Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 109: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten - Năm học 2015-2016

Hoạt động 3 : Hư¬ớng dẫn tìm hiểu bố cục

* Mục tiêu: HS hiểu đ¬ược bố cục 2 phần và nội dung chính 2 phần của văn bản.

H: Em hãy xác định bố cục của văn bản ?

- HS thảo luận nhóm đôi ( 3p)

- HS hoạt động cá nhân trong 1p

- Đại diện các tổ trình bày kết quả.

- Nhóm khác chia sẻ

- Người điều hành kết luận

- GV định hướng

Hoạt động 4 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản .

* Mục tiêu: HS thấy được hình tượng con Cừu theo quan điểm của Buy- phông và La Phông ten.

H: Em hãy xác định kiểu loại văn bản ?

- Văn bản nghị luận (nghị luận văn

chương)

GV: Gọi là nghị luận văn học vì đối tượng nghị luận là tác phẩm văn học (ở đây là lời bàn bạc về điểm sáng tạo nghệ thuật của La Phông - Ten qua hình t¬-ượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của ông)

- GV: Gọi h/s đọc đoạn: Buy-phông. nh¬¬ư

thế.

H: D¬ưới con mắt của nhà khoa học Buy-phông , cừu là con vật nh¬ư thế nào?

- HS hoạt động cá nhân trả lời

- GV nhận xét-> kết luận

 

doc11 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 109: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/1/2016
Ngày giảng: 9A
 9B
 Ngữ văn. Tiết 109. Bài 21. 
VĂN BẢN: CHÓ SÓI VÀ CỪU
TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG TEN
I. Mục tiêu . 
* Mức độ cần đạt 
- Biết được cách dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của Laphôngten.
- Biết được mục đích và cách lập luận của nhà nghiên cứu trong bài văn nghị luận văn chương.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức.
- Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tô tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
- Cách lập luận của tác giả trong văn bản.
2. Kĩ năng.
- Đọc - hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương. 
- Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận ( Luận điểm, luận cứ, lập luận, luận chứng) trong văn bản.
Học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng đọc viết
II . Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài .
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên
2. Học sinh 
IV. Phương pháp, kĩ thuật 
- Hỏi - đáp, giảng giải, thuyết trình / Kĩ thuật động não, kĩ thuật trình bày 1 phút.
V. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức ( 1p)
2. Kiểm tra đầu giờ: ( 5p)
H: Nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ? Là học sinh em phải chuẩn bị những gì?
* Đáp án: - Thế hệ trẻ Việt Nam cần thấy rõ điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt.
- Để đưa đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ.
- HS tự liên hệ bản thân.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
Hoạt động 1 : Khởi động: (1p)
 Ai cũng biết chó sói hung dữ, ranh ma xảo quyệt. Cừu là loài vật ăn cỏ hiền lành chậm chạp thường là mồi ngon của chó sói. Nhưng dưới ngòi bút của nhà sinh vật, 1 nhà thơ, những con vật này lại được phân tích rất khác nhau. Sự khác nhau đó là thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó. Văn bản sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
 Hoạt động của thầy - trò
Tg
Nội dung
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc thảo luận chú thích .
* Mục tiêu: HS biết cách đọc rõ ràng, khúc triết, mạch lạc và hiểu được một vài nét về tác giả, tác phẩm. Hiểu được nghĩa của một số chú thích 
- GV nêu cách đọc: Chú ý 3 chất giọng :
- Phần trích thơ của La Phông - Ten, đọc đúng nhịp 2 câu thất, 2 câu lục bát, lời doạ dẫm của chó sói và tiếng van xin tội nghiệp thê thảm của cừu non.
- Phần lời dẫn đoạn văn nghiên cứu của 
Buy-Phông: Giọng đọc rõ ràng, khúc triết, mạch lạc.
- Lời luận chứng của tác giả Hi-pô-lít-ten.
- GV: Đọc mẫu 1 đoạn
- Gọi h/s đọc tiếp.
- GV nhận xét-> uốn nắn.
Học sinh khuyết tật: Đọc chép 3 câu đầu của văn bản
GV uốn nắn
 H: Nêu những nét chính về tác giả ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- GV nhận xét-> kết luận
GV: giảng- nhấn mạnh 1 số điểm về La Phông - Ten: 
Ông (1621- 1695) là nhà văn Pháp chuyên viết truyện ngụ ngôn. Là tác giả của bài thơ ngụ ngôn nổi tiếng: Thỏ và rùa, Lão nông và các con, Chó sói và cừu non (chiên con)
H: Em hiểu gì về tác phẩm này ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- GV nhận xét-> kết luận
- Trích từ chương II, phần 2 của công trình nghiên cứu La Phông - Ten và thơ ngụ ngôn.
- GV yêu cầu học sinh giải thích nghĩa của chú thích Bạo chúa, Gã vô lại.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu bố cục 
* Mục tiêu: HS hiểu được bố cục 2 phần và nội dung chính 2 phần của văn bản.
H: Em hãy xác định bố cục của văn bản ?
- HS thảo luận nhóm đôi ( 3p)
- HS hoạt động cá nhân trong 1p
- Đại diện các tổ trình bày kết quả.
- Nhóm khác chia sẻ
- Người điều hành kết luận
- GV định hướng
Hoạt động 4 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản .
* Mục tiêu: HS thấy đợc hình tợng con Cừu theo quan điểm của Buy- phông và La Phông ten.
H: Em hãy xác định kiểu loại văn bản ?
- Văn bản nghị luận (nghị luận văn 
chương)
GV: Gọi là nghị luận văn học vì đối tượng nghị luận là tác phẩm văn học (ở đây là lời bàn bạc về điểm sáng tạo nghệ thuật của La Phông - Ten qua hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của ông)
- GV: Gọi h/s đọc đoạn: Buy-phông... như
thế.
H: Dưới con mắt của nhà khoa học Buy-phông , cừu là con vật như thế nào?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- GV nhận xét-> kết luận
H: Em có suy nghĩ gì qua nhận xét của Buy-phông về Cừu? Nhận xét đó có đáng tin cậy không?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác chia sẻ
- GV nhận xét-> kết luận
 GVgiảng.
 Buy-phông không viết về một con cừu cụ thể mà đi nhận xét về loài cừu nói chung như 1 loài động vật bằng ngòi bút chính xác của nhà khoa học để nêu lên những đặc điểm cơ bản của chúng.
H: Với cách nhìn của nhà thơ La Phông-ten, cừu non hiện lên nh thế nào ?
- HS hoạt động cá nhân tìm chi tiết.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận
H*: Cách nhìn nhận của nhà thơ có gì đặc biệt ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác chia sẻ
- GV nhận xét-> kết luận
H: Con cừu trong thơ La Phông - ten có đặc tính gì ?.
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- GV nhận xét-> kết luận
 GV giảng- bình
Với La Phông -ten, cừu có sợ sệt nhưng không đần độn. Sắp bị sói ăn thịt mà cừu vẫn dịu dàng, rành mạch đáp lời sói. Không phải cừu không ý thức được tình huống bất tiện của mình mà thể hiện tình mẫu tử cao đẹp, là sự chịu đựng tự nguyện, sự hy sinh của cừu mẹ cho con bất chấp nguy hiểm.
10p
5p
18p
I/ Đọc, thảo luận chú thích:
1. Tác giả: 
- Hi-pô-lit-ten: Là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp.
- Là tác giả công trình nghiên cứu thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten. 
2. Tác phẩm: SGK
II/ Bố cục:
- 2 phần chính.
- Phần 1: Từ đầu...tốt bụng như thế.
(Hình tượng cừu trong thơ La Phông -Ten )
- Phần 2: còn lại.( Hình tượng chó sói trong thơ La Phông - Ten ).
III/ Tìm hiểu văn bản:
1. Hình tượng con cừu:
* Theo Buy-phông: 
“Ngu ngốc và sợ sệt.
 Là loài đần độn vì không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm. Cứ ì ra, phải có người khác xua đi mới đi”
- Quan sát, miêu tả trực tiếp, nhận xét chung về loài cừu bằng ngòi bút chính xác. 
* Theo La Phông-ten :
“Con cừu như một chú bé 
(chiên con) ngoan đạo, ngây thơ, đáng thương, nhỏ bé, yếu ớt và hết sức tội nghiệp”
- Kết hợp cái nhìn khách quan với cảm xúc chủ quan, nghệ thuật nhân hoá-> tạo ra hình 
tượng vừa chân thực, vừa xúc động về con vật này.
-> Cừu dịu dàng, tội nghiệp, đáng thương và giàu tình cảm.
4. Củng cố. (3p)
H: Hình tuợng con Cừu được hiện lên như thế nào qua cái nhìn của Buy phông và La Phông ten ?
- GV yêu cầu học sinh sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút để trả lời .
- GV khái quát nội dung chính .
5. Hướng dẫn học bài. (2p)
- Học bài, hiểu được quan điểm của Buy Phông và la Phông Ten qua việc khắc hoạ hình ảnh con Cừu.
- Chuẩn bị bài: Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten.( tiếp theo).
+ Tìm hiểu hình tượng chó sói: Theo Buy-phông và La Phông Ten.
Ngày soạn: 16/1/2016
Ngày giảng: 9A
 9B
 Ngữ văn. Tiết 110. Bài 21. 
VĂN BẢN: CHÓ SÓI VÀ CỪU
TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG TEN
I. Mục tiêu . 
* Mức độ cần đạt 
Như tiết 109
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức.
- Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tô tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
- Cách lập luận của tác giả trong văn bản.
2. Kĩ năng.
- Đọc - hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương. 
- Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận ( Luận điểm, luận cứ, lập luận, luận chứng) trong văn bản.
Học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng đọc viết
II . Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài .
III . Chuẩn bị
1. Giáo viên
2. Học sinh 
IV. Phương pháp, kĩ thuật 
- Hỏi - đáp, giảng giải, thuyết trình / Kĩ thuật động não, kĩ thuật trình bày 1 phút.
V . Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức ( 1p)
2. Kiểm tra đầu giờ: ( 5p)
H: Hình tượng con Cừu trong văn bản chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - Ten hiện lên như thế nào ?.
* Đáp án: Theo Buy-phông:
Cừu ngu ngốc và sợ sệt.
Là loài đần độn vì không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm.
Cứ ì ra, phải có người khác xua đi mới đi.
Theo La Phông-ten :
- Cừu dịu dàng, tội nghiệp, đáng thương và giàu tình cảm.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
Hoạt động 1 : Khởi động: (1p)
Tiết học trước các em đã được tìm hiểu về hình tượng Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten. Vậy hình tượng chó Sói được hiện lên như thế nào qua cái nhìn của Buy Phông và La Phông Ten ? Các em đi vào tìm hiểu tiết học hôm nay.
 Hoạt động của thầy và trò 
T/G
 Nội dung 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản .
* Mục tiêu: HS thấy được hình tượng con Chó Sói theo quan điểm của Buy- phông và La Phông ten.
- GV: Chỉ định 1 em đọc đoạn : Buy-phông viết... vô dụng.
H: Với Buy-phông - con mắt của nhà vạn vật học, chó Sói là con vật nhu thế nào ?.
- HS hoạt động cá nhân phát hiện chi tiết.
- GV nhận xét-> kết luận
- HS quan sát tranh vẽ ( SGK - Tr 38) - Miêu tả hai con vật?.
H: Vậy tình cảm của ông đối với con vật này ra sao ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- GV nhận xét-> kết luận
H: Em có nhận xét gì về ghi chép của Buy Phông? Ghi chép đó có đúng không, vì sao?
 - HS hoạt động cá nhân trả lời
- GV nhận xét-> kết luận
H: Trong thơ La Phông –ten, chó Sói hiện ra như thế nào ?
- HS hoạt động cá nhân phát hiện chi tiết.
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét-> kết luận
H*: Em nhận xét như thế nào về cách viết của tác giả? Chúng mang đặc điểm gì?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- GV nhận xét-> chuẩn kiến thức.
 GV giảng
Tình cảm của La Phông-ten đối với chó sói vừa ghê sợ vừa đáng thương (đó là 1 tên trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh).
- Buy- Phông “ dựng 1 vở kịch về sự độc ác” ( thú dữ hoang dã), còn La Phông- ten “ dựng 1 vở hài kịch về sự ngu ngốc” ( bị đói khát, mắc mưu và ăn đòn)
H: Trong 2 cách nhìn trên về loài vật, em thích cách nào hơn ? Vì sao ?
H/s tự bộc lộ.
GV nhận xét-> uốn nắn
GV: Yêu cầu h/s chú ý đoạn cuối văn bản.
H: Em nhận xét gì về lời bình luận của tác giả và cách lập luận của ông ?.
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- GV nhận xét-> chuẩn kiến thức.
 H: Em hiểu đầu óc phóng khoáng hơn của nhà thơ như thế nào ?
- HS thảo luận nhóm đôi ( 3p)
- HS hoạt động cá nhân trong 1p trả lời
- Đại diện các tổ trình bày kết quả.
- Nhóm khác chia sẻ
- Người điều hành kết luận
- GV định hướng
H: Cuối cùng tác giả đưa ra lời bình nào ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- GV nhận xét-> kết luận.
 GV giảng- nhấn mạnh
+ Buy-phông dựng 1 vở bi kịch về sự độc ác.
- Buy-phông nhìn thấy kẻ ác thú khát máu trong con sói đã gieo hoạ cho những con vật yếu hèn để mọi người ghê tởm và sợ hãi loài vật này.
+ La Phông-ten dựng 1 vở hài kịch về sự ngu ngốc.
- La Phông-ten nhìn thấy ở loài vật này những biểu hiện bề ngoài của dã thú nhưng bên trong thì ngu ngốc tầm thường để người đọc ghê tởm nhưng không sợ hãi chúng
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết rút ra ghi nhớ.
 H: Cảm nhận của em sau khi học song văn bản ?
- Nhà nghệ thuật có cái nhìn về nhân vật phóng khoáng hơn nhà khoa học.
- Trong khi phản ánh nhân vật, nhà nghệ thuật thường bộc lộ thái độ qua cảm xúc.
- Nhân vật trong tác phẩm văn học thường là những tính cách phức tạp.
- Do đó, nghệ thuật có thể phản ánh đời sống1 cách chân thực và xúc động.
H: Qua đó, em hiểu gì về lao động nghệ thuật của những nhà văn, nhà thơ như La Phông-ten ?
- Quan sát và xúc cảm để có thể cảm nhận và miêu tả đối tượng như những tính cách phức tạp , nhằm đưa tới người đọc những hình tượng chân thực và xúc động.
 H: Em học tập được gì về nghệ thuật viết bình luận văn học của Hi-pô-lít-ten từ bài Chó sói và cừu?
- Lập luận dựa trên các luận cứ có sẵn trong văn bản, được so sánh đối chiếu.
Học sinh khuyết tật: Đọc phần ghi nhớ
GV uốn nắn
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
* Mục tiêu: HS biết cách đọc diễn cảm văn bản để hiểu thêm về hình ảnh Chó Sói và Chiên con.
- GV hướng dẫn học sinh cách đọc 
- GV: Gọi h/s đọc thêm văn bản (sgk-41.)
- GV nhận xét-> uốn nắn.
23p
5p
5p
III. Tìm hiểu văn bản.
2. Hình tượng chó Sói:
* Theo Buy-phông:
“ Chó sói thù ghét bè bạn, ngay cả với đồng loại.
 Bộ mặt lấm lét, ..bản tính hư  hỏng”
“... khó chịu, đáng ghét lúc sống thì có hại, chết thì vô dụng”
- Quan sát tỉ mỉ, đây là nhận xét đúng của Buy-phông.
* Theo La Phông-ten:
“ Chó sói, bạo chúa của cừu là gã vô lại.
 Bộ mặt nó lấm lét và lo lắng, ... luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn”
- Cách viết chân thực, gợi cảm xúc vừa ghê sợ vừa thương cảm. (tàn bạo và đói khát)
3. Lời bình của tác giả:
“ Nếu nhà bác học...hoá rồ”
- Dùng so sánh đối chiếu để làm nổi bật quan điểm. 
- Chỉ rõ quan điểm riêng của sáng tạo nghệ thuật.
- Nhà thơ suy nghĩ tưởng tượng không bị gò bó, khuôn phép theo định kiến.
IV/ Ghi nhớ: SGK
V/ Luyện tập:
 Đọc văn bản: Chó Sói và Chiên con
 4. Củng cố: (3p)
GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập trắc nghiệm: 
Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng.
1. Theo Buy - Phông, loài cừu có tính cách nào sau đây?.
	A. Thân thương.	B. Bắt chước.	C. Ngu ngốc.	D. Sợ sệt.
2. Tính cách nào của loài sói trong quan niệm của La Phông - ten khác với Buy- Phông 
A. Hư hỏng.	B. Khốn khổ.	C. Độc ác.	D. Khát máu.
3. Sức thuyết phục của văn bản trên thể hiện qua cách viết nào ?.
A. So sánh.	B. Phân tích tỉ mỉ, chi tiết. C. Liệt kê nhiều dẫn chứng.
* Đáp án : 1 - A.	2- B.	3. - A.
5. Hướng dẫn học bài: (2p)
- Học bài, nắm chắc nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Chuẩn bị bài: Con cò.
+ Đọc và tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
+ Tìm hiểu ý nghĩa hình tượng con cò
+ Tìm một số câu thơ, bài ca dao có hình ảnh con cò.

File đính kèm:

  • doctiet 109+110.doc