Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Văn Thành - Tuần 8

* Thái độ, cách cư sử của Lục Vân Tiên:

- Sau khi đánh thắng bọn cướp Phong Lai: hỏi han và quan tâm đến người bị hại

“ Khoan khoan .phận trai”

- Từ chối lời lạy tạ, lời mời thăm nhà của Kiều Nguyệt Nga

 Cư xử từ tâm, nhân hậu với Kiều Nguyệt Nga.

“Làm ơn há dễ trông người trả ơn”

 Làm việc vì nghĩa là một bổn phận, không coi đó là công trạng , không màng danh lợi

- Quan niệm về người anh hùng:

"Nhớ câu kiến ngãi bất vi .anh hùng”

=> Lục Vân Tiên là hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình: ngư¬ời ngay thẳng trong sáng, nghĩa hiệp.

 

doc11 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Văn Thành - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í nhân nghĩa thể hiện trong tác phẩm
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: 
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)
- Tục gọi là Đồ Chiểu
- Sinh tại Tân Thới - Gia Định (quê mẹ)
- Quê cha Bồ Điền - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
- Năm 1843, thi đỗ tú tài (21 tuổi)
- Chưa kịp thi tiếp, mẹ mất, ốm nặng, bị mù, bị bội hôn 
- Không gục ngã trước số phận: ngẩng cao đầu sống, sống có ích đến hơi thở cuối cùng
- Là thầy giáo, thầy thuốc, nhà văn yêu nước.
- Có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm
-> Ông xứng đáng là ngọn cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp TK XIX
2.Tác phẩm:
+ Đoạn trích: nằm ở phần đầu tác phẩm
"Truyện Lục Vân Tiên"
- Truyện thơ nôm, sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX.
- Gồm 2082 câu thơ lục bát
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc và tìm hiểu từ khó:
* Tóm tắt: gồm 3 phần
Phần 1: Vân Tiên đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga
Phần 2: Vân Tiên gặp nạn, được thần và dân cứu
+ Mẹ mất, hỏng thi, bị mù, bị Trịnh Hâm hãm hại, được Ngư ông cứu
+ Bị gia đình Võ Công bội hôn, bị bỏ vào rừng nhưng được thần núi cứu, cho thuốc chữa sáng mắt, tiếp thục học hành
+ Kiều Nguyệt Nga chung thủy với Vân Tiên nhưng bị bị xấu hãm hại, cống phiên cho giặc Ô Qua, nàng tự tử. Bị Bùi Kiệm ép duyên, nhưng trốn thoát và sống với bà lão trong rừng sâu
Phần 3: Vân Tiên đổ trạng đi dẹp giặc Ô Qua gặp Nguyệt Nga, họ đoàn tụ
2.Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 2 phần
- 14 câu đầu: Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp
- Còn lại: Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên với Kiều Nguyện Nga sau trận đánh.
b. Phương thức biểu đạt: 
c. Phân tích:
c.1. Nhân vật Lục Vân Tiên: 
* Vân tiên đánh cướp:
+ Bọn cướp:
- Mặt đỏ phừng phừng
- Vây bốn phía
-> Hung dữ, đông
+ Vân tiên:
- Hành động: Ghé lại bên đàng, bẻ cây làm gậy, tả đột hữu xông
- Lời nói: hung đồ, hại dân-> tuyên chiến với bọn cướp
- Kết quả: bọn cướp vỡ tan, chạy, thân vong
-> Các động từ mạnh, so sánh, từ láy, điển tích
--> Là một thư sinh nhưng có khí phách anh hùng, coi trọng lẽ phải, ghét áp bức, dũng cảm
=> Hành động của Lục Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người “ Vị nghĩa vong thân” , cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực tàn bạo.
* Thái độ, cách cư sử của Lục Vân Tiên: 
- Sau khi đánh thắng bọn cướp Phong Lai: hỏi han và quan tâm đến người bị hại
“ Khoan khoan…….phận trai”
- Từ chối lời lạy tạ, lời mời thăm nhà của Kiều Nguyệt Nga 
à Cư xử từ tâm, nhân hậu với Kiều Nguyệt Nga.
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn”
à Làm việc vì nghĩa là một bổn phận, không coi đó là công trạng , không màng danh lợi
- Quan niệm về người anh hùng:
"Nhớ câu kiến ngãi bất vi ….anh hùng”
=> Lục Vân Tiên là hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình: người ngay thẳng trong sáng, nghĩa hiệp.
c2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga:
-" Thưa rằng… lạy rồi sẽ thưa" à Cách xưng hô khiêm nhường, lời lẽ dịu dàng, mực thước, thuỳ mị, nết na, có học thức.
- Lâm nguy ...Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi"
…"lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi"
....Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng”
à Nàng là người chịu ơn, Lục Vân Tiên đó cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng, nàng áy náy, băn khoăn, tìm cách đền đáp
=> Đạo lí nhân nghĩa được thể hiện qua lời nói của một cô gái thùy mị, nết na, một lòng tri ân với người đã cứu mình.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ
- Ngôn ngữ thơ đa dạng phù hợp với diễn biến tình tiết 
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Ưa hành động, cử chỉ, lời nói.
b. Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản: Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Vân Tiên và Nguyệt Nga, qua đó cho thấy khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả.
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
*Bài cũ: Học thuộc lòng đoạn trích
- Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga thông qua lời nói, hành động của nhân vật. Đạo lí nhân nghĩa thể hiện trong tác phẩm
- Hiểu và dùng một số từ Hán Việt thông dụng ở chú thích
*Bài mới: Chuẩn bị bài: “Trau dồi vốn từ”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
Tuần: 08 	Ngày soạn: 04/ 10/ 2014
Tiết PPCT: 38	Ngày dạy : 07/ 10/ 2014
Tiếng việt: TRAU DỒI VỐN TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
2. Kĩ năng:
- Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ:
- Tích cực trau dồi vốn từ của bản thân để viết văn được hay hơn.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phát vấn, đàm thoại, giải thích,phân tích, lấy ví dụ minh họa, thảo luận nhóm…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ lớp:
Lớp: 9A ….: Sĩ số:……Vắng:……..(P:…………………………; KP:…………………………..)
Lớp: 9A ….: Sĩ số:……Vắng:……..(P:…………………………; KP:…………………………..)
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là thuật ngữ? Đặc điểm của thuật ngữ? Tìm những thuật ngữ thuộc lĩnh vực văn học?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài
	Tiếng Việt có khả năng đáp ứng nhu cầu giao tiếp của chúng ta, vì TV rất giàu, đẹp và luôn phát triển.Chúng ta phải không ngừng trao dồi vốn từ của mình để vận dụng nhuần nhuyễn TV trong nói và viết. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ chính xác nghĩa và cách dùng của từ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung
(?)Nêu vấn đề: Em hiểu vốn từ là gì?
(?) Em muốn viết một bài văn, muốn diễn tả suy nghĩ của mình thì em cần phải có vốn từ như thế nào?
(?) Trả lời câu hỏi: Vốn từ là tổng thể số lượng và chất lượng từ ngữ mà mỗi người có được do tích lũy
- Muốn diễn tả chính xác sinh động những suy nghĩ ,tình cảm, cảm xúc thì người nói phải có vốn từ phong phú.
(?) Như vậy em thấy việc trau dồi vốn từ có quan trọng không? Trau dồi vốn từ để làm gì?
* HS đọc VD 1: (SGK/99, 100)
(?) Cho biết Tác giả Phạm Văn Đồng muốn nói gì?
HS: suy nghĩ và trả lời. Muốn làm rõ 2 ý:
 1. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người viết. 
 2. Muốn phát huy khả năng tối đa của Tiếng Việt, cần không ngừng trau dồi ngôn từ của mình trước hết phải trau dồi vốn từ.
GV nhận xét và chốt ý.
* HS đọc VD 2: (SGK/100)
(?) Xác định lối diễn đạt trong những câu sau:
a, Thừa từ đẹp vì thắng cảnh là cảnh đẹp
b, Sai từ dự đoán: vì dự đoán: “đoán trước tình hình sự việc nào đó xảy ra trong tương lai” Thay bằng từ ước đoán, phỏng đoán.
c, Sai từ đẩy mạnh: có nghĩa là “thúc đẩy cho phát triển nhanh lên”. Mà ở đây nói về quy mô: mở rộng hay thu hẹp.
HS: thảo luận theo cặp 4 phút và xác định 
(?) Giải thích vì sao lại có những lỗi trên?
 Người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng từ mà mình sử dụng.
(?) Để “biết dùng tiếng ta” cần phải làm gì?
HS: Nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
GV nhận xét và chốt ý - 1 HS đọc ghi nhớ.
* HS đọc VD 3: (SGK/100, 101)
1 HS đọc ý kiến của Tô Hoài.
(?) Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?
 Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn, tiếng nói của nhân dân.
(?) So sánh hình thức trau dồi vốn từ ở các VD trên?
- VD1: Trau dồi vốn từ bằng cách rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ 
- VD 2: Học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết.
(?) Qua VD trên cho biết làm thế nào để tăng vốn từ?
HS rút ra kết luận.
* Hai học sinh đọc ghi nhớ.
* HOẠT ĐỘNG 2: 
- Đọc yêu cầu BT1
- Làm miệng trước lớp
- HS khác nhận xét, bổ sung
Gv hướng dẫn cụ thể . HS làm bài.
Gv treo bảng phụ. HS làm bài.
 1.Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết chúng ta phải biết làm gì ?	
A. Phải hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ.
B. Phải biết sử dụng thành thạo câu chia theo mục đích nói.
 C. Phải nắm được các từ có chung nét nghĩa.
 D. Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu.
2.Nối từ thích hợp ở cột A với Nội dung ở cột B để có các cách giải thích đúng về nội dung các từ
A
B
1/Đồng âm
a,Là những lời hát truyền miệng của trẻ em
2/Đồng giao
b,Là những người cùng học một thầy
3/Đồng môn
c,Là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau
- GV gợi ý : Một số từ Hán Việt thông dụng như à thôn: làngà cô thôn, thôn dã, thôn quê…, quốc: nước à quốc ca, quốc kì, … , sơn: núi, lâm: rừng à kiểm lâm, sơn lâm, lâm tặc..
- Cách sử dụng: các từ Hán Việt người ta thường dùng để đặt tên người, sử dụng tạo tính tao nhã, tôn trọng đối tượng, hoặc tránh cảm giác thô tục, ghê sợ….
VD: Phụ nữ Việt Nam (đàn bà)
- Bác sĩ đang khám tử thi (xác chết)
- Thi hài cậu ấy được đưa về quê nhà (thân thể, xác chết)
- Bác ấy là một lão thành cách mạng, bác đã từ trần. (chết)
* HOẠT ĐỘNG 3:Hướng dẫn tự học
- Mở rộng vốn từ: hiểu và biết cách sử dụng một số từ Hán Việt thông dụng
- Học bài và nắm được Ba định hướng chính để trau dồi vốn từ. Biết cách vận dụng vốn từ vào bài viết cụ thể, vào lời ăn tiếng nói hằng ngày cho phù hợp.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ:
- Vốn từ là tổng thể số lượng và chất lượng từ ngữ mà mỗi người có được do tích lũy
- Muốn diễn tả chính xác sinh động những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc thì người nói phải có vốn từ phong phú.
-> Trau dồi vốn từ là để phát triển kỹ năng diễn đạt và năng lực tư duy.
2. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
a.Ví dụ :SGK/99,100
 Tác giả Phạm Văn Đồng muốn nói:
- Tiếng Việt rất giàu đẹp và luôn phát triển.
- Cần phải trau dồi vốn từ:
=> Muốn sử dụng tốt tiếng Việt cần trau dồi, nắm vững nghĩa, cách dựng từ.
b.Ghi nhớ 1: SGK/100
3. Rèn luyện để làm tăng vốn từ:
a. VD3: SGK/100,101 
Đoạn văn của Tô Hoài: Trau dồi vốn từ bằng cách
- Học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
- Nghe, học, sáng tạo từ công việc.
à Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.
b. Ghi nhớ 2: SGK/101
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1/ 101
- Hậu quả: b Tinh túy: b Đoạt: a
Bài 2/101
A, Mẫu:
- Dứt: không còn gặp gỡ:
- Tuyệt chủng, tuyệt giao…
- Cực kì, nhất: tuyệt đỉnh, tuyệt mật…
B, Đồng:
- Cùng nhau, giống nhau: Đồng âm, đồng bào…
- Trẻ em: Đồng giao, đồng ấu…
- Chất (đồng): Chất đồng…
Bài 3/102: Sửa lỗi
a, Im lặng thay bằng tĩnh lặng 
b, Thành lập: lập nên, xây dựng nên thay bằng thiết lập
c, Cảm xúc: sự rung động với sự việc gì thay bằng cảm phục
Bài 5/102
a. Nhuận bút: Tiền trả cho một tác phẩm.
b. Thù lao: Trả công để bù đắp và lao động đã bỏ ra.
Bài 8/104
- Năm từ ghép : bảo đảm - đảm bảo, đấu tranh - tranh đấu ; đợi chờ – chờ đợi…
- Từ láy : dạt dào – dào dạt ; đau đớn - đớn đau…
Bài 9/102: Bất : bất biến, bất công, bất diệt… 
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
*Bài cũ: Mở rộng vốn từ: hiểu và biết cách sử dụng một số từ Hán Việt thông dụng
- Học bài và nắm được Ba định hướng chính để trau dồi vốn từ. Biết cách vận dụng vốn từ vào bài viết cụ thể, vào lời ăn tiếng nói hằng ngày cho phù hợp.
*Bài mới: Trả bài viết số 1. 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
Tuần: 08 	Ngày soạn: 06/ 10/ 2014
Tiết PPCT: 39	Ngày dạy : 09/ 10/ 2014
Tập làm văn: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa các sai sót về các mặt: diễn đạt ý, sử dụng từ ngữ, bố cục, đặt câu. Rèn kỹ năng diễn đạt sửa lỗi . Khắc phục các nhược điểm, phát huy ưu điểm 
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Chấm bài, sửa lỗi trong bài làm của HS, thống kê điểm 
2. Học sinh
- Xem lại bài làm của mình, sửa lỗi
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. 1. Ổn định tổ lớp:
Lớp: 9A ….: Sĩ số:……Vắng:……..(P:…………………………; KP:…………………………..)
Lớp: 9A ….: Sĩ số:……Vắng:……..(P:…………………………; KP:…………………………..)
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các phương pháp thuyết minh? Vai trò của miêu tả và các biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài
Tiết học trước các em đã viết bài TLV số 1, để nhận thấy, ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình, rút kinh nghiệm cho những bài viết sắp tới chúng ta bước vào bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: GV chép đề bài lên bảng
- Nhắc lại quá trình tạo lập văn bản
- Nêu ra định hướng của bài làm
- Lập dàn ý
* HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đề, tìm ý:
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn xây dựng dàn ý:
- Gv hướng dẫn HS xây dựng dàn ý theo bố cục 3 phần?
(?) Phần mở ài chúng ta cần làm gì?
(?) Phần thân bài cần trình bày những sự việc nào?
(?) Phần kết bài kết thúc ra sao?
* HOẠT ĐỘNG 4 : Nhận xét ưu, khuyết điểm:
Giáo viên nhận xét ưu khuyết điểm 
2. Khuyết điểm .
* HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
- Gv cùng hs phân tích đề, xác định, thống nhất yêu cầu của đề 
(?) Bài tập làm văn có mấy phần 
(?) Nội dung yêu cầu của đề là gì (?) Việc xảy ra em đã kể đủ chưa 
(?) Em đã sử dụng ngôi kể nào và kể theo thứ tự nào ?
(?) Em kể lại truyện nhằm mục đích gì ? Bài văn của em đã đạt mục đích này chưa ? 
* HOẠT ĐỘNG 6: Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài
( thực hiện trong tiết lên lớp)
* HOẠT ĐỘNG 7: Đọc bài mẫu
( thực hiện trong tiết lên lớp)
* HOẠT ĐỘNG 8: Ghi điểm, thống kê chất lượng
GV : Cho 2 HS đọc 2 bài đạt điểm cao và 2 bài đạt điểm chưa cao
Hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận 
(?) Nguyên nhân viết tốt và nguyên nhân viết chưa tốt?
Gv : Hướng sửa các lỗi đã mắc?
* Hướng dẫn tự học 
I. Đề bài: 
Thuyết minh về cây tre Việt Nam
II. Tìm hiểu đề và tìm ý
-Yêu cầu: Thuyết minh về cây tre ở làng quê VN.
- Lập ý: 
+ Nguồn gốc, đặc điểm.
+Vai trò trong đời sống vật chất
+ Vai trò trong đời sống tinh thần
Tình cảm của em dành cho cây tre
* Lưu ý: phải kết hợp miêu tả với biểu cảm.
III. Lập dàn ý
 a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam 
b. Thân bài:
* Giới thiệu nguồn gốc của cây tre: Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử
* Các loại tre:+ Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam …
* Đặc điểm: Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi. Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai- Các đặc điểm về thân tre, lá tre, rễ tre …..
- Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần 
* Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam: Trong lao động; Trong sinh hoạt; Trong chiến đấu:* Mặt trái : hiện nay tre đã bị suy giảm và thoái hóa- Cách bảo vệ 
c. Kết bài
- Khẳng định lại về ý ngĩa, vai trò của cây tr đối với ng dân Việt Nam
- Liên hệ làng quê em
 IV. Nhận xét ưu - khuyết điểm
1.Ưu điểm:
a. Hình thức 
- Có 1 số hs trình bày sạch sẽ, cẩn thận ít sai lỗi chính tả 
- Không viết tắt, viết hoa tùy tiện 
- Bố cục rõ ràng
b. Nội dung :
- Nắm vững thể loại và phương pháp làm bài 
- Biết sắp xếp bố cục và biết dùng lời văn của mình khi kể .
- Bài văn giàu cảm xúc.
2. Khuyết điểm:
a. Hình thức 
- Một số trình bày cẩu thả, viết chữ xấu, sai nhiều lỗi chính tả 
- Viết tắt, viết hoa tùy tiện 
- Bố cục chưa rõ ràng 
b. Nội dung 
- Chưa nắm vững văn tự sự và phương pháp làm một bài văn thuyết minh 
- Diễn đạt còn dài dòng, lủng củng
- Nội dung 1 số bài còn sơ sài, thiếu ý, sự hiểu biết ít
- Một số chưa có ý thức vận dụng biện pháp nghệ thuật miêu tả trong bài viết
- Viết câu chưa chuẩn. Chưa tách thành nhiều đoạn văn trong phần thân bài
- Chưa nêu cảm nghĩ 
V. Hướng dẫn sữa lỗi sai cụ thể:
( Xem cuối giáo án)
VI. Phát bài đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài
( thực hiện trong tiết lên lớp)
VII. Đọc bài mẫu:
( thực hiện trong tiết lên lớp)
* Hướng dẫn tự học 
* Bài cũ: Viết lại bài viết số 1 vào vở bài tập theo dàn bài đã hướng dẫn
* Bài mới: 
- Chuẩn bị: “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự”
*Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể:
Phần văn bản sai
Nguyên nhân sai
Sửa lại
-“nông thôn làng quê Việt Nam”;
“ trong đời sống của người nông dân của chúng ta”; “tre thì tự mọc ở đất tre...” 
- rất nguy hiểm cho các đất nước của chúng ta; trong cây tre việt nam….
- kén trọn….
- Mân măng, mỏng mạch, sa xưa, dẻo dù,……
- …….
- Lỗi diễn đạt lủng củng, trùng ý, chưa rõ ý
- Lỗi dùng từ không chính xác
- Lỗi chính tả
- Lỗi viết câu dài, sai cấu trúc
- Lỗi trình bày: Trình bày không theo bố cục Bảo, Tuấn (9a5)
- Không viết hoa đầu dòng 
- Làng quê Việt Nam; 
- trong đời sống của người nông dân; tre mọc ở những vùng đất….
 - rất nguy hiểm cho đất nước của chúng ta; trong cây tre việt nam….
- kén chọn
- Mầm măng, mỏng manh, xa xưa, dẻo dai,…..
THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
SS
Điểm9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm > TB
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Điểm < TB
9A3
31
9A5
31
E. RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
Tuần: 08 	Ngày soạn: 07/ 10/ 2014
Tiết PPCT: 40	Ngày dạy : 10/ 10/ 2014
Tập làm văn: MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong một vănm bản tự sự
- Vận dụgn hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự .
 - Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện 
2. Kĩ năng:
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
 - Kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm văn tự sự.
3. Thái độ:
- Phát vấn, đàm thoại, giải thích, phân tích, , thảo luận nhóm…
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, thảo luận 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ lớp:
Lớp: 9A ….: Sĩ số:……Vắng:……..(P:…………………………; KP:…………………………..)
Lớp: 9A ….: Sĩ số:……Vắng:……..(P:…………………………; KP:…………………………..)
2. Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA 15 PHÚT ( Đề, đáp án, thồng kê xem ở cuối giáo án)
3. Bài mới : GV giới thiệu bài
Nếu như trong những tác phẩm dân gian nhân vật chủ yếu tự bộc lộ mìnhqua hành động, sự việc, ngôn ngữ...và tính cách nhân vật cũng đơn giản một chiều, phần lớn là các nhân vật chức năng sinh ra để làm một việc gì đó thì đến giai đoạn sau này của văn học viết các nhân vật mới có tâm trạng, nội tâm và mới có miêu tả nội tâm - đây là một bước tiến nghệ thuật.Vậy vai trò của miêu tả nội tâm và quan hệ giữa nó với ngoại hình nhân vật như thế nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung
*HS đọc đoạn văn1 SGK/

File đính kèm:

  • docVan 9 tuan 8.doc