Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý (tt) - Năm học 2015-2016

GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu điều kiện sử dụng hàm ý

GV: chiếu đoạn trích

- Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn trích

- Giáo viên dẫn : Trong đoạn trích trên có hai người tham gia hội thoại là Chị Dậu và cái Tí, Chị Dậu là người nói và cái Tí là người nghe, Chị Dậu đã đưa hàm ý vào trong câu nói của mình

? Nêu hàm ý câu in đậm thứ nhất ?

? Khi Chị Dậu đưa hàm ý vào câu nói như vậy thì Cái Tí có hiểu được hàm ý không ?

HS : Cái Tí chưa hiểu hàm ý

? Tìm chi tiết chứng tỏ điều đó ?

 - Nó xám mặt hỏi bằng giọng luống cuống vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?

( Cái tí chưa hiểu nên nó đã hỏi lại )

? Nêu hàm ý câu in đậm thứ 2 ?

- Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài

? Theo em hàm ý trong câu nói nào của Chị Dậu rõ hơn ?

HS : Câu 2 rõ hơn vì có thêm chi tiết cụ Nghị thôn Đoài

? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy ?

- Vì lúc đầu chị đưa hàm ý vào nhưng cái Tí không giải đoán được

? Khi Chị Dậu điều chỉnh hàm ý ở câu 2 rõ hơn, cái Tí có hiểu được hàm ý đó không ?

- Cái Tí đã hiểu hàm ý

? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái tí đã hiểu hàm ý của mẹ ?

 - Cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ nên nó có một loạt những hành động : Giãy nảy, liệng củ khoai, òa khóc, van xin)

? Tại sao lúc này Chị Dậu không nói thằng với con mà lại dùng hàm ý ?

- Chị không dám nói thẳng với con để tránh một sự thật đau lòng (Sự thật về việc bán cái Tí) mà chị không muốn nhằm tránh một cú sốc mạnh cho cả hai mẹ con.

 

docx8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý (tt) - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI
GIÁO ÁN
TIẾT 128: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (TIẾP THEO)
Tháng 2/2016
Ngày soạn: 29/02/2016
Ngày dạy: 02/03/2016
TIẾT 128:	 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (Tiếp theo)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 -Nắm được hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
Kiến thức
Giúp học sinh nhận biết được hai điều kiện cho việc sử dụng hàm ý đó là :
 + Người nói ( người viết ) có ý thức và biết cách đưa hàm ý vào câu nói.
 + Người nghe ( người đọc) có năng lực đoán, giải hàm ý.
 2. Kỹ năng:
 + Nhận biết ,giải đoán và sử dụng hàm ý.
 +Sử dụng được hàm ý phù hợp với ngữ cảnh, phù hợp với đối tượng.
 + Làm việc nhóm tham gia các hoạt động trong bài :thực hành, ứng dụng để phát huy được những năng lực của bản thân (Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực giao tiếp tiếng việt, năng lực hợp tác, năng lực tự quản,năng lực thẩm mĩ, năng lực sáng tạo..)
 3.Thái độ :
 + Có ý thức đúng đắn trong việc sủ dụng hàm ý.
 + Bồi đắp thêm tình yêu môn tiếng việt.
III.CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên
-SGK, chuẩn kiến thức - kĩ năng, các tài liệu tham khảo.
-Soạn bài, phiếu học tập.
- Phương tiện:máy chiếu, bảng phụ ,bút dạ.
2.Học sinh:
- Đọc và trả lời câu hỏi sgk.
- Chuẩn bị phiếu học tập cá nhân, sưu tầm câu chuyện , câu thơ có sử dụng hàm ý.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1. Tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra cũ.
 ? Em hãy cho biết thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ? 
 Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi bên dưới.
Trống vào lớp đã được 30 phút .Hiếu hớt hơ hớt hải chạy tới xin vào lớp.
 - Xin phép thầy cho em vào lớp.
Thầy giáo ngừng giảng bài và nói:
 - Em biết bây giờ là mấy giờ rồi không ?
 - Hiếu nói: “Thưa thầy lúc này là tám giờ rồi ạ”
? Xác định câu có chứa hàm ý ? hàm ý đó là gì ? theo em người nghe có hiểu hàm ý đó không ? chi tiết nào chứng tỏ điều ấy ?
Gợi ý:
* Nghĩa tường minh: Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu
- Hàm ý: Là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
* Trong tình huống trên hàm ý được sử dụng trong câu nói của thầy. Em biết bây giờ là mấy giờ rồi không?
Hàm ý ->Thầy đã nghiêm khắc phê phán bạn Hiều đến muộn trong giờ học.
 ->Bạn Hiếu không hiểu hàm ý trong câu nói của thầy lên đã trả lời thầy nói về thời gian lúc bấy giờ.
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hình thành và PTNL
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
- Năng lực giao tiếp tiếng việt
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực giải quyết vấn đề
-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
-Năng lực tự quản bản thân
-Năng lực giải quyết vấn đề
Trong quá trình giao tiếp việc sử dụng hàm ý là hết sức cần thiết. Nhờ có hàm ý mà người nói đã chuyển tải được ý nghĩ, nguyện vọng của mình cho người khác một cách tế nhị và khéo léo, tránh thô lỗ mất lịch sự. Vậy để sử dụng được một hàm ý thành công cần có điều kiện gì. Để trả lời cho câu hỏi đó hôm nay cô và các em sẽ đi tìm hiểu...
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu điều kiện sử dụng hàm ý
GV: chiếu đoạn trích
- Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn trích
- Giáo viên dẫn : Trong đoạn trích trên có hai người tham gia hội thoại là Chị Dậu và cái Tí, Chị Dậu là người nói và cái Tí là người nghe, Chị Dậu đã đưa hàm ý vào trong câu nói của mình 
? Nêu hàm ý câu in đậm thứ nhất ? 
? Khi Chị Dậu đưa hàm ý vào câu nói như vậy thì Cái Tí có hiểu được hàm ý không ?
HS : Cái Tí chưa hiểu hàm ý 
? Tìm chi tiết chứng tỏ điều đó ?
 - Nó xám mặt hỏi bằng giọng luống cuống vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?
( Cái tí chưa hiểu nên nó đã hỏi lại )
? Nêu hàm ý câu in đậm thứ 2 ?
- Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài
? Theo em hàm ý trong câu nói nào của Chị Dậu rõ hơn ?
HS : Câu 2 rõ hơn vì có thêm chi tiết cụ Nghị thôn Đoài
? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy ?
- Vì lúc đầu chị đưa hàm ý vào nhưng cái Tí không giải đoán được
? Khi Chị Dậu điều chỉnh hàm ý ở câu 2 rõ hơn, cái Tí có hiểu được hàm ý đó không ?
- Cái Tí đã hiểu hàm ý
? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái tí đã hiểu hàm ý của mẹ ?
 - Cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ nên nó có một loạt những hành động : Giãy nảy, liệng củ khoai, òa khóc, van xin)
? Tại sao lúc này Chị Dậu không nói thằng với con mà lại dùng hàm ý ?
- Chị không dám nói thẳng với con để tránh một sự thật đau lòng (Sự thật về việc bán cái Tí) mà chị không muốn nhằm tránh một cú sốc mạnh cho cả hai mẹ con.
? Qua việc phân tích ngữ liệu trên theo em để xử dụng một hàm ý trong giao tiếp cần có điều kiện nào ?
- Học sinh trả lời
*Giáo viên chiếu kiến thức phần ghi nhớ bằng sơ đồ tư duy
 - Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK
*Giáo viên chiếu lên màn hình bài tập 2
? Theo dõi bài tập và trả lời những câu hỏi sau
? Hàm ý của câu in đậm màu đỏ là gì ? Vì sao em bé không nói thẳng mà lại sử dụng hàm ý ? Việc sử dụng hàm ý có thành công hay không ? Vì sao ?
HS : Hàm ý => Chắt nước giùm để cơm khỏi bị nhão
- Vì : trước đó em bé đã nói thẳng rồi “ Chắt nước giùm cái” nhưng không được đáp ứng. Hơn nữa lúc này lại có thêm yếu tố thời gian nếu để lâu thì cơm bị nhão
- Việc sử dụng hàm ý ở câu trên không thành công vì người nghe (Ông Sáu) vẫn ngồi im tỏ ra không hợp tác – vờ không hiểu
? Qua bài tập trên em cần chú ý điều gì khi sử dụng hàm ý 
 Giáo viên đưa ra 1 tình huống 
? Theo em khi chúng ta giao tiếp với một em bé 3 tuổi hoặc một người thiểu năng trí tuệ thì chúng ta có nên sử dụng hàm ý hay không ? Vì sao ?
- Học sinh trả lời
? Qua tình huống trên theo em khi sử dụng hàm ý ta cần chú ý điều gì .
I. Điều kiện sử dụng hàm ý .
1. Xét ngữ liệu
2. Nhận xét:
- C1: Hàm ý Þ Sau bữa này con không còn được ở nhà với thầy u và các em nữa, mẹ đã bán con.
® Cái Tí chưa hiểu
- C2: Þ Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.
® Cái Tí đã hiểu được hàm ý.
*Ghi nhớ :SGK /91
*Chú ý:
-Nếu người nghe không hợp tác thì việc sủ dụng hàm ý không thành công.
Đối tượng tiếp nhận.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- Gọi học sinh đọc bài tập 1 SGK/99
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập
- Phân nhóm : N1→ đoạn trích (a)
 N2 → đoạn trích (b)
 N3 → đoạn trích (c)
- Giáo viên cho học sinh thảo luận thời gian 3 phút
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
Bài tập:3
 Giáo viên chiếu bài tập 3
- Gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập
- Giáo viên hướng dẫn cách làm cho học sinh
GV : Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức, phân làm hai nhóm học sinh trong nhóm nối đuôi nhau lên bảng viết câu trả lời
- Các nhóm nhận xét nhau
- Cô giáo nhận xét
- Hoan hô nhóm thắng cuộc
Chú ý :
- Khi đưa hàm ý vào câu nói, tránh nói câu thiếu lịch sự, cần đảm bảo sự tế nhị.
Bài tập 5 :
*GV chiếu lên màn hình bài tập 5
GV gọi học sinh đọc đề bài, xác định yêu cầu đề.
-GV gọi học sinh lên trình bầy
GV gọi học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét cho điểm
?Tìm câu có ý mời mọc
Bài tập 4 :
GV hướng dẫn học sinh về nhà làm
Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý : Tuy hi vọng nhưng chưa thể nói thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được
II. Luyện tập.
Bài tập 1 : SGK/91
Nhóm 1 (a)
Nhóm 2 (b)
Nhóm 3 (c)
Người nói
Anh thanh niên
Anh Tấn
- Thúy Kiều
Người nghe
- Ông họa sĩ và cô gái
Chị Hai Dương
Hoạn Thư
Hàm ý của câu in đậm
- Mời bác và cô vào nhà uống nước
Chúng tôi không thể cho được
Câu 1: Giễu cợt người quyền quý như tiểu thư cũng có lúc như vậy ư 
Câu 2 : Làm điều độc ác sẽ gặp báo oán. Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng đó
Chi tiết chứng tỏ người nghe hiểu hàm ý người nói
- “Ông theo liền anh thanh niên vào nhà và “ngồi xuống ghế”
- “Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu ! Càng không dám rời một đồng xu lại càng giàu có
- “Hồn lạc phách xiêu” và “Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”
Bài tập 3
Điền vào lượt lời của B một câu có hàm ý từ chối ?
A. Mai về quê với mình đi!
B. Mình phải đến bệnh viện để chăm sóc bà nội.
A : Đành vậy !
B : Mình con phải làm nốt các bài tập để ngày kia nộp cho thầy giáo.
B : Mình còn phải trông em
Bài tập 5 
*Câu có hàm ý mời mọc :
-“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà ”
-“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn”
*Câu có hàm ý từ chối :
- Mẹ mình đang đợi ở nhà”
“ Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...”
*Câu có hàm ý mời mọc :
- Chơi với bọn tớ thích lắm đấy.
- Các bạn nhỏ đi cùng thì thích lắm đấy.
-Không biết ai có muồn chơi với tớ không ?
-Năng lực hợp tác để giải quyết vấn đề
-Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề
-Năng lực tự quản bản thân
-Năng lực giải quyết vấn đề .
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Tìm câu có hàm ý trong các bài thơ đã học
- HS tìm:
“Sấm cũng bớt bất ngờ 
Trên hàng cây đứng tuổi”
Năng lực giải quyết vấn đề
GV tổ chức cho học sinh tham gia chơi trò chơi trả lời câu hỏi.
 4. Cñng cè .
 ? Tiết học hôm nay cần ghi nhớ điều gì ?
 5. H­íng dÉn häc ë nhµ.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Hoàn thành bài tập vào vở bài tập.
- Tìm câu có chứa hàm ý trong những bài thơ đã học.
-Viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn trong đó có sủ dụng hàm ý.
- Xem lại các văn bản thơ đã học ở học kì 2,nắm chắc kiến thức từng bài để tiết sau kiểm tra một tiết phần thơ
 ******************************************

File đính kèm:

  • docxBai_25_Nghia_tuong_minh_va_ham_y_tiep_theo.docx
Giáo án liên quan