Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 46: Đồng Chí (Chính Hữu)

Gọi hs đọc 10 dòng thơ tiếp theo.

Hỏi: Tình cảm đồng chí của những người lính được thể hiện rất cụ thể, giản dị mà sâu sắc. Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh chứng minh?

- Hình ảnh “ruộng nương. ra lính” gợi cho em thấy biểu hiện gì của tình đồng chí? Từ “mặc kệ” có phải chứng tỏ người lính rất vô tâm, vô tình, vô trách nhiệm với gia đình? Ý kiến của em?

+ Đó là nỗi nhớ nhà, là tình cảm lúc chia tay lên đường đánh giặc.

+ Đó là tình cảm lạc quan cách mạng của người lính trẻ. Từ “mặc kệ” cho thấy người lính không phải vô tâm, vô trách nhiệm với gia đình, cha mẹ, vợ con, quê hương mà đây là sự hi sinh tình nhà cho việc nước thật giản dị và cảm động.

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 10814 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 46: Đồng Chí (Chính Hữu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/10/2014
Tiết 46: 
ĐỒNG CHÍ
 Chính Hữu
I.Mức tiêu độ cần đạt: 
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc hoạ trong bài thơ – những người đã viết nên những trang sử Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Một số hiểu biết về thể hiện thực trạng những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
- Lý tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài
III. Chuẩn bị
1.GV: Tập thơ: Đầu súng trăng treo - Chính Hữu.
 Tranh minh họa.
2. HS: Chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp
 1.Ổn định tổ chức 
 2.Kiểm tra bài cũ :
Đọc thuộc lòng 6 câu cuối “Lục Vân Tiên gặp nạn”. Phân tích cuộc sống của ông chài?
 3. Bài mới 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Chính Hữu Là nhà thơ chiến sĩ . Ông viết ít chủ yếu viết về đề tài người lính cách mạng . Bài thơ đầu tay khá nổi tiếng của ông là Ngày về tràn ngập cảm hứng lãng mạn , bi hùng . Nhưng phải đến bài thơ Đồng chí mới thực sự đem lại thành công cho Chính Hữu nhờ giọng thơ chân thực giản dị , chân thực và cô đúc... 
* Hoạt động 2: 
 Hướng dẫn học sinh đọc 
Đọc với giọng chậm rãi để diễn tả cảm xúc được lắng lại dồn nén
HS đọc chú thích sgk.
Tìm hiểu về tác giả - GV khái quát những nét chính.
- Chính Hữu từ người lính trung đoàn thủ đô trở thành nhà thơ quân đội. Thơ của ông hầu như chỉ viết về người lính và hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính, như tình đồng chí, đồng đội, tình quê hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương....
Hỏi: Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Hiểu gì về đất nước năm 1948? 
- Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947). Trong chiến dịch ấy, cũng như những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội ta còn hết sức thiếu thốn. Nhưng nhờ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu và tình đồng chí, đồng đội, họ đã vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng. Sau chiến dịch Việt Bắc, Chính Hữu viết bài thơ “Đồng chí” vào đầu năm 1948, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh. Bài thơ là sự thể hiện những tình cảm tha thiết, sâu sắc của tác giả với những người đồng chí, đồng đội của mình.
HS tím hiểu chú thích sgk
Bài thơ có thể chia bố cục ra làm mấy phần ? Nội dung chính của mỗi phần ?
* Hoạt động 3 Hướng dẫn phân tích 
Học sinh đọc 7 dòng thơ đầu
Mở đầu bài thơ Chính Hữu đã giới thiệu với chúng ta điều gì về người lính ?
- Những hình ảnh “nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá” nói lên điều gì về nguồn gốc xuất thân của anh và tôi?
Ngoài cùng cảnh ngộ người lính còn gặp nhau ở điểm nào ? 
- Từ những người có cùng mục đích ...người lính đã xây dựng cho mình những tình cảm đẹp nào ?
Từ tình đồng đội , tình bạn, , Tg đã nâng lên thành một tình cảm cao đẹp hơn , đó là tình cảm gì ?
Tại sao câu thơ thứ 7 lại chỉ có hai tiếng “đồng chí” và dấu chấm cảm? Hãy nêu cảm nhận về vẻ đẹp của câu thơ đặc biệt ấy? 
Gọi hs đọc 10 dòng thơ tiếp theo.
Hỏi: Tình cảm đồng chí của những người lính được thể hiện rất cụ thể, giản dị mà sâu sắc. Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh chứng minh?
- Hình ảnh “ruộng nương..... ra lính” gợi cho em thấy biểu hiện gì của tình đồng chí? Từ “mặc kệ” có phải chứng tỏ người lính rất vô tâm, vô tình, vô trách nhiệm với gia đình? Ý kiến của em? 
+ Đó là nỗi nhớ nhà, là tình cảm lúc chia tay lên đường đánh giặc. 
+ Đó là tình cảm lạc quan cách mạng của người lính trẻ. Từ “mặc kệ” cho thấy người lính không phải vô tâm, vô trách nhiệm với gia đình, cha mẹ, vợ con, quê hương mà đây là sự hi sinh tình nhà cho việc nước thật giản dị và cảm động. 
- Những câu tiếp theo vẫn nói về tình đồng chí một cách cụ thể. Những hình ảnh nào làm em xúc động? 
- Có nhận xét gì về đặc điểm cấu trúc các câu thơ 
và hình ảnh ở đoạn thơ này? 
(Những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau từng cặp hoặc trong từng câu )
 Khó khăn gian khổ là vậy nhưng điều gì đã giúp người lính vượt được những khó khăn ?
Em có suy nghi gì khi đọc câu thơ “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Cảm nhận của em về sức mạnh của tình đồng chí ở 3 câu cuối bài thơ? 
(Hình ảnh trong những câu thơ gợi cho em cảm nghĩ gì: khung cảnh đánh giặc , hoàn cảnh, thời điểm ntn?)
GV bình: (súng - trăng, gần - xa, hiện thực - trữ tình, chiến sĩ - thi sĩ...)
- Nêu giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
- Vì sao bài thơ viết về tình đồng đội của người lính lại được đặt tên là đồng chí ?
- Qua bài thơ này , em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội trong kháng chiến chống Pháp ?
I. Đọc - tìm hiểu chung
1.Đọc
2. Tác giả: 
- Nhà thơ - người chiến sĩ
- thơ Chính Hữu cảm xúc thường dồn nén, ngôn ngữ , hình ảnh thơ chắt lọc.
3. Tác phẩm 
- Sáng tác năm 1948
- Trích “Đầu súng trăng treo”
4.Từ khó:
SGK 
5. Bố cục: 3 phần
- 6 câu đầu: Những cơ sở của tình đồng chí
- 11 câu tiếp theo: Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
- 3 câu cuối: Bức tranh đẹp về tình đồng chí.
II. Đọc - hiểu văn bản 
1. Cơ sở của tình đồng chí.
- Chung cảnh ngộ xuất thân nghèo khó: Nước mặt, đồng chua, đất cày, sỏi đá....
- Cùng chung mục đích : Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau .
- Chung nhiệm vụ chiến đấu: “Súng bên súng”
- Cùng chia sẻ mọi gian lao cũng 
như buồn vui. (Hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ) => Tình bạn cao đẹp 
- Đồng chí! 
+ vừa là phát hiện 
+ vừa là lời khẳng đinh 
+ vừa là bản lề gắn kết đoạn đầu với đoạn thứ hai .
=> Tình đồng chí sâu lắng thiêng liêng, được rèn luyện qua thử thách càng gắn bó bền chặt .
2. Những biểu hiện của tình đồng chí.
- Sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng thể hiện nỗi nhớ quê hương. 
- Cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính (Áo anh...không giày)
- Cùng trải qua những cơn sốt rét đang hành hạ người lính sống ở rừng.
- Hình ảnh “nụ cười buốt giá” là nụ cười của tình đồng chí, của tình thương yêu vô bờ trong im lặng
- Thương nhau tay nắm lấy bàn tay=> Sự động viên, sưởi ấm của tình đồng chí vượt qua mọi gian khổ.
=>Đoạn thơ đã khắc hoạ tình đồng chí trong chiến đấu, trong sinh hoạt của người chiến sĩ thật cụ thể, gần gũi, chắt lọc mà tiêu biểu và cảm động.
3: biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
- Truyền cho nhau hơi ấm nơi chiến trường
+Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới => chủ động đợi giặc => sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ đứng vững bên nhau, vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn. 
+ Đầu súng trăng treo => Biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội, vẻ đẹp hài hoà của tinh thần chiến sĩ - thi sĩ, hiện thực và lãng mạn.
III. Tổng kết
1. Nội dung: 
- Bài thơ khẳng định và ngợi ca: 
+ Những cơ sở của tình đồng chí
+ Những biểu hiện của tình đồng chí
+ Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí
+ Phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp
2. Nghệ thuật.
- Chi tiết và hình ảnh chân thực, giản dị, cô đọng, vừa gợi tả vừa gợi cảm. 
- Thể thơ tự do, lời thơ rất giản dị, mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày nhưng vẫn rất chắt lọc.
	4. Củng cố
 Đọc diễn cảm lại bài thơ 
 Theo em , vì sao Chính Hữu lại có thể viết hay như thế về tình đồng đội ?
 ? Khái quát nội dung chính bài thơ ?
 Chung g/c Đồng chí Chung nỗi nhớ
 Chung lí tưởng Chia sẻ gian lao
 Đầu súng trăng treo
 Biểu tượng đẹp về tình đ/c
 5. Hướng dẫnvề nhà
 Học thuộc bài thơ
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ “Đồng chí”.
Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ.
Theo em, vì sao tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “Đồng chí”?

File đính kèm:

  • docVAN BAN DONG CHI CHINH HUU.doc
Giáo án liên quan