Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 140+141: Viết bài tập làm văn số 7 - Năm học 2015-2016

* Học sinh có thể mở bài theo nhiều cách nhưng phải giới thiệu được.

- Viễn Phương viết bài thơ với tất cả cảm xúc, tình cảm chân thành, sâu sắc, thành kính, thiêng liêng dành cho Bác

* Phân tích được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Khổ đầu:

+ Cảm nhận chân thành, xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác.

+ Hình ảnh hàng tre bên lăng: Biểu tượng của dân tộc Việt Nam “ xanh xanh Việt Nam”, sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc “ Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.

- Khổ thứ hai:

+ Hình ảnh tả thực “ mặt trời đi qua trên lăng”. Hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời trong lăng” vừa nói lên sự vĩ đại của Bác vừa thể hiện sự tôn kính của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác.

+ “Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực. “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh ẩn dụ thể thể hiện lòng thành kính của nhân dân ta đối với Bác.

- Khổ thứ ba: Diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng.

+ Hai câu đầu gợi lên sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng. Hình ảnh vầng trăng dịu hiền lại gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Bác.

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 140+141: Viết bài tập làm văn số 7 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/3/2016
Ngày giảng: 9A /3/2016
 9B /3/2016 
Ngữ văn - Tiết 140 + 141
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I/ Mục tiêu
- Biết cách vận dụng kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận văn học về một tác phẩm truyện hoặc một đoạn thơ, bài thơ.
- Rèn luyện các kĩ năng diễn đạt, giới thiệu, trình bày
II/ Chuẩn bị
Giáo viên: Đề bài, hướng dẫn chấm
Học sinh : 
III/ Các bước lên lớp
1/ Ổn định tổ chức (1p)
2/ Kiểm tra đầu giờ: 
3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động 
A. Đề bài 1: 
 Số phận và tính cách của lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao 
B. Yêu cầu.
1. Yêu cầu về hình thức:
- Bài viết phải có bố cục ba phần, đúng thể loại nghị luận văn học về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Diễn đạt lưu loát, có sự liên kết mạch lạc trong bài viết, trình bày bài viết sạch sẽ, chữ viết cẩn thận sáng sủa. Hệ thống luận điểm, luận cứ hợp lí, nhất quán.
2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh viết được các ý sau:
a. Số phận của Lão Hạc:
+ Lão Hạc bất hạnh vì nghèo, con đi làm xa sống thui thủi một mình, chỉ có con chó vàng làm bạn. Lão yêu quí con chó vàng, nhng rồi cũng phải bán nó đi vì túng quẫn, ... ốm đau, đói khát ... lão Hạc sống vật vờ qua ngày trong nỗi cô đơn.
+ Lão ăn bả chó để tự tử.
b. Lão Hạc là người chất phác, đôn hậu, thương con và có lòng tự trọng:
+ Tuy nghèo nhưng lão sống trong sạch.
+ Thương con nên lão đã chọn cho mình cái chết vì không muốn tiêu vào số tiền để dành dụm cho con.
+ Lão gửi tiền nhờ ông giáo làm ma vì không muốn phiền luỵ đến hàng xóm.
c. Nghệ thuât: Kể chuyện, tả người, khác hoạ tâm lí nhân vật.
3. Yêu cầu về kỹ năng:
- Đúng thể loại ngị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), đúng theo yêu cầu của một bài nghị luận.
- Diễn đạt các câu văn đầy đủ nội dung ý nghĩa 
- Sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp .
C. Biểu điểm.
- 9 -> 10: Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, không sai lỗi chính tả, bài viết đảm bảo đúng các yêu cầu trên.
- 7 -> 8: Đảm bảo yêu cầu trên, trình bày sạch sẽ, rõ ràng sai 3 -> 4 lỗi chính tả
- 5 -> 6: Bố cục rõ ràng, sai 6 -> 7 lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.
- 3 -> 4: Bố cục không rõ ràng, nội dung sơ sài, sai 7 -> 8 lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
- 1 -> 2: Bố cục không rõ ràng, nội dung quá sơ sài, nhiều những lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
 4/ Củng cố (3p)
+ GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. 
5/ Hướng dẫn học bài ( 2p ) : 
Ôn lại các kiến thức: nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích; một đoạn thơ, bài thơ.
Lập dàn bài cho các đề tham khảo trong sgk.
Bài mới: “Luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ”
Thực hiện theo các bước trong phần chuẩn bị ở nhà.
Ngày soạn: 18/3/2016
Ngày giảng: 9A /3/2016
 9B /3/2016 
Ngữ văn - Tiết 140 + 141
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I/ Mục tiêu
- Biết cách vận dụng kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận văn học về một tác phẩm truyện hoặc một đoạn thơ, bài thơ.
- Rèn luyện các kĩ năng diễn đạt, giới thiệu, trình bày
II/ Chuẩn bị
Giáo viên: Đề bài, hướng dẫn chấm
Học sinh : 
III/ Các bước lên lớp
1/ Ổn định tổ chức (1p)
2/ Kiểm tra đầu giờ: 
3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động 
A. Đề bài 2: 
Suy nghĩa của em về bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương
B. Yêu cầu.
1. Yêu cầu về hình thức:
- Bài viết phải có bố cục ba phần, đúng thể loại nghị luận văn học về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Diễn đạt lưu loát, có sự liên kết mạch lạc trong bài viết, trình bày bài viết sạch sẽ, chữ viết cẩn thận sáng sủa. Hệ thống luận điểm, luận cứ hợp lí, nhất quán.
2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh viết được các ý sau:
* Học sinh có thể mở bài theo nhiều cách nhưng phải giới thiệu được.
- Viễn Phương viết bài thơ với tất cả cảm xúc, tình cảm chân thành, sâu sắc, thành kính, thiêng liêng dành cho Bác
* Phân tích được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Khổ đầu:
+ Cảm nhận chân thành, xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác...
+ Hình ảnh hàng tre bên lăng: Biểu tượng của dân tộc Việt Nam “ xanh xanh Việt Nam”, sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc “ Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”..
- Khổ thứ hai:
+ Hình ảnh tả thực “ mặt trời đi qua trên lăng”. Hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời trong lăng” vừa nói lên sự vĩ đại của Bác vừa thể hiện sự tôn kính của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác...
+ “Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực. “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh ẩn dụ thể thể hiện lòng thành kính của nhân dân ta đối với Bác...
- Khổ thứ ba: Diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng.
+ Hai câu đầu gợi lên sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng. Hình ảnh vầng trăng dịu hiền lại gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Bác...
+ Hai câu tiếp: Hình ảnh ẩn dụ “ trời xanh là mãi mãi”- Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi. Nỗi đau xót vì sự ra đi của Bác “ nhói trong tim”...
- Khổ cuối: Diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác.
+ Muốn hoá thân, hòa nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác.
+ Điệp ngữ “muốn làm” gợi tả cảm xúc tha thiết, nồng hậu của nhà thơ. * Khẳng định được:
+ Bài thơ có giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào thể hiện đúng tâm trạng xúc động khi vào lăng viếng Bác; hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo...
+ Bài thơ thể hiện lòng yêu thương, kính trọng và biết ơn Bác.
3. Yêu cầu về kỹ năng:
- Đúng thể loại ngị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), đúng theo yêu cầu của một bài nghị luận.
- Diễn đạt các câu văn đầy đủ nội dung ý nghĩa
- Sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp .
C. Biểu điểm.
- 9 -> 10: Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, không sai lỗi chính tả, bài viết đảm bảo đúng các yêu cầu trên.
- 7 -> 8: Đảm bảo yêu cầu trên, trình bày sạch sẽ, rõ ràng sai 3 -> 4 lỗi chính tả
- 5 -> 6: Bố cục rõ ràng, sai 6 -> 7 lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.
- 3 -> 4: Bố cục không rõ ràng, nội dung sơ sài, sai 7 -> 8 lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
- 1 -> 2: Bố cục không rõ ràng, nội dung quá sơ sài, nhiều những lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
 4/ Củng cố (3p)
+ GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. 
5/ Hướng dẫn học bài ( 2p ) : 
Ôn lại các kiến thức: nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích; một đoạn thơ, bài thơ.
Lập dàn bài cho các đề tham khảo trong sgk.
Bài mới: “Luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ”
Thực hiện theo các bước trong phần chuẩn bị ở nhà.
Ngày soạn: 18/3/2016
Ngày giảng: 9A /3/2016
 9B /3/2016 
Ngữ văn - Tiết 140 + 141
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I/ Mục tiêu
- Biết cách vận dụng kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận văn học về một tác phẩm truyện hoặc một đoạn thơ, bài thơ.
- Rèn luyện các kĩ năng diễn đạt, giới thiệu, trình bày
II/ Chuẩn bị
Giáo viên: Đề bài, hướng dẫn chấm
Học sinh : 
III/ Các bước lên lớp
1/ Ổn định tổ chức (1p)
2/ Kiểm tra đầu giờ: 
3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động 
A. Đề bài 3: 
Suy nghĩ của em về bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải
B. Yêu cầu.
1. Yêu cầu về hình thức:
- Bài viết phải có bố cục ba phần, đúng thể loại nghị luận văn học về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Diễn đạt lưu loát, có sự liên kết mạch lạc trong bài viết, trình bày bài viết sạch sẽ, chữ viết cẩn thận sáng sủa. Hệ thống luận điểm, luận cứ hợp lí, nhất quán.
2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh viết được các ý sau:
* Giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, khái quát cảm xúc của bài thơ.
* Trình bày những nhận xét đánh giá về nội dung và nghệ thuật qua các luận điểm, luận cứ.
+ Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa.
+ Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc tha thiết trìu mến của nhà thơ.
+ Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng được hoà nhập, được dâng hiến của nhà thơ.
* Khái quát giá trị và ý nghĩa , tác dụng của bài thơ.
3. Yêu cầu về kỹ năng:	
- Đúng thể loại ngị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), đúng theo yêu cầu của một bài nghị luận.
- Diễn đạt các câu văn đầy đủ nội dung ý nghĩa 
- Sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp .
C. Biểu điểm.
- 9 -> 10: Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, không sai lỗi chính tả, bài viết đảm bảo đúng các yêu cầu trên.
- 7 -> 8: Đảm bảo yêu cầu trên, trình bày sạch sẽ, rõ ràng sai 3 -> 4 lỗi chính tả
- 5 -> 6: Bố cục rõ ràng, sai 6 -> 7 lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.
- 3 -> 4: Bố cục không rõ ràng, nội dung sơ sài, sai 7 -> 8 lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
- 1 -> 2: Bố cục không rõ ràng, nội dung quá sơ sài, nhiều những lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
 4/ Củng cố (3p)
+ GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. 
5/ Hướng dẫn học bài ( 2p ) : 
Ôn lại các kiến thức: nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích; một đoạn thơ, bài thơ.
Lập dàn bài cho các đề tham khảo trong sgk.
Bài mới: “Luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ”
Thực hiện theo các bước trong phần chuẩn bị ở nhà.

File đính kèm:

  • doctiet 140.doc