Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 123: Luyện tập bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) + Viết bài tập làm văn số 6 ở nhà - Năm học 2015-2016
Không nhận ông Sáu là ba: “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng . Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt. Mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy rồi kêu thét lên Má! Má!
Tiếp tục tẩy chay ông Sáu: “Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó, nó liền lấy đũa soi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung toé cả mâm”.
Tình cảm cha con cảm động: “Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cảm cha con như bỗng nổi dậy trong người nó. Trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: Ba.a.a.ba!”
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 nhóm – 5p H: Về nhân vật ông Sáu cần đưa ra những ý như thế nào ?
- HS hoạt động cá nhân trong 1p suy nghĩ về bài tập
- HS thảo luận nhóm làm bài tập
- HS đại diện nhóm trình bày.
- HS khác chia sẻ
- Người điều khiển nhận xét
- GV nhận xét-> kết luận
- Đầu tiên là sự hẫng hụt, buồn khi thấy đứa con sợ hãi và bỏ chạy.
- Tiếp theo là kiên nhẫn cảm hoá, vỗ về để đứa con nhận cha.
- Đến phút chia tay có cảm nhận bất lực và buồn.
- Khi đứa con thét lên tiếng “Ba” thì hạnh phúc tột đỉnh, cảm nhận được niềm hạnh phúc khi con nhận ra mình là cha.
- Say sưa, tỉ mẩn làm chiếc lược ngà trên có khắc dòng chữ “yêu nhớ tặng Thu con của ba”.
- Trước khi trút hơi thở cuối cùng “Hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được” trong trái tim của nhân vật ông Sáu
Ngày soạn: 23 /2/2016 Ngày giảng: 9A /2/2016 9B /2/2016 Ngữ văn. Tiết 123. Bài 23 LUYỆN TẬP LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) (Viết bài tập làm văn số 6 ở nhà) I. Mục tiêu: * Mức độ cần đạt. - Củng cố kiến thức về yêu cầu, về cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Vận dụng cách làm đó vào một số đề văn cụ thể để có kỹ năng tìm ý, lập ý, viết bài văn hoàn chỉnh *Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 1. Kiến thức: Đặc điểm yêu cầu và cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 2. Kĩ năng. Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích ) cho đúng với yêu cầu đã học. Học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng đọc viết II. Các kĩ năng sống cơ bản đợc giáo dục trong bài: III. Chuẩn bị: 1. Gi¸o viªn: Chuẩn bị bài, ra đề + đáp án và biểu điểm. 2. Häc sinh IV. Phương pháp, kÜ thuËt Thuyết trình,thảo luận nhóm,...kĩ thuật: động não.... V. Các bước lên lớp. 1. æn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra đầu giờ: 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: *HĐ 1: Khởi động: ( 1p) Các em đã học về nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nắm được yêu cầu của kiểu bài này. Để giúp các em nắm vững về cách tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài của kiểu bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) các em sẽ được tập trong giờ học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung chính Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh ôn tập lí thuyết * Mục tiêu: HS nhớ lại kiến thức lí thuyết về nghị luận về tác truyện.. H: Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích) ? (Là trình bày những nhận xét , đánh giá của mình về nhân vật , sự kiện ...của một tác phẩm ..) Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập. * Mục tiêu: HS biết vậndụng kiến thức lí thuyết để làm bài tập: Nêu cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. * Cách tiến hành: H: Xác định bước tìm hiểu đề, tìm ý của đề? HS hoạt động cá nhân xác định GV nhận xét-> kết luận Tìm hiểu đề - Kiểu đề: Nghị luận về một đoạn trích tác phẩm truyện. - Vấn đề nghị luận: Nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích truyện. - Hình thức: Nêu cảm nhận về đoạn trích truyện. H: Phần mở bài em sẽ làm gì ? - HS hoạt động cá nhân xác định - GV nhận xét-> kết luận H: Em nghị luận như thế nào về nhân vật bé Thu ? - HS hoạt động cá nhân trả lời - HS khác chia sÎ - GV nhận xét-> kết luận Không nhận ông Sáu là ba: “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng ... Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt... Mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy rồi kêu thét lên Má! Má! Tiếp tục tẩy chay ông Sáu: “Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó, nó liền lấy đũa soi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung toé cả mâm”. Tình cảm cha con cảm động: “Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cảm cha con như bỗng nổi dậy trong người nó. Trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: Ba...a...a...ba!” - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 nhóm – 5p H: Về nhân vật ông Sáu cần đưa ra những ý như thế nào ? - HS hoạt động cá nhân trong 1p suy nghĩ về bài tập - HS thảo luận nhóm làm bài tập - HS đại diện nhóm trình bày. - HS khác chia sẻ - Người điều khiển nhận xét - GV nhận xét-> kết luận - Đầu tiên là sự hẫng hụt, buồn khi thấy đứa con sợ hãi và bỏ chạy. - Tiếp theo là kiên nhẫn cảm hoá, vỗ về để đứa con nhận cha. - Đến phút chia tay có cảm nhận bất lực và buồn. - Khi đứa con thét lên tiếng “Ba” thì hạnh phúc tột đỉnh, cảm nhận được niềm hạnh phúc khi con nhận ra mình là cha. - Say sưa, tỉ mẩn làm chiếc lược ngà trên có khắc dòng chữ “yêu nhớ tặng Thu con của ba”. - Trước khi trút hơi thở cuối cùng “Hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được” trong trái tim của nhân vật ông Sáu. H: Nêu nhận xét, đánh giá về nội dung ? - HS hoạt động cá nhân nêu - GV nhận xét-> chuẩn kiến thức GVgiảng, nhận xét, đánh giá “Phụ tử tình thâm” vốn là một nét đẹp văn hoá trong đời sống tinh thần của người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng. Người ta nói rằng đó là một thứ tình cảm thiêng liêng, nó vừa là vô thức vừa là ý thức và thường ít được bộc lộ ra một cách ồn ào, lộ liễu. Tuy nhiên, trong đoạn trích “Chiếc lược ngà”, tác giả đã xây dựng được một tình huống khá độc đáo, chỉ có trong chiến tranh và nhờ có tình huống này mà tình phụ tử đã được nén chặt để sau đó được bùng nổ thành một cảm xúc nhân văn sâu sắc, cảm động. Nói cách khác, tác giả đã tô đậm và ngợi ca tình phụ tử như một lẽ sống. H: Nhận xét đánh giá của em về nghệ thuật ? - HS hoạt động cá nhân nêu nhận xét, đánh giá - GV nhận xét-> chuẩn kiến thức H: Phần kết bài em khái quát lại vấn đề gì? - HS hoạt động cá nhân xác định - GV nhận xét-> kết luận HS khuyết tật: Đọc phần kết bài Gv uốn nắn 3p 30p I. Lý thuyết * Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) II. Luyện tập Đề: Cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: 2. Lập dàn ý chi tiết a, Mở bài - Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn chiếc lược ngà - Thành công xây dựng tình cha con sâu sắc, thiêng liêng. b. Thân bài. - Nhận vật bé Thu: + Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đầu: + Thái độ và tình cảm của con bé Thu trong hai ngày đêm tiếp theo: + Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay: * Nhân vật ông Sáu: + Trong đợt nghỉ phép: + Sau đợt nghỉ phép: * Nhận xét đánh giá: + Về nội dung: - Ông Sáu là người chiến sĩ cách mạng anh dũng, là người cha yêu con tha thiết. - Bé Thu là đứa con ngoan, yêu cha tha thiết, giàu cá tính đến ương ngạnh. - Hai cha con chịu nhiều thiệt thòi, mất mát. - Tình cha con là một nét đẹp trong đời sống tinh thần.Tác giả ca ngợi, tô đậm tình phụ tử như một lẽ sống. + Về mặt nghệ thuật : - Cốt truyện chặt chẽ, có những tình huống bất ngờ nhưng vì xảy ra trong thời chiến nên vẫn đảm bảo tính hợp lí trong vận động của cuộc sống thực tế. - Người kể ở ngôi thứ nhất vừa là nhân chứng vừa là người tham gia vào một số việc của câu chuyện, do đó người kể đã chủ động điều chỉnh được nhịp điệu kể tạo ra sự hài hoà giữa các sự việc với các diễn biến về tâm trạng các cung bậc về tình cảm của nhân vật. - Nhân vật sinh động, nhất là các biến thái tình cảm và hành động của nhân vật bé Thu. - Ngôn ngữ giản dị, mang đậm mầu sắc Nam Bộ. c. Kết bài: Truyện ca ngợi tình cha con thiêng liêng đặc biệt trong hoàn cảnh chiến tranh - Cốt truyện chặt chẽ tình huống bất ngờ, lựa chọn ngôi kể thứ 3 , miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật. 4. Củng cố (3p) - GV hệ thống lại kiến thức giờ luyện tập. 5. Hướng dẫn học bài. (7p) - Học bài ôn lại kiến thức về nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.Tập viết thành bài hoàn chỉnh. - ViÕt bµi tËp lµm v¨n sè 6 - Chuẩn bị bài: Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ. + Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Đề bài nghị luận số 6 ( Viết ở nhà) Đề 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Đề 2: Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân. Đề 3: Cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Đáp án + biểu điểm Đề 1: * Nội dung: - XHPK xưa tồn tại một chế độ phụ quyền với thái độ trọng nam khinh nữ 1 cách cực đoan “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (Một con trai coi như có con, mười con gái coi như chưa có con) - XHPK xưa tước đoạt tự do của người phụ nữ bằng thứ luật “Tam tòng” nghiệt ngã: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (ở nhà phải theo cha, đi lấy chồng phải theo chồng, chồng chết phải theo con) - Với chế độ phụ quyền và luật tam tòng, người phụ nữ xưa không thể tự định đoạt được hạnh phúc của mình (cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy) mà hoàn toàn phụ thuộc vào sự may rủi (may thì gặp người chồng tử tế, không thì vớ phải 1 gã chồng vũ phu...). - Vũ Nương là nạn nhân của thói ghen tuông mù quáng hoặc là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa... + Là người phụ nữ xinh đẹp, nết na thuỳ mị, hiếu thảo, thuỷ chung nhưng lại bị chết một cách oan khuất... Đề 2: * Nội dung: Nghị luận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân. - Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai là tình cảm nổi bật, xuyên suốt toàn truyện. + Diễn biến của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc + Diễn biến của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng cải chính. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Chọn tình huống. + Miêu tả nội tâm nhân vật. + Các hình thức trần thuật ( đối thoại, độc thoại...) Đề 3: * Nội dung: - Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn chiếc lược ngà - Thành công xây dựng tình cha con sâu sắc, thiêng liêng. - Nhận vật bé Thu: + Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đầu: + Thái độ và tình cảm của con bé Thu trong hai ngày đêm tiếp theo: + Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay: * Nhân vật ông Sáu: + Trong đợt nghỉ phép: + Sau đợt nghỉ phép: - Ông Sáu là người chiến sĩ cách mạng anh dũng, là người cha yêu con tha thiết. - Bé Thu là đứa con ngoan, yêu cha tha thiết, giàu cá tính đến ương ngạnh. - Hai cha con chịu nhiều thiệt thòi, mất mát. - Tình cha con là một nét đẹp trong đời sống tinh thần.Tác giả ca ngợi, tô đậm tình phụ tử như một lẽ sống. - Cốt truyện chặt chẽ, có những tình huống bất ngờ nhưng vì xảy ra trong thời chiến nên vẫn đảm bảo tính hợp lí trong vận động của cuộc sống thực tế. - Người kể ở ngôi thứ nhất vừa là nhân chứng vừa là người tham gia vào một số việc của câu chuyện, do đó người kể đã chủ động điều chỉnh được nhịp điệu kể tạo ra sự hài hoà giữa các sự việc với các diễn biến về tâm trạng các cung bậc về tình cảm của nhân vật. - Nhân vật sinh động, nhất là các biến thái tình cảm và hành động của nhân vật bé Thu. - Ngôn ngữ giản dị, mang đậm mầu sắc Nam Bộ. Truyện ca ngợi tình cha con thiêng liêng đặc biệt trong hoàn cảnh chiến tranh * Hình thức: - Bài viết có bố cục rõ ràng . - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. - Biết dùng từ, đặt câu, dựng đoạn - Xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng. - Viết đúng chính tả. * KÜ n¨ng Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) * Biểu điểm: - Điểm 9-10: Đạt được những yêu cầu trên.( Nội dung nghị luận rõ ràng, sâu sắc. Đảm bảo y/c về hình thức). - Điểm 7- 8: Cơ bản đạt được những yêu cầu trên. Nhưng còn vi phạm vào hình thức, có một nội dung chưa sâu sắc. - Điểm 5-6: Một số nội dung sơ sài, thiếu 1 ý lớn, vi phạm về hình thức nhiều hơn, sai 4-5 lỗi chính tả - Điểm 3 - 4: Thiếu nội dung lớn, lập luận chưa chặt chẽ, sai 5-6 lỗi chính tả - Điểm 1 -2: Chưa nắm được nội dung chính của đề, diễn đạt kém.Chỉ đúng 1 ý lớn - Điểm 0: Không làm bài, hoặc bài viết lạc đề, không đúng nội dung nào, bố cục không rõ ràng.
File đính kèm:
- tiết 123.doc