Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 48: Kiểm tra truyện trung đại

I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức : Giúp HS : Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.

- Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thơ năm tiếng, cảm nhận và phân tích hình ảnh tiêu biểu trong bài thơ.

 3. Tư tưởng: Giáo dục cho học sinh có tình cảm yêu mến thiên liêng, đất nước .

 II. Chuẩn bị:

 Thầy : SGK - soạn giáo án - Tài liệu tham khảo

 Đồ dùng dạy học: bảng phụ , phiếu học tập

 Tổ chức : hoạt động nhóm, cá nhân

 Trò : SGK - Vở ghi - học bài, xem bài mới.

 III. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức : (1' ) Kiểm tra sĩ số , tác phong .

 2. Kiểm tra bài cũ : ( 6' )

CH: Đọc thuộc bài thơ " Bếp lửa" và cho biết những hồi tưởng về bà và tình bà cháu.

* Gợi ý :Đọc đúng bài thơ , nêu được những hồi tưởng về tình bà cháu.

 

doc51 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4052 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 48: Kiểm tra truyện trung đại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa . 
P3: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
P4 : Người cháu đã trưởng thành , đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà.
III. Tìm hiểu chi tiết 
1. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu .
- Sự hồi tưởng được hiện lên từ hình ảnh thân thương, ấp áp về bếp lửa : 
" Một bếp lửa chơi vơi.... 
........ nồng đượm. 
+ " Bếp lửa chờn vờn sương sớm" là hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam từ bao đời nay. 
+ Và từ láy " ấp ui" gợi lên bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa. 
- Hình ảnh bếp lửa, liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa, nhóm bếp 
- Đến nổi nhớ, tình thương vời bà của đứa cháu đang ở xa. 
Câu thơ " Biết mấy nắng mưa" 
-> Sự dụng cách nói ẩn dụ gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của bà. 
2. Những kỹ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa 
- Kỹ niệm tưởi thơ ấy nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn: 
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy.
- Những ấn tượng sâu đậm nhất vẫn là mùi khói bếp: khói hun nhèm mắt cháu, khói nhiều cay, khét vì củi
bị ướt, sương nhiều và lạnh 
-> Hình ảnh bếp lửa, ngọn khói và mù khói. 
- Kỷ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa và bếp lửa của tình bà cháu lại gợi lên tthêm một liên tưởng khác, sự xuất hiện của con chim tu hú. 
- Tiếng chim quen thuộc của những cánh đồng quê mỗi độ vào hè, tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong. 
-> Tiếng chim còn gợi ra tình cảnh vắng vẻ và nhớ mong của hai bà cháu. 
3. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa. 
- Bà không chỉ là người giữ bếp, giữ lửa mà còn là người nhóm bếp, nhóm lửa, giữ cho ngọn lửa luôn ấm lòng và toà sáng trong mọi gia đình
- Sự tần tảo, đức hy sinh của bà được tác giả thể hiện trong một chi tiết rất tiêu biểu. 
" Mấy chục năm rồi ... 
Bà vẫn giữ thói quen ...
Nhóm bếp lửa ấp ui...
- Vì nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc, sự kì diệu, thiêng liêng. 
=> Như thế hình ảnh bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa , ngọn lửa của sự sống , niềm tin cho thế hệ nối tiếp
4. Người cháu đi xa không nguôi nhớ về bà. 
- Nhà thơ vẫn nhớ về cái bếp lửa nồng nồng đượm của quê hương, nơi ấy có người bà đã từng yêu thương, chăm sóc mình trong những ngày thơ ấu đầy gian khổ. 
* Ghi nhớ 
 4. Dặn dò : ( 2' )- Học thuộc bài thơ " Bếp lửa" 
	- Nắm được nội dung và nghệ thuật của bài
	- hình ảnh bếp lửa và tình cảm của bà đối với cháu. 
	- Bài ttập: Viết một đoạn văn nêu lên tỉnh cảm của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ. 
	- Soạn bài " Aùnh Trăng" Nguyễn Duy
 IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung.
Ngày soạn : 14 / 11 / 2009 
Tiết 58 Văn bản 
 ÁNH TRĂNG
 ( Nguyễn Duy )
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Giúp HS : Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.
- Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thơ năm tiếng, cảm nhận và phân tích hình ảnh tiêu biểu trong bài thơ. 
 3. Tư tưởng: Giáo dục cho học sinh có tình cảm yêu mến thiên liêng, đất nước . 
 II. Chuẩn bị:
 Thầy : SGK - soạn giáo án - Tài liệu tham khảo 
	 Đồ dùng dạy học: bảng phụ , phiếu học tập 
 Tổ chức : hoạt động nhóm, cá nhân 
 Trò : SGK - Vở ghi - học bài, xem bài mới. 
 III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức : (1' ) Kiểm tra sĩ số , tác phong .
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 6' )
CH: Đọc thuộc bài thơ " Bếp lửa" và cho biết những hồi tưởng về bà và tình bà cháu. 
* Gợi ý :Đọc đúng bài thơ , nêu được những hồi tưởng về tình bà cháu. 
3. Bài mới : 
	Giới thiệu bài : Vầng trăng toả sáng dịu mát xuống khắp mọi nhà, với mỗi người Việt Nam, thật vô cùng quen thuộc có khi đến mức bình thường. Vậy mà có khi nào ta lãng quên người bạn thiên nhiên tri âm tri kỷ đến lúc vô tình gặp lại, ta bổng giật mình ăn năn, tự trách chính lòng ta ? Bài thơ " Aùnh trăng" của Nguyễn Duy được viết sau ba năm đất nước thống nhất. 
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Nội dung 
5'
10'
24'
3'
Hoạt động 1
GV gọi một học sinh đọc chú thích về tác giả, tác phẩm 
GV nêu vài nét chính vế tác giả , tác phẩm 
Hoạt động 2
GV gọi HS đọc văn bản, chú ý giọng đọc của từng khổ thơ cho phù hợp . 
GV đọc chú thích từ khó và giải thích thêm một số từ : tri kĩ, bạn thân, hiểu mình. 
H: Bài thơ này được viết theo thể thơ nào? Em hãy kể tên một số bài thơ đã học được viết theo theo thể thơ đó ? 
H:Bài thơ có thể chia bố cục thành mấy đoạn ? 
Hoạt động 3
H: Hình ảnh vầng trang trong bài thơ được miêu ttả như thế nào ? 
H: Vầng trăng có mối quan hệ với con người như thế nào ? 
H: Ý nghĩa biểu tượng của Vầng trăng ? 
H: Vầng trăng ở khổ thơ cuối, tập trung biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm ? 
H: Ý nghĩa khái quát của bài thơ ? 
H: Trong bài thơ tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào ?
Hoạt động 4
GV chốt lại và cho HS đọc ghi nhớ SGK/ 157 
Hoạt động 1
HS đọc chú thích 
Hoạt động 2
HS đọc văn bản 
Hs thể thơ 5 chữ , một số bài thơ đọc viết theo thể thơ này...
HS chia làm ba đoạn 
Hoạt động 3
HS trao đổi thảo luận, trả lời 
HS trao đổi thảo luận, trả lời 
HS trao đổi thảo luận, trả lời 
HS trao đổi thảo luận, trả lời 
Hoạt động 4
HS đọc ghi nhớ
I. Giới thiệu chung 
II. Đọc văn bản chú thích từ khó, thể loại bố cục. 
1. Đọc văn bản 
2. Giải thích từ khó 
3. Thể loại thơ 5 tiếng 
4. Bố cục : 3 đoạn 
Đ 1: 3 khổ đầu : Quan hệ giữa tác giả với vầng trăng. 
Đ 2 : Khổ thơ 4 : Tình huống tình cờ gặp lại vầng trăng. 
Đ3 : Khổ 5,6 : Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả đóng lại ở giật mình. 
III. Tìm hiểu chi tiết 
1. Hình ảnh vầng trăng, ánh trăng 
- Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên, tươi mát là người bạn tri kĩ suốt đời tuổi nhỏ rồi đến thời chiến tranh ở rừng. Trong phút chóc sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm náo động ở tâm trí nhà thơ bao kĩ niệm của những năm tháng gian lao, bảo hình ảnh của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. 
- Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, hơn thế trăng còn là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng đối với cuộc sống. 
- " Trăng cứ tròn vành vạnh.... đủ cho ta giật mình. 
-> Như tượng trưng cho quá khứ đẹp đẻ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. 
" Aùnh trăng im phăng phắc" chính là người bạn , nhân nghĩa tình mà nghiêm khắc đáng nhắc nhở của nhà thơ. 
2. Ý nghĩa khái quát sâu sắc của bài thơ. 
Aùnh trăng không chỉ là câu chuyện riêng của Nguyễn Duy mà còn có ý nghĩa với cả một thế hệ những người trải qua những năm tháng gian khổ trong chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên, với nhân dân tình nghĩa thuỷ chung. 
- Aùnh trăng nằm trong mạch cảm xúc " uống nước nhớ nguồn" gợi lên đạo lí sống tình nghĩa, thuỷ chung đã trở thành truyện thống tốt đẹp của dân tộc và con người Việt Nam.
3. Đặc sắc nghệ thuật 
- Tự sự kết hợp với trữ tình rất phong phú và độc đáo. 
- Kết cấu, giọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nỗi bật chủ đề, tạo nên tính chân thực, sức ruyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn tượng mạnh của người đọc. 
IV. Tổng kết 
 ( * Ghi nhớ SGK / 157 )
 4. Dặn dò: ( 2' )
	- Học thuộc lòng bài thơ 
	- Làm bài tập : Viết đoạn văn trình bày một tâm sự khác của ánh trăng với em khi tình cờ em ngắm trăng. 
	- Soạn bài : " Làng" Kim Lân.
IV. Rút kinh nghiệm.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tuần 12 Ngày soạn : 17 / 11 / 2009
Tiết 59 Tiếng Việt 
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
( Luyện tập tổng hợp )
 I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức : Giúp HS : 
 Biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tế giao tiếp, nhất là trong văn chương . 
 2. Kỹ năng: 
 Rèn cho HS kỹ năng sử dụng và phân tích giá trị nghệ thuật của từ ngữ . 
 3. Tư tưởng: 
 II. Chuẩn bị:
 Thầy : SGK - soạn giáo án - Tài liệu tham khảo
 Tổ chức : hoạt động nhóm, cá nhân 
 Trò : SGK - Vở ghi - học bài, xem bài . 
 III. Hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức : (1' ) Kiểm tra sĩ số , tác phong .
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 2' ) Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS . 
 3. Bài mới : 	
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Nội dung 
20'
20'
Hoạt động 1
GV cho HS đọc hai dị bản của câu ca dao và trả lời .
GV cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
GV cho HS đọc yêu cầu của bài tập 4 và lên bảng làm .
Hoạt động 2
GV cho HS đọc yêu cầu của bài tập .
Hoạt động 1
HS trao đổi thảo luận, trả lời 
HS lên bảng làm.
HS trao đổi thảo luận, trả lời 
Hoạt động 2
HS trao đổi thảo luận, trả lời 
I . Xác định từ ngữ phù hợp. 
 1. - Từ " gật đầu " chỉ sự tán thưởng của đôi vợ chồng nghèo đối với một món ăn dân dã, đạm bạc .
 - Từ " gật đầu " vừa có ý chỉ sự tán thưởng vừa là từ tượng hình mô phỏng tư thế của hai vợ chồng.
 2. - Người vợ không hiểu nghĩa của cách nói chỉ có một chân sút . Cách nói này có nghĩa cả đội chỉ có một người giỏi ghi bàn thôi 
3. - Những từ được dùng theo nghĩa gốc : miệng , chân , tay.
- Những từ được dùng theo nghĩa chuyển : vai ( hoán du)ï , đầu ( ẩn dụ ) .
4. - Nhóm từ : đỏ, xanh, hồng -> nằm cùng trường nghĩa màu sắc . 
- Nhóm từ : lửa, cháy, tro -> nằm cùng trường nghĩa các sụ vật hiện tượng có liên quan đến lửa . 
-> Hai trường này lại cộng hưởng với nhau về nghĩa để tạo nên một hình tượng về 
" chiếc áo đỏ " bao trùm không gian và thời gian. 
II. Tìm hiểu cách đặt tên sự vật.
1. Các sự vật hiện tượng trong đoạn văn được đặt tên theo cách nào ? 
- Dùng từ ngữ có sẵn với nội dung mới : rạch, rạch Mái Giầm .
- Dựa vào đặc điểm của sự vật , hiện tượng được gọi tên : kênh , kênh Bọ Mắt.
2. Một số tên gọi theo cách trên : con Bạc Má, rắn Sọc Dưa, Khỉ mặt Ngựa, Gấu Chó, ớt chỉ thiên... 
 4. Dặn dò ( 2' ) 
	- Nắm được các từ loại và các biện pháp tu từ đã học ,
 	- Soạn bài : Chương trình địa phương.
 IV Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 12 Ngày soạn : 17 / 11 / 2009
Tiết 60 Tập làm văn :
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ
 DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức : Giúp HS : 
 Biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lí . 
 2. Kỹ năng: 
 Rèn cho HS kỹ năng tự viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận .
 3. Tư tưởng: 
 Giáo dục HS ý thức viết đúng đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. 
 II. Chuẩn bị:
 Thầy : SGK - soạn giáo án - Tài liệu tham khảo
 Tổ chức : hoạt động nhóm, cá nhân 
 Trò : SGK - Vở ghi - học bài, xem bài mới. 
 III. Hoạt động dạy học: 
 1. Ổn định tổ chức : (1' ) Kiểm tra sĩ số , tác phong .
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 3. Bài mới : 	
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Nội dung 
10'
30'
Hoạt động 1
GV gọi HS đọc đoạn văn trong SGK / 160.
H: Yếu tố nghị luận được thể hiện ở câu văn nào ? 
Hoạt động 2
GV hướng dẫn HS làm bài tập qua một số gợi ý đã cho ? 
GV hướng dẫn HS làm bài tập . 
Hoạt động 1
HS đọc đoạn văn 
HS trao đổi thảo luận, trả lời 
Hoạt động 2
HS trao đổi thảo luận, trả lời 
 HS làm bài tập 
I . Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự . 
1. Đọc đoạn văn 
2. Nhận xét 
*. Các yếu tố nghị luận trong đoạn văn : 
- " Những điều viết lên cát... trong lòng người " 
-> Yếu tố nghị luận này mang dáng dấp của một triết lí về " cái giới hạn và cái trường tồn " trong đời sống tinh thần của con người . 
- " Vậy mỗi ... ân nghĩa lên đá " -> Yếu tố nghị luận này nhắc nhở con người cách ứng xử có văn hoá trong cuộc sống vốn rất phức tạp. 
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận .
1/ 161 
a. Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào ? 
 ( Thời gian, địa điềm, ai là người điều khiển? Không khí của sinh hoạt ra sao ? 
b. Nội dung của buổi sinh hoạt là gì ? Em đã phát biểu về vấn đề gì ? Tại sao lại phát biểu về việc đó ? 
c. Em đã thuyết phục rằng Nam là người bạn tốt như thế nào ? Lí lẽ và lời phân tích ? 
2 / 161 
a. Người em kể là ai ? 
b. Ngưòi đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ ? điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào ? 
c. Nội dung cụ thể là gì ? Nội dung đó giản dị và sâu sắc, cảm động như thế nào ? 
d. Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu truyện trên ? 
4. Dặn dò . ( 2' ) 
	- Xác định được yếu tố nghị luận trong văn tự sự .
	- Biết cách làm bài văn tự sự kết hợp với nghị luận .
	- Soạn bài : Ôn bài giờ sau viết bài tập làm văn số 3 .
 IV . Rút kinh nghiện .
..................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 13 Ngày soạn : 8 / 11 / 2008
Tiết 61 Văn bản 
	Bài 13 : 	 LÀNG
 ( Trích- Kim Lâm ) 
I. Mục tiêu cần đạt 
 1. Kiến thức : Giúp HS : Cảm nhận tình yêu làng quê thắm thiết nhất với với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. 
 2. Kỹ năng: 
Rèn luyện kỹ năng đọc, kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc sắc là phân tích tâm lý nhân vật, kể chuyện và tóm tắt truyện. 
 3. Tư tưởng: 
Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu mến làng xóm quê hương, đất nước mình. 
 II. Chuẩn bị của thầy và trò :
 Thầy : SGK - soạn giáo án - Tài liệu tham khảo 
	 Đồ dùng dạy học: bảng phụ , phiếu học tập 
 Tổ chức : hoạt động nhóm, cá nhân 
 Trò : SGK - Vở ghi - học bài, xem bài mới. 
 III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức : (1' ) Kiểm tra sĩ số , tác phong .
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5' )
CH: Đọc thuộc lòng bài thơ " Aùnh trăng" Chủ đề của bài thơ ? 
* Gợi ý :Đọc đúng bài thơ , nêu được chủ đề của bài thơ .
. Bài mới : 
	Giới thiệu bài : Mỗi người dân Việt Nam đều vô cùng gắn bó với làng quê mình, nơi sinh ra và sống suốt cả cuộc đời cần lao, giản dị, sống với làng, chết nhờ làng . Không có gì khổ bằng bỏ làng tha hương cầu thực, lâm vào cảnh sống nơi đất khách quê người. Tình cảm đặc biệt đó đã được nhà văn Kim Lân thể hiện một cách độc đáo trong hoàn cảnh đặc biệt; Kháng chiến chống Pháp; để viết nên truyện ngắn đặc sắc : Làng 
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
5'
25'
10'
Hoạt động 1
GV gọi HS đọc chú thích SGK về tác giả tác phẩm ? 
GV nhấn mạnh hai điểm chính về tác giả, tác phẩm. 
Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn. 
Kim Lân am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân. 
Hoạt động 2
GV hướng dẫn HS đọc văn bản, chú ý giọng đọc cho phù hợp. 
Gv nhận xét 
Ngoài các từ nhận xét trong SGK, GV có thể giải thích thêm một số từ khác ; Vạt, mảnh, vòng, khoảng, ( đất ) gồng gánh một đầu có hàng, còn một đầu không có gì . vươn: vẫn 
Theo em bố cục của đoạn trích có thể được chia làm mấy đoạn ? 
Hoạt động 3
Để khắc hoạ nổi bật chủ đề của truyện, tính cách của nhân vật, Kim Lân đã đặt nhiệm vụ chính vào một tình huống truyện như thế nào ?
 Tình huống ấy có tác dụng gì ? 
Hoạt động 1
HS đọc chú thích về tác giả, tác phẩm. 
Hoạt động 2
Hs đọc văn bản
HS theo dõi
Hs trao đổi thảo luận, trả lời 
Hoạt động 3
Hs trao đổi thảo luận, trả lời 
I. Giới thiệu chung 
II. Đọc văn bản, giải thích từ khó, bố cục
1. Đọc văn bản 
2. Chú thích từ khó 
3. Bố cục 3 đoạn : 
Đ 1 : Từ đầu ..... nhúc nhích tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cả làng dầu làm Việt gian theo Pháp. 
Đ 2 : Tiếp ... đôi phần. 
Tâm trạng xấu hổ đau khổ, buồn bực của ông Hai trong ba bốn ngày sau đó .
Đ 3 : Còn lại : Tình cờ ông Hai mới biết đó là tin đồn nhảm, ông vô cùng sung sướng lại yêu, lại tự hào về cái làng mình hơn xưa.
III. Tìm hiểu chi tiết .
1. Tìm hiểu tìnhhuống truyện .
- Kim Lân đã đặt ông Hai vào một tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng , yêu nước của ông. 
Tình huống : Ông Hai tình cờ nghe được làng chợ Dầu của ông đã trở thành làng Việt gian theo Pháp, phản lại kháng chiến, phản lại cụ Hồ. Chính cái tình huống oái oăm ấy là cái nút thắt để phát triển câu chuyện.
 4. Dặn dò - hướng dẫn học bài ( 2' ) 
	- Đọc lại văn bản và tóm tắt được truyện .
	- Nắm được nội dung và tâm trạng của ông Hai.
 IV. Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 13 Ngày soạn : 7 / 11 / 2008
Tiết 62 Văn bản 
	Bài 13 : 	 LÀNG
 ( Trích - Kim Lâm ) 
I. Mục tiêu cần đạt 
 1. Kiến thức : Giúp HS : Tiếp tục cho HS cảm nhận tình yêu làng quê thắm thiết nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai.
 Qua đó, thấy được một biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp .
 2. Kỹ năng: 
Rèn luyện kỹ năng đọc, kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc sắc là phân tích tâm lý nhân vật, kể chuyện và tóm tắt truyện. 
 3. Tư tưởng: 
Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu mến làng xóm quê hương, đất nước mình. 
 II. Chuẩn bị của thầy và trò :
 Thầy : SGK - soạn giáo án - Tài liệu tham khảo 
	 Đồ dùng dạy học: bảng phụ , phiếu học tập 
 Tổ chức : hoạt động nhóm, cá nhân 
 Trò : SGK - Vở ghi - 

File đính kèm:

  • docngu van 9 -48 phuoc.doc
Giáo án liên quan