Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 16: Chuyện người con gái Nam Xương

1. Kiến thức

- Hiểu được nguyên nhân dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương và bài học rút ra từ câu chuyện đau lòng trong tác phẩm.

- Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.

- Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của NDữ trong tác phẩm.

2. Kĩ năng

-Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.

- Cảm nhận được các chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 14554 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 16: Chuyện người con gái Nam Xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/8/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 16
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Nguyễn Dữ)
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
Giúp học sinh; Bước đầu làm quen với thể loại truyền kỳ.
- Nắm được những nét cơ bản về tác giả và hoàn cảnh xã hội lúc tác phẩm ra đời (khi XH PK bắt đầu đi vào suy vong).
- Hiểu được cốt truyện, nhân vật,sự kiện trong một tác phẩm truyền kỳ
2. Kĩ năng
-Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.
- Cảm nhận được các chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ
- Niềm thương cảm cho số phận người phụ nữ trong XHPK xưa.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. GV: Tài liệu tham khảo
- Tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”
- Kho tàng truyện Cổ tích Việt Nam 
2. HS: Đọc và soạn vb theo hd sgk, sưu tầm những tư liệu về câu chuyện chàng Trương
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng giao tiếp, kỹ nhận xét, đánh giá, kỹ năng tư duy, phê phán
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 1p 9A……… .......................9B……...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 5p
? Nêu ý nghĩa văn bản Tuyên bố...
TL: Vb nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải thực hiện vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
? Nêu một số quyền cuả trẻ em được quy định trong Công ước quốc tế ?
 3. Bài mới: 1p
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hình ảnh người phụ nữ là đề tài mà nhiều nhà văn quan tâm. Dưới XHPK, những người phụ nữ đẹp, đức hạnh nhưng số phận lênh đênh chìm nổi. Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là một tác phẩm mang nội dung như thế...
Các bước thực hiện:
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
- Mục tiêu: : Cung cấp cho HS vài nét tiêu biểu về tác giả, nguồn gốc tác phẩm và đặc điểm truyện truyền kỳ 
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải
- Thời gian: 20 phút.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Dữ? 
Gv về tg còn có nhiều ý kiến khác nhau có người cho rằng ông tên là NDư lại có người cho rằng ông tên là NTự.
? Giới thiệu những nét tiêu biểu về tác phẩm?
GV Tác phẩm thuộc thể loại: Truyền kì được đánh giá là áng thiên cổ tuỳ bút(áng văn lạ ngàn đời) gồm 20 truyện với nội dung đậm tính nhân văn nhân đạo. Nhân vật trong tác phẩm là những người phụ nữ bất hạnh, khao khát hạnh phúc nhưng hoàn cảnh lại xô đẩy họ vào cuộc sống éo le và những người trí thức có tâm huyết nhưng bất mãn với thời cuộc...
Gv kể tóm tắt câu chuyện cổ tích Vợ chàng Trương 
Truyện kể về Vũ Nương và nỗi oan khuất của nàng
Hai người lấy nhau đang sum họp yên vui thì có nạn binh đao Trương Sinh phải đi lính vợ ở nhà phụng dưỡng mẹ và nuôi con nhỏ. Lúc TS về nghe lời con nhỏ ghen tuông mắng nhiếc vợ, đánh đuổi đi. VN uất ức ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Lúc hiểu ra sự thật TS đã lập đàn giải oan. Hiện nay ở Huyện Lý nhân Hà Nam vẫn còn miếu thờ. Cái chết bi thảm của nàng đã khiến biết bao tâm hồn thi sỹ rung động, trong đó có bài thơ rất hay của Lê Thánh Tông( phần đọc thêm)
 ?Em hiểu ntn về truyện truyền kì?
? Nêu cách đọc VB?
- GV HDHS tóm tắt VB.
- Cho HS tóm tắt VB.
? Câu chuyện kể về ai, kể về sự việc gì?
? Có thể chia văn bản làm mấy phần? Nội dung mỗi phần. 
 HS: Bố cục: 3 phần
- Đoạn1: Vũ Nương và cuộc sống của nàng khi Trương Sinh đi vắng.
 (Từ đầu ...cha mẹ đẻ mình”): 
- Đoạn 2: Nỗi oan khuất của Vũ Nương
 ( Tiếp ....qua rồi)
- Đoạn 3: Vũ Nương được giải oan. 
 (Phần còn lại)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Nguyễn Dữ sống vào TK XVI ở tỉnh Hải Dương.
- Là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông học rộng, tài cao, làm quan 1 năm rồi cáo quan về nhà viết sách nuôi mẹ.
2. Tác phẩm:
- Truyện thứ 16/20 truyện của “Truyền kỳ mạn lục”, được viết bằng chữ Hán
Truyện có nguồn gốc từ truyện dân gian Vợ chàng Trương.
Bố cục: 3 phần
- Đoạn 1: Giới thiệu về VN
- Đoạn 2: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Đoạn 3: Vũ Nương được giải oan.
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
Mục tiêu: Thấy được những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ nết na hiền thục, xứng đáng là tấm gương tiêu biểu cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam.
- Phương pháp : Vấn đáp, giượp tìm, giảng bình..
- Thời gian: 15p
Gv cho HS theo dõi phần 1
? ? Ngay từ đầu tác phẩm, Vũ Nương được giới thiệu như thế nào ?
- Tính tình thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp -> Nhấn mạnh tính nết của VN
? Tiếp đó Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? ở từng h/c Vũ Nương đã bộc lộ những phẩm chất gì?
- Trong cuộc sống vợ chồng: luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để đến vợ chồng phải thất hòa.
- Khi tiễn chồng đi lính: 
+ Không mong vinh hiển, áo gấm phong hầu.
+ Mong chồng được bình an trở về.
+ Cảm thông trước những nỗi vất vả, gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng.
+Nói lên nỗi khắc khoải, nhớ của mình.
->lời dặn dò ân tình, đằm thắm khiến mọi người xúc động.
Gv phân tích lời dặn của VN(câu văn biền ngẫu)-> lo lắng cho chồng chốn ải xa phải chịu nhiều vất vả.
+ Khi xa chồng: thủy chung, tận tụy phụng dưỡng mẹ già.
? Hình ảnh bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi nói lên điều gì?
Đây là những hả ước lệ mượn cảnh vật thiên nhiên để để diễn tả sự trôi chảy của thời gian -> nỗi buồn khi xa chồng
? Qua những sự việc được kể ở phần đầu VB gợi cho em cảm nhận ntn về nhân vật Vũ Nương?
? Có người nói phần đầu truyện kể về VNương đó là quãng thời gian hạnh phúc nhất của nàng ý kiến của em?
? Hp đó do ai tạo nên
ý kiến trên là đúng,đối với người phụ nữ khi đã có gia đình được chăm sóc, yêu thương và được mọi người trong gia đình yêu thương là hạnh phúc(hp của VN là do nàng tạo nên bởi nàng là người dịu dàng hiền thục luôn mong muốn một gia đình yên ấm)-> lời của bà mẹ trước lúc mất là minh chứng rõ ràng nhất.
?Liên hệ: Nhân vật Vũ Nương gợi cho em nghĩ tới nhân vật nào trong các tác phẩm văn học đã được học, đọc.
- Cô Tấm, nàng Ngọc Hoa....
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân Vật Vũ Nương
a. Trong cuộc sống gia đình (Trước khi Trương Sinh đi lính)
-> Là người phụ nữ vừa xinh đẹp, nết na, lại hiếu thảo, đảm đang, thuỷ chung, hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình.
4. Củng cố bài: 2p’
- GV khái quát nội dung tiết học.
- Phần đầu văn bản giúp em nhận thức như thế nào về phẩm cách của Vũ Nương
5. Hướng dẫn về nhà: 1p’
Về nhà nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Tiếp tục tìm hiểu những phần còn lại 
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:25/8/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 17
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
Tiếp theo
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
- Hiểu được nguyên nhân dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương và bài học rút ra từ câu chuyện đau lòng trong tác phẩm.
- Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của NDữ trong tác phẩm.
2. Kĩ năng
-Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.
- Cảm nhận được các chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
3. Thái độ
- Niềm thương cảm cho số phận người phụ nữ trong XHPK xưa.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. GV: Tài liệu tham khảo
- Tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”
- Kho tàng truyện Cổ tích Việt Nam 
2. HS: Đọc và soạn vb theo hd sgk, sưu tầm những tư liệu về câu chuyện chàng Trương
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng giao tiếp, kỹ nhận xét, đánh giá, kỹ năng tư duy, phê phán
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 1p 9A……… .......................9B……...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 5p
? Tóm tắt tác phẩm Chuyện người.....
3. Bài mới: 1p
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
* Hoạt động 2: Tiếp tục tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Phân tích để làm sáng tỏ nguyên nhân gây nên oan trái của VN.
 Thấy được thân phận của người phụ nữ trong xã hội pk.
 Những chi tiết kỳ ảo trong truyện và ý nghĩa trong kết thúc tác phẩm. 
- Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi, phân tích, tổng hợp, thảo luận nhóm.
- Thời gian: 30
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HS đọc lại phần 2 Vb từ “Qua năm sau...việc trót đã qua rồi”
? Sự việc chính nào được kể ở phần Vb này?
- Tập trung kể về nỗi oan khuất của VN
? Vũ Nương bị nghi oan về chuyện gì?
?Em hiểu nghĩa của từ Thất tiết ntn?
? Khi bị chồng nghi oan VN đã làm những việc gì?
Giải thích cho chồng hiểu
YC HS chú ý vào các lời thoại của VN
Hs thảo luận ý nghĩa của từng lời thoại mà VN nói với chồng
? Ở lời thoại 1, nàng đã nói những gì? Nhằm
 mục đích gì ?
 “Thiếp vốn con kẻ khó .........cho thiếp”
+ Nàng nói tới thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thuỷ chung, trong trắng.
+ Cầu xin chồng đừng nghi oanà Hết lòng tìm cách hàn gắn cái hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.
? Ở lời thoại 2, nàng đã phân trần với chồng mình như thế nào?
Thiếp sỡ dĩ........ Vọng Phu kia nữa” Nỗi đau đớn, thất vọng, tuyệt vọng đành cam chịu số phận, hoàn cảnh (Bị đối xử bất công, gia đình tan nát, )
? Lời thoại 3 của nàng được nói trong hoàn cảnh nào? 
Có nội dung gì.
Lời nói của nàng ở bến Hoàng Giang“Kẻ bạc mệnh ...... phỉ nhổ”.
à Lời thề ai oán và phẫn uất, quyết lấy cái chết để chứng minh cho sự oan khuất và sự trong sạch của mình. Đây là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự, vừa có nỗi tuyệt vọng, vừa có sự chỉ đạo của lý trí.
- Gieo mình xuống sông tự vẫn
àHành động quyết liệt để bảo toàn danh dự
? Em có nhận xét gì về sự sắp xếp thứ tự các các lời thoại ở đây ? 
Vai trò của các lời thoại?
HS: Lời đối thoại, tự bạch sắp xếp hợp lý nhằm khắc hoạ tâm lý và tính cách. Diễn tả tăng dẫn nỗi đau đớn, tủi cực, tuyệt vọng của VN
? Đau đớn tột cùng , Vũ Nương đã có hành
 động gì.
 HS: Phát biểu: 
? Em có suy nghĩ gì về cái chết của Vũ Nương.
 HS: Bộc lộ.
GV Đó là sự quyết liệt đấu tranh để bảo toàn danh dự phẩm giá của mình, có nỗi đau tuyệt vọng đắng cay nhưng đằng sau nó có sự chỉ đạo của lí trí, hành động không phải là bột phát(chủ động tìm đến cái chết để chứng minh).
HS thảo luận cặp đôi
? Nguyên nhân nào dẫn đến nỗi oan khuất và cái chết của Vũ Nương? 
- Do đứa con nói chuyện về một người đàn ông khác thường xuất hiện trong nhà mình khi đêm đến
TS nghen tuông dẫn đến nghi ngờ
-> Đây là NN trực tiếp gây nên nỗi oan trái cho Vũ Nương
Sau khi hs phát biểu gv gợi dẫn phân tích để làm rõ các NN 
.? Theo em nguyên nhân nào là chính?
? Có nhận xét cho rằng bi kịch của Vũ Nương cũng là lời tố cáo. Theo em tác giả tố cáo điều gì.
 HS: Trao đổi, phát biểu
GV: Đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.
HS: Đọc phần cuối truyện.
? Phần truyện kể này có đặc điểm gì so với hai phần trước ?
 ? Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện.
 HS: Phát hiên
Phan Lang nằm mộng – thả rùa.
- Phan lang lạc vào động rùa của Linh Phi được đãi yến, gặp Vũ Nương - được Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế.
- Vũ Nương đưa trâm cho Phan Lang mang về cho Trương Sinh.
- Hình ảnh Vũ Nương hiện ra khi Trương Sinh lập đàn giải oan.
 ® Vũ Nương được giải oan
? Em có nhận xét gì về cách đưa những yếu tố kì ảo vào truyện của Nguyễn Dữ.
 HS: Trao đổi, phát biểu:
GV Các yếu tố kì ảo đưa xen kẽ với những yếu tố thực (địa danh, thời điểm lịch sử, sự kiện lịch sử, trang phục mĩ nhân, tình cảnh gia đình Vũ Nương ...) làm cho thế giới kì ảo lung linh trở nên gần với cuộc sống thực, tăng độ tin cậy cho người đọc
? Việc đưa yếu tố kì ảo vào câu chuyện có ý nghĩa gì.
 HS: Trao đổi, phát biểu: ý nghĩa : 
 Đặt ra 3 vấn đề.
 - Làm hoàn chỉnh thêm một nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương 
 - Tạo nên một phần kết thúc có hậu: Thể hiện ước mơ của nhân dân ta về sự công bằng: Người tốt dù phải chịu oan khuất rồi cuối cùng cũng được giải oan.
- Chi tiết kỳ ảo ở cuối truyện “Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng giữa bóng nàng loáng loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”.
 à Đây chỉ là ảo ảnh: An ủi cho số phận của 
Vũ Nương, đồng thời một lần nữa tố cáo xã hội phong kiến: Trong xã hội ấy, người phụ nữ đức hạnhchỉ có thể tìm thấy hạnh phúc ở những nơi xa xăm, huyền bí.
? Khái quát những nét chính về đặc điểm tính cách và con người TS?
? Hình ảnh“Cái bóng” đóng vai trò gì trong câu chuyện này.
HS: Hình ảnh cái bóng : chi tiết quan trọng của câu chuyện.
- Với Vũ Nương : là cách để dỗ con, cho nguôi nỗi nhớ chồng,.... Đồng thời nó là nguyên nhân dẫn nàng đến cái chết.
- Với Trương Sinh : 
+ Là bằng chứng về sự hư hỏng của vợ.
+ Cho chàng thấy sự thật tội ác mà chàng đã gây ra cho vợ.
 GV Cái bóng trở thành đầu mối, điểm nút của câu chuyện, làm cho người đọc ngỡ ngàng, xúc động.
? Truyện mang giá trị hiện thực và nhân đạo gì.
 HS : Tóm tắt giá trị nội dung
 Đọc ghi nhớ SGK
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Vũ Nương
a,
b, Khi Trương sinh đi lính trở về
- Vũ Nương bị chồng nghi ngờ là người phụ nữ thất tiết.
- Nàng dùng lời lẽ giải thích cho chồng hiểu
- Gieo mình xuống sông tự vẫn
*Nguyên nhân cái chết oan khuất của Vũ Nương:
- Nguyên nhân cụ thể: Sự hiểu lầm lời nói ngây thơ của con trẻ.
- Nguyên nhân trực tiếp: là sự đa nghi, cố chấp của người chồng ít học
- Nguyên nhân gián tiếp: sự bất bình đẳng nam nữ, chiến tranh xa cách.
Nguyên nhân chính là do chế độ nam quyền, bản chất hẹp hòi, ích kỉ của Trương Sinh đã đẩy VN đến cái chết oan uổng.
Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, tố cáo CT phi nghĩa.
c. Câu chuyện về Vũ Nương sau khi chết 
Chứa đựng nhiều yếu tố ly kỳ 
-> Tạo nên một kết thúc có hậu đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo và thái độ ngợi ca của tác giả dành cho người phụ nữ đức hạnh.
2. Nhân vật Trương Sinh và hình ảnh cái bóng
a. Trương Sinh 
- Đa nghi độc đoán, cố chấp, nông nổi 
" Là hình ảnh tiêu biểu cho người đàn ông gia trưởng, coi thường phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền .
b. Hình ảnh cái bóng
-Với Vũ Nương: Dỗ con, cho khuây nguôi nỗi nhớ chồng.
Với bé Đản : Là người đàn ông lạ, bí ẩn.
Với Trương Sinh : 
+ Là bằng chứng cho sự hư hỏng của vợ
+ Là sự thật về tội ác do chàng gây ra.
* Ghi nhớ/ 51
* Hoạt động 3: HD HS luyện tập
- Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
- Phương pháp:Thảo luận nhóm, vấn đáp tìm tòi
- Thời gian: 5p
? Chỉ ra thành công về mặt nghệ thuật trong tác phẩm Chuyện.......Xương
? Nêu ý nghĩa của truyện 
III-Luyện tập 
 - Sáng tạo trong cách kể chuyện (lời thoại,yếu tố truyền kỳ,cách dẫn dắt câu chuyện tô đậm tình tiết có ý nghĩa)
- Ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ VNam phê phán thói ghen tuông mù quáng nhắc nhở con người hãy biết trân trọng giữ gìn hpgđ.
4. Củng cố bài: 2p’
- GV khái quát nội dung 2 tiết học
5. Hướng dẫn về nhà: 1p’
- Sưu tầm và đọc chuyện Vợ chàng Trương, đọc thêm bài thơ lại bài viếng Vũ Thị 
- Chuẩn bị bài: Xưng hô trong hội thoại
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docVAN 9 TIET 1617.doc