Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1+2: Phong cách Hồ Chí Minh - Minh Trí

Hđ2: Đọc – hiểu VB.

– GV đọc mẫu

– Cho biết bố cục vb. ND từng phần?

– Hỏi: VB viết về chủ đề gì?

– Yêu cầu HS giải thích từ khó trong sgk.

– Gọi 1 hs đọc lại phần 1 sgk.

– Hỏi: Cơ sở nào hình thành phonh cách HCM? Lấy dẫn chứng minh hoạ.

– Theo em điều kì lạ nhất trong PC HCM là gì?

– Gọi 1 HS đọc lại phần 2 sgk.

– Trình bày khái quát phong cách lối sống của HCM?

– Hỏi: Lối sống giản dị được thể hiện qua những mặt nào?

– Hỏi: Đây có phải là lối sống khắc khổ hay không, vì sao?

– Hỏi: Cách sống của Bác gợi cho ta nhớ đến cách sống của ai? Thời nào?

– Em có thể phân tích 2 câu thơ của NBK

– Chốt lại kiến thức: Cốt lõi của PC HCM là gì?

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1+2: Phong cách Hồ Chí Minh - Minh Trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VAÊN BAÛN: 
PHONG CAÙCH HOÀ CHÍ MINH
– Leâ Anh Traø –
Tuần 1
Tiết 1, 2
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
– Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.
– Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
– Đặc điểm của các kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng:
– Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
– Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
3. Thái độ: kính trọng và học tập thep tấm gương Bác 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, Sgk
2. Chuẩn bị của HS: SGK, bài soạn, bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra bài soạn của HS.
3. Bài mới: Hồ Chí Minh là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại, vị lãnh tụ tài ba, danh nhân văn hoá thế giới. Ở Người có sự kết hợp hài hoà giữa cái vĩ nhân mà gần gũi, giản dị, cái hiện đại và truyền thống. Đó chính là biểu hiện của nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ND ghi bài
Hđ1: Tìm hiểu chung
– Hỏi: Em hiểu thế nào là bản sắc vhdt?
– Hỏi: Trong thời đại hiện nay vấn đề giữ gìn và bảo vệ bản sắc vhdt ntn? 
– Cho biết xuất xứ của vb?
– VB thuộc thể loại nào?
Hđ1: Tìm hiểu chung
à HS trả lời (theo hiểu biết)
Bản sắc văn hóa dân tộc là kết tinh những giá trị tinh thần mang tính truyền thống của dân tộc
– HS phát biểu theo hiểu biết cá nhân.
à HS trả lời
Văn bản được trích trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam của tác giả Lê Anh Trà.
à HS trả lời
VB nhật dụng
I. Tìm hiểu chung
– Bản sắc văn hóa dân tộc là kết tinh những giá trị tinh thần mang tính truyền thống của dân tộc. Trong thời kì hội nhập hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc càng trở nên có ý nghĩa.
– Văn bản được trích trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam của tác giả Lê Anh Trà.
– TL: VB nhật dụng
Hđ2: Đọc – hiểu VB.
– GV đọc mẫu 
– Cho biết bố cục vb. ND từng phần?
– Hỏi: VB viết về chủ đề gì?
– Yêu cầu HS giải thích từ khó trong sgk.
– Gọi 1 hs đọc lại phần 1 sgk.
– Hỏi: Cơ sở nào hình thành phonh cách HCM? Lấy dẫn chứng minh hoạ.
– Theo em điều kì lạ nhất trong PC HCM là gì?
– Gọi 1 HS đọc lại phần 2 sgk.
– Trình bày khái quát phong cách lối sống của HCM?
– Hỏi: Lối sống giản dị được thể hiện qua những mặt nào?
– Hỏi: Đây có phải là lối sống khắc khổ hay không, vì sao?
– Hỏi: Cách sống của Bác gợi cho ta nhớ đến cách sống của ai? Thời nào? 
– Em có thể phân tích 2 câu thơ của NBK
– Chốt lại kiến thức: Cốt lõi của PC HCM là gì?
Hđ2: Đọc – hiểu VB.
– HS đọc tiếp vb, đọc to, rõ.
à HS trả lời. Bố cục 3 phần P1: Quá trình hình thành và điều kì lạ của PC HCM.
P2: Những vẻ đẹp cụ thể về PC.
P3: Bình luận và khẳng định ý nghĩa PC HCM.
– HS trao đổi và trình bày ý thống nhất.
– HS giải thích từ.
– HS đọc
– HS trao đổi theo bàn và trả lời.
– Ý kiến cá nhân
– HS đọc
à HS trả lời. 
Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp
à HS trả lời, lấy dẫn hứng minh họa.
Ở nhà sàn, bộ đồ bà ba, dép lốp, ăn cá kho, rau luộc, cà muối.
– Ý kiến riêng.
à HS phát hiện và trả lời
Gợi ta nghĩ đến lối sống của các bậc hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm 
– HS phân tích
à HS trả lời 
Là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
II. Đọc – hiểu VB.
1. Vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng của HCM:
– Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hóa thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh.
– Tiếp thu được qua quá trình đi
– Tiếp xúc được với nhiều nền văn hoátrn thế giới.
– Người nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc.
– Hiểu biết sâu rộng về các dân tộc và văn hóa thế gới một cch uyên thâm.
– Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá các nước.
à Tạo nên phong cách HCM vừa rất VN, rất phương Đông, mới, hiện đại.
2. Phong cách lối sống: 
– Tuy l một vị lãnh tụ của một đất nước nhưng Người có lối sống bình dị, thanh cao thể hiện nơi ở, làm việc, ăn mặc, tư trang
– Lối sống của các bậc hiền triết xưa 
– Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp.
– Cốt lõi PC HCM là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
3. Nghệ thuật
– Sử dụng ngơn ngữ trang trọng.
– Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận.
– Vận dụng cc hình thức so snh, cc biện php nghệ thuật đối lập.
4. Ý nghĩa văn bản: Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giã gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Hđ3: Tổng kết. 
Gọi HS đọc Ghi nhớ 
Hđ3: Tổng kết.
HS đọc Ghi nhớ.
III. Tổng kết.
*Ghi nhớ (Sgk/8).
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố: 
– Vẻ đẹp PC HCM được hình thành như thế nào?
– VB chủ yếu nói về phong cách nào của Bác? PC đó có đặc điểm gì nổi bật?
2. Dặn dò: 
	– Sưu tầm những câu chuyện về lối sống giản dị cao mà đẹp của chủ tịch HCM.
	– Chuẩn bị bài: “Các phương châm hội thoại”

File đính kèm:

  • docBai 1 Phong cach HCM.doc