Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 37+38: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Năm học 2014-2015

Ngữ Văn. Tiết 38. Bài 8

Văn bản: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

( Trích: Truyện Lục Vân Tiên)

 ( Tiếp )

I. Mục tiêu

* Mức độ cần đạt .

Như tiết 37

* Trọng tâm kiến thức , kĩ năng .

1. Kiến thức

- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện Lục Vân Tiên .

- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga .

2. Kĩ năng .

- Đọc -hiểu một đoạn trích truyện thơ .

- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích .

- Cảm nhận được vể đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích .

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên :

2 Học sinh:

IV. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề, kĩ thuật trình bày 1 phút, động não, thảo luận nhóm.

V. Các bước lên lớp

 1. Ổn định tổ chức (1p)

 2. Kiểm tra đầu giờ (4p)

H: Hình ảnh Vân Tiên được tác giả khắc họa như thế nào qua việc đánh nhau với bọn cướp Phong Lai ?

Đáp án: - Vân Tiên anh hùng, dũng cảm, chàng không nghĩ đến hiểm nguy và tính mạng bản thân chủ động bẻ cây xông vào diệt đám hung đồ.

 - Nghệ thuật so sánh, cách miêu tả nhanh gọn, cho thấy sự tung hoành dũng mãnh tài sức hơn người của Vân Tiên khi vào trận.

3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

* Hoạt động 1 : Khởi động

ở giờ trước các em đã thấy được sự tài giỏi, dũng mãnh của Vân Tiên qua việc bắt cướp. Vậy nhân cách của chàng còn được thể hiện như thế nào? Phẩm giá của Nguyệt Nga ra sao? Tiết học này chúng ta sẽ đi tìm hiểu.

 

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 37+38: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /10/2014
Ngày giảng: 9A
 9B
Ngữ văn. Tiết 37. Bài 8
Văn bản:
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
 ( Nguyễn Đình Chiểu )
I. Mục tiêu .
* Mức độ cần đạt 
- Hiểu và lý giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc. Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm truyện Lục Văn Tiên .
 * Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 
1. Kiến thức 
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm truyện Lục Vân Tiên 
- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên .
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện Lục Vân Tiên .
- Khát vộng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga .
2. Kĩ năng .
- Đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ . 
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích . 
- Cảm nhận được vể đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích .
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : 
2 . Học sinh: 
IV. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
Vấn đáp, giải quyết vấn đề, động não, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm
V. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức(1p)
2. Kiểm tra( 5p)
H: Đọc thuộc lòng đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích và cho biết giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích ?
Đáp án: - HS đọc thuộc lòng đoạn trích như trong SGK
 - Giá trị nội dung, nghệ thuật: Đoạn trích miêu tả nội tâm nhân vật, bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 * Hoạt động 1 : Khởi động
 Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong lòng nhân dân. Đặc biệt là nhân dân Nam Bộ. Vậy vì sao tác phẩm lại được nhiều người yêu mến như vậy ?...
 Hoạt động của giáo viên và Học sinh
TG
 Nội dung 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc , thảo luận chú thích . 
 * Mục tiêu: HS biết cách đọc thể hiện tính cách của các nhân vật. Thấy được những nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm. Nắm được cốt truyện và nghĩa của một số chú thích: Hay vầy, Tì tất, Quân tử
- GV hướng dẫn đọc: giọng đọc làm nổi bật lên hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga (giọng Lục Vân Tiên ân cần, khảng khái giọng tướng cướp Phong Lai hống hách, nạt nộ. Kiều Nguyệt Nga cảm kích, xúc động)
- GV đọc mẫu một đoạn 
-Gọi HS khác đọc tiếp
- GV nhận xét-> uốn nắn 
GV yêu cầu học sinh quan sát tranh Nguyễn Đình Chiểu rồi trả lời câu hỏi. 
H: Nêu một vài hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận.
 GV giảng - mở rộng
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) quê ở Gia Định (TPHCM), cha là viên quan nhỏ bị cách chức, từ bé phải về quê nội ở Huế học nhờ bạn cũ của cha, 1843 thi đỗ tú tài, 1847 mẹ mất bỏ thi. Năm 1849 Ông bị mù nhưng ông không gục ngã, trước số phận vẫn vươn lên để sống và sống có ích 
- HS quan sát tranh minh hoạ về tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và trả lời câu hỏi
H: Em biết gì về tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- GV nhận xét-> kết luận.
( Truyện được viết nhằm truyền dạy đạo
lý làm người)
- Viết khoảng đầu những năm 50 thế kỉ XIX, thể hiện rõ lí tưởng đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm qua tác phẩm. 
- Là tác phẩm lớn gồm 2082 câu thơ Nôm lục bát. Đoạn trích nằm ở phần đầu của truyện.
H: Em hãy tóm tắt ngắn gọn Truyện Lục Vân Tiên ? ( Kĩ thuật đọc tích cực)
- Gọi HS kể lại 
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét, kể lại ngắn gọn.
H: Em hãy giải thích nghĩa của các chú thích bên ? Cho biết chú thích (hay vầy) thuộc từ ngữ nào ?
 ( Từ địa phương)
H: Truyện được kết cấu theo kiểu nào ? Kết cấu đó có ý nghĩa như thế nào với loại văn chương truyền đạo đức ?
 * Kết cấu truyện 
- Truyện được viết theo lối chương hồi, có kiểu kết cấu ước lệ 
+ Người tốt gặp nhiều gian truân bị hãm hại, lừa lọc cuối cùng được đền trả xứng đáng
+ Kẻ xấu bị trừng trị 
- Kết cấu đó nói lên khát vọng chính nghĩa thắng gian tà của nhân dân 
H: Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? 
( Kể chuyện kết hợp với miêu tả)
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản .
* Mục tiêu: HS thấy được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của nhân vật: Lục Vân Tiên: Tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài.
- GV yêu cầu HS chú ý vào đoạn trích 
H: Tìm những chi tiết nói về hành động của Vân Tiên khi bắt gặp bọn cướp ?
 - HS hoạt động cá nhân tìm chi tiết
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Hành động đó chứng tỏ Vân Tiên là người như thế nào? gợi cho em nhớ đến nhân vật nào trong truyện cổ tích ? ( kĩ thuật động não)
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận.
 ( Thạch Sanh- Ngữ Văn 6)
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK rồi miêu tả về hình ảnh của các nhân vật trong tranh sau đó đặt câu hỏi
H: Hành động đánh cướp của Vân Tiên được miêu tả qua chi tiết nào ? 
- HS hoạt động cá nhân tìm chi tiết
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận.
H*: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả ở câu thơ này? Qua đó hình ảnh Vân Tiên hiện lên như thế nào ? 
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận.
 GV giảng- bình
Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp - vẻ đẹp của người dũng tướng thời xưa, nghĩa là so sánh với những mẫu hình lí tưởng như dũng tướng Triệu Tử Long mà người Việt Nam, đặc biệt là người Nam Bộ – vốn mê truyện Tam quốc không mấy ai không thán phục. Hành động đó chứng tỏ cái đức của con người vì việc nghĩa quên thân mình.
H: Những câu thơ nào trong bài nói về hình ảnh bọn cướp ? 
- HS hoạt động cá nhân tìm chi tiết
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận
H: Bọn cướp được miêu tả như thế nào ? 
 - HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận.
- Bọn cướp đông người gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng nhưng thất bại thảm hại. 
H: Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên ? Qua đó cho biết Vân Tiên là người như thế nào ? 
- HS thảo luận nhóm 2( 3p )
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Nhóm khác chia sẻ
- Người điều hành kết luận.
- GV định hướng
 GV giảng
Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng của tác phẩm. Đây là một chàng trai vừa rời trường học bước vào đời, mới 16 tuổi, lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh, cũng mong thi thố tài năng cứu người, giúp đời, thử thách này là một thử thách đầu tiên cũng là một cơ hội hành động cho chàng.
16p
17p
I. Đọc và thảo luận chú thích.
1. Tác giả: Sgk
2. Tác phẩm: Sgk
*Tóm tắt truyện:
III Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Lục Vân Tiên 
a. Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga 
“ Vân Tiên ghé ...
 ...........làng xông vô”
-> Vân Tiên anh hùng, dũng cảm, chàng không nghĩ đến hiểm nguy và tính mạng bản thân chủ động bẻ cây xông vào diệt đám hung đồ. 
“ Vân Tiên tả ....
 ..... Đương Dang”
- Nghệ thuật so sánh, cách miêu tả nhanh gọn,chủ yếu thụng qua cử chỉ, hành động, lời núi cho thấy sự tung hoành dũng mãnh tài sức hơn người của Vân Tiên khi vào trận. 
* Hình ảnh bọn cướp
“ Phong Lai mặt ........
 .............. rày thân vong ”
=> Bằng nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật cho thấy Vân Tiên là người tài ba, dũng cảm, giàu nhân nghĩa, chàng đã bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực tàn bạo.
 4. Cñng cè ( 3 p )
- GV yªu cÇu häc sinh kÓ tãm t¾t l¹i t¸c phÈm.
 H: Lôc V©n Tiªn lµ ng­êi nh­ thÕ nµo ?( kÜ thuËt tr×nh bµy 1 phót
GV hÖ thèng l¹i kiÕn thøc bµi häc 
 5. H­íng dÉn häc bµi ( 2p )
 - VÒ häc bµi: n¾m ®­îc phÈm chÊt cña nh©n vËt Lôc V©n Tiªn 
 - ChuÈn bÞ bµi “ TiÕt 2 Lôc V©n Tiªn cøu KiÒu NguyÖt Nga”
 H: KiÒu NguyÖt Nga lµ ng­êi nh­ thÕ nµo ?
Ngày soạn: 8 /10/2014
Ngày giảng: 9A
 9B
Ngữ Văn. Tiết 38. Bài 8
Văn bản: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
( Trích: Truyện Lục Vân Tiên)
 ( Tiếp )
I. Mục tiêu
* Mức độ cần đạt .
Như tiết 37
* Trọng tâm kiến thức , kĩ năng .
1. Kiến thức 
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện Lục Vân Tiên .
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga .
2. Kĩ năng .
- Đọc -hiểu một đoạn trích truyện thơ . 
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích . 
- Cảm nhận được vể đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích .
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên : 
2 Học sinh: 
IV. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề, kĩ thuật trình bày 1 phút, động não, thảo luận nhóm.
V. Các bước lên lớp
 1. Ổn định tổ chức (1p)
 2. Kiểm tra đầu giờ (4p)
H: Hình ảnh Vân Tiên được tác giả khắc họa như thế nào qua việc đánh nhau với bọn cướp Phong Lai ?
Đáp án: - Vân Tiên anh hùng, dũng cảm, chàng không nghĩ đến hiểm nguy và tính mạng bản thân chủ động bẻ cây xông vào diệt đám hung đồ. 
 - Nghệ thuật so sánh, cách miêu tả nhanh gọn, cho thấy sự tung hoành dũng mãnh tài sức hơn người của Vân Tiên khi vào trận. 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
* Hoạt động 1 : Khởi động
ở giờ trước các em đã thấy được sự tài giỏi, dũng mãnh của Vân Tiên qua việc bắt cướp. Vậy nhân cách của chàng còn được thể hiện như thế nào? Phẩm giá của Nguyệt Nga ra sao? Tiết học này chúng ta sẽ đi tìm hiểu.
 Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản . 
*Mục tiêu: HS thấy được phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên qua cuộc trò truyện với Kiều Nguyệt Nga là người ân cần, chu đáo, trọng nghĩa khinh tài. Thấy được vẻ đẹp và phẩm giá của nhân vật Kiều Nguyệt Nga: Hiền hậu, nết na, ân tình.
GV yêu cầu HS đọc từ “ Dẹp rồi lũ kiến chòm ong -> đến hết 
H: Những chi tiết nào nói về hành động của Lục Vân Tiên đối với người bị nạn ? 
- HS hoạt động cá nhân tìm chi tiết
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận
H: Em nhận thấy thái độ nào của Vân Tiên được thể hiện qua câu thơ trên ? Bản thân em đã có được phẩm chất trên chưa ? Lấy dẫn chứng để minh hoạ ?( Kĩ thuật đặt câu hỏi)
- HS hoạt động cá nhân trả lời, liên hệ bản thân
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> uốn nắn
H: Khi Nguyệt Nga muốn xuống xe để cảm tạ Vân Tiên đã trả lời ra sao ? Qua đó cho thấy chàng là người như thế nào ? 
- HS hoạt động cá nhân tìm chi tiết
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận
 “ Khoan khoan ngồi đó chớ ra 
 Nàng là phận gái, ta là phận trai ”
Chàng rất lịch sự nho nhã coi trọng danh dự .
 GV giảng - liên hệ. 
Theo quan niệm của lễ của lễ giáo phong kiến “ Nam nữ thụ thụ bất thân” đàn ông và đàn bà ngày xưa trao nhận cái gì cho nhau không được gần gũi... 
H: Tìm những câu thơ nói về suy nghĩ, cách cư xử của Vân Tiên khi Nguyệt Nga muốn mời chàng về nhà để tạ ơn ?
- HS hoạt động cá nhân tìm chi tiết
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận
 “ Vân Tiên nghe nói liền cười
 Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
 Làm người thế ấy cũng phi anh hùng ”
H: Em có nhận xét gì về lời lẽ của Vân Tiên ? Vì sao chàng lại không nhận ơn của Nguyệt Nga ? ( Kĩ thuật động não)
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS chia sẻ 
- GV nhận xét-> kết luận
GV giảng - bình.
Với Vân Tiên việc cứu người là một lẽ tự nhiên chàng không coi đó là một công trạng. Thực hiện điều nghĩa với chàng là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, cũng vì thế mà ở đoạn sau Vân Tiên từ chối nhận chiếc trâm vàng của Nguyệt Nga, chỉ cùng nàng xướng họa rồi ung dung ra đi, không hề vương vấn. Đây là con người mà lời nói và việc làm thống nhất với nhau, toát lên vẻ đẹp nghĩa khí, hào hiệp. Chính vì vậy Lục Vân Tiên đã trở thành một hình tượng mẫu mực để Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm khát vọng và niềm tin của mình.
H: Qua việc trò truyện với Nguyệt Nga cho thấy Vân Tiên là người như thế nào ?( Kĩ thuật trình bày 1 phút)
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận
- GV yêu cầu HS đọc từ “ Thưa rằng-> Cùng ngươi” 
H: Tìm những câu thơ nói về lời lẽ của Kiều Nguyệt Nga khi Vân Tiên hỏi về quê quán ? 
- HS hoạt động cá nhân tìm chi tiết
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận
H*: Em có nhận xét gì về cách nói năng của Kiều Nguyệt Nga ? Qua đây cho thấy đức tính gì của nàng ? 
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận, liên hệ, đối chiếu với cách nói của Mã Giám Sinh để học sinh biết cách rèn luyện cách diễn đạt khi giao tiếp
- Nguyệt Nga nói năng dịu dàng văn vẻ trình bày rõ ràng, khúc triết thể hiện rõ là con người chân thật, có học thức. 
H: Chi tiết nào nói về tấm lòng của Nguyệt Nga đối với cha mẹ ? Qua đây cho thấy nàng là cô gái như thế nào ? 
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận
H: Những hình ảnh thơ nào miêu tả tâm trạng Nguyệt Nga trước sự cứu giúp của Vân Tiên ? 
- HS hoạt động cá nhân tìm chi tiết
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận
H: Nhận xét về lời nói của Nguyệt Nga, lời nói đó thể hiện điều gì về đạo đức và học vấn của nàng ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- GV nhận xét-> kết luận, tích hợp với cách “xưng khiêm hô tôn” của người Việt khi học văn bản: Xưng hô trong hội thoại
H: Em có nhận xét gì về tâm trạng của Nguyệt Nga qua đoạn thơ sau ?
 “ Hà Khê qua đó cũng gần
 Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”
- HS hoạt động cá nhân nhận xét
- GV nhận xét-> chuẩn kiến thức.
H: Nguyệt Nga là cô gái như thế nào ? Vì sao em biết điều đó ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét-> kết luận
 GV giảng mở rộng.
 Để đáp lại công ơn của Vân Tiên nàng đã tự nguyện gắn bó đời mình với chàng trai hào hiệp đó. Bị bắt sang cống giặc Ô Qua, nàng đã chọn cái chết để giữ tròn sự trong trắng dành cho Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là biểu tượng cho vẻ đẹp trọng ơn nghĩa, luôn ghi nhớ, trân trọng lòng tốt của người khác dành cho mình.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết rút ra ghi nhớ.
H: Nêu nội dung và nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích ? 
 - HS đọc phần ghi nhớ 
- GV khắc sâu kiến thức
Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập 
* Mục tiêu: HS biết Phân biệt sắc thái nhân vật .
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 
- HS thảo luận nhóm 2( 3p )
- Nhóm khác chia sẻ
- Người điều hành kết luận.
- GV định hướng
TG
27p
3p
4p
 Nội dung 
III Tìm hiểu văn bản.
1. Nhân vật Lục Vân Tiên 
b. Lục Vân Tiên trong cuộc trò truyện với Kiều Nguyệt Nga 
“ Dẹp rồi lũ kiến....................
 ........ trừ dòng lâu la”
- Vân Tiên hỏi han ân cần, chu đáo quan tâm đến người bị nạn 
- Lục Vân Tiên mềm mỏng, chân thành, chàng vô tư trong sáng trong việc cứu người và cho rằng đó là nghĩa vụ lý tưởng sống của anh hùng hiệp nghĩa.
=> Bằng ngôn ngữ đối thoại. Cho thấy Vân Tiên là người ngay thẳng, trong sáng, nhân hậu, trọng nghĩa, khinh tài.
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga 
“ Thưa rằng: ............
 .............. định bề nghi gia ”
 “ Làm con ....
 ...................... cũng đành ”
-> Nàng là cô gái khuê các, hiếu thảo, nề nếp. 
 “ Lâm nguy ........
 ...................... bụi dơ đã phần”
-> Lời nói trang nhã, khiêm nhường, cung kính, thể hiện học vấn đồng thời cho thấy sự đoan trang, thùy mị của nàng.
 “ Hà Khê .......
 ....................... cùng ngươi ”
-> Nguyệt Nga tỏ rõ tâm trang băn khoăn, áy náy muốn tìm cách đền ơn Vân Tiên.
=> Với ngôn ngữ đối thoại. Tác giả cho thấy Nguyệt Nga là cô gái hiền hậu, nết na, trọng ơn nghĩa, Kiều Nguyệt Nga một lòng tri ân người đó cứu mình
IV Ghi nhớ ( SGK T 115 )
V Luyện tập 
* Phân biệt sắc thái nhân vật 
- Phong Lai: hống hách, kiêu căng 
- Vân Tiên đối với :
 + Nguyệt Nga: Mềm mỏng chân thành 
 + Bọn cướp: Tức giận phẫn nộ 
- Nguyệt Nga: Nhẹ nhàng
 4. Củng cố ( 3p )
 H: Nêu những phẩm chất đáng quí của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga ?
 GV yêu cầu học sinh sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút để trả lời .
 GV hệ thống toàn bài 
 5. Hướng dẫn học bài ( 2p )
 - Về nhà đọc thuộc lòng đoạn thơ , nắm chắc nội dung nghệ thuật 
 - Soạn bài : Ôn tập văn học trung đại
 - Đọc kỹ và trả lời câu hỏi 

File đính kèm:

  • docTiết 37,38 luc van tien.doc