Giáo án Ngữ văn 9 tiết 112 đến 137

Tiết 124 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

 - Hiểu được thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Nắm vững yêu cầu thể loại để có cơ sở tiếp thu rèn luyện tốt về cách làm kiểu bài này

II. Trọng tâm: Nhận biết về nghị luận đoạn thơ, bài thơ.

III. Chuẩn bị

1. Thầy: Bảng phụ.

2. Trò: Xem trước bài

IV. Tiến trình

 A. Kiểm tra: (5)

? Nêu dàn bài chung của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? Ycầu như tiết 119.

 

docx46 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1587 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 112 đến 137, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tích những hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ?
- Yêu cầu: Như bài soạn tiết 117
 B. Bài mới:
1.Vào bài: (1’)Hồi những năm đầu TK XX Tản Đà bâng khuâng đón mùa thu: Từ vào thu tới nay, Trăng thu bạch, Gió thu lạnh, Khói thu xây thành, Sương thu man mác đầu ghềnh. đến đầu những năm 40 Thâm Tâm lại tả buổi chiều chứm thu trong một cuộc tống biệt ( Chia tay) :
Ta biết người buồn sáng hôm nay
Giời chưa vào thu tươi lắm thay
Em nhỏ thơ ngây đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay
Và giờ đây ta nghe Hữu Thỉnh tả cái khoảnh khắc cảm nhận mùa thu lại về trên quê hương ông.
TG
Hoạt động thày - trò
Nội dung hoạt động
5'
25’
3’
Hoạt động 1: HD tìm hiểu tác giả tác phẩm:
H.Nêu vài nét khái quát về TG, TP?
-Tham gia hội nhà văn các khoá III.IV. V
H.Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
? Xác định phương thể loại và PTBĐ?
Hoạt động 2:HD đọc tìm hiểu - GV HD đọc : Chậm, rõ ràng
Giải nghĩa từ – SGK
?Nêu đại ý của bài thơ?
H.Nêu bố cục ?
HS đọc khổ 1
H.TG cảm nhận đất trời sang thu ở khổ thơ đầu qua dấu hiệu nào?Phân tích?
H.Cảm nhận về hương ổi có gì độc đáo?Gợi ra tấm lòng với quê ntn?(Nguyễn Khuyến:Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, lá vàng;Xuân Diệu:với áo mơ phai dệt lá vàng;Lưu Trọng Lư:Con nai rừng ngơ ngác đạp trên lá vàng rơi.Hữu Thỉnh ,mùa thu có hương vị đồng quê”)
H.Cáchdùngtừ“phả;bỗng,hìnhnhư”,biện pháp tu từ nhân hoá có tác dụng gì?
GV bình: Khổ thơ là cảm nhận ban đầu về đất trời sang thu. Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình (hương,gió); mờ ảo(sương); nhỏ hẹp và gần(ngõ).Đó là cảm nhận tinh tế của một tâm hồn yêu thiên nhiên,gắn bó với quê hương.
H.Cách cảm nhận mùa thu trong tâm hồn thi sĩ ntn?HS đọc khổ 2:
H.Em hãy phân tích khổ 2 để thấy được cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những chuyển biến của không gian lúc sang thu?
H.Hình ảnh nào em thấy ấn tượng nhất? Vì sao?
HS trả lời
GV bình: Dòng sông thướt tha mềm mại hiền hoà trôi một cách nhà hạ, những cánh chim chiều bắt đầu vội vã tìm về tổ trong buổi hoàng hôn.H/a đám mây mùa hạ với cảm nhận thú vị liên tưởng độc đáo “vắt”.. cảm giác giao mùa được diễn tả cụ thể và tinh tế, dường như giữa mùa hạ và mùa thu có một ranh giới cụ thể hữu hình không chỉ sự cảm nhận bằng thị giác mà bằng chính tâm hồn tinh tế nhạy cảm yêu thiên nhiên tha thiết của Hữu Thỉnh.
HS đọc khổ 3
H.Em hiểu cái nắng của thời điểm giao mùa này ntn?
H.Theo em nét riêng của thời điểm giao mùa ha- thu này được tác giả thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh câu thơ nào? (HS trả lời).
H.Phân tích hai câu cuối?
Gợi ý: - Sấm?
Hàng cây đứng tuổi?
+Nghĩa tả thực
+Tính ẩn dụ
H.Qua cách miêu tả sự chuyển mùa em có nhận xét gì về cảm xúc của nhà thơ? HS thảo luận- GV liên hệ:
- Xuân Diệu:
Đã nghe rét buốt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
- Tố Hữu:
Ngày mỗi ngày từng chiếc lá tre xanh
Hoạt động3: HD tổng kết
H.Nêu nét khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật?
HS đọc ghi nhớ
I.Đọc - Tìm hiểu chung
1.Tác giả:
- Nguyễn Hữu Thỉnh sinh 1942
- Quê: Vĩnh Phúc
- 1963 nhập ngũ và bắt đầu sáng tác thơ
- Từ năm 2000 là Tổng thư kí hội nhà văn VN
- Tác phẩm: Viết về đề tài nông thôn mùa thu
2.Tác phẩm:
- Cuối năm 1977 rút từ tập “Từ chiến hào đến thành phố”
- Thể thơ: Ngũ ngôn,PTBĐ: miêu tả kết hợp với biểu cảm.
II.Đọc – tìm hiểu chi tiết.
1.Đọc – hiểu từ khó.
2.Đại ý: Sự biến đổi của trời đất sang thu và cảm xúc của nhà thơ.
3.Bố cục.(Theo khổ thơ)
4.Tìm hiểu chi tiết
a.Cảm nhận về không gian làng quê lúc sang thu
-Bỗng nhận ra hương ổi
Phả ......gió se
Sương chùng chình..
Hình như thu đã về
->Tín hiệu của mùa thu đã về:Hương ổi,thứ quả quê ,đang ở độ chìn rộ ngào ngạt hương; gió se lành lạnh; sương thu giăng mắc nhẹ nhàng chuyển động nơi đường thôn ngõ xóm. “Bỗng, hình như” là tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng, cảm nhận tinh tế trong lúc giao mùa.
=>Cảnh vật sang thu đã thấp thoàng hồn người sang thu: Chùng chình, bin rịn, lưu luyến, bâng khuâng, điềm đạm.
b.Không gian đất trời sang thu
 - Sông .....dềnh dàng->Nhân hoá để tháy dòng sông thướt tha, mềm mại, hiền hoà trôI nhàn hạ, thanh thản gợi vẻ êm dịu.
- Chim ...vội vã->Thời gian ban ngày dần ngắn lai nên cánh chim vội vã tìm về tổ lúc hoàng hôn.
- Mây ...mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu->Nhân hoá,ẩn dụ độc đáo bởi sự liên tưởng thú vị.Cảm giác giao mùa được diễn tả cụ thể bằng gianh giới hữu hình.
=>Bằng sự cảm nhận qua nhiều giác quan sự liên tưởng thú vị bất ngờ với tâm hồn nhạy cảm tinh tế của tác giả, tất cả không gian cảnh vật đang chuyển mình từ từ, điềm tĩnh bước sang thu. 
c.Cảm nhận về thời tiết lúc sang thu 
-bao nhiêu nắng->còn nhiều còn nồng nhưng nhạt dần.
- Đã vơi dần cơn mưa
- Sấm bớt bất ngờ ->Vơi,bớt diễn tả sự thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa ào ạt kèm theo những tiếng sấm.
- Trên hàng cây đứng tuổi.
=>Hai câu cuối mang đậm tính suy nghĩ triết lí vừa tả thực vừa tượng trưng,ẩn dụ:Sấm vừa là âm thanh vang động bất thường trong cơn mưa vừa là vang động bất thường của ngoại cảnh,cuộc đời.Hàng cây đứng tuổi là cây cổ thụ vững trãi trải qua bao sang gió, nó gợi tả những con người từng trải vượt qua bao thăng trầm của cuộc đời nay càng vững vàng hơn. 
*Cảm xúc của nhà thơ:
- Quan sát chăm chú và tinh tế
-Thả hồn mình cùng sự chuyển mùa của thiên nhiên, đất trời có một chút ngỡ ngàng (bỗng), một chút bâng khuâng và bao trùm là niềm vui trước tạo vật.
5.Tổng kết:
- NT: Thể thơ 5chữ, nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng,nhiều từ có giá trị gợi cảm sâu sắc, hình ảnh chọn lọc mang nét đắc trưng của sự giao mùa hạ - thu. 
-ND: Bằng cảm nhận tinh tế qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm. Bài thơ sang thu đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời trong thời khắc giao mùa (cuối hạ đầu thu).
C.Luyện tập: (2’)Đọc diễn cảm bài thơ? Cảm xúc của em về bài thơ?
D.Củng cố: (3’) Bảng phụ
H.Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu?
A.Từ một mùi hương B.Từ một đám mây
C.Từ một cơn mưa D.Từ một cánh chim
H.Hai câu thơ “ Sương chùng chình qua ngõ, Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào?
A.Nhân hoá B.So sánh C.Hoán dụ D.Điệp từ
E.Hướng dẫn về nhà (1’) - Học thuộc lòng bài thơ, viết hoàn chỉnh phần luyện tập
 - Chuẩn bị bài: Nói với con 
 *********************************
Ns:10/2/2010
ND: / /2010
Tiết 122 vb: nói với con
 - Y Phương –
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái , tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của dân tộc qua lời thơ Y Phương.
- Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc dáo giàu hình ảnh cụ thể gợi cảm của thơ ca miền núi.
- Bồi dưỡng tình cảm tâm hồn yêu gia đình, quê hương dân tộc
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ ca cho học sinh.
II.Trọng tâm: Phân tích cảm xúc trong bài thơ.
III. Chuẩn bị
1. Thầy: Bảng phụ, tìm hiểu một số câu thơ diễn tả lối nói dân tộc.
2. Trò: Xem trước bài
IV. Tiến trình 
A. Kiểm tra: (5’) 
? Đọc diễn cảm bài thơ Sang Thu và phân tích những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu?
- Yêu cầu: Như phần 2 trong giáo án tiết 121
B. Bài mới:
1.Vào bài: (1’)Tình yêu thương con cái, mơ ước thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên quê hương vốn là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam ta suốt bao đời nay. Nói với con của Y Phương – nhà thơ dt Tày (Miền núi phía Bắc) là một trong những bài thơ hướng vào đề tài ấy với cách nói riêng xúc động và chân tình bằng hình thức người cha nói với con tâm tình dặn dò trìu mến ấm áp và tin cậy.
2.Nội dung
TG
Hoạt động Thày trò
Nội dung hoạt động
5’
25’
3’
Hoạt động 1: Tìm hiểu t/g tác phẩm
H.Nêu một vài nét về tác giả mà em biết ?
GV mở rộng
Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật mạnh mẽ và trong sáng cách tư duy đầy hình ảnh của con người miền núi.
H.Hoàn cảnh ra đời tác phẩm?
? Xác định thể tthơ và PTBĐ?
Hoạt động 2: HD đọc tìm hiểu 
GV HD đọc , đọc mẫu.
Giải nghĩa một số từ SGK
? Nêu đại ý của bài thơ?
?.Nêu bố cục bài thơ?
HS đọc đoạn 1.Cha nói với con về tình cảm cội nguồn nào?
H.4 câu đầu giúp em hình dung được điều gì?Cách nói có gì đặc biệt?
H.Tình cảm gia đình còn được nhắc ở hình ảnh nào?Có ý nghĩa gì? (Ngày cưới.Con là hy vọng, là cuộc sống của cha mẹ; tình yêu trong sáng, cao đẹp)
H.Người cha muốn nói với con điều gì về tình cảm gia đình?
H.Con còn lớn lên trong sự đùm bọc của quê hương ntn? Tìm hình ảnh thơ?
H.Người đồng mình hiểu như thế nào?(người bản, quê mình.)
H.Cài, ken nghĩa là gì? ( nghĩa miêu tả và hàm ẩn)
H.Câu thơ “Rừng..”sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
H.Nói với con điều đó làm gì?
H.HS đọc đoạn 2
H.Người cha đã nói với con về những đức tính gì của người đồng mình? Tìm hình ảnh thơ minh hoạ?
H.Nói với con về đức tính của người đồng mình như vây nghĩa là người cha muốn dặn con điều gì?
Gv mở rộng: Bài hát mẹ yêu, cha yêu,
Một số bài thơ - bài hát “ Quê hương”...
H.Đọc phần cuối
H.Cha nhắc con điều gì?
Hoạt động 4: HD tổng kết
H.Nêu vài nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật
Học sinh đọc ghi nhớ.
GV khái quát bài học
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả:
-Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước sinh 1948- Cao bằng (DT Tày)
- 1993: Chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng
2.Tác phẩm:
-Trích trong cuốn “Thơ Việt nam” (1945 – 1985)
-Thể thơ tự do. PTBĐ: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.
II.Đọc tìm hiểu văn bản
1.Đọc+ hiểu từ khó.
2.Đại ý
Lời cha nói với con về lòng yêu thương con cái ước mong thế hệ mai sau phát huy truyền thống tốt đẹp của tổ tiên quê hương VN.
3.Bố cục: 3 phần
*P1: Từ đầu->nhất trên đời: Nói với con về tình cảm cội nguồn
P2:Tiếp-> phong tục: Nói với con về sức sống quê hương
P3: Lời dặn của cha. 
4.Tìm hiểu chi tiết
aNói với con về tình cảm cội nguồn
*Tình gia đình:
Chân phải bước tới cha
Chân trái...mẹ
1 bước chạm tiếng nói
2 bước chạm tiếng cười
=>Hình ảnh cụ thể diễn tả không khí gia đình ấm áp,quấn quýt.Bước đi, tiếng nói, tiếng cười của con được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận.Cha nhắc con về cội nguồn sinh dưỡng.
*Tình làng xóm
- Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát-> “cài,ken” diễn tả tình làng xóm gắn bó ,quấn quýt;cuộc sống lao động cần cù,vui tươi.
- Rừng cho hoa
Con đường cho tấm lòng->nhân hoá diễn tả cuộc sống con người gắn bó với thiên nhiên thơ mộng.
=>Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, thiên nhiên che chở nuôi dưỡng con người về tâm hồn lối sống.Cha dạy con yêu quý quê hương.
b.Nói với con về sức sống của quê hương 
*Người đồng mình:
+Cao đo-> bền gan vững chí.
+Không chê->Điệp từ cho thấy tấm lòng yêu tha thiết quê hương.
+Sống như sông, suối->So sánh diễn tả con người mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt.
+Tự đục đá->ẩn dụ->Mạnh mẽ, giàu chí khí, niềm tin trên con đường xây dung quê hương, đất nước.
=>Cha muốn nói với con biết tự hào với truyền thống quê hương,yêu quý con người nơi gian khó.
c.Lời dặn của cha
- Tuy thô sơ..->Nhớ những phẩm chất của con người quê hương.
- Lên đường->Con phảI tự tin vững bước trên đường đời, tiếp nối truyền thống cha anh xây dựng quê hương, đất nước.
IV.Tổng kết
-NT: Với thể thơ tự do, ngôn thơ giản dị, trong sáng, giàu sức gợi cảm. 
- ND: Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
C.Luyện tập: (2’)
Bài tập: Đặt mình vào tình huống của bài thơ trong vai người con trả lời với cha?
D.Củng cố: 3’ (Bảng phụ)
H.Qua bài thơ “nói với con” nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
A.Tình yêu quê hương sâu nặng
B.Triết lí về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người
C.Niềm tự hào về sức sống bền bỉ mạnh mẽ của quê hương
D.Gồm cả 3 ý trên
H.Bài thơ có giọng điệu ntn?
A.Sôi nổi mạnh mẽ B.Ca ngợi hùng hồn
C.Tâm tình tha thiết D.Trầm tĩnh răn dạy
H.Qua bài thơ em thấy tình cảm của người cha đối với con ntn? Điều lớn nhất người cha muốn truyền cho con giáo dục con là gì?
( Là thương yêu tha thiết và tin tưởng, 2 điều người cha kì vọng và gửi gắm ở người con là lòng tự hào và niềm tự tin : Tự hào về gia đình quê hương, tự tin ở bản thân khi bước vào đời)
E.Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Học thuộc lòng và diễn cảm bài thơ?- Hoàn thiện bài tập.
- Sưu tầm một số bài thơ câu thơ, tục ngữ ca dao , lời ru dân gian liên quan đến nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài: Nghĩa tường minh và hàm ý. Yêu cầu: Đọc kĩ trước bài – lấy ví dụ.
 *********************************
Ns:10/2/2010
Nd: / /2010
Tiết 123 nghĩa tường minh và hàm ý
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Bước đầu phân biệt nghãi tường minh và hàm ý trong cách diễn đạt.
- Rèn luyện kĩ năng có ý thức sử dụng cách diễn đạt nghĩa tường minh và hàm ý để vận dụng trong cuộc sống.
II. Trọng tâm: Phân biệt và sử dụng tường minh và hàm ý
III. Chuẩn bị
1. Thầy: Bảng phụ.
2. Trò: Xem trước bài
IV. Tiến trình 
A.Kiểm tra:(6’) GV đưa tình huống hội thoại:
 Có 2 người ngồi trong phòng 
A: Rét quá!
B.Đóng cửa lại thì tối.
H.Em cảm nhận ra nội dung gì trong 2 câu của 2 đối tượng ngoài sự việc phản ánh trong câu? =< GV dẫn vào bài
 B. Bài mới:
TG
Hoạt động thày trò
Nội dung hoạt động
15’
20’
Hoạt động 1: Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
HS đọc VD bảng phụ
H.Em hiểu câu này diễn tả điều gì? có hàm ý không? (Có)
H.Câu b có hàm ý không? hãy chỉ ra?
GV mở rộng bài tập 
H.Phân tích ví dụ vào bài:
a.rét quá: tường minh
b.Đóng cửa lại thì tối: Hàm ý.
H.Hãy rút ra nghĩa tường minh và hàm ý?
HS đọc ghi nhớ.
H.Lấy ví dụ minh hoạ
Hoạt động 2: HD luyện tập
Đọc bài tập – nêu yêu cầu
Cả lớp làm BT 1
Hs trả lời
Nhận xét – GV kết luận
Bài tập 2,3,4 (bảng phụ)
Phân nhóm làm bài tập
-Tổ 1: bài 2
Tổ 2: bài 3
Tổ 3 : bài 4
đại diện lên bảng
Nhận xét- bổ sung
GV kết luận
GV đưa một số ví dụ minh hoạ thêm.
 Bài 5: Cả lớp cùng làm
I.Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
1.Ví dụ: 
*Đoạn văn trong “Lặng lẽ Sa Pa”
a.Trời ơi, chỉ còn có 5 phút.
=>Hàm ý về thời gian đi nhanh quá trong cuộc chia tay với cô gái.(Gián tiếp =>không mang tính phổ biến)
b.ồ!cô còn quên chiếc mùi soa đây này?
=>Trực tiếp không có hàm ý.
2.Kết luận:
Ghi nhớ – SGK
II.Luyện tập:
Bài tập 1:
a.Câu “Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng lên”=>Hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay với anh thanh niên.
b.Từ ngữ miêu tả thái độ cô gái liên quan đến chiếc mùi soa:
-Mặt đỏ ửng : ngượng
-Nhận lại chiếc khăn: không tránh được
- Quay vội đi: quá ngượng
=>Cô gái bối rối đến vụng về vì ngượng.Cô ngượng vì định kín đáo để khăn lại làm kỉ vật cho người thanh niên thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô bỏ quên nên gọi cô để trả lại.
Cô cũng ngượng với nhà hoạ sĩ già từng trải bởi sự lúng túng của cô làm sao qua được con mắt tinh đời của ông.
Bài tập 2:
Hàm ý của câu: “Tuổi già cần nước chè: Lào Cai đi sớm quá”
=>Nhà hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đã phải đi.
Bài tập 3: Câu: “Cơm chín rồi” có hàm ý: Ông vô ăn cơm đi.
Bài tập 4: 
a.Câu: “hà, nắng gớm, về nào...”không có hàm ý mà chỉ là câu đánh trống lảng.
b.Câu “Tôi thấy người ta đồn...” không có hàm ý mà chỉ là câu nói bỏ lửng.
Bài tập 5: đặt một đoạn hội thoại có sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý?
C.Củng cố: (3’)
H.Câu nào sau đây có chứa hàm ý:
A.Lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó.
B.Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão.
C.Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.
D.Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà bất thình lình như vậy.
D.Hướng dẫn về nhà: (1’)
Học thuộc lí thuyết- Sưu tầm ví dụ có hàm ý
Chuẩn bị bài: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 Đọc kĩ bài trả lời theo câu hỏi SGK
 **************************************
Ns:10/2/2010
Nd: / /2010
Tiết 124 nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 - Hiểu được thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Nắm vững yêu cầu thể loại để có cơ sở tiếp thu rèn luyện tốt về cách làm kiểu bài này
II. Trọng tâm: Nhận biết về nghị luận đoạn thơ, bài thơ.
III. Chuẩn bị
1. Thầy: Bảng phụ.
2. Trò: Xem trước bài
IV. Tiến trình 
 A. Kiểm tra: (5’)
? Nêu dàn bài chung của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
Ycầu như tiết 119.
 B. Bài mới:
1.Giới thiệu: (1’)Vậy thế nào là nghị luận về đoạn thơ, bài thơ? Cách làm như thế nào các em sẽ tìm hiểu.
2.Nội dung
TG
Hoạt động thày trò
Nội dung hoạt động
20’
15’
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
HS đọc ví dụ: SGK
H.Xác định vấn đề nghị luận?
H.Nêu bố cục 3 phần?
*chú ý: Trình bày các luận điểm về h/a mùa xuân trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”.
H.Tìm luận cứ làm sáng tỏ?
Hs trả lời
Nhận xét – bổ sung
GV kết luận.
H.Các luận cứ trong bài có làm nổi bật luận điểm không?
H.Em hãy nhận xét bố cục của văn bản?
- Bố cục chặt chẽ 3 phần (mặc dù là một văn bản ngắn)
- Giữa các phần có sự liên kết tự nhiên về ý và về diễn đạt.
H.Em hãy rút ra kết luận về bài bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
HS đọc ghi nhớ –SGK
GV nhấn mạnh:
*Trình bày, nhận xét, đánh giá
*Nội dung- nghệ thuật
*Bố cục
Hoạt động 2: HD luyện tập
HS thảo luận nhóm 
HS đại diện trả lời
Nhận xét- GV kết luận
I.Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
1.Ví dụ: SGK
2.Nhận xét:
a.Vấn đề nghị luận: Khát vọng hoà nhập và dâng hiến cho đời
b.Bố cục: 3 phần:
b.1:Mở bài: (Đoạn 1): Giới thiệu bài thơ bước đầu đánh giá khái quát cảm xúc của bài.
b.2:Thân bài (5 đoạn tiếp theo): Hệ thống luận điểm, luận cứ:
*Luận điểm 1: Mùa xuân mang nhiều tầng ý nghĩa:
- Luận cứ:
 +Mùa xuân đẹp của quê hương ,đất nước.
*Luận điểm 2: Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên đất nước trong cảm xúc thiết tha trìu mến của nhà thơ.
- Luận cứ:
+Hình ảnh: Dòng sông, bông hoa, lộc..
+Âm thanh
+Ngôn từ
+Liên tưởng mùa xuân cuỉa đất nước 4 ngàn năm.
*Luận điểm 3: Khát vọng hoà nhập dâng hiến cho đời một mùa xuân nho nhỏ:
- Luận cứ:
+Hình ảnh thơ đặc sắc
+Cảm xúc - giọng điệu trữ tình
+Biện pháp - kết cấu bài thơ
b.3.Kết bài:(đoạn cuối)
Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ “mùa xuân nho nhỏ”
*Nhận xét chung: bố cục chặt chẽ.Trình bày cảm nghĩ đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu bằng tình cảm thiết tha trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của h/a, giọng điệu thơ và sự đồng cảm của nhà thơ Thanh Hải.
3.Ghi nhớ –SGK
III.Luyện tập:
Bài tập: Bổ sung luận điểm:
- Mùa xuân của một đất nước vất vả và gian lao và cùng tràn đầy niềm tin hi vọng
- Mùa xuân của giai điệu ngọt ngào, tình tứ, sâu lắng trong dân ca xứ Huế.
-Ước nguyện cống hiến hoà nhập của nhà thơ Thanh Hải...
C.Củng cố: (3’)
H.Dòng nào sau đây không phù hợp với yêu cầu của bài NL về một đoạn thơ, bài thơ?
A.Trình bày những cảm nhận đánh giá về cái hay cái đẹp của 1 đoạn thơ, bài thơ.
B.Cần căn cứ vào đặc điểm ngoại hình , ngôn ngữ, tâm lí, hành động của nhân vật để phân tích.
C.Cần bám vào ngôn từ, h/a , giọng điệu... để cảm nhận đánh giá về t/cảm cảm xúc của tác giả.
D.Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
D.Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Học kĩ lí thuyết
- Chuẩn bị bài: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 *Yêu cầu: :
+Đọc kĩ bài: Quê hương của Tế Hanh
+Phân tích nội dung- nghệ thuật bài thơ
+Xem kĩ dàn bài –SGK
+Nghiên cứu các đề bài –SGK
 **********************************
Ns:10/2/2010
Nd: / /2010 cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Tiết 125: 
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
Biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Nắm vững yêu cầu các bước để có cơ sở tiếp thu rèn luyện tốt về cách làm kiểu bài này đặc biệt cách triển khai luận điểm.
Có ý thức thực hiện lập dàn ý bày tỏ ý kiến trước một tác phẩm.
II. Trọng tâm: Lập dàn ý bài nghị luận đoạn thơ, bài thơ.
III. Chuẩn bị
1. Thầy: Bảng phụ.
2. Trò: Xem trước bài.
IV. Tiến trình 
 A. Kiểm tra: (5’)
? Thế nào là nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?nêu yêu cầu về nội dung và nghệ thuật?
- Yêu cầu như tiết 124.
 B. Bài mới:
1.Giới thiệu: (1’Nghị luận về một đoạn thơ b

File đính kèm:

  • docxGiao_an_9_20150725_032606.docx