Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 155: Hợp đồng - Năm học 2015-2016
H: Hợp đồng đó đã ghi lại những nội dung gì?
HS: trách nhiệm, nghĩa vụ của hai bên, quyền lợi của hai bên A và B
H: Nếu hai bên A và B mua bán SGK mà không cần có hợp đồng thì có được không? Vì sao?
HS thảo luận nhóm theo bàn (4 phút)
HS hoạt động cá nhân trong 1p giải quyết bài tập
HS thảo luận
Đại diện 4 nhóm trả lời
Nhóm khác chia sẻ
Người điều hành chốt ý kiến
GV nhận xét, điều chỉnh
H: Hợp đồng phải đạt những yêu cầu gì?
HS
H: Hợp đồng là như thế nào?
H*: Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết?
GV nhận xét, điều chỉnh: Hợp đồng kinh tế, lao động,cung cấp thiết bị, cho thuê nhà, xây dựng, đào tạo cán bộ chuyển nhượng, hợp đồng mua bán sản phẩm
HS quan sát lại hợp đồng trong
(SG - 136)
Ngày soạn: 8/4/2016 Ngày giảng: 9A: /4/2016 9B: /4/2016 Ngữ văn: Tiết 155 – bài 29: HỢP ĐỒNG I. Mục tiêu: * Mức độ cần đạt - Biết được nội dung và yêu cầu của lọai văn bản hợp đồng trong hệ thống văn bản điều hành. - Rèn luyện kỹ năng thực hành tạo các hợp đồng thông dụng trong cuộc sống hàng ngày cho học sinh * Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1. Kiến thức: - Đặc điểm, mục đích, yêu cầu, tác dụng của hợp đồng. 2. Kĩ năng: - Viết một hợp đồng đơn giản. Học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng đọc viết II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu trong SGK IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học Vấn đáp, phân tích/ kĩ thuật dạy học: Trình bày V. Các bước lên lớp: 1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra đầu giờ (4p) H: Bố cục của một biên bản? ( Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ Phần nội dung: Diễn biến, kết quả sự việc. Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ kí.) 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động (1p) Trong cuộc sống nhiều khi ta thoả thuận với nhau những gì quan trong liên quan đến pháp luật thì phải được viết bằng hợp đồng. Vậy hợp đồng là gì? Có những đặc điểm gì? Cách viết ra sao? Hoạt động của GV và HS TG Nội dung Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm, cách làm của hợp đồng. Gọi HS đọc văn bản (SGK - 136) H: Hợp đồng trên được viết để làm gì? ( Hợp đồng để mua bán SGK) H: Hợp đồng đó đã ghi lại những nội dung gì? HS: trách nhiệm, nghĩa vụ của hai bên, quyền lợi của hai bên A và B H: Nếu hai bên A và B mua bán SGK mà không cần có hợp đồng thì có được không? Vì sao? HS thảo luận nhóm theo bàn (4 phút) HS hoạt động cá nhân trong 1p giải quyết bài tập HS thảo luận Đại diện 4 nhóm trả lời Nhóm khác chia sẻ Người điều hành chốt ý kiến GV nhận xét, điều chỉnh H: Hợp đồng phải đạt những yêu cầu gì? HS H: Hợp đồng là như thế nào? H*: Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết? GV nhận xét, điều chỉnh: Hợp đồng kinh tế, lao động,cung cấp thiết bị, cho thuê nhà, xây dựng, đào tạo cán bộ chuyển nhượng, hợp đồng mua bán sản phẩm HS quan sát lại hợp đồng trong (SG - 136) H: Bản hợp đồng gồm những nội dung nào? được sắp xếp ra sao? HS trả lời HS chia sẻ H: Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào? Tên của hợp đồng được viết như thế nào? HS trả lời HS chia sẻ H: Phần nội dung của hợp đồng ghi lại những gì? Nhận xét cách ghi nội dung này trong hợp đồng? HS trả lời HS chia sẻ H: Phần kết thúc ghi lại những mục gì? H: Lời văn của hợp đồng như thế nào? H: Từ các bài tập trên giúp em hiểu gì về hợp đồng và cách viết hợp đồng? HS suy nghĩ trả lời Gọi HS đọc ghi nhớ GV nhấn mạnh. Học sinh khuyết tật: Đọc chép chính tả phần ghi nhớ GV uốn nắn Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập Mục tiêu: HS có thể nhận diện được trường hợp phải viết hợp đồng và có thể viết được một hợp đồng đơn giản. Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài tập1 Gọi hai HS trả lời Gọi một HS khác chia sẻ GV nhận xét, chữa. Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 2 GV hướng dẫn cách làm HS viết phần mở đầu của hợp đồng thuê nhà Gọi 3 – 4 HS trình bày bài viết của mình Gọi HS khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, chữa, cho điểm - GV đọc một hợp đồng thuê nhà đã sưu tầm được HS nghe, tham khảo cách viết 11p 10p 3p 10p I.Đặc điểm của hợp đồng: 1. Bài tập: - Cần phải có hợp đồng vì đó là văn bản có tính pháp lí, là cơ sở để các tập thể, cá nhân làm việc theo quy định của pháp luật. - Hợp đồng ghi lại những nội dung cụ thể do hai bên kí hợp đồng để thỏa thuận với nhau. - Hợp đồng cần phải ngắn gọn rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và có sự ràng buộc của hai bên kí với nhau trong khuôn khổ của pháp luật. -> Hợp đồng là văn bản phản ánh sự thoả thuận giữa hai bên hay nhiều bên về việc thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt một công việc nào đó II. Cách làm hợp đồng: 1. Bài tập: - Gồm 3 phần: * Phần mở đầu - Quốc hiệu, tiêu ngữ - Tên hợp đồng - Thời gian, địa điểm - Họ tên, chức vụ địa chỉ của các bên kí kết hợp đồng * Phần nội dung - Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất, thỏa thuận. * Phần kết thúc - Đại diện của hai bên hợp đồng kí và đóng dấu. - Lời văn phải rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, không chung chung mơ hồ. 2. Ghi nhớ: IV.Luyện tập: 1. Bài tập 1: Lựa chọn tình huống cần viết hợp đồng. - Tình huống phải viết hợp đồng: b, c, e. 2. Bài tập 2: Ghi phần mở đầu của hợp đồng thuê nhà Cộng hoà xã hội chủ Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Tả Ngài Chồ, ngày tháng 4 năm 2012 Bên cho thuê nhà: Công ty may Á Đông - Chủ sở hữu ông: Trần Văn A - Ngày tháng năm sinh: 28/11/1975 - CMTND số: 00879543 - Thường trú tại: Thôn Tả Lủ xã Tả Ngài Chồ huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai - Điện thoại: 3820502 (Gọi tắt là bên A) Bên thuê nhà: - Tên giao dịch: Công ty thuốc lá Hồng Hà - Đại diện là ông: Nguyễn Văn B - Chức vụ: Giám đốc - Địa chỉ: Tổ 12 phường Cốc Lếu, thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai - Tài khoản số: 07684321 - Điện thoại: 0912654987 (Gọi tắt là bên B) 4. Củng cố (3p) H:Thế nào là hợp đồng? Nêu cách viết hợp đồng? HS suy nghĩ trả lời – GV nhận xét, khái quát kiến thức của bài 5. Hướng dẫn học bài (2p) - Bài cũ: + Về nhà học nắm được nội dung phần ghi nhớ + Viết hoàn chỉnh hợp đồng thuê nhà (Bài tập 2(SGK . 139) - Chuẩn bị bài: “Luyện tập viết hợp đồng” + Xem lại toàn bộ lý thuyết về hợp đồng + Đọc trước các bài tập (SGK - 157-158)
File đính kèm:
- TIẾT 155.doc