Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 24: Hoàng Lê nhất thống chí

 Vua vừa tuyển binh, vừa duyệt binh,

vừa tổ chức đội ngũ.

- Đánh là thắng, chiến đấu dũng mãnh,

quyết tử, quân đội nghiêm minh.

- Vua Quang Trung là một tổng chỉ huy

thực thụ: Định ra kế hoạch, cách tiến

đánh từng trận cụ thể, tổ chức hành quân

bất chấp nguy hiểm, .

=> Hình ảnh thật oai phong lẫm liệt.

- Đó là sự thật lịch sử mà các tác giả đã

được chứng kiến trực tiếp, là những người

trí thức có lương tâm, những người có tâm

huyết và tài năng, nên các ông không thể

không tôn trọng lịch sử.

- Mặt khác, các ông cũng thấy rõ sự thối

nát, kém cỏi, hèn mạt của vua, chúa thời

Lê - Trịnh.

 

docx3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 8040 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 24: Hoàng Lê nhất thống chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 14- 9-2014	
Tiết 24 - Hoàng Lê nhất thống chí
 - Hồi thứ mười bốn- (Tiếp)
-Ngô Gia Văn Phái-
A. Mức độ cần đạt:
- Bước đầu làm quen với thể loại tiểu thuyết trương hồi.
	- Hiểu được những diễn biến truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1.Kiến thức:
- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô Gia Văn Phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng Quang Trung- Nguyễn Huệ.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.
2.Kĩ năng:
- Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ.
	- Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
	- Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.
*Chuẩn bị:
-Giáo viên: Giáo án, tài liệu, SGK.
-Học sinh: Đọc trước bài, làm câu hỏi và bài tập. 
C. Tiến trình bài giảng:
	1-Tổ chức:
2-Kiểm tra:
	- Văn bản trích chia làm mấy phần? Nội dung?
	- Đọc đoạn 1?
3-Bài mới: 
 * Hoạt động 1: Khởi động:(Phương pháp thuyết trình) 
* Hoạt động 2: 
(Phương pháp phát vấn) 
- Trong khoảng thời gian ngắn từ 20/11
đến 30/12/1788, khi nhận được tin cấp
báo của Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết thì
Nguyễn Huệ đã có thái độ và quyết định
gì? Ông đã làm được những việc gì?
Điều đó chứng minh ông là người có
phẩm chất gì?
- Qua những lời phủ dụ của vua Quang
Trung trong buổi duyệt binh lớn ở Nghệ
An với bọn Sở, Lân, Ngô Thì Nhậm và
cuộc trò chuyện với cống sĩ LaSơn chứng
tỏ nhà vua còn có phẩm chất gì?
- Tìm những chi tiết chứng tỏ tài dùng
binh và chỉ huy của vua Quang Trung?
- Hình ảnh vua Quang Trung trong chiến
trận được miêu tả như thế nào?
- Taị sao tác giả vốn trung thành với nhà
Lê, không mấy cảm tình với Tây Sơn,
thậm chí xem Tây Sơn như giặc mà tác
giả vẫn viết về Quang Trung và những
chiến công của đoàn quân áo vải một
cách cảm tình đầy hào hứng?
- Em hãy chỉ ra những chi tiết và phân 
tích những chi tiết kể, tả bọn cướp nước
và bán nước?
- Em có nhận xét như thế nào về lời kể,
tả của tác giả ở đoạn văn này?
* Hoạt động 3: 
- Nêu nghệ thuật cơ bản tác giả sử dụng
để làm nổi bật chủ đề?
- Nêu nội dung cơ bản?
- Đọc ghi nhớ sách giáo khoa trang 72.
* Hoạt động 4:
?Nêu ý nghĩa của văn bản. 
II.Đọc-hiểu văn bản: 
1.Hình ảnh Nguyễn Huệ:
- Từ đầu đến cuối Nguyễn Huệ luôn tỏ
ra là con người có hành động mạnh mẽ,
nhanh nhẹn, quả quyết, xông xáo và có
chủ đích rõ ràng, nhưng không phải là
xốc nổi và độc đoán, mà có tính toán
trước sau, có tham khảo ý kiến những 
cộng sự, những người giúp việc.
- Ông là người chỉ huy quân sự cực kỳ
sắc xảo, nhà chính trị có cách nhìn nhạy
bén, tự tin.
- Lời dụ của nhà vua ở trấn Nghệ An:
Ngắn gọn, hào hùng, kích động tinh thần
tướng sỹ quyết tâm đánh giặc.
- Lời phủ dụ của nhà vua với quan tướng
thân cận ... à Ông là người lãnh đạo tối
cao, rất hiểu sở trường, sở đoản của các
thuộc hạ, lại rất độ lượng, công minh.
- Hành quân thần tốc, đông người lại an
toàn, đảm bảo bí mật. Từ ngày 25 đến 
ngày 29 hành quân vượt 350km đường 
núi đèo,...
à Vua vừa tuyển binh, vừa duyệt binh,
vừa tổ chức đội ngũ.
- Đánh là thắng, chiến đấu dũng mãnh,
quyết tử, quân đội nghiêm minh.
- Vua Quang Trung là một tổng chỉ huy
thực thụ: Định ra kế hoạch, cách tiến 
đánh từng trận cụ thể, tổ chức hành quân
bất chấp nguy hiểm, ...
=> Hình ảnh thật oai phong lẫm liệt.
- Đó là sự thật lịch sử mà các tác giả đã
được chứng kiến trực tiếp, là những người
trí thức có lương tâm, những người có tâm
huyết và tài năng, nên các ông không thể
không tôn trọng lịch sử.
- Mặt khác, các ông cũng thấy rõ sự thối
nát, kém cỏi, hèn mạt của vua, chúa thời
Lê - Trịnh.
2-Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước:
a-Tổng đốc Tôn Sỹ Nghị:
- Mưu cầu lợi riêng, bất tài, không biết
mình, biết địch, kiêu căng, chủ quan,
tự nãm.
b-Số phận của triều đình bán nước:
- Chịu nỗi sỉ nhục của kẻ đầu hàng, bù
nhìn, đê hèn.
=> Đoạn văn tả chân thực, tác giả vẫn gửi
vào đó tình cảm ngậm ngùi, thương cảm.
III-Tổng kết:
*Nghệ thuật: Kể, tả chân thực thể hiện
rất rõ cảm xúc.
*Nội dung: Là bức tranh sinh động về
người anh hùng Nguyễn Huệ-vị vua văn
võ song toàn. Đồng thời, cũng thấy được
tình cảnh thất bại ê chề, khốn đốn, nhục
nhã của bọn vua quan bán nước.
*Ghi nhớ: Sách giáo khoa.
IV.Luyện tập:
- Vẽ lại chân dung vua Quang Trung 
trong trận Ngọc Hồi, ...
*ý nghĩa văn bản: 
 Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789).
 4- Củng cố:
	- Hệ thống nội dung toàn bài.
	- Đọc ghi nhớ.
- Đọc một đoạn thơ của Ngô Thì Dụ.
 5- Hướng dẫn về nhà:
 - Tìm đọc thêm: Kể chuyện Quang Trung của Nguyễn Huy Tưởng.
	- Học kỹ nội dung bài.
	- Xem trước bài “Sự phát triển của từ vựng”.

File đính kèm:

  • docxTiet 24 Hoang Le nhat thong chi.docx
Giáo án liên quan