Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 146+147: Những ngôi sao xa xôi - Năm học 2015-2016

Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản

Mục tiêu: HS thấy được hoàn cảnh sống và chiến đấu của những cô gái trong văn bản.

H: Truyện có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?

H: Ba nữ thanh niên xung phong sống, chiến đấu trong hoàn cảnh nào?

HS trả lời

GV nhận xét kết luận

H: Tác giả dùng phương thức biểu đạt nào? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái? Hoàn cảnh sống đó đòi hỏi những cô gái này phải có phẩm chất gì? Em rút ra nhận xét gì về môi trường trong chiến tranh

HS trả lời

HS chia sẻ

GV nhận xét kết luận

GV tích hợp về môi trường: Chiến tranh đã hủy diệt môi trường sống không chỉ của thực vật, động vật và ngay cả bản thân con người .

H: Qua lời kể, tự nhận xét của Phương Định về bản thân và hai đồng đội, em thấy họ có nét gì chung?

HS trả lời

HS khác chia sẻ

GV nhận xét kết luận

 

doc9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 2212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 146+147: Những ngôi sao xa xôi - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/3/2016
Ngày giảng: 9A: 
 9B:
 Ngữ văn: Tiết 146 - Bài 28: 
 Văn bản: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (Tiết 1)
 - LÊ MINH KHUÊ -
I- Mục tiêu: 
* Mức độ cần đạt:
- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ hy sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.
- Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể truyện của tác giả.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm.
Tích hợp BVMT: Liên hệ môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng trong chiến tranh.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
 - Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưnng vẫn lạc quan của những cô thanh niên xung phong trong truyện.
 - Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn. 
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “ tôi ”.
- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm. 
	Học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng đọc viết
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu trong SGK.
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học:
Phân tích, tổng hợp/ kĩ thuật dạy học: Động não, trình bày 1 phút
V. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra đầu giờ (4p
H: Văn bản “Bến quê”của Nguyễn Minh Châu đề cập đến vấn đề gì? 
( Truyện chứa đựng những suy ngẫm trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, của quê hương.)
Kiểm tra bài mới: GV kiểm tra bài ở nhà của học sinh.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động (1p)
Lê Minh Khuê từng là thanh niên xung phong trên tuyến đường TS thời kì chống Mĩ. Những truyện ngắn đầu tay của chị ra đời vào những năm 70 của thế kỉ XX khi chị còn rất trẻ, viết về cuộc sống chiến đấu của chính bản thân và đồng đội. “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những câu chuyện như thế.
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- thảo luận chú thích
 Mục tiêu: HS biết cách đọc văn bản, thấy được một số chính về tác giả tác phẩm, hiểu nội dung các chú thích khó trong văn bản.
GV hướng dẫn cách đọc: Đọc thể hiện giọng điệu, ngôn ngữ, chú ý lời nhân vật, câu kể xen với tả, gần với khẩu ngữ
GV đọc mẫu một đoạn
Gọi HS đọc tiếp đến hết
GV nhận xét, uốn nắn
GV yêu cầu HS tóm tắt ngắn gọn văn bản
GV nhận xét, kể lại.
Học sinh khuyết tật: Đọc chép chính tả 4 câu đầu của văn bản
H: Dựa vào chú thích, em hãy tóm tắt vài nét về tác giả?
HS: Lê Minh Khuê sinh 1949. Quê Tĩnh Gia - Thanh Hoá. Là thanh niên xung phong và viết văn đầu những năm 70.
GV giới thiệu thêm về tác giả
H: Cho biết hoàn cảnh sáng tác của truyện? 
GV nhấn mạnh hoàn cảnh sáng tác của truyện bằng việc liên hệ thức tế lịch sử.
H: Thế nào là: cao điểm, trọng điểm, cao xạ, Ba-ri-e?
H: Truyện kể theo lời của nhân vật nào? Thuộc ngôi thứ mấy? 
HS: Kể theo ngôi thứ nhất. Lời của Phương Định( nhân vật chính)
H: Việc lựa chọn ngôi kể đó có tác dụng gì?
HS: Phù hợp với nội dung kể, thuận lợi cho việc diễn tả một cách tự nhiên sinh động những tâm trạng cảm xúc, ý nghĩ của các cô gái ở giữa chiến trường luôn đối mặt với cái chết mà vẫn hồn nhiên, lạc quan, giàu tình cảm không ít mộng mơ của tuổi trẻ vẻ đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
Mục tiêu: HS thấy được hoàn cảnh sống và chiến đấu của những cô gái trong văn bản.
H: Truyện có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
H: Ba nữ thanh niên xung phong sống, chiến đấu trong hoàn cảnh nào?
HS trả lời
GV nhận xét kết luận
H: Tác giả dùng phương thức biểu đạt nào? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái? Hoàn cảnh sống đó đòi hỏi những cô gái này phải có phẩm chất gì? Em rút ra nhận xét gì về môi trường trong chiến tranh
HS trả lời
HS chia sẻ
GV nhận xét kết luận
GV tích hợp về môi trường: Chiến tranh đã hủy diệt môi trường sống không chỉ của thực vật, động vật và ngay cả bản thân con người.
H: Qua lời kể, tự nhận xét của Phương Định về bản thân và hai đồng đội, em thấy họ có nét gì chung?
HS trả lời
HS khác chia sẻ
GV nhận xét kết luận
H*: Em có suy nghĩ gì về phẩm chất, tính cách của ba cô gái?
Áp dụng kĩ thuật trình bày 1 phút.
- GV liên hệ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
GV: Tuy có những điểm chung nhưng mỗi người có cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau.
- Phương Định: Là một cô gái Học sinh thành phố, nhạy cảm hồn nhiên, thích mộng mơ, hay sống với kỉ niệm thời thiếu nữ.
- Chị Thao: Từng trải hơn, không dễ dàng hồn nhiên, mơ ước và dự tính về tương lai có
19
15p
I. Đọc-thảo luận chú thích
1. Tác giả 
- Tác giả: Là cây bút nữ có sở trường về truyện ngắn.
2. Tác phẩm: 
 Truyện “Những ngôi sao xa xôi” viết năm 1971
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Cuộc sống nơi cao điểm:
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu.
+ Sống, chiến đấu trên một cao điểm, giữa vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
+ Công việc: Đặc biệt nguy hiểm, luôn đối mặt với cái chết, căng thẳng thần kinh.
+ Nhiệm vụ: Quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấpđánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom.
-> Tác giả kể và tả hoàn cảnh sống khắc nghiệt của chiến tranh, đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh, khôn ngoan, nhạy cảm và khéo léo.
- Những nét chung của ba cô gái.
+ Là những cô gái còn rất trẻ.
 + Cá tính hoàn cảnh riêng không giống nhau.
 + Tinh thần trách nhiệm cao.
+ Dũng cảm không sợ hy sinh.
+ Tình đồng đội gắn bó.
+ Hay xúc động, nhiều mộng mơ dễ vui, dễ buồn, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình.
-> Đó là phẩm chất vừa cao đẹp vừa bình dị, lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
4. Củng cố (3p)
H: Cảm nghĩ của em về ba nhân vật trong truyện?
5. Hướng dẫn học bài (2p)
- Đọc lại toàn bộ văn bản, nắm được cốt truyện, biết kể tóm tắt ngắn gọn truyện và nắm nội dung vừa phân tích
- Chuẩn bị tiếp: Vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong và nhân vật Phương Định
 + Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu (Từ câu 2 – câu 5 SGK - 121)
Ngày soạn: 22/3/2016
Ngày giảng: 9A: 
 9B:
 Ngữ văn: Tiết 147 - Bài 28: 
 Văn bản: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (Tiết 1)
 - LÊ MINH KHUÊ -
I- Mục tiêu: 
* Mức độ cần đạt:
Như tiết 146
Tích hợp BVMT: Liên hệ môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng trong chiến tranh.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
 - Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưnng vẫn lạc quan của những cô thanh niên xung phong trong truyện.
- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn. 
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “ tôi ”.
- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
Học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng đọc viết
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu trong SGK.
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học:
Phân tích, tổng hợp/ kĩ thuật dạy học: Động não, trình bày 1 phút
V. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra đầu giờ (4p)
H: Em có suy nghĩ gì về phẩm chất, tính cách của ba cô gái trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi?
( - Những nét chung của ba cô gái.
+ Là những cô gái còn rất trẻ.
 + Cá tính hoàn cảnh riêng không giống nhau.
 + Tinh thần trách nhiệm cao.
+ Dũng cảm không sợ hy sinh.
+ Tình đồng đội gắn bó.
+ Hay xúc động, nhiều mộng mơ dễ vui, dễ buồn, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình.
-> Đó là phẩm chất vừa cao đẹp vừa bình dị, lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động (1p)
 Với hoàn cảnh sống và chiến đấu chung như vậy thì những nữ thanh niên xung phong có những nét chung và điểm riêng nào?Sức mạnh nào khiến họ vượt qua hoàn cảnh sống nguy hiểm và ác liệt như vậy? chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trong tiết học hôm nay
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
Mục tiêu: Thông qua việc phân tích văn bản HS thấy được nét đẹp chung và riêng của các cô gái trong văn bản được hiện lên trong lời tự thuật của nhân vật Phương Định.
H: Với những ngôi sao xa xôi được nhắc đến trong truyện, ai là ngôi sao sáng nhất, gợi nhiều yêu mến, cảm phục nhất?
HS trả lời
H: Tìm trong truyện những chi tiết liên quan đến nhân vật Phương Định về hoàn cảnh gia đình và hình dáng, sở thích, hành động, tình cảm?
HS chia ba nhóm thảo luận ( 8 phút)
HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi trong 1
Đại diện nhóm báo cáo
Nhóm khác chia sẻ
Người điều hành chốt ý kiến
GV nhận xét, điều chỉnh, ghi bên bảng phụ
H: Em thích nhất biểu hiện nào ở nhân vật này? Vì sao?
HS tự bộc lộ theo cảm nhận riêng của mình.
H: Tác giả khắc hoạ nhân vật Phương Định bằng những biện pháp nghệ thuật nào? Từ đó một tính cách nào được dựng lên trong tác phẩm ?
HS trả lời
HS chia sẻ
GV nhận xét, nhấn mạnh: Phương Định là một nhân vật có cá tính, sinh động và chân thực.
H: Tìm những chi tiết trong truyện nói về chị Thao theo những trình tự sau:Hành động , tính tình?
- Hành động:
“Chị Thao mócphát bực. Chị bình tĩnhChị Thao cầm cái cũng đủNửa tiếng đồng hồ hơn nghìn khối”
-Tính tình:
+Thích hát:“Đây Thăng Longbịa ra nữa”
+Thích làm duyên: “Lông mày cái tăm”
+Sợ máu: “Thấy máu..tái mét”.
H: Tác giả khắc hoạ chị Thao bằng cách nào? Những biểu hiện trong hành động, tính cách của chị Thao cho thấy chị là người như thế nào?
HS trả lời
HS chia sẻ
H: Trong văn bản Nho là người như thế nào?
H: Những con người như Phương Định và chị Thao, Nho, mỗi người đều có những thói quen riêng, sở thích riêng nhưng ở họ có điểm chung nào mà ta gọi họ là “Những ngôi sao xa xôi”?
H: Em biết những bài hát nào về những cô gái trong kháng chiến ?
GV có thể hát cho HS nghe một và câu trong hai bài hát trên
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết rút ra ghi nhớ
H: Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh sống, chiến đấu của những nhân vật nữ thanh niên xung phong?
HS thảo luận nhóm 2( 4phút)
HS hoạt động cá nhân trong 1p trả lời câu hỏi trên
Các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét kết luận.
 - Hoàn cảnh sống khắc nghiệt của chiến tranh, đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh, khôn ngoan, nhạy cảm và khéo léo.
H: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ giọng điệu của truyện? 
( Giọng kể tự nhiên chân thực, giàu cảm xúc, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung.
H: Tại sao tác giả sử dụng nhiều câu văn ngắn trong tác phẩm của mình?
( Gợi không khí gấp gáp, khẩn trương của chiến trường)
Gọi một HS đọc ghi nhớ
Giáo viên nhấn mạnh 
HS khuyết tật: Đọc chép chính tả phần ghi nhớ
GV uốn nắn
 Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập
 Mục tiêu: Rèn cho HS kĩ năng viết văn nghị luận về một tác phẩm đoạn trích.
HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2
HS tự bộc lộ theo cảm nhận riêng của mình
GV nhận xét, điều chỉnh những cảm nhận còn sai lệch
22
8p
5p
II. Tìm hiểu văn bản
1. Cuộc sống nơi cao điểm
2. Những ngôi sao xa xôi
*Phương Định
- Hoàn cảnh: “Là con gái Hà Nội vào chiến trường” - Hình dáng
“Hai bím tóc dày, cái cổ cao, kiêu hãnhxa xăm”
- Sở thích: “Thích ngắm mắt trong gương
 Mê hát :bịa ra mà hát”
- Hành động: “Tôi đến gần quả bom vô hình trên đầuMưa đá chạy cuống cuồng”
 - Tình cảm: “Tôi moi đất mình.Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi”.
->Nhân vật tự kể về mình và được khắc hoạ trong nhiều thời gian, không gian kết hợp miêu tả tâm lí, hành động và ngoại hình. Phương Định là cô gái có cá tính, sinh động và chân thực, có tâm hồn trong sáng, giàu tình cảm, hồn nhiên, can đảm
* Chị Thao
-> Tác giả kể kết hợp với tả, miêu tả tâm lí, hành động, tính tình. Chị Thao can đảm trong công việc, mềm yếu trong tình cảm.
* Nho
- Dịu dàng mà gan góc
=> Họ là những người can đảm, dũng cảm không sợ gian khổ, hiểm nguy, có tâm hồn trong sáng, lạc quan giàu tình cảm - biểu hiện của lòng yêu nước.
III.Ghi nhớ 
V. Luyện tập:
1. Bài tập 2: Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện.
4. Củng cố (3p)
H: Từ ba cô gái thanh niên xung phong trong truyện giúp em hiểu gì về phẩm chất của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước
 HS suy nghĩ trả lời - Giáo viên nhận xét, nhấn mạnh, khái quát kiến thức toàn bài
5. Hướng dẫn học tập (2p)
- Đọc lại toàn bộ văn bản, nắm được cốt truyện, nắm được các nội dung đã phân tích ở cả hai tiết
- Chuẩn bị bài: “ Rô - bin – xơn ngoài đảo hoang”
 + Đọc toàn bộ văn bản, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, chia bố cục
 + Tìm những chi tiết nói về trang phục của Rô - bin – xơn và rút ra nhận xét.

File đính kèm:

  • docTIẾT 146,147.doc