Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 111-140

- Yêu cầu HS đọc lại đọan trích ở mục I.

? Câu nào cho thấy họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều ấy.

- HS thảo luận cặp và phát biểu ý kiến.

-> Câu “Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy”. Đặc biệt là cụm từ tặc lưỡi cho thấy họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên. Đây là cách dùng “hình ảnh” để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật.

? Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn. Thái độ ấy giúp em đoán ra điều gì liên quan tới chiếc mùi soa.

- Hướng dẫn HS về nhà làm.

- Gọi HS đọc đoạn trích, chú ý câu in đậm (bài tập 2).

? Hãy cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích trên là gì.

- HS thảo luận cặp và trả lời.

- Nhận xét và kết luận.

 

doc108 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 111-140, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c mạch lạc...
2. Nội dung
Ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc và tình cảm gia đình ấm cúng, ý chí vươn lên trong cuộc sống
 * Ghi nhớ: SGK/74
III.Luyện tập.
 Đặt mình vào tình huống của bài thơ, trong vai người con . Em hãy viết đoạn văn trả lời người cha.
IV. Củng cố:
- GV khái quát lại toàn bộ giá trị nội dung và nghệ thuật
V. HDVN:
-Học bài, làm bài tập phần Luyện tập.
- Đọc thuộc lòng bài thơ. Cảm thụ, phân tích những hình ảnh độc đáo, giàu ý nghĩa trong bài.
- Soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
+ Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi SGK.
+ Nắm được thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
+ Bố cục, cách diễn đạt bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 19/ 2/ 2013
Ngày dạy: / 2/ 2013
TIẾT 123: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý.
- Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.
- Biết sử dụng hàm ý trong giao tiếp hằng ngày.
- Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.
- Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.
- Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.
- Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp. 
3. Thái độ:
- Tự ý thực việc sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý trong nói và viết
B. Chuẩn bị:
- GV: Tình huống, bảng phụ.
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Tổ chức lớp: 
- 9A: 
II. Kiểm tra: Chỉ ra các phép liên kết trong những trường hợp sau đây:
a/ Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích.
b/ Nhĩ nhìn mãi đám khách nhưng vẫn không tìm thấy cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo đâu cả.
 Thì ra thằng con trai của anh chỉ mới đi đến được hàng cây bằng lăng bên kia đường. 
 (Nguyễn Minh Châu).
III. Các hoạt động dạy học: 
Giới thiệu bài: Hai cách diễn đạt sau có gì khác nhau?
 - Bây giờ là 11 giờ.
- Bây gìờ đã 11 giờ rồi.
-> Cách diễn đạt thứ nhất đựơc hiểu theo nghĩa tường minh, cách thứ hai được hiểu theo hàm ý. Vậy thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
Hướng dẫn HS phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý .
- Gọi HS đọc ví dụ SGK/74,75.
- Dùng bảng phụ ghi lại hai câu nói của anh thanh niên.
? Qua câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!”, em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì.
? Vì sao anh ko nói thẳng điều đó với họa sĩ và cô gái.
- Lý do của anh: ngại ngùng, muốn che giấu tình cảm của mình...
? Câu nói “Ồ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!” có ẩn ý gì không.
-> Mục đích của anh là thông báo việc cô để quên chiếc khăn mùi soa. Nội dung này được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Kết luận: Câu nói thứ nhất của anh thanh niên chứa hàm ý. Vậy thế nào là hàm ý?
- Nhận xét, hoàn chỉnh khái niệm về hàm ý. 
- Câu nói thứ hai của anh thanh niên được hiểu theo nghĩa tường minh. Thế nào là nghĩa tường minh?
- Nhận xét, hoàn chỉnh khái niệm và gọi HS đọc ghi nhớ SGK..
- GV đưa ra tình huống: Nam đang chơi ngoài sân, bỗng mẹ bảo: - Trời sắp mưa rồi đấy!
? Điều mà người mẹ muốn nói trong câu trên là gì (HS trả lời theo suy nghĩ).
- Có thể là: Hãy vào nhà đi hoặc ra lấy quần áo vào.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ (theo hình thức đối thoại). HS khác lắng nghe và nhận xét. GV nhận xét, kết luận.
- GV lưu ý HS: Hàm ý có những đặc tính nhất định:
+ Hàm ý có thể giải đoán được : Người nghe có năng lực thì có thể đoán ra hàm ý trong lời nói có chứa hàm ý
+ Hàm ý có thể chối bỏ được : Người nói không chịu trách nhiệm về hàm ý chứa trong lời nói của mình.
- Họăc hàm ý được nhiều người dùng và dùng một cách phổ biến gọi là hàm ý chung. VD: Có người nói với mẹ Hải: - Hôm nay Hải không đi chơi điện tử (Câu này có hàm ý : Những ngày khác Hải thường hay đi chơi điện tử). Hàm ý được người giải đoán gắn với tình huống cụ thể gọi là hàm ý dùng riêng. Loại hàm ý này khi tách khỏi tình huống cụ thể sẽ không giải đoán được hoặc bị hiểu sai lệch.
GV: Treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc ví dụ và trả lời câu hỏi. VD: Anh B đi học và trọ ở thành phố, B có người bạn là A. Một lần bà mẹ của B ở quê đến thăm. Tối hôm sau bà mẹ phải ra ga xe lửa để về quê. A gặp B và hai người nói chuyện:
A: - Tối mai đi xem phim với tớ đi.
B: - Tối mai mẹ mình về quê.
A: - Đành hẹn cậu dịp khác.
? Hãy nhắc lại thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý.
Hướng dẫn HS làm bài tập .
- Yêu cầu HS đọc lại đọan trích ở mục I.
? Câu nào cho thấy họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều ấy.
- HS thảo luận cặp và phát biểu ý kiến.
-> Câu “Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy”. Đặc biệt là cụm từ tặc lưỡi cho thấy họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên. Đây là cách dùng “hình ảnh” để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật.
? Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn. Thái độ ấy giúp em đoán ra điều gì liên quan tới chiếc mùi soa.
- Hướng dẫn HS về nhà làm.
- Gọi HS đọc đoạn trích, chú ý câu in đậm (bài tập 2).
? Hãy cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích trên là gì.
- HS thảo luận cặp và trả lời.
- Nhận xét và kết luận.
- Gọi HS đọc đoạn trích SGK/75,76 (bài tập 3).
? Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày ý kiến
- GV nhận xét và kết luận.
- Gọi HS đọc đoạn trích SGK/76 (bài tập 4), chú ý các câu in đậm.
? Những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý không.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét và kết luận: Những câu in đậm không chứa hàm ý. Câu in đậm thứ nhất là câu nói lảng (Ông Hai muốn về không phải vì trời nắng mà vì ko muốn nghe mọi người bàn tán về làng chợ Dầu của ông). Câu in đậm thứ hai là câu nói dở dang (Vì bà Hai muốn kể với chồng về tin đồn về làng mình nhưng không dám nói thẳng ra điều đó).
I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
1. Ngữ liệu: (SGK/74,75)
2. Nhận xét:
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
-> Anh rất tiếc vì thời gian còn quá ít. 
=> Hàm ý
- “Ồ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!”
-> Thông báo việc cô để quên chiếc khăn mùi soa. 
=> Nghĩa tường minh
3. Kết luận: 
* Ghi nhớ (SGK/75)
II. Luyện tập
1. Bài tập 1 (SGK Tr 75)
Đọc lại đoạn trích...
a. - Câu “Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy” cho thấy họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên. 
- Cụm từ “tặc lưỡi” giúp cho ta nhận ra điều ấy.
2.Bài tập 2(SGK Tr 75)
 Hãy cho biết hàm ý ...
- Hàm ý của câu “Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá”.
-> Ông họa sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy.
3. Bài tập 3 (SGK Tr 75) 
Tìm câu chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý...
 Câu “Cơm chín rồi!” có chứa hàm ý, đó là “Ông vô ăn cơm đi!”.
4. Bài tập 4 (SGK Tr 76) 
Cho biết những câu in đậm…
 Những câu in đậm không chứa hàm ý, vì:
+ Câu in đậm thứ nhất: là câu nói lảng (nói sang chuyện khác tránh đề tài đang bàn). 
+ Câu in đậm thứ hai là câu nói dở dang.
IV. Củng cố:
Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu học sinh làm bài tập củng cố
Câu 1: Câu nào sau đây có chứa hàm ý?
A. Lão chỉ tẩm ngẩm thế chứ cũng ra phết chứ chả vừa đâu : Lão vừa xin tôi một ít bả chó.
B. Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão.
C. Cuộc đời quả thực một thêm đáng buồn.
D. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà bất thình lình như vậy.
Câu 2: Câu in đậm sau đây chứa hàm ý gì?
 Thầy giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào; thầy giáo nói với học sinh đó : Bây giờ là mấy giờ rồi?
A. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ.
B. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút.
C. Phê bình học sinh đó đi học không đúng giờ.
D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ.
=> Đáp án : 1A, 2C
V. HDVN:	
- Học bài, xem lại các bài tập đã làm.
- Soạn bài: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 19/ 2/ 2013
Ngày dạy: / 2/ 2013
TIẾT 124: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Hiểu và biết cách làm một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Thái độ:
Tự ý thức trong việc làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
B. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Tổ chức lớp: 9A: 
II. Kiểm tra: 
? Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích ? Bố cục của kiểu bài nghị luận này?
III. Các hoạt động dạy học
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ .
- Gọi HS đọc văn bản “Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời” SGK/77,78.
? Văn bản trên nghị luận về vấn đề gì.
- HS xác định và nêu cá nhân.
? Văn bản nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
- Hướng dẫn HS thảo luận cặp, tìm trong từng đoạn văn, xác định các luận điểm chính:
+ Hình ảnh mùa xuân mang nhiều tầng ý nghĩa.
+ Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước.
+ Hình ảnh mùa xuân thể hiện khát vọng hòa nhập, dâng hiến.
? Để làm sáng tỏ các luận điểm trên, tác giả đã sử dụng những luận cứ nào. Em có nhận xét gì về cách sử dụng ấy.
-> Nhận xét, kết luận trong từng luận điểm, tác giả đã sử dụng những luận cứ:
* Trong LĐ1 :
- Từ hình ảnh của mùa xuân thiên nhiên đất nước, ứơc nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ.
- Mùa xuân nào cũng gợi cảm, cũng đáng yêu.
- Chi tiết mùa xuân thiên nhiên : dòng sông xanh, bông hoa tím.
* Trong LĐ2 :
- Thể hiện trong lời kêu, lời hỏi: ôi, hót chi.
- Thể hiện qua tư thế : Tôi đưa tay.
- Từ hình ảnh mùa xuân liên tưởng đến truyền thống bốn nghìn năm, sức xuân cứ đi lên phía trước….
- Rung cảm thiết tha, bộc lộ ước nguyện.
* Trong LĐ3:
- Ý nghĩa nhan đề.
- Phân tích ý nghĩa của hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”, “nốt trầm xao xuyến”.
? Hãy chỉ ra các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài của văn bản trên. Em có nhận xét gì về cách bố cục trên.
- Mở bài (từ đầu -> “thật đáng trân trọng”) : Dẫn dắt, giới thiệu bài thơ, nêu cảm nhận khái quát về bài thơ.
- Thân bài (từ “Hình ảnh mùa xuân ….” -> sự láy lại các hình ảnh ấy của mùa xuân) : Trình bày sự cảm nhận và đánh gía cụ thể những đặc sắc về nội dung, nghệ thụât của bài thơ.
- Kết bài (còn lại): Nhận xét, đánh giá chung về nội dung, hình thức bài thơ.
-> Bố cục chặt chẽ, có đầy đủ ba phần, giữa các phần có liên kết về ý và về diễn đạt.
? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của tác giả trong từng đoạn văn (Tự nhiên, gợi cảm và thái độ của tác giả đối với nhà thơ: tin yêu, tình cảm thiết tha, đồng cảm với nhà thơ).
- GV kết luận: Văn bản trên thuộc kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
? Vậy thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- HS nêu cá nhân, GV nhận xét và khái quát lại.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Hướng dẫn HS làm bài tập, củng cố
? Ngoài các luận điểm đã nêu về h/ảnh mùa xuân nho nhỏ trong bài Mùa xuân nho nhỏ ở văn bản trên. Hãy suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm khác nữa về bài thơ đặc sắc này.
- Gợi ý HS: Phát hiện một tác phẩm thơ thường bộc lộ ở những phương diện: màu sắc, cảm xúc, hình ảnh thơ, kết cấu, giọng điệu... Bài văn trên chủ yếu tập trung sự cảm nhận vào ý nghĩa, hình ảnh thơ, mạch cảm xúc.
- HS dựa vào gợi ý thảo luận, xây dựng thêm các luận điểm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét và đưa ra một số luận điểm để HS tham khảo: Giaó viên treo bảng phụ và trình bày.
+ Có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca.
+ Mạch cảm xúc tự nhiên thể hiện trong một kết cấu chặt chẽ.
+ Mùa xuân của một đất nước vất vả gian lao và tràn đầy niềm tin, hy vọng.
Gv: Yêu cầu học sinh đọc bảng phụ để làm bài tập củng cố:
Dòng nào sau đây không phù hợp với yêu cầu một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
Trình bày những cảm nhận, đánh giá về cái hay, đẹp của một đoạn thơ, bài thơ.
Cần căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lý, hành động của nhân vật để phân tích.
Cần bám vào ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu... để cảm nhận, đánh giá về tình cảm, cảm xúc của tác giả.
Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
1. Ngữ liệu: Văn bản: Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời.
2. Nhận xét:
- Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
- Các luận điểm: 
+ Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa.
+ Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.
+ Hình ảnh “Một mùa xuân… dâng cho đời” thể hiện khát vọng được hòa nhập, dâng hiến.
- Cách sử dụng luận cứ: Giảng bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, phân tích giọng điệu, kết cấu bài thơ.
- Bố cục: gồm ba phần, mạch lạc, rõ ràng, có sự liên kết chặt chẽ.
- Cách diễn đạt: gợi cảm, tự nhiên.
3. Kết luận:
* Ghi nhớ: SGK/78
II. Luyện tập:
 Hãy suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm khác…
+ Có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca.
+ Mạch cảm xúc tự nhiên thể hiện trong một kết cấu chặt chẽ.
+ Mùa xuân của một đất nước vất vả gian lao và tràn đầy niềm tin, hy vọng.
IV. Củng cố:
? Nhắc lại thế nào là một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
V. HDVN:
- Học bài, tiếp tục hoàn chỉnh bài tập vào vở. 
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
+ Đọc kĩ các đề bài trong SGK và trả lời câu hỏi.
+ Nắm được cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
+ Chuẩn bị bài tập phần Luyện tập.
Ngày soạn: 19/ 2/ 2013
Ngày dạy: / 2/ 2013
TIẾT 125 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT
ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Nắm vững hơn cách làm một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Tiến hành các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Tổ chức, triển khai các luận điểm.
3. Thái độ:
- Có ý thức làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ theo đúng các bước đã học
B. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Tổ chức lớp: 9A: 
II. Kiểm tra: ? Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
 ? Kiểm tra việc hoàn chỉnh bài tập phần Luyện tập của HS.
III. Các hoạt động dạy học:
Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Vậy đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ có những dạng nào và cách làm bài nghị luận này như thế nào?
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
Giúp HS tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Yêu cầu HS đọc các đề bài SGK/79,80.
? Các đề bài trên có cấu tạo như thế nào.
- HS xác định nội dung và hình thức.
? Yêu cầu của các đề trên có giống nhau không.
- HS phát hiện: các đề 1,2,3,5,6,8 là những đề có mệnh lệnh; các đề 4,7 là những đề không có mệnh lệnh.
- Lưu ý HS khác nhau : Ở mệnh lệnh chỉ định.
GV: Treo bảng phụ ghi phần lưu ý ở mệnh lệnh chỉ định, yêu cầu học sinh đọc.
+ Phân tích : Nghiêng về phương pháp nghị lụân.
+ Cảm nhận : Nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.
+ Suy nghĩ : Nhấn mạnh tới nhận định, đánh giá của người viết.
- Lưu ý HS: đối với những đề không có mệnh lệnh: người làm tự lựa chọn thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình.
Hướng dẫn HS cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- GV ghi đề bài lên bảng và yêu cầu HS đọc to.
? Vấn đề nghị luận và yêu cầu của đề bài trên là gì.
? Yêu cầu về phương pháp cần nghị luận là gì (phân tích).
? Đối với đề trên chúng ta cần lấy tư liệu ở đâu (trong bài Quê hương của Tế Hanh).
? Nếu làm tư liệu để bổ sung hoặc đối chiếu có thể lấy tư liệu nào (Các bài thơ về quê hương đất nước của Giang Nam, Đỗ Trung Quân, Tế Hanh với bài Nhớ con sông quê hương...).
? Để thực hiện được yêu cầu của đề bài trên, bước tiếp theo cần phải làm gì (tìm ý).
- Yêu cầu 1 em đọc lại bài thơ Quê hương của Tế Hanh.
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào? Ở địa điểm nào? Trong tâm trạng như thế nào.
? Tìm những biểu hiện của tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh (Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị…). 
? Nét nghệ thuật đặc sắc dùng biểu hiện tình yêu quê hương (Cách miêu tả, chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu, tiết tấu).
? Hình ảnh làng quê hiện lên trong nỗi nhớ của tác giả có đặc điểm và vẻ đẹp gì. 
? Từ việc tìm hiểu bài thơ Quê hương, có thể khái quát thành những luận điểm nào về tình yêu quê hương trong bài thơ.
- Nhận xét và khái quát lại các luận điểm chính.
- Yêu cầu HS đọc dàn bài SGK/81.
? Dàn bài trên gồm mấy phần, nêu nhiệm vụ của từng phần.
- GV khái quát: MB (giới thiệu bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình), TB (lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ), KB (khái quát lại giá trị, ý nghĩa của bài thơ).
? Bước tiếp theo cần phải làm gì. Khi viết bài cần chú ý điều gì.
? Tại sao cần phải đọc lại bài viết.
? Qua phân tích ví dụ, hãy cho biết bố cục một bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ gồm có mấy phần. Nêu nội dung của từng phần.
- Yêu cầu HS đọc văn bản Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ.
? Hãy xác định các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
? Trong phần Thân bài, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài Quê hương.
- HS xác định các ý:
+ Nhận xét, khái quát
+ Cảnh ra khơi đánh cá trong một sớm mai
+ Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về 
+ Hình ảnh người dân chài
+ Những kỷ niệm vẫy gọi
? Những suy nghĩ, ý kiến trên được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào (phân tích, bình giảng bằng những hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu ... của bài thơ).
? Phần Thân bài được liên kết với phần Mở bài và Kết bài ra sao.
? Văn bản có thuyết phục, hấp dẫn người đọc không? Vì sao.
? Qua trên em rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này.
- Yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung bài học.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK/83.
Hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập, củng cố
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS về nhà làm.
- Bố cục bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần.
- Khi làm bài nghị về một đoạn thơ, bài thơ cần chú ý điều gì?
I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
1. Ngữ liệu: (Các đề bài: SGK/79, 80.)
2. Nhận xét:
- Nội dung, yêu cầu : nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Có 2 dạng: đề có mệnh lệnh và không có mệnh lệnh.
- Yêu cầu người viết: phân tích, cảm nhận, suy nghĩ.
3. Kết luận:
II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
* Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
a. Tìm hiểu đề và tìm ý:
a1. - Thể loại: Nghị luận
- Nội dung: Tình yêu quê hương
- Phương pháp: Phân tích.
a2. Tìm ý:
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Ở miền Bắc, xa quê hương
+ Nhớ quê
- Nội dung: Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị….
- Nghệ thuật:
+ Cách miêu tả, chọn lọc hình ảnh, ngôn từ
+ Nhịp điệu, tiết tấu.
* Xây dựng luận điểm:
- Bài thơ hiện lên từ nỗi nhớ một làng chài với cuộc sống lao động khỏe khoắn.
- Bài thơ biểu lộ lòng yêu quê hương tha thiết qua giọng điệu trữ tình và một tấm lòng chân thành.
b. Lập dàn bài : gồm ba phần:
- Mở bài
- Thân bài
- Kết bài
c. Viết bài:
d. Đọc lại bài viết và sửa chữa:
2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm:
- Luận điểm 1
- Luận điểm 2
- Luận điểm 3
- Luận điểm 4
- Luận điểm 5
-> Được phân tích, bình giảng bằng những hình ảnh, ngôn từ trong bài thơ.
- Các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài liên kết chặt chẽ, tự nhiên.
3. Kết luận:
Ghi nhớ: SGK/83.
III. Luyện tập
 Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
IV. Củng cố:
- GV khái quát nội dung bài học
V. HDVN
- Học bài, làm bài tập phần Luyện tập theo đề bài. 
- Đọc bài Đọc thêm SGK,84,

File đính kèm:

  • docVăn 9 tiết 111 đến 140 nam2012-1013.duc.doc
Giáo án liên quan