Giáo án Ngữ văn 9 tiết 121 (văn bản) Sang thu - Hữu Thỉnh

* Khổ 2:

? Cảnh thiên nhiên sang thu được tiếp tục bằng những hình ảnh và chi tiết nào?

? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? Tác dụng của biện pháp đó?

GV: Cái dềnh dàng của sông là sau lúc vợt ghềnh leo thác nhọc nhằn, đã đến lúc được thảnh thơi sau mùa lũ. Còn bầy chim khi mùa thu chợt đến, nó phải gấp gáp làm tổ tha mồi. => Hai tốc độ trái chiều giữa chậm và nhanh là quy luật không đồng đều ở vào thời điểm giao thoa của muôn vật muôn loài

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 11914 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 121 (văn bản) Sang thu - Hữu Thỉnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 121: Văn bản
Sang Thu
 -Hữu Thỉnh-
A. Mục tiêu cần đạt
+ Giúp HS:
- Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
- Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
B. Chuẩn bị.
1. Thầy: soạn giáo án - đọc TLTK.
2. Trò: chuẩn bị theo sgk.
C. Tiến tình tổ chức các hoạt động
* ổn định tổ chức.
* Kiểm tra.
? Tìm và phân tích những hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ Viếng lăng Bác -Viễn Phương.
Trả lời: HS nêu
Hàng tre xanh xanh Việt Nam: Con người và đất nước Việt Nam kiên cường bất khuất.
Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng: vượt qua gian khó.
Mặt trời trong lăng rất đỏ: Bác Hồ – rực rỡ, chói sáng, trường tồn, bất diệt.
Tràng hoa: Tấm lòng biết ơn, sự thành kính của nhân dân đối với Bác Hồ vĩ đại.
Bảy mươi chín mùa xuân: Cuộc đời Bác như bảy mươi chín mùa xuân nở hoa của dân tộc
Trời xanh: Sự vĩnh hằng, bất diệt của tên tuổi, sự nghiệp Hồ Chí Minh.
- gv nhận xét.
* Giới thiệu Bài mới: 
GV cho HS quan sát: + H/ả quét một số bài thơ: 
 Mùa thu câu cá của Nguyễn Khuyến
 Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
 Đây mùa thu tới của Xuân Diệu
 ? Điểm chung của các tác phẩm trên là gì? Viết về mùa thu
 => Qua trên các em đã thấy: Mùa thu luôn là đề tài bất tận của thi ca nhạc họa. Mỗi tâm hồn nghệ sĩ đều có sự cảm nhận riêng về mùa thu. Cảnh sắc mùa thu ở VN thật đẹp trong thơ Nguyễn Khuyến, thật buồn trong thơ mới. Còn rất nhiều bài thơ nữa viết về mùa thu nhưng sự cảm nhận khi đất trời biến chuyển từ hạ sang thu thì không phải ai cũng dễ dàng nói lên được bằng lời. Vậy mà Hữu Thỉnh đã rất tinh tế khi ghi lại dòng cảm xúc của mình trước thời điểm giao mùa trong một thi phẩm nhỏ: Sang thu => Chúng ta cùng tìm hiểu.
Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I/ Đọc - tìm hiểu chú thích.
1.Tác giả:
? Dựa vào chú thích SGK và sự hiểu biết của mình, hãy nêu đôi nét về nhà thơ Hữu Thỉnh
GV nhận xét, bổ sung.
Giới thiệu chân dung HT 
GV gt khái quát phong cách thơ Hữu Thỉnh.
GV gt những tác phẩm chính và giải thưởng, bìa một số tập thơ của ông.
2. Tác phẩm.
? Bài thơ được ra đời vào thời gian nào?
? Thời điểm được nói đến trong bài thơ?
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1. Đọc văn bản.
 GV h/d đọc: - Giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư.
GV đọc mẫu một lần	
2. Thể thơ - Bố cục
? Bài thơ có thể thơ giống với những tác phẩm thơ nào em đã học? Đó là thể thơ gì?
? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
? Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn?
? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ?
GV: Đặc sắc của bài thơ là mạch cảm xúc gắn liền với sự vận động của đối tượng cảm xúc. ở tiết học này cô sẽ hướng dẫn chúng ta tìm hiểu theo mạch cảm xúc đó. 
3. Hiểu văn bản: 
* Khổ 1:
? Bài thơ được mở đầu bằng từ nào? Nêu ý nghĩa biểu đạt của từ đó?
? Nhà thơ bất ngờ đột ngột nhận ra điều gì?
? Hiểu như thế nào về những hình ảnh thơ này?
? Cách nhận ra hương ổi được nhà thơ biểu đạt bằng từ nào? Phân tích cái hay của từ đó? 
? Cách miêu tả sương có gì đặc biệt?
GV: Mùa thu đến không phải chỉ ở các hình ảnh mà nó đến ở cách toả hương: phả vào trong gió se và ở cách vận động của sương -> cố ý một cách chậm hơn tạo nên sự duyên dáng, yểu điệu, như bóng hình một thiếu nữ.
? Trước khung cảnh đó, t/g có cảm nhận như thế nào?
GV: Bỗng không chỉ là sự ngỡ ngàng mà ta còn cảm thấy một cái khẽ giật mình. Hình như không phải để hỏi mà để xác nhận cảm xúc dẫu vẫn chưa tin hẳn. Phút giây giao mùa của tự nhiên ấy, nhìn thấy rồi, cảm thấy rồi mà vẫn sững sờ đến khó tin.
? Em có nhận xét gì về cảm nhận mùa thu của nhà thơ trong khổ thơ đầu?
GV: Thu đã đến nhưng chưa hẳn đến. Điều đó được nhà thơ cảm nhận bằng các giác quan.
* Khổ 2:
? Cảnh thiên nhiên sang thu được tiếp tục bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? Tác dụng của biện pháp đó?
GV: Cái dềnh dàng của sông là sau lúc vợt ghềnh leo thác nhọc nhằn, đã đến lúc được thảnh thơi sau mùa lũ. Còn bầy chim khi mùa thu chợt đến, nó phải gấp gáp làm tổ tha mồi. => Hai tốc độ trái chiều giữa chậm và nhanh là quy luật không đồng đều ở vào thời điểm giao thoa của muôn vật muôn loài
GV cho HS HĐN với câu hỏi sau
? Hình ảnh nào để lại ấn tượng rõ nét nhất về thời điểm giao mùa. Vì sao?
GV: Sự chuyển mình sang thu không chỉ được biểu hiện qua sự đối lập trong hoạt động của sông, của chim mà còn thể hiện rõ nét hơn qua h/ả có đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu. Cái tài của HT là dùng không gian để miêu tả thời gian. Đám mây là nhịp cầu duyên dáng nối hai bờ thời gian bằng vẻ đẹp mềm mại trữ tình. Vẻ đẹp đó được quan sát và cảm nhận bằng cả tâm hồn.
GV giúp HS liên hệ với thơ Nguyễn Khuyến: Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt; Thơ Xuân Diệu: Mây vẩn từng không chim bay đi -> đẹp, nhưng chỉ có không gian.
GV Tuy nhiên nếu hiểu như thế hình như vẫn chưa đủ. Để sâu sắc hơn, cô mời các em tham khảo một đoạn tư liệu sau. 
GV đưa tư liệu HT tự bạch với sang thu
Đây là lời tự bạch của nhà thơ HT trên báo Văn hóa thể thao điện tử, chuyên mục Gặp lại các nhà văn trong SGK.
GV cho 1 HS đọc to.
* Khổ 3:
? Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra bằng những h/ả nào?
? Những hiện tượng đó diễn ra như thế nào?
GV: Vẫn là nắng, mưa, sấm những thi liệu đặc trưng của mùa hạ nhưng với với độ giảm dần. Sự phân hóa giữa hai mùa là đường ranh giới hết sức mong manh. Với những phó từ: vẫn còn, đã, vơi dần, cũng bớt, dường như thi sĩ đang đo đếm được độ đậm nhạt của nắng, khối lượng của mưa đầu mùa thu
? Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ cuối bài?
? Từ đó em có nhận xét gì về cách cảm nhận mùa thu của t/g ở hai câu thơ này?
GV cho HS quan sát lại bài thơ. Chú ý vào thời gian được ghi ở cuối bài thơ
? Thời gian đó gợi cho em suy nghĩ gì?
GV: Em đã nói đúng nhưng chưa đủ
Đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác 1977 khi đất nước vừa rời khỏi cuộc chiến tranh, t/g, một người lính từng xông pha trận mạc cảm thấy vững vàng hơn trước những biến động bất thường của cuộc đời. Cũng có thể hiểu hàng cây đứng tuổi giống như một chứng nhân đang quan sát lắng nghe và thấu hiểu những lặng lẽ âm thầm khách quan, những gì chuyển động bên ngoài cuộc sống xung quanh. Phải chăng hàng cây ấy là nhà thơ đã hoá thân vào đó nên lời thơ nhẹ nhàng mà tình thơ đầy ắp yêu thương trìu mến.
Sau này lớn lên với vốn sống của mình các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về tầng nghĩa sâu xa của bài thơ.
? Nêu suy nghĩ của em về tâm hồn con người khi “sang thu” trong bài thơ vừa học?
? Từ đó em hiểu thêm gì về nhà thơ HT? 
III. Tổng kết:
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
? Biện pháp nghệ thuật đó góp phần thể hiện nội dung gì?
IV/ Luyện tập.
Bt: Tìm ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
1.ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ sang thu?
A. Hồn nhiên, tươi trẻ.	
B. Mới mẻ, tinh tế.
C. Lãng mạn, siêu thoát	
D. Mộc mạc, chân thành. 
2. Trong bài thơ, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ - thu có đặc điểm gì?
Sôi động, náo nhiệt.	
B. Bình lặng, ngưng đọng.	
C. Vui tươi, rộn rã
D. Nhẹ nhàng, giao cảm.
 - HS làm bài tập sgk- gv nhận xét.
? Hãy trình bày khái quát lại mạch cảm xúc của bài thơ qua mỗi khổ thơ?
GV nhận xét, chiếu sơ đồ mạch cảm xúc của bài thơ.
GV cho HS nghe đoạn băng đọc lại bài Sang thu => kết thúc bài học.
- Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh.
- Sinh năm: 1942
- Quê: Tam Dương - Vĩnh Phúc.
- Hữu Thỉnh là cán bộ văn hoá, tuyên huấn trong quân đội từ năm 1963.
-Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng
 chiến chống Mĩ.
- Có hồn thơ mang cảm xúc bâng khuâng 
sâu lắng và giàu suy tưởng.
- Ông tham gia BCH Hội nhà văn Việt Nam các khoá III, IV, V. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Hiện ông làm chủ tịch hội nhà văn Việt Nam khóa VIII (8/2010).
- Sáng tác năm 1977.
- Bài thơ được rút từ tập Từ chiến hào đến thành phố xuất bản năm 1991.
- Thời điểm giao mùa từ hạ sang thu.
HS đọc bài	
HS kể: Tiếng gà trưa, Ông đồ, ánh trăng, 
=> Thuộc thể thơ 5 chữ.
- Biểu cảm + miêu tả.
- Chia 3 đoạn, ứng với mỗi khổ thơ.
- Từ ngỡ ngàng-> ngây ngất -> ngẫm ngợi, nghĩ suy
- Bỗng: Thể hiện sự bất ngờ đột ngột.
+ hương ổi: - ổi đang vào độ chín.
+ gió se: - gió nhẹ, khô, hơi lạnh.
+ sương - chùng chình.
=> Những dấu hiệu thiên nhiên khi thu về.
- phả: - lan toả trong không gian.
 - có ý nghĩa đột ngột.
- sương: chùng chình -> Nhân hoá: gợi tả những bước chuyển nhẹ nhàng của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
- Hình như thu đã về: 
Thành phần biệt lập -> Chưa khẳng định một cách chắc chắn, còn một chút mơ hồ, nghi hoặc.
-> là sự cảm nhận tinh tế và nhạy bén.
=> Cảm xúc ngỡ ngàng bâng khuâng.
- Cảm nhận mùa thu: Không có lá rụng như trong thơ cổ, không có màu vàng như trong thơ mới.
=> Là sự cảm nhận rất riêng, rất mới bằng tất cả các giác quan.
Khứu giác: hương ổi -> xúc giác: gió se -> Thị giác: sương chùng chình -> sự cảm nhận của lí trí: Hình như thu đã về
=> Nhạy cảm và tinh tế.
+ Dòng sông: dềnh dàng Cặp đối
+ chim: Vội vã Nhân hoá
+ mây: vắt nửa mình
=>Tất cả đều đổi thay khi thu về: Có hồn, sống động, sự vật trở nên duyên dáng, gần người hơn.
- H/ả: Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu
+ Nhân hoá: Mây vắt nửa mình => Mùa hạ, mùa thu là hai đầu bến và đám mây là nhịp cầu vắt qua => dùng không gian để vẽ thời gian: Làm hiện rõ ranh giới từ hạ sang thu vốn mong manh mơ hồ trở nên cụ thể hữu hình.
=> Câu thơ sống động giàu h/ả gợi cảm xúc.
1 HS đọc to, Cả lớp theo dõi.
+ Nắng => những htượng thiên nhiên.
+ Mưa đặc trưng của mùa hạ.
+ Sấm
- vẫn còn, vơi dần, cũng bớt: Sắc độ giảm dần
=> Những biến chuyển âm thầm trong lòng cảnh vật.
- Tả thực: Khi sang thu, trời đã vơi đi những cơn mưa rào ồ ạt, ít giông bão hơn, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ -> Hàng cây không còn bị lay động bởi sấm.
- ẩn dụ: + Sấm: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
 + Hàng cây đứng tuổi; Con người đã từng trải.
=> Khi con người đã từng trải trong cuộc sống thì sẽ vững vàng và bình tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
=> Hai câu thơ không chỉ tả cảnh sang thu mà còn chứa chất suy nghiệm về con người và cuộc sống. Khi nhiều tuổi họ sẽ vững vàng, tự tin xử lý các tình huống bất ngờ của cuộc sống một cách hiệu quả
- Năm 1977, đất nước mới được thống nhất, thời kì đầu của hòa bình. Gợi cho em nghĩ đến đây là mùa thu thanh bình yên ả của làng quê sau những năm chiến tranh kéo dài.
- Con người khi đã đi được nửa cuộc đời:
 một mặt sâu sắc, chín chắn, thâm trầm và
 điềm đạm thêm, mặt khác lại phải khẩn 
trương thêm, gấp gáp thêm ->Sự vội vã 
của bầy chim hay cũng chính là sự vội vã
 của con người? 
-Thiên nhiên và con người đều một nhịp
 sang thu. Hồn người vừa lưu luyến bồi
 hồi lại vừa nghiêm trang chững chạc,vừa 
 sâu lắng lại vừa mở rộng bâng khuâng vừa
 khiêm nhường nhưng cũng tự hào, kiêu
 hãnh.
=>- Có tâm hồn tha thiết trân trọng vẻ đẹp của quê hương xứ sở.
 Có những suy ngẫm sâu sắc về con người và cuộc đời. 
NT:- Từ ngữ giàu h/ả, gợi cảm, gợi suy tưởng.
ND: Cảm nhận về sự chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang thu ở đồng bằng Bắc bộ.
- HS đọc phần ghi nhớ (sgk).
1 B
2D
 Tín hiệu mùa thu Cảm xúc
- Hương ổi, gió se, sương => Ngỡ ngàng
 Bâng khuâng
- Sông, chim, đám mây => Ngây ngất
- Nắng, mưa, sấm, hàng cây => suy ngẫm
D. Củng cố - Dặn dò.
Bài tập
Kết thúc bài thơ Chiều Sông Thương nhà thơ Hữu Thỉnh
 viết:
“Nắng thu đang trải đầy
Đã trăng non múi bởi
Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông”.
Hình ảnh, cảm xúc ở khổ thơ này có điểm gì gần gũi
tương đồng với hình ảnh, cảm xúc của bài thơ Sang Thu.
 2. Học thuộc bài thơ và nội dung bài học.
- Soạn: Nói với con.

File đính kèm:

  • docBai_24_Sang_thu_20150725_032747.doc
Giáo án liên quan