Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Thị Phước - Tiết 36-37: Mã Giám Sinh mua Kiều

HS trao đổi, thảo luận

CH: Được giới thiệu là học trò Trường Quốc Tử Giám ở kinh đô từ xa đến hỏi Kiều làm vợ, xin lễ vấn danh.

HS trao đổi, trả lời.

Mã Giám Sinh bên ngoài bóng bảy, phong lưu nhưng không ngờ lời nói thì cội lỗi, thô thiển, cử chỉ, thái độ sỗ sàng như kẻ không có học.

HS trao đổi

HS: Bản chất của Mã Giám Sinh là một tay lưu manh, buôn người, giả dối và coi trọng đồng tiền, vì đồng tiền

HS trao đổi, trả lời

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Thị Phước - Tiết 36-37: Mã Giám Sinh mua Kiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 2 / 10 / 2010 
Tiết 36-37 Văn bản 
 MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
 ( Trích "Truyện Kiều " Nguyễn Du ) 
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức :
 Tiết 1: Giúp HS : Khắc hoạ chân dung tên dắt gái lưu manh Mã Giám Sinh, tư thế và tâm trạng của nàng Kiều - nạn nhân của sự biến và đồng tiền. 
 Tiết 2: Tiếp tục khắc hoạ chân dung tên dắt gái lưu manh Mã Giám Sinh, tư thế và tâm trạng của nàng Kiều - nạn nhân của sự biến và đồng tiền. 
 2. Kỹ năng:
 Rèn cho HS kỹ năng đọc thơ lục bát, phân tích nhân vật qua hình dáng cử chỉ, ngôn ngữ và hành động. 
 3. Thái độ: 
 Giáo dục HS lòng yêu thương con người và có thái độ căm phẫn đối với những kẻ bất nhân. 
II. Chuẩn bị:
 Thầy : SGK - Tài liệu tham khảo 
 Tổ chức : hoạt động nhóm, cá nhân 
 Trò : SGK - Vở ghi - soạn bài, xem trước bài mới. 
 III. Hoạt động dạy học 
 1. Ổn định tổ chức : (1' ) Kiểm tra sĩ số , tác phong .
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 8' )
 CH : Vì sao Kiều lại phải bán mình chuộc cha ? 
	* Gợi ý : Vì đó là cách duy nhất để cứu chha và em đang bị bắt giam, để làm tròn chữ hiếu. 
CH: Quyết định ấy dẫn đến điều gì trong cuộc đời Kiều ? 
	* Gợi ý : Dẫn đến cuộc mua bán, vấn danh như một bi kịch sắp xảy ra.
3 . Bài mới : 
	Giới thiệu bài : Gia đình kiều bị tên bán tơ vu vạ, Vương Ông và Vương Quan bị bắt giữ, bị đánh đập dã man, nhà cửa bị sai nha lục soát, vơ vét hết mọi của cải. Thuý Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình thoát khỏi tai hoạ. Được mụ mối mách bảo, MGSï tìm đến Thuý Kiều.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Nội dung 
13'
22'
15'
15'
10'
Hoạt động 1
GV hướng dẫn HS cách đọc chú ý giọng đọc của từng nhân vật 
GV giải thích một số từ khó để HS hiểu. 
Trong đoạn trích này chúng ta sẻ đi phân tích hai nhiệm vụ chính : kẻ bán , người mua: Mã Giám Sinh và Thuý Kiều. 
Hoạt động 2
Mở đầu đoạn trích Mã Giám Sinh được giới thiệu như thế nào ? 
Về diện mạo, cử chỉ ?
Về bản chất ?
Qua đó em có nhận xét gì về tên Mã Giám Sinh này ?
Tiết 2 
Cảm nhận của em về hình ảnh Thuý Kiều ? 
Tình cảm tội nghiệp của Thuý Kiều được Nguyễn Du khắc hoạ như thế nào ? 
Trước tình đó thì Nguyễn Du đã có thái độ như thế nào ? 
GV cho HS tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. 
Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện qua đoạn trích như thế nào ?
Hoạt động 1
HS đọc văn bản 
HS theo dõi chú thích SGK 
Hoạt động 2
HS trao đổi, thảo luận 
CH: Được giới thiệu là học trò Trường Quốc Tử Giám ở kinh đô từ xa đến hỏi Kiều làm vợ, xin lễ vấn danh. 
HS trao đổi, trả lời. 
Mã Giám Sinh bên ngoài bóng bảy, phong lưu nhưng không ngờ lời nói thì cội lỗi, thô thiển, cử chỉ, thái độ sỗ sàng như kẻ không có học. 
HS trao đổi 
HS: Bản chất của Mã Giám Sinh là một tay lưu manh, buôn người, giả dối và coi trọng đồng tiền, vì đồng tiền
HS trao đổi, trả lời
HS: Thuý Kiều tội nghiệp vì Mã Giám Sinh coi nàng như một món hàng đem bán. 
HS trao đổi
HS trao đổi
I. Đọc văn bản và chú thích từ khó .
1. Đọc văn bản.
2. Chú thích .
II. Tìm hiểu chi tiết .
1. Nhân vật Mã Giám Sinh
- Về diện mạo : Vẻ ngoài chảy chuốt, bóng bẩy , không phù hợp với tuổi tác " ngoại tứ tuần " mà vẫn " mày râu nhẵn nhụi " .
+ Lời nói : Cộc lốc, trả lời nhát gừng , không chủ ngữ .
+ Cử chỉ, thái độ : Thô lỗ 
" ghế trên ngồi tót sỗ sàng ".
- Bản chất : Bất nhân bộc lộ qua cảnh mua bán , cư xử Kiều như một món hàng đem bán, cân đo, đong đếm .
"Đắn đo cân sắc, cân tài" Bất nhân, lạnh lùng trước gia cảnh nhà kiều nên " Có kẻ bớt một thêm hai" bản chất ti tiện được bọc lộ rõ qua hành động mặc cả keo kiệt, đê tiện. 
=> Mã Giám Sinh được khắc hoạ cụ thể, sinh động, đồng thời mang ý nghĩa khái quát về một loại người giả dối, vô học, bất nhân.
2. Hình ảnh tội nghiệp của Thuý Kiều. 
- Thuý Kiều tội nghiệp vì Mã Giám Sinh đã coi nàng như một món hành đem ra giao bán. 
- Nguyễn Du rất thông cảm, thương xót cho số phận của Kiều nhưng không biết làm sao được, đành nuốt nước mắt theo Kiều mà thôi. 
3. Giá trị nhân đạo. 
- Thái độ của Nguyễn Du tố cáo thế lực đòng tiền chà đạp lên con người. Đặc biệt thế lực đồng tiền, thế lực lưu manh, quan lại đã vào hùa tàn phá gia đình và cuộc đời Kiều. 
- Nguyễn Du thể hiện niềm cảm thông sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.Nhà thơ như hoá thân vào nhân vật để nói le6n nỗi đau đớn tủi hổ cùa Kiều. 
4. Tổng kết 
- Nội dung: Đoạn trích là một bức tranh về hiện thực xã hội đồng thời thể hiện một tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du. Đồng thời lên án những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên nhân phẩm của con người. 
- Nghệ thuật : Tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du đã khắc hoạ được tính cách của nhân vật qua dáng vẻ , cử chỉ. 
4. Dặn dò, hướng dẫn học tập. ( 4' )
	- Nắm được nội dung của đoạn trích đặc biệt là nhân vật Mã Giám Sinh. 
	- Nghệ thuật hiện thực khắc hoạ tính cách nhân vật. 
	- Học thuộc đoạn trích " Mã Giám Sinh mua Kiều "
 - Xem trước bài " Lục Vân Tiên"
IV. Bổ sung, rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 36.doc
Giáo án liên quan