Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 16+17: Chuyện người con gái Nam Xương - Năm học 2014-2015

H. Giải thích các từ “tư dung, ngõ liễu tường hoa”?

- HSHĐ cá nhân

H. Tìm những từ ngữ Hán Việt?

 + Xích hỗn, nghi gia nghi thất, quan san

H*. Tóm tắt nội dung chính của truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương”?

- HSHĐ cá nhân

- Vũ Nương là 1 người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn, vì vậy Trương Sinh đã bỏ ra 100 lượng vàng để cưới nàng về làm vợ.

- Cuộc chiên tranh xảy ra. Trương Sinh phải đi lính Vũ Nương ở nhà sinh con, phụ dưỡng, lo ma chay cho mẹ chồng chu đáo.

- Cuộc chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về, bi kịch hạnh phúc gia đình xảy ra chỉ vì cái bóng vô tình.

- Vũ Nương phải chứng minh phẩm hạnh của mình bằng cái chết tại bến sông Hoàng Giang.

- Khi Trương Sinh hiểu ra sự thật, thấu hiểu nỗi oan của vợ thì đã quá muộn.

- Trương Sinh lập đàn thờ giải oan, Vũ Nương chỉ hiện về trong giây lát với câu nói thật đau lòng rồi biến mất.

H. Truyện được kể theo trình tự nào? Nhận xét cách xây dựng nhân vật?

 + Đối lập như trong cổ tích.

H. Phương thức biểu đạt?

HĐ3. HD tỡm hiểu văn bản

- Mục tiêu: HS nắm được con người của Vũ Nương đối với chồng và mẹ chồng.

- GV yêu cầu hs theo dõi đoạn “từ đầu -> có dặn rằng”.

H. Vũ Nương được giới thiệu như thế nào? Trong cuộc sống vợ chồng nàng đã xử sự như thế nào trước tính hay ghen của Trương Sinh?

- HSHĐ cá nhân

H. Theo em hạnh phúc của Vũ Nương do người khác mang lại hay do chính nàng tạo ra?

 + Do chính nàng tạo ra

- GV yêu cầu hs theo dõi đoạn từ “Nàng rót chén rượu đầy -> muôn dặm quan san”

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 2269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 16+17: Chuyện người con gái Nam Xương - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/9/2014
Ngày giảng: 9A
 9B
Ngữ văn. Bài 4 – Tiết 16 
Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương
 (Trích - Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)
I/ Mục tiêu	
*Mức độ cần đạt.
- Học sinh bước đầu làm quen với thể loại truyền kỡ 
- HS bước đầu cảm nhận được giỏ trị hiện thực, giỏ trị nhõn đạo và sỏng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tỏc phẩm
* Trọng tõm kiến thức kĩ năng
1. Kiến thức.
- Cốt truyện, nhõn vật, sự kiện, trong một tỏc phẩm truyện truyền kỡ.
- Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Sự thành cụng của tỏc giả về nghệ thuật kể chuyện.
- Mối liờn hệ giữa tỏc phẩm và truyện Vợ chàng Trương.
2. Kĩ năng.
- Vận dụng kiến thức đó học để đọc – hiểu tỏc phẩm viết theo thể loại truyền kỡ.
- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đỏo trong tỏc phẩm cú nguồn gốc dõn gian.
- Kể lại được truyện.
II/ Cỏc kĩ năng sống cơ bản được giỏo dục trong bài
- Kĩ năng giao tiếp, trỡnh bày 
III/ Chuẩn bị 
- GV: 
- HS:
IV/ Phương pháp/ KTDH:
- Thuyết trình, thảo luận nhóm, đàm thoại, vấn đỏp, gợi mở, bỡnh giảng  
V/ Cỏc bước lờn lớp
1/ Ổn định tổ chức (1p)
2/ Kiểm tra đầu giờ (4p)
	- H. Trình bày những việc làm mà em biết thể hiện sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương nơi em ở với trẻ em?
	- ĐH: HS tự trình bày	
3/ Bài mới
*HĐ1. Khởi động
Phụ nữ Việt Nam luôn là đề tài nóng bỏng của các thế hệ thi nhân. Bởi họ là những hình tượng đẹp, tiêu biểu đã làm nên những bản anh hùng ca của từng thời đại, đã đem đến tương lai, hạnh phúc trong từng gia đình... thế nhưng cũng không ít những mảnh đời trớ trêu, oan trái mà tiêu biểu là Vũ Nương trong chuyện Người con gái Nam Xương.
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
*HĐ2: Hướng dẫn đọc và thảo luận chỳ thớch.
- Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm văn bản, nắm được tác giả, tác phẩm và giải nghĩa 1 số chú thích khó.
- GVhướng dẫn hs đọc -> đọc mẫu
- HS đọc -> nhận xét.
- GV yêu cầu hs kể với các tình tiết sau:
 + Vũ Nương sống ở nhân gian: Lấy chồng, xa chồng, nỗi oan khuất
 + Vũ Nương sống dưới thuỷ cung.
- HS theo dõi chú thích * (SGK)
H: Cho biết vài nét về tác giả Nguyễn Dữ? 
H: Giải thích nhan đề tác phẩm? Đặc điểm loại truyện này? Nhân vật chính?
H. Giải thích các từ “tư dung, ngõ liễu tường hoa”?
- HSHĐ cá nhân
H. Tìm những từ ngữ Hán Việt?
 + Xích hỗn, nghi gia nghi thất, quan san
H*. Tóm tắt nội dung chính của truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương”?
- HSHĐ cá nhân
- Vũ Nương là 1 người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn, vì vậy Trương Sinh đã bỏ ra 100 lượng vàng để cưới nàng về làm vợ.
- Cuộc chiên tranh xảy ra. Trương Sinh phải đi lính Vũ Nương ở nhà sinh con, phụ dưỡng, lo ma chay cho mẹ chồng chu đáo.
- Cuộc chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về, bi kịch hạnh phúc gia đình xảy ra chỉ vì cái bóng vô tình.
- Vũ Nương phải chứng minh phẩm hạnh của mình bằng cái chết tại bến sông Hoàng Giang.
- Khi Trương Sinh hiểu ra sự thật, thấu hiểu nỗi oan của vợ thì đã quá muộn.
- Trương Sinh lập đàn thờ giải oan, Vũ Nương chỉ hiện về trong giây lát với câu nói thật đau lòng rồi biến mất.
H. Truyện được kể theo trình tự nào? Nhận xét cách xây dựng nhân vật?
 + Đối lập như trong cổ tích.
H. Phương thức biểu đạt? 
HĐ3. HD tỡm hiểu văn bản
- Mục tiêu: HS nắm được con người của Vũ Nương đối với chồng và mẹ chồng.
- GV yêu cầu hs theo dõi đoạn “từ đầu -> có dặn rằng”.
H. Vũ Nương được giới thiệu như thế nào? Trong cuộc sống vợ chồng nàng đã xử sự như thế nào trước tính hay ghen của Trương Sinh?
- HSHĐ cá nhân
H. Theo em hạnh phúc của Vũ Nương do người khác mang lại hay do chính nàng tạo ra?
 + Do chính nàng tạo ra
- GV yêu cầu hs theo dõi đoạn từ “Nàng rót chén rượu đầy -> muôn dặm quan san”
H. Tìm chi tiết thể hiện lời dặn dò của Vũ Nương trong buổi chia tay chồng? (hành động, lời nói)
- HSHĐ cá nhân
H. Em có nhận xét gì về lời dặn dò của Vũ Nương? Qua đó ta hiểu thêm tính cách của nàng như thế nào?
- HSHĐ cá nhân
- GV bình: Đó là những mong ước hết sức bình thường của 1 người vợ, người phụ nữ khao khát cuộc sống gia đình bình yên
16p
18p
I/ Đọc và thảo luận chú thích.
1/ Tác giả, 
 + Nguyễn Dữ quê ở Thanh Miện - Hải Dương là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở thế kỉ XVI, thời kì nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, vua chúa tranh giành quyền vị ...
- Ông học rộng, tài cao, nhưng chỉ làm quan một năm ...
2. Tác phẩm
 + Thuộc loại truyện truyền kì, viết bằng chữ Hán, có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian: Vợ chàng Trương.
 - Đây là truyện 16 trong số 20 truyện trong tác phẩm.
II/ Tìm hiểu văn bản
1/ Nhân vật Vũ Nương
a/ Giới thiệu về Vũ Nương
- Vũ Thị Thiết tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp.
- Nàng biết giữ đạo làm vợ “giữ gìn khuôn phép không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà.”
b/ Khi tiễn chồng đi lính
- Hành động : “Rót chén rượu đầy”
- Lời nói: 
 + “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo  hai chữ bình yên thế là đủ rồi.”
 + “Chỉ e việc quan khó liệu  thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì  nhìn trăng soi thành cú, lại  trông liễu rủ bãi hoang, lại  cánh hồng bay bổng”
-> Bằng những hành động tình nghĩa, lời nói nhẹ nhàng các câu văn nhịp nhàng theo lỗi biền ngẫu, hình ảnh ước lệ sử dụng điển tích “thế chẻ tre, dưa chín quá kì, liễu rủ bãi hoang, ” thể hiện Vũ Nương là người vợ biết quan tâm, chăm sóc và yêu chồng.
4/ Củng cố (3p)
 H: Vẻ đẹp nhõn vật Vũ Nương hiện lờn như thế nào?
- GV khái quát nội dung bài học.
5/ HDHB (2p)
- Học kĩ nội dung bài, thuộc ghi nhớ, tóm tắt nội dung chính của truyện
- Chuẩn bị: Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương
Ngày soạn: 7/9/2014
Ngày giảng: 9A
 9B
Ngữ văn. Bài 4 – Tiết 17 
Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương
 (Trích - Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)
I/ Mục tiêu	
*Mức độ cần đạt.
Như tiết 16
* Trọng tõm kiến thức kĩ năng
1. Kiến thức.
- Cốt truyện, nhõn vật, sự kiện, trong một tỏc phẩm truyện truyền kỡ.
- Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Sự thành cụng của tỏc giả về nghệ thuật kể chuyện.
- Mối liờn hệ giữa tỏc phẩm và truyện Vợ chàng Trương.
2. Kĩ năng.
- Vận dụng kiến thức đó học để đọc – hiểu tỏc phẩm viết theo thể loại truyền kỡ.
- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đỏo trong tỏc phẩm cú nguồn gốc dõn gian.
- Kể lại được truyện.
II/ Cỏc kĩ năng sống cơ bản được giỏo dục trong bài
- Kĩ năng giao tiếp, trỡnh bày 
III/ Chuẩn bị 
- GV: 
- HS:
IV/ Phương pháp/ KTDH:
- Thuyết trình, thảo luận nhóm, đàm thoại, vấn đỏp, gợi mở, bỡnh giảng  
V/ Cỏc bước lờn lớp
1/ Ổn định tổ chức (1p)
2/ Kiểm tra đầu giờ (4p)
H. Tóm tắt nội dung chính của truyện “Người con gái Nam Xương”?
HS trả lời
GV nhận xột cho điểm
3/ Bài mới
*HĐ1. Khởi động
 Tiết trước cỏc em đó được đọc và tỡm hiểu một số nột về nhõn vật Vũ Nương, tiết này chỳng ta sẽ cựng tỡm hiểu để nắm rừ hơn về nhõn vật và văn bản 
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
HĐ3.HD tỡm hiểu văn bản
- Mục tiêu: HS nắm được con người của Vũ Nương đối với chồng và mẹ chồng.
- GV yêu cầu hs theo dõi từ “bấy giờ nàng đương có mang  cha mẹ đẻ mình”
H. Khi xa chồng, Vũ Nương đã sống cuộc sống như thế nào? Tìm những chi tiết thể hiện nỗi nhớ của nàng?
- HSHĐ cá nhân
- GV giải thích: 
 + Bướm lượn đầy vườn: mùa xuân vui tươi
 + Mây che kín núi: mùa đông ảm đạm
H. Với con nàng đã làm gì? Với mẹ chồng nàng có cách cư xử như thế nào? Tìm những chi tiết nói lên điều đó?
- HSHĐ cá nhân
- GVbình: 1 mình nàng vừa nuôi con, vừa chăm sóc mẹ chồng: “Nàng hết sức thuốc thang  khôn kheo khuyên lơn. Nàng hết lời thương xót  cha mẹ đẻ mình.”
Lời trối trăng của bà mẹ chồng trước khi mất chính là sự ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng
H. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuậ nào? 
- HSHĐ cá nhân
H. Qua đó ta hiểu thêm vê phẩm chất của nàng như thế nào?
- HSHĐ cá nhân
- GV yêu cầu hs theo dõi từ “Thiếp vốn con kẻ khó -> gieo mình xuống sông mà chết”
H. Vũ Nương đã có những cách nói nào để thanh minh? ý nghĩa của những lời nói đó là gì?
- HSHĐ cá nhân
H. Nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả? 
- HSHĐ cá nhân
H. Từ đây em hiểu gì về Vũ Nương và số phận người phụ nữ dưới chê độ phong kiến?
- HSHĐ cá nhân
H. Tác giả đã giới thiệu về lai lịch, tính cách của Trương Sinh như thế nào? Tìm chi tiết nói lên điều đó?
- HSHĐ cá nhân
H. Cho biết đầu mối bi kịch xuất hiện từ đâu?
- HSHĐ cá nhân
H. Theo en Trương Sinh có nên nghe theo lời của bé Đản hay không? Vì sao?
- HSHĐ cá nhân
- GV bình: Tục ngữ có câu “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”, trẻ con bao giời cũng nói thật. Tuy nhiên Trương Sinh cúng cần phải bình tĩnh đê phân tích, phán đoán 
H. Trương Sinh đã có những hành động như thế nào đối với vợ?
- HSHĐ cá nhân
H*. Em có suy nghĩ gì vê cách kể của tác giả? Qua đây em nhận thấy bản chất của xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVI như thế nào?
- HSHĐ cá nhân
H. Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện?
- HSHĐ cá nhân
H. Những yếu tố kì ảo này có ý nghĩa như thế nào?
- HS thảo luận nhúm 2 ( 3p)
HS trỡnh bày
HS chia sẻ
*HĐ3: Hướng dẫn tổng kết rút ra ghi nhớ
H. Nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm?
- HSHĐ cá nhân
*HĐ4: Hướng dẫn luyện tập
- Mục tiêu: HS nắm được cách đọc diến cảm 1 đoạn văn bất kì.
- HS đọc diễn cảm đoạn “Thiếp vốn -> mà chết”
24p
6p
4p
II/ Tìm hiểu văn bản ( Tiếp )
1/ Nhân vật Vũ Nương
c/ Khi xa chồng
- Vũ Nương buồn thương nhớ chồng khắc khoải triền miên theo thời gian: “Ngày qua tháng lại  mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi ”
- Vũ Nương còn là người mẹ hiền, dâu thảo 
- Với hình ảnh ước lệ, cách so sánh, mượn cảnh thiên nhiên để diễn tả tâm trạng con người 
=> Phẩm chất thuỷ chung tốt đẹp tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam truyện thống.
d/ Khi bị chồng nghi oan.
- Lời 1: “Thiếp vốn con kẻ khó  nghi oan cho thiếp” -> Vũ Nương phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình mục đích hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.
- Lời 2: “Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng kia nữa” -> đau đớn thất vọng, hạnh phúc gia đình niềm khao khát của cả đời nàng đã bị tan vỡ.
- Lời 3: “Kẻ bạc mệnh này  mà chết” -> Vũ Nương bị đẩy đến bước đường cùng, nàng đã mất tất cả đành phải chấp nhận số phận đến với cái chết.
- Bằng nghệ thuật kể chuyện tài tình khéo thắt nút, mở nút khiến câu chuyện căng thẳng đột ngột, mâu thuẫn xuất hiện. 
=> Số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến đầy bất công.
2/ Nhân vật Trương Sinh
- Trương Sinh là “con nhà hào phú, nhưng không có học”
- Trương là người chồng “có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức”
- Bi kịch gia đình xảy ra khi nghe đứa con ngây thơ nói: “Ô hay! Thế ra  thin thít”. “Một người đàn ông  bế bé Đản cả.”
- Trương Sinh có hành động nông nổi, hồ đồ “la um lên cho hả giận, mắng nhiếc nàng, đánh đuổi đi” bỏ qua mọi lời phân trần của vợ cúng như hàng xóm.
=> Với cách dẫn dắt tình tiết khéo léo, chân thực. Qua đó cho thấy nhân vật Trương Sinh là hình ảnh tiêu biểu cho người đàn ông độc đoán, chuyên quyền của chế độ phụ quyền phong kiến bất công.
3/ Những yếu tố kì ảo
- Vũ Nương sống dưới thuỷ cung gặp người làng là Phan Lang.
- Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh, thả rùa mai xanh, lạc vào động rùa Linh Phi.
- Chuyện Vũ Nương được tiên rẽ nước cứu mạng đưa về thuỷ cung.
- Phan Lang được xứ giả Xích Hỗn rẽ nước đưa về nhân thế, hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan “Một chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng - mà biến đi mất”
=> Làm cho câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn. Tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm thể hiện mơ ước ngàn đời của nhân dân vê lẽ công bằng. Hơn nữa còn tố cáo bản chất đen tối của xã hội phong kiến đã đẩy người phụ nữ tới cuộc đời bất hạnh.
III/ Ghi nhớ
- Nội dung: 
 + Là bản án đanh thép tố cáo bản chất vô nhân đạo của xã hội phong kiến.
 + Ngợi ca phẩm chất, tâm hồn cao đẹp của người phụ nữ. Thể hiện giá trị nhân đoạ của tác phẩm.
- Nghệ thuật: Tình huống truyện hấp dẫn, li kì, sử dụng thành công yếu tố kì ảo, hoang đường.
IV/ Luyện tập
4/ Củng cố (3p)
- H. Có ý kiến cho rằng chủ đề của truyện còn đề cập tới:
 + Thói quen mù quáng, tính độc quyền gia trưởng của người đàn ông trong gia đình.
 + Tố cao chiến tranh phi nghĩa đã gây nên cảnh hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ, ý kiến của em?
- GV khái quát nội dung bài học.
5/ HDHB (2p)
- Học kĩ nội dung bài, thuộc ghi nhớ, tóm tắt nội dung chính của truyện
- Chuẩn bị: Đọc thờm :Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
	 Văn bản: Hoàng Lờ nhất thống chớ
 Đọc văn bản, trả lời cỏc cõu hỏi SGK

File đính kèm:

  • doctiết 16,17 chuyện người.doc
Giáo án liên quan