Giáo án Ngữ văn 9 tiết 168: Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi

- Học sinh trả lời câu hỏi:

*Giống nhau:

- Đều nêu lí do gửi thư (điện) và thể hiện tình cảm, sự quan tâm của người gửi tới người nhận.

+ Độ dài: ngắn gọn.

+Tình cảm: chân thành.

+ Lời văn: súc tích, cô đọng.

* Khác nhau:

+ Thư (điện) chúc mừng: bày tỏ sự chúc mừng.

+ Thư (điện) thăm hỏi: bày tỏ sự cảm thông.

 

docx10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 168: Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/5/2015
Ngày giảng:
Lớp: 9A
Tuần:
Tiết 168: 
THƯ(ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI
1. Mục tiêu bài dạy
- Về kiến thức:
+ Giúp học sinh trình bày được các tình huống cần sử dụng thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi.
+ Giúp học sinh trình bày được cách viết một bức thư (điện).
- Về kỹ năng:
+ Viết được một bức thư (điện) đạt yêu cầu, trong từng trường hợp.
- Về thái độ: 
+ Bộc lộ tình cảm chân thành của mình tới người nhận.
2. Phương pháp
- Kết hợp các phương pháp: nêu vấn đề và giải quyết vấn đề; tổng hợp...
3. Phương tiện thực hiện – tài liệu tham khảo
- Phương tiện thực hiện:
+ Đối với giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng Ngữ văn 9, giáo án...
+ Đối với học sinh: Sách giáo khoa, sách bài tập, vở soạn, vở ghi bài...
-Tài liệu tham khảo: Một số văn bản thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi sưu tầm.
4. Tổ chức
- Ổn định tổ chức (1 phút)
- Sĩ số:
- Vắng:
5. Kiểm tra bài cũ
- Sẽ kết hợp trong giờ học.
6. Nội dung bài học
* Lời vào bài: (1 phút)
“Cuộc sống của mỗi người được tạo nên bởi cả niềm vui và nỗi buồn. Sự sẻ chia sẽ góp phần nhân đôi niềm vui và chia đôi nỗi buồn đối với những điều xảy đến bất ngờ trong cuộc đời. Bên cạnh sự phát triển của khoa học công nghệ với những thiết bị liên lạc hiện đại như những chiếc điện thoại thông minh, được trang bị các ứng dụng đáp ứng nhu cầu kết nối của mọi người vẫn có một loại hình văn bản hết sức ngắn gọn nhưng vẫn truyền tải được đầy đủ nội dung cũng như tình cảm của người gửi đến với người nhận mà vẫn thể hiện được sự trang trọng khi là cầu nối tình cảm, tình hữu nghị giữa các quốc gia với nhau. Đó là thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi. Vậy nó được sử dụng trong những tình huống nào và bao gồm những nội dung gì cũng như cách viết nó ra sao thì trong tiết 1 của bài ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu các vấn đề đó. Tiết 168: Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.”
* Tiến trình bài học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
15’
Hoạt động 1: Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Giáo viên: Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi thuộc loại văn bản hết sức kiệm lời nhưng vẫn đảm bảo truyền đạt được đầy đủ nội dung và bộc lộ tình cảm của người gửi tới người nhận. Để tìm hiểu những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi, chúng ta sẽ trả lời các câu hỏi trong mục 2.
- Giáo viên: mời một học sinh đứng tại chỗ đọc 4 trường hợp a, b, c, d trong mục I.1 cho cả lớp cùng nghe.
- Giáo viên: Mời một học sinh trả lời câu hỏi:
-Câu hỏi 1: Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) chúc mừng và những trường hợp nào cần gửi thư (điện) thăm hỏi?
- Giáo viên: nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Câu hỏi 2: Em hãy kể thêm một số trường hợp cụ thể cần gửi thư (điện) chúc mừng hoặc thư (điện) thăm hỏi?
- Giáo viên: nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Bổ sung thêm một số ví dụ khác: (Quốc khánh, khai giảng, Tết)
+Khi biết tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni gửi điện chia buồn tới đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
+Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi điện chia buồn tới Ngài Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal khi biết tin động đất gây thiệt hại nghiêm trọng vào ngày 25/4 ở đất nước này.
- Câu hỏi 3: Qua những tình huống trên, theo em khi nào thì chúng ta cần viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi?
- Việc gửi thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi mang ý nghĩa lớn so với việc em sử dụng điện thoại để nhăn tin hay gọi điện gửi tới người nhận. Bên cạnh đó, nó còn mang tính trang trọng hơn. (Giữa các quốc gia với nhau)
- Giáo viên nhận xét và ghi bảng.
- Câu hỏi 4: Theo em có mấy loại thư (điện) chính? Đó là những loại nào? Mục đích và tác dụng của chúng khác nhau như thế nào?
- Thư( điện) chúc mừng :
+Mục đích: biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt của người nhận. 
+Tác dụng: giúp người nhận như được nhân đôi niềm vui.
- Thư (điện) thăm hỏi:
+ Mục đích: động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc khó khăn trong cuộc sống.
+ Tác dụng: giúp người nhận vơi bớt lo lắng, nỗi buồn và có thêm nghị lực, quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách.
- Giáo viên nhận xét và ghi bảng. 
- Câu hỏi: Qua việc tìm hiểu tình huống sử dụng, theo em thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi là gi?(Nó truyền đạt những gì?)
- Giáo viên: Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu được những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi. Các em cũng nắm được mục đích và tác dụng của hai loại thư (điện) này. Chúng ta sẽ chuyển sang phần tiếp theo, đó là cách viết một văn bản thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi.
- Học sinh đọc bài.
- Học sinh trả lời câu hỏi: 
+ a, b: gửi thư (điện) chúc mừng.
+c,d: gửi thư điện thăm hỏi.
- Học sinh trả lời câu hỏi:
+ Gửi thư (điện) chúc mừng: sinh nhận bạn, chúc mừng bạn đạt giải nhất thi học sinh giỏi huyện, tỉnh, quốc gia... hoặc thi đỗ đại học; chúc mừng trường đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia
+ Gửi thư (điện) thăm hỏi: gửi thư ( điện) chia buồn tới gia đình bạn khi người thân bạn qua đời; Gửi thư (điện) thăm hỏi, động viên gia đình bạn khi biết tin nơi bạn đang sống gặp thiên tai như lũ lụt, động đất 
- Học sinh suy nghĩ trả lời:
- Khi có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau
- Khi có những khó khăn trở ngại nào đó khiên người viết không thể đến tận nơi để trực tiếp nói với người nhận.
- Học sinh trả lời câu hỏi:
Có hai loại chính:
+ Thư (điện) chúc mừng.
+Thư điện thăm hỏi, chia buồn.
* Mục đích và tác dụng:
+ Thư (điện) chúc mừng: 
- Mục đích: biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt của người nhận. 
- Tác dụng: giúp người nhận như được nhân đôi niềm vui.
+Thư (điện) thăm hỏi, chia buồn.
- Mục đích: động viên, an ủi.
- Tác dụng: giúp người nhận vơi bớt lo lắng, nỗi buồn, vượt qua khó khăn, thử thách.
- Học sinh trả lời câu hỏi:
+ Thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi tới người nhận
I. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi:
1. Khi nào cần viết thư (điện)?
+ Khi muốn trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau
+ Khi không thể đến tận nơi để trực tiếp nói với người nhận.
2.Mục đích và tác dụng:
+ Thư (điện) chúc mừng: 
- Mục đích: biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt của người nhận. 
- Tác dụng: giúp người nhận như được nhân đôi niềm vui.
+Thư (điện) thăm hỏi, chia buồn.
- Mục đích: động viên, an ủi.
- Tác dụng: giúp người nhận vơi bớt lo lắng, nỗi buồn, vượt qua khó khăn, thử thách.
* Thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi tới người nhận.
20’
Hoạt động 2: Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Giáo viên: Chúng ta sẽ trả lời lần lượt các câu hỏi ở bài 1 và 2 của mục II để từ đó rút ra cách viết một văn bản thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Giáo viên: mời một học sinh đọc các văn bản trong bài 1.
- Mời một học sinh trả lời câu hỏi.
- Câu hỏi 5: Qua các văn bản bạn vừa đọc, theo em, nội dung của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi giống và khác nhau như thế nào? Em có nhận xét gì về độ dài, tình cảm và lời văn trong đây?
- Giáo viên: nhận xét và ghi bảng.
- Giáo viên: Chúng ta chuyển sang bài tập 2. Chúng ta sẽ đi vào từng tình huống một. 
Đầu tiên là tình huống viết thư (điện) chúc mừng. 
- Câu hỏi 6: Em hãy cụ thể hóa các nội dung đó bằng những cách diễn đạt khác nhau.
- Lí do cần viết: Lí do em nêu lên trong bức thư (điện) chúc mừng là gì? Nhân dịp gì mà em viết thư (điện) chúc mừng? Em sẽ viết câu văn như thế nào? Nội dung ra sao?
- Suy nghĩ và cảm xúc của em với tin vui đó ra sao? Ví dụ như em cảm thấy như thế nào? Rất bất ngờ, rất vui mừng và tự hào?
- Lời chúc và mong muốn của em gửi tới người nhận là gì? Chúc họ có nhiều sức khỏe, thành công và niềm vui nhiều hơn?
- Trong tình huống thứ 2: viết thư (điện) thăm hỏi, chia buồn:
Cũng tương tự như cách làm trên, em hãy diễn đạt nội dung đó một cách cụ thể:
- Lí do cần viết thư (điện) thăm hỏi: Qua đâu mà em biết tin buồn đó? Suy nghĩ và cảm xúc của em khi biết tin buồn đó như thế nào? Em có bất ngờ và cảm thấy buồn không?
- Suy nghĩ và cảm xúc của em đối với nỗi bất hạnh, điều không may mà người nhận đang gặp phải đó? Em lo lắng, buồn, đau lòng hay cảm thấy mất mát?
- Lời thăm hỏi chia buồn của em dành cho người gửi là gì? Em mong họ mạnh mẽ hơn và vượt qua được khó khăn, mất mát đó?
- Câu hỏi 7: Từ hai bài tập trên, một em hãy rút ra nội dung chính của một bức thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi bao gồm những gì?Cách thức diễn đạt trong các bức thư (điện) đó như thế nào?
- Giáo viên: nhận xét và viết bảng.
- Câu hỏi 8: Em hãy nêu quy trình viết một bức thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi?
- Giáo viên: nhận xét và ghi bảng. 
- Các em có thể quan sát vào mẫu của một bức điện trong sách giáo khoa, trang 204 để hiểu rõ hơn quy trình viết một bức thư (điện).
- Giáo viên: Tất cả nội dung trên cũng chính là nội dung phần ghi nhớ trong sách giáo khoa, trang 204. Cô mời một bạn đọc giúp cô phần ghi nhớ.
- Học sinh đọc bài.
- Học sinh trả lời câu hỏi: 
*Giống nhau: 
- Đều nêu lí do gửi thư (điện) và thể hiện tình cảm, sự quan tâm của người gửi tới người nhận.
+ Độ dài: ngắn gọn.
+Tình cảm: chân thành.
+ Lời văn: súc tích, cô đọng.
* Khác nhau: 
+ Thư (điện) chúc mừng: bày tỏ sự chúc mừng.
+ Thư (điện) thăm hỏi: bày tỏ sự cảm thông.
- Học sinh trả lời câu hỏi:
*Tình huống viết thư (điện) chúc mừng. 
+ Lí do: 
Nhân dịp
Nhận được tin bạn đạt 
Quamình rất vui khi biết
+ Suy nghĩ và cảm xúc của người gửi:
Tôi hết sức vui mừng
Tôi rất tự hào...
Tôi thân ái gửi tớilời chúc mừng nồng nhiệt nhất.
Tôi rất vui khi biết
+ Lời chúc và mong muốn của người gửi:
Em xin chúcdồi dào sức khỏe, thành đạt và nhiều niềm vui.
 Tôi mong rằngvà đạt được nhiềutrong tương lai. 
*Tình huống viết thư (điện) thăm hỏi. 
Lí do: 
+ Qua phương tiện thông tintôi được biết
+ Được tintôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới
Suy nghĩ và cảm xúc của người gửi: 
+ Tôi vô cùng đau lòng khi biết
+ Tôi xin bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn..
Lời thăm hỏi, chia buồn của người gửi:
+ Tôi xin được chia buồn và mong bạn cùng gia đình mạnh mẽ vượt qua mất mát này.
+ Tôi xin được bày tỏ sự cảm thông và rất mongvượt qua được giai đoạn khó khăn này.
- Học sinh trả lời câu hỏi:
+ Nội dung thư (điện): nêu được lí do, lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi và mong muốn người nhận điện sẽ có được những điều tốt lành.
+ Lời văn: ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân thành.
- Học sinh trả lời câu hỏi:
Quy trình viết một văn bản thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi:
+ Bước 1: Ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận vào chỗ trống trong mẫu.
+ Bước 2: Ghi nội dung.
+ Bước 3: Ghi họ tên, địa chỉ người gửi.
- Học sinh đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa, trang 204.
II. Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- Nội dung thư (điện): nêu được lí do, lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi và mong muốn người nhận điện sẽ có được những điều tốt lành.
- Lời văn: ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân thành.
- Quy trình viết một văn bản thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi:
+ Bước 1: Ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận vào chỗ trống trong mẫu.
+ Bước 2: Ghi nội dung.
+ Bước 3: Ghi họ tên, địa chỉ người gửi.
- Ghi nhớ: Sgk/ 204
* Lời kết bài: Trong tiết học hôm nay, các em đã được tìm hiểu về một bức thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi bao gồn tình huống sử dụng, mục đích cũng như cách viết một bức thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi. Cô mong rằng các em có thể vận dụng những kiến thức đó để gửi tới những người thân của mình những lời chia sẻ, lời chúc ý nghĩa với tình cảm chân thành ngay cả khi các em không có mặt ở bên họ vào những dịp đặc biệt đó thì em vẫn có thể chia sẻ với họ những khoảnh khắc đó.
7. Củng cố - dặn dò (5 phút)
- Củng cố: Nắm được tình huống sử dụng, mục đích, tác dụng và quy trình viết một bức thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi.
- Dặn dò: 
+ Viết một bức thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi với tình huống tự chọn.
+ Học thuộc ghi nhớ trong sgk/ 204
+ Soạn bài phần luyện tập để chuẩn bị cho tiết 2 của bài.
8. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docxTiet_168_Thu_dien_chuc_mung_va_tham_hoi_20150725_032755.docx