn của nạn đói năm 1945, có mối lo giặc tàn phá xóm làng, có những hình ảnh , những năm tháng chiến tranh gian khổ. Cái đói kéo dài làm mỏi mệt, kiệt sức. Hình ảnh con ngựa gầy rạc đã trở thành ám ảnh.
-Hỏi: Tiếng chim tu hú vang vọng trong trí nhớ của tác giả, giúp tác giả nhớ lại những gì về bà?
? Hình ảnh chi tiết nào ám ảnh mãi trong tâm trí tác giả đến nỗi bây giờ nghĩ lại vẫn thấy xúc động?
? Từ đó bài thơ gợi lại một thời thơ ấu bên bà. Tuổi thơ ấy có gì đáng chú ý
- GV: Người bà vừa giữ vai trò của mình, vừa làm bố, làm mẹ, vừa là cô giáo, là người có vai trò quyết định đến tâm hồn trẻ thơ của tác giả.
? Từ những hồi tưởng về tuổi thơ bên bà, tác giả suy ngẫm về cuộc đời bà như thế nào?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu thơ ở đây ? Tác dụng của nó ?
HS : đọc “ Rồi sớm rồi chiều...dai dẳng..
? Vì sao tác giả không dùng bếp lửa mà lại dùng ngọn lửa ?Ngọn lửa mang ý nghĩa tượng trưng gì?
HS thảo luận (3p).Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Nhận xét,bổ sung.GV nhận xét, KL
(Ngọn lửa là ngọn lửa tình yêu, niềm tin trong lòng bà. 2qBếp lửa bà nhóm lên không chỉ từ nhiên liệu bên ngoài mà còn được nhen nhóm từ nhiên liệu bên trong đó là ngọn lủa lòng bà.Ngọn lửa còn mang ý nghĩa tượng trưng nữa:Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa.
-Hỏi:Qua đó cho thấy phẩm chất gì cuả bà ?
HS : đọc “Lận đận...”
? Trong kí ức của người cháu, hình ảnh người bà lại tiếp tục được hiện lên qua lời thơ nào?
GV: Đứa cháu năm xưa giờ đã khôn lớn, đã được chắp cánh bay xa được làm quen với những khung cảnh rộng lớn nhưng vẫn không thể quên ngọn lửa của bà, tấm lòng đùm bọc của bà..Ngọn lửa ấy đã trở thành kỉ niệm ấm lòng,niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu vào đời.Người cháu yêu bà và nhờ bà hiểu thêm về dân tộc mình.
GV: Hình ảnh bếp lửa được nhắc lại mấy lần, điều đó có ý nghĩa gì?
HS:(Nhắc lại 10 lần.Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà,gắn với những tần tảo vất vả đời bà cũng như tình yêu thương,đức hi sinh của bà).
- Vì sao tác giả lại khẳng định và ca ngợi Ôi kì diệu và thiêng liêng bếp lửa!?
- Hs: Vì nó luôn gắn liền với bà- người giữ lửa, nhóm lửa, truyền lửa, người tạo nên tuổi thơ ấu của cháu. Nó kì lạ vì không có gì có thể dập tắt được, nó cháy lên trong mọi hoàn cảnh. Bếp lửa của bà thiêng liêng vì nơi ấy ấp ủ và sáng lên mãi tình cảm bà cháu trong cuộc đời mỗi con người yêu gia đình và quê hương.
- Hỏi: Qua đây, hình ảnh bếp lửa và người bà ý nghĩa đối với cháu như thế nào?
HS : đọc khổ thơ cuối
GV : Những câu thơ cuối văn bản là lời tự bạch của người cháu đi xa khi đã trưởng thành.
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của nó?
- HSTL.- Điệp ngữ có thể hiện một cuộc sống tràn đầy niềm vui, hạnh phúc của người cháu.
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa
GV: Trở về hiện tại, tác giả đã muốn nói điều gì với bà?
- HSTL
Hỏi:Theo em tình cảm bà cháu trong bài thơ còn gắn với tình cảm nào khác?
HS:Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng,nâng đỡ con người suốt cuộc đời.Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình thương yêu, sự gắn bó với gia đình với quê hương đất nước
* HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết 
- HS đọc ghi nhớ .
? Nêu những nét nghệ thuật nổi bật của bài thơ?
- Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa.
- Hình ảnh mang tính biểu tượng, điệp ngữ. 
- Cảm xúc dạt dào, sâu lắng
? Nêu ý nghĩa tư tưởng của hình tượng thơ, bài thơ?
- Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ "Bếp lửa" gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
- Thể hiện triết lí thầm kín: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ đều có sức tỏa sáng nâng đỡ con người trong suốt cuộc hành trình.
* HOẠT ĐỘNG 4 : Luyện tập 
GV : cho hs đọc lại bài thơ.
? Thử thay nhan đề bài thơ bằng một tên khác.- Nhận xét cách thay đổi nhan đề đó.
I. Tìm hiểu chung :
 1. Tác giả : 
- Bằng Việt (1941) Quê ở Hà Tây là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ của Bằng Việt trong trẻo mượt mà thường khai thác nhiững kỉ niệm và ước mơ của tuổi trẻ.
2. Hoàn cảnh sáng tác : 
- "Bếp Lửa" sáng tác 1963, trích trong tập “Hương cây- Bếp lửa” .
- Phương thức biểu đạt : biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả, bình luận.
3. Bố cục: 4 phần
II. Đọc- hiểu văn bản 
 1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc
- Sự hồi tưởng bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa.
 "Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 Một bếp lửa ấp yêu nồng đượm"
-> Đó là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc từ bao đời.
 + "Chờn vờn" (từ láy tượng hình): Làn sương sớm đang bay nhè nhẹ bên bếp lửa.
 + "Ấp iu" : Gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng người bà mỗi khi nhóm lửa.
- Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. Cách nói ẩn dụ gợi lên những lo toan vất vả của bà.
2. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu
- Ấn tượng sâu đậm nhất về bếp lửa gắn với kỉ niệm ấu thơ là mùi khói và tiếng tu hú.
- "Tám năm ròng cháu ở cùng bà..
=> Tuổi thơ ấy có nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn.
+ "Năm giặc đốt làng, đốt nhà -> bà dặn cháu giữ kín chuyện để bố mẹ yên tâm công tác. Bà vẫn sớm chiều nhen nhóm ngọn lửa.
-> Kỉ niệm nào về bà cũng thắm đẫm yêu thương.
- Tiếng tu hú gợi nhớ đến:
+ những câu chuyện bà kể cháu nghe.
 +Cử chỉ, việc làm tận tuỵ đầy tình yêu thương đùm bọc chở che của bà
- Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc đầy chăm chút của bà.
- Giọng thơ tâm tình, có sự chuyển đổi tự nhiên mà hợp lí thể hiện tình cảm tự nhiên chân thành, cảm động của người cháu đối với bà.
-Hình ảnh của bà gắn với dòng hồi tưởng.
- Với điệp ngữ( ngọn lửa) nhà thơ đã thể hiện phẩm chất cao quý cuả bà: tình yêu thương con cháu, sự bình tĩnh,vững lòng, đinh ninh vượt qua mọi thử thách khốc liệt của cuộc chiến tranh làm tròn nhiệm vụ hậu phương.
3. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm: bếp lửa ấp iu
 niềm thương yêu, khoai sắn
 nồi xôi gạo mới
 những tâm tình thuở nhỏ
- Nghệ thuật điệp từ, thể hiện tình sự tần tảo, đức hi sinh chăm lo cho mọi người của người bà.
- Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, gắn với những tần tảo vất vả đời bà cũng như tình yêu thương, đức hi sinh của bà
- Bếp lửa và hình ảnh người bà đã trở thành một mảnh tâm hồn, một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cháu.
4. Người cháu nhớ về bà
- Khi đã trưởng thành: Người cháu tự nhắc nhở lòng mình không quên những tận tuỵ hi sinh và tình cảm ấm áp của bà, không quên hình ảnh thân thuộc của quê hương.
- Nhớ về bà, nhớ tới bếp lửa -> Hình ảnh trở thành kí ức không thể nào quên.
III. Tổng kết : * Ghi nhớ SGK 146
- Nghệ thuật
- Nội dung 
* Củng cố : Vì sao hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà trong bài thơ ?
 3. Hướng dẫn tự học :
- Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ.
- Phân tích sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm ở một đoạn tự chọn trong bài thơ.
4. Dặn dò :
- Học thuộc bài thơ Bếp lửa .
- Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.
- Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, tìm hiểu về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
- Qua các khúc ru em cảm nhận tình cảm của người mẹ đối với con như thế nào ?
 ------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTiet 56 Bep lua Bang Viet.doc
Giáo án liên quan