Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại

? Dế Mèn và Dế Choắt đã xưng hô như thế nào trong mỗi ví dụ?Tại sao có sự thay đổi đó? Phân tích ý nghĩa của mỗi lần xưng hô của 2 nhân vật.

 HS: Trao đổi, trả lời.

? Nhận xét gì về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt? Người nói xưng hô cần phụ thuộc vào tính chất nào.

Gv Kết luận:

- Từ ngữ xưng hô TV : phong phú, giàu sắc thái biểu cảm.

- Người nói tuỳ thuộc vào tính chất của tình huống giao tiếp và mốiquan hệ với người nghe

HS: Trao đổi, trả lời.

 Đọc ghi nhớ SGK.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6968 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/9/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 18
XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức 
- Hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng Việt.
- Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt.	
2. Kĩ năng
- Phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể.
- Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.
3. Thái độ: - Ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô và biết sử dụng tốt những phương tiện này.
B. Chuẩn bị: 
1. GV: Một số ví dụ liên quan đến xưng hô trong hội thoại.
2. HS: Đọc trước bài, tìm các ví dụ có liên quan đến hội thoại.
C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Tự nhận thức: Nhận thức đúng các cách xưng hô trong hội thoại.
2. Làm chủ bản thân: Lựa chọn cách xưng hô trong giao tiếp của bản thân.
3. Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp.
D. Các hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức: 1'	9A:.............................9B:.................................
2/ Kiểm tra bài cũ: 5' 
 - Khi vận dụng các PCHT cần lưu ý điều gì? Việc không tuân thủ PCHT bắt nguồn từ những ng. nhân nào?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu mối quan hệ giữa PCHT với THGT 
- Mục tiêu: HS hiểu được hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và vận dụng phù hợp tình huống giao tiếp.
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, phân tích mẫu,thảo luận.
- Thời gian: 17p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Hãy kể ra một số từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt.
 HS: Độc lập suy nghĩ, trả lời.
tôi, tao, tớ, mình, mày, nó, hắn, gã,
chúng tôi, chúng tớ, chúng tao, chúng mình, chúng mày,nó, …
 anh, em, chú, bác, cô, dì, cậu, mợ, 
 ông ấy, bà ấy, chị ấy, 
? Em có nhận xét gì về hệ thống các từ ngữ xưng hô này?
? Cách dùng các từ ngữ xưng hô tiếng Việt như thế nào.
 HS: Trao đổi, phát biểu:
Số ít
Số nhiều
1
Tôi, tao, ta, tớ...
chúng tôi, chúng mình, ...
2
Bạn, cậu, mày...
Các bạn, hội cậu
3
nó, hắn, thị,...
chúng nó, tụi hắn....
- Suồng sã: Mày, tao, chúng tao…
- Thân mật: Anh, chị, em… 
- Trang trọng: Quý ông, quý bà…
- Trung hoà: Tôi, chúng tôi… 
? Dế Mèn và Dế Choắt đã xưng hô như thế nào trong mỗi ví dụ?Tại sao có sự thay đổi đó? Phân tích ý nghĩa của mỗi lần xưng hô của 2 nhân vật.
 HS: Trao đổi, trả lời.
? Nhận xét gì về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt? Người nói xưng hô cần phụ thuộc vào tính chất nào.
Gv Kết luận: 
- Từ ngữ xưng hô TV : phong phú, giàu sắc thái biểu cảm.
- Người nói tuỳ thuộc vào tính chất của tình huống giao tiếp và mốiquan hệ với người nghe
HS: Trao đổi, trả lời.
 Đọc ghi nhớ SGK.
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô
1. Từ ngữ xưng hô
Từ xưng hô trong TV phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
2. Cách dùng từ ngữ xưng hô
* Cách dùng với ngôi thứ:
- Ngôi thứ nhất: Tôi, tao, tớ chúng tôi, chúng tao,..
- Ngôi thứ hai: Mày, mi, chúng mày, 
- Ngôi thứ ba: Nó, hắn, chúng nó, họ, bọn họ, 
* Cách dùng để biểu lộ sắc thái biểu cảm:
- Suồng sã
- Thân mật
- Trang trọng
- Trung hoà
* Đoạn trích: “Dế mèn phiêu lưu kí”
*) Nhận xét:
a) Dế choắt xưng em – gọi Dế mèn là anh (Dế choắt vị thế yếu).
- Dế mèn xưng ta - gọi Dế choắt là chú mày (Dế mèn kiêu căng hách dịch).
b) Dế choắt xưng tôi – gọi Dế mèn là anh (Bình đẳng ngang hàng)
- Dế mèn xưng tôi – gọi Dế choắt là anh (Bình đẳng ngang hàng)
-> Có sự thay đổi vì tình huống giao tiếp thay đổi. Lời trăng trối của Dế Choắt với tư cách là một người bạn.
* Ghi nhớ/39
* Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Xác định các từ ngữ xưng hô được sử dụng trong hoàn cảnh cụ thể, nêu tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ đó.
Phương pháp: Thực hành, thảo luận nhóm.
- Thời gian: 18p’
Gv hướng dẫn HS làm bài tập phân chia theo nhóm
- N1: BT1; N2: BT2; 
N 3:BT3; N4: BT4.
- Lần lượt gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận
III- Luyện tập
1- Bài tập 1:
- Cách xưng hô gây sự hiểu lầm là lễ thành hôn của cô học viên người Châu Âu với vị giáo sư Việt Nam( trường hợp này phải dùng ngôi thư nhất số nhiều – chúng tôi).
2- Bài tập 2:
 Dùng “Chúng tôi” trong văn bản khoa học làm tăng tính khách quan và thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
3- Bài tập 3:
- Cách xưng hô của Gióng: Ông – ta, chứng tỏ Gióng là một đứa bé khác thường.
4- Bài tập 4:
- Vị tướng gặp thầy giáo cũ gọi thầy xưng con: Lòng biết ơn và thái độ kính trọng người thầy: thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo.
4. Củng cố
- Gv khái quát bài học, khắc sâu kiến thức về từ ngữ xưng hô trong hội thoại.
 5. Hướng dẫn về nhà
 - Về nhà học thuộc ghi nhớ làm bài tập 5,6
 - Chuẩn bị bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docVAN 9 nam 14 tiet 18.doc