Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 112: Liên kết câu và liên kết đoạn văn - Năm học 2015-2016
H: Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét-> kết luận
H: Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn ?
- HS hoạt động cá nhân nhận xét
- GV nhận xét-> kết luận
+ Tác phẩm NT làm gì ? (phản ánh thực tại)
+ Phản ánh thực tại như thế nào ? (Tái hiện và sáng tạo)
+ Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì ? (Để nhắn gửi 1 điều gì đó)
H: Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn đ¬ược thể hiện bằng những biện pháp nào ? (chú ý từ in đậm)
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét-> kết luận
+ Lặp từ vựng: Tác phẩm, tác phẩm.
+ Dùng TN cùng trường liên tưởng: Tác phẩm, nghệ sĩ, (Tác giả, nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ, nhạc sĩ.)
Ngày soạn: 21/01/2016 Ngày giảng: 9A 9B Ngữ văn. Tiết 112 .Bài 21 LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN I. Mục tiêu * Mức độ cần đạt: - Nâng cao nhận thức và kỹ năng sử dụng một số biện pháp liên kết câu liên kết đoạn văn. - Nhận biết liên kết nội dung và hình thức giữa các câu, các đoạn văn * Trong tâm kiến thức, kĩ năng. 1. Kiến thức. - Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn. - Một số phép liên kết thường dùng trong tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng. - Nhận biết một số phép liên kết thường dùng tron việc tạo lập văn bản. - Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn văn trong việc tạo lập văn bản. Học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng đọc viết II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. III. Chuẩn bị 1. Giáo viên 2. Học sinh. IV. Phương pháp, kĩ thuật - Hỏi - đáp , giảng giải, thuyết trình / Kĩ thuật động não, kĩ thuật trình bày 1 phút, thảo luận nhóm ... V. Các bước lên lớp 1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra (4p) H: Thế nào là thành phần gọi đáp, phụ chú ? Cho ví dụ ? * Đáp án: Thành phần dùng để tạo lập hoặc duy trì cuộc thoại gọi là thành phần gọi - đáp. Ví dụ: Này, cậu lại đây tớ bảo. Thành phần dùng để bổ sung thêm chi tiết cho nội dung chính gọi là thành phần phụ chú. Ví dụ: Bạn Triệu- lớp trưởng lớp 9B- học rất giỏi. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học Hoạt động 1: Khởi động (1p) GV đưa VD ( bảng phụ ) “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta”. H: Nội dung của câu trên là gì ? (Lòng nồng nàn yêu nước của dân tộc). - Nội dung đó được trình bày như thế nào ? ( Hai câu có sự liên kết chặt chẽ bằng phép thế ). GV: Các đoạn văn trong văn bản, hoặc các câu trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. Vậy sự liên kết đó như thế nào? Chúng ta tìm hiểu bài Hoạt động của thầy - trò Tg Nội dung Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. * Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm liên kết qua nội dung và hình thức. - GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập H: Đoạn văn bàn về vấn đề gì ? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản ? - HS hoạt động cá nhân trả lời. - HS khác chia sẻ - GV nhận xét-> kết luận GV: Cách phản ánh thực tại (Thông qua những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân người nghệ sĩ), nghĩa là giữa chủ đề của văn bản có quan hệ: bộ phận- toàn thể. H: Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là gì ? - HS hoạt động cá nhân trả lời. - HS khác nhận xét - GV nhận xét-> kết luận H: Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn ? - HS hoạt động cá nhân trả lời. - HS khác nhận xét - GV nhận xét-> kết luận H: Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn ? - HS hoạt động cá nhân nhận xét - GV nhận xét-> kết luận + Tác phẩm NT làm gì ? (phản ánh thực tại) + Phản ánh thực tại như thế nào ? (Tái hiện và sáng tạo) + Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì ? (Để nhắn gửi 1 điều gì đó) H: Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào ? (chú ý từ in đậm) - HS hoạt động cá nhân trả lời. - HS khác nhận xét - GV nhận xét-> kết luận + Lặp từ vựng: Tác phẩm, tác phẩm. + Dùng TN cùng trường liên tưởng: Tác phẩm, nghệ sĩ, (Tác giả, nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ, nhạc sĩ...) + Phép thế: Dùng từ anh thay thế từ nghệ sĩ. Dùng cụm từ “Cái đã có rồi” thay thế cho cụm từ “Những vật liệu mượn ở thực tại” + Phép nối: Dùng quan hệ từ “nhưng” H: Nhận xét gì về sự liên kết trong đoạn văn trên ?. - HS hoạt động cá nhân rút ra nhận xét - GV nhận xét-> chuẩn kiến thức H: Vậy em hiểu thế nào là liên kết? Liên kết được thể hiện ở những khía cạnh nào ? - Hs trả lời. - GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - GV khắc sâu kiến thức - HS khuyết tật: Đọc phần ghi nhớ GV uốn nắn Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập. * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức lí thuyết về liên kết để làm bài tập. - GV: Gọi 1 h/s đọc và nêu yêu cầu bài tập. Chủ đề của đoạn văn là gì ?Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như thế nào ?... - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập. - HS hoạt động nhóm 4 (6p) - HS hoạt động cá nhân trình bày trong 1p - Đại diện nhóm trình bày kết quả - Nhóm khác chia sẻ - Người điều hành kết luận - GV nhận xét-> kết luận. 23p 1p 10p I/ Khái niệm liên kết : 1. Bài tập: a. Đoạn văn bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại. Đây là một trong những yếu tố ghép vào chủ đề chung: Tiếng nói của văn nghệ. b. Nội dung chính của mỗi câu: + C1: Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại. + C2: Khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói lên một điều gì đó mới mẻ. + C3: Cái mới mẻ ấy là thái độ, tình cảm và lời nhắn gửi của người nghệ sĩ. - Nội dung của các câu đều hướng vào chủ đề của đoạn văn là: “cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ” - Trình tự sắp xếp các câu là hợp lí lôgíc: - Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu được thể hiện: + Lặp từ vựng: + Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng: + Phép thế: + Phép nối: => Đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức. 2. Ghi nhớ: II/ Luyện tập: - Chủ đề của đoạn văn: Khẳng định điểm mạnh và điểm yếu về năng lực và trí tuệ của người Việt Nam. - Nội dung các câu đều tập trung vào việc phân tích những điểm mạnh cần phát huy và những “lỗ hổng” cần nhanh chóng khắc phục. - Trình tự các câu sắp xếp hợp lí, cụ thể: + C1: Khẳng định những điểm mạnh hiển nhiên của người VN. + C2: Khẳng định tính ưu việt của những điểm mạnh trong sự phát triển chung. + C3: Khẳng định những điểm yếu. + C4: Phân tích những biểu hiện cụ thể của cái yếu, kém bất cập. + C5: Khẳng định nhiệm vụ cấp bách là phải khắc phục các “lỗ hổng” - Các phép liên kết: + C2 nối với C1 bằng cụm từ: Bản chất trời phú ấy (thế đồng nghĩa) + C3 nối với C2 bằng quan hệ từ “nhưng” (phép nối) + C4 nối với C3 bằng cụm từ ấy là (phép nối) + C5 nối với C4 bằng từ “lỗ hổng” (phép lặp từ ngữ.) 4. Củng cố: (3p) H: Thế nào là liên kết ? Liên kết biểu hiện ở những khía cạnh nào ? - GV hệ thống lại kiến thức bài học 5. Hướng dẫn học bài: (2p) - Học bài, hiểu được thế nào là liên kết ? Liên kết biểu hiện ở những khía cạnh nào ? - Soạn bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn (luyện tập) + Ôn lại khái niệm liên kết + Làm bài tập
File đính kèm:
- tiet 112.doc