Giáo án Ngữ văn 9 Học kì 1 - Tiết 1-5 - Nguyễn Thị Thu Hạnh

Hoạt động 2

 GV hướng dẫn hs phân tích tình huống

 Gọi hs đọc ví dụ 1 sgk

Câu trả lời của bạn Ba có đáp ứng điều mà bạn An muốn biết không? Vì sao khơng đáp ứng được ?

 Từ đó ta rút ra bài học gì khi giao tiếp?

Gọi HS đọc vd: “lợn cưới, áo mới” và hỏi:

 Vì sao truyện này lại gây cười? Lẽ ra anh có lợn cưới và anh có áo mới phải hỏi và trả lời thế nào để người nghe đủ biết được yêu cầu cần hỏi và cần trả lời?

Như vậy cần tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?

 Từ hai vd mà ta tìm hiểu em rút ra kn phương châm về lượng ?Tìm ví dụ liên quan phương châm về lượng .

Gọi HS đọc ví dụ “Quả bí khổng lồ”

Truyện cười phê phán điều gì? ( Nói khoác)

Như vậy trong giao tiếp cần tránh điều gì?

Em hãy thử cho một ví dụ về tác hại của việc không tuân thủ theo yêu cầu này trong giao tiếp.

 Qua tiết học, giaó dục hs kĩ năng ra quyết định và kĩ năng giao tiếp.

HS phân tích ví dụ để rút ra bài học thiết thực về cách giao tiếp đúng phương châm hội thoại.

 Từ việc pt ví dụ ta tìm hiểu,em rút ra kn phương châm về chất ?

Hoạt động 3

Luyện tập

1/ Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi

a.Vì gia súc đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi trong nhà

b.Tất cả các loào chim đều có hai cánh.

2/ Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống

Hs thảo luận nhĩm

 

doc11 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 Học kì 1 - Tiết 1-5 - Nguyễn Thị Thu Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn . Bài 1
 Tuần 1 Phong cách Hồ Chí Minh 
 Mục tiêu bài học ( sgk,tr 5 )
Ngày dạy : 9\1
	 92 . 93 .
TIẾT 1 - 2
Văn bản PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
	 Lê Anh Trà
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
-Một số biểu hiện của p/c HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Ý nghĩa của p/cHCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 
-Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng: Tích hợp kĩ năng sống
-Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. 
-Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa lối sống.
3. Thái độ: 
- Từ việc tìm hiểu vẻ đẹp trong p/c HCM, xác định được mục tiêu phấn đấu theo p/c HCM trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- GDTTĐĐHCM: Có ý thức sống giản dị, phong thái ung dung tự tại.
II. Chuẩn bị:
	- GV: Sách giáo khoa + Sách giáo viên + Hình ảnh và tư liệu về Bác.
	- HS: SGK, soạn bài , tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bài học.
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1
	1. Ổn định tổ chức: Ktra hiện diện của hs
	2. Kiểm tra bài cũ :GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs
	 3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2
- GV hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu một đoạn,gọi hs đọc tiếp, nhận xét
GV gọi HS đọc phần chú thích 
GV giới thiệu thêm đôi nét về Bác Hồ 
 Yêu cầu hs xác định kiểu loại văn bản và nêu chủ đề của văn bản. 
Gv: Em đã được học những văn bản nào nói về phẩm chất của Bác? (Đức tính giản dị của Bác )
Hoạt động 3
 Ở phần đầu văn bản,tg nĩi với chúng ta những gì về pc HCM trong tiếp thu tinh hoa vh nhân loại? 
HS đọc kĩ vb để tĩm tắt được ý chính 
 Để hiểu biết nhiều như thế, Bác đã học bằng cách nào?
Cụ thể là người biết những gì? 
 Bác biết và thông thạo nhiều về các nền văn hoá thế giới ta có thể kết luận gì về học vấn của Bác? Qua đó cho em bài học gì về việc học của bản thân? 
Tích hợp KNS
 Từ điều kì lạ đĩ của Chủ tịch HCM , chúng ta rút ra được bài học gì trong sự hội nhập với tg hiện nay?
-Tiếp thu cái hay của vh thế giới , đồng thời phải biết phê phán cái tiêu cực trái thuần phong mĩ tục của dt, giữ được bản sắc vh dân tộc mình trong lối sống , trong cách ứng xử hàng ngày .
Tác giả đã nĩi với chúng ta những điều gì về lối sống của Chủ tịch HCM ? 
GV: Theo em tại sao nói Bác là một danh nhân văn hoá thế giới?
Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức HCM 
Lối sống đó nói lên điều gì? (giản dị - tự nhiên)
 Hãy nhận xét về lối sống đó? (Có phải vì nghèo khó,vì muốn làm khác người mà Bác sống như vậy?) 
– Đây là một lối sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử, như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm Những người có cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao” Thu ăn măng trúc, đông ăn giá – Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” ( Nguyễn Bỉnh Khiêm)
GV: Ngoài các chi tiết thuyết minh, em còn nhận ra biện pháp nghệ thuật nào? .
Điều gì trong vb đem đến cho em hiểu biết mới về BH kính yêu ?
Cách học và lối sống của Bác trong vb là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn.
Từ đĩ , em hãy rút ra ý nghĩa vb .
GV: Liên hệ giáo dục kĩ năng sống: Cho hs động não suy nghĩ về vẻ đẹp p/c HCM, rút ra những bài học thiết thực về lối sống cho bản thân từ tấm gương của Bác.
I. Tìm hiểu chung
 -Bản sắc văn hĩa dt kết tinh những giá trị tinh thần mang tính truyền thống của dân tộc . Trong thời kì hội nhập hiện nay , vấn đề giữ gìn , bảo vệ bản sắc văn hĩa dt càng trở nên cĩ ý nghĩa .
- Vb trích trong Hồ Chí Minh và văn hĩa VN của tác giả Lê Anh Trà . 
II.Đọc – hiểu văn bản:
1.Nội dung 
a/Phong cách HCM về tiếp thu tinh hoa vh nhân loại 
* Sự hiểu biết sâu rộng về các dân tộc và văn hĩa thế giới nhào nặn nên cốt cách vh dân tộc Hồ Chí Minh
 - “ Chủ tịch HCM đã tiếp xúc .trên thế giới” ( kể chuyện)
 - “Cĩ thể nĩi .như Chủ tịch HCM” ( bình luận )
- “Người cũng chịunền vh..
( nhận định)
- “Nhưng điều kì lạrất hiện đại. ( bình luận)
à Tiếp thu văn hoá nhân loại để tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại
b. Phong cách HCM về lối sống 
- Về nhà ở : Nơi ở, làm việc đơn sơ “ Lần đầu tiêncủa mình [] Chiếc nhà sàn đĩ mộc mạc đơn sơ ”
- Về trang phục hết sức giản dị “Chủ nhân ,đơi dép lốp đơn sơ”
- Về ăn uống đạm bạc “Việc ăn uống cháo hoa”
- Một lối sống giản dị mà thanh cao của Bác.
è Phong cách HCM là : sự giản dị trong lối sống , sinh hoạt hằng ngày , là cách di dưỡng tinh thần , thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp .
2.Nghệ thuật 
- Sử dụng ngơn ngữ trang trọng 
-Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự , biểu cảm , lập luận.
 - Vận dụng các hình thức ss, các biện pháp nghệ thuật đối lập.
3.Ý nghĩa văn bản:
Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực,tg Lê anh Trà đã cho ta thấy cốt cách văn hóa HCM trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 
	IV Củng cố - Hướng dẫn hs tự học ở nhà:
	1/ Củng cố:-Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Bác. Tìm hiểu nghĩa một số từ HV trong đoạn trích .
	 -Em rút ra được bài học tru dưỡng gì cho bản thân sau khi tìm hiểu văn bản ?	
2/ Hướng dẫn hs tự học ở nhà:-Về nhà học thuộc bài.
Tìm đọc một số mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác
Tìm hiểu nghĩa một số từ Hán Việt trong đoạn trích
-Chuẩn bị: “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”.Đọc trước văn bản , chú thích và trả lời các câu hỏi ở phần đọc- hiểu văn bản. sgk tr 17à19Xác định kiểu văn bản ? UNICEF nghĩa là gì ? Nêu luận đề của văn bản ?
Soạn tiết từ ngữ “ Các phương châm hội thoại”sgk tr 8 à 10
Ngày dạy : 91.
	 92. 93.
TIẾT 3
Tiếng Việt CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I .Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất
 2. Kĩ năng: Tích hợp kĩ năng sống
 -Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
 - Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
 3. Thái độ: Có ý thức giao tiếp phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích để đạt hiệu quả giao tiếp.
 II. Chuẩn bị :
 -GV: Sách giáo khoa + giáo án 
 - HS: Sgk, soạn bài trước
 III. Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động 1
	 1. Ổn định tổ chức: Ktra hiện diện của hs
	2. Kiểm tra bài cũ :GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs
	 3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2
 GV hướng dẫn hs phân tích tình huống 
 Gọi hs đọc ví dụ 1 sgk
Câu trả lời của bạn Ba có đáp ứng điều mà bạn An muốn biết không? Vì sao khơng đáp ứng được ?
 Từ đó ta rút ra bài học gì khi giao tiếp? 
Gọi HS đọc vd: “lợn cưới, áo mới” và hỏi:
 Vì sao truyện này lại gây cười? Lẽ ra anh có lợn cưới và anh có áo mới phải hỏi và trả lời thế nào để người nghe đủ biết được yêu cầu cần hỏi và cần trả lời? 
Như vậy cần tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp? 
 Từ hai vd mà ta tìm hiểu em rút ra kn phương châm về lượng ?Tìm ví dụ liên quan phương châm về lượng .
Gọi HS đọc ví dụ “Quả bí khổng lồ” 
Truyện cười phê phán điều gì? ( Nói khoác)
Như vậy trong giao tiếp cần tránh điều gì? 
Em hãy thử cho một ví dụ về tác hại của việc không tuân thủ theo yêu cầu này trong giao tiếp.
 Qua tiết học, giaó dục hs kĩ năng ra quyết định và kĩ năng giao tiếp.
HS phân tích ví dụ để rút ra bài học thiết thực về cách giao tiếp đúng phương châm hội thoại.
 Từø việc pt ví dụ ta tìm hiểu,em rút ra kn phương châm về chất ?
Hoạt động 3
Luyện tập
1/ Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi
a.Vì gia súc đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi trong nhà
b.Tất cả các loào chim đều có hai cánh. 
2/ Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống
Hs thảo luận nhĩm 
Hs thảo luận nhĩm 
I. Tìm hiểu chung 
1.. Phương châm về lượng :
 VD1:
 - Cậu học bơi ở đâu vậy?
 - Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.
à Không nên nói ít hơn những gì giao tiếp đòi hỏi.
 VD2: Lợn cưới, áo mới.
à Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
* Khi giao tiếp cần nĩi cho cĩ nd; nd của lời nĩi phải đáp ứng y/c giao tiếp , khơng thiếu , khơng thừa .
2. Phương châm về chất 
 VD: . Tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.
à Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật
* Khi giao tiếp , đừng nĩi những điều mà mình khơng tin là đúng hay khơng cĩ bằng chứng xác thực
II. LUYỆN TẬP
1/ Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong câu:
a/ Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
à Thừa cụm từ nuôi ở nhà 
b/ Én là loài chim có hai cánh.
à Vì thế có hai cánh là một cụm từ thừa.
2/ Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:
a/ Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng.
b/ Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che dấu điều gì đó là nói dối.
c/ Nói một cách hú hoạ, không có căn cứ là nói mò.
d/ Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội.
e/ Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là nói trạng.
è Phương châm về chất.
3/ Với câu hỏi rồi có nuôi được không? à phương châm về lượng (hỏi một điều rất thừa).
4/ Người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:
a/ Như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là
b/ Như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết
IV Củng cố , hướng dẫn hs tự học ở nhà:
1/ Củng cố:
- Sau khi học xong bài học này em rút ra được gì khi giao tiếp?
- Tìm thành ngữ cĩ nd liên quan đến phương châm về chất .
2/ Hướng dẫn hs tự học ở nhà:- Học thuộc bài.
	- Học thuộc hai phần ghi nhớ đã học , tìm thêm ví dụ minh hoạ.
	- Soạn tiết từ ngữ “ Các phương châm hội thoại ( tt ) “ sgk, tr 21 à 23 Tìm một số ví dụ cĩ liên quan đến các phương châm .
	- Soạn “ Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong vb thuyết minh “ , sgk tr12, 13
Ngày dạy : 91.
	 92.93.
TIẾT 4
 Tập làm văn SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
 	TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 
I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức:
-Vb thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng. 
-Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong vb thuyết minh
 2. Kĩ năng:
- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh.
-Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.
 3. Thái độ: Có ý thức tạo lập được vb thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
 II. Chuẩn bị ;
-GV: Sách giáo khoa + Giáo án
-HS: Sgk, soạn bài trước.
III. Hoạt động dạy và học :
 Hoạt động 1
	 1. Ổn định tổ chức: Ktra hiện diện của hs
	2. Kiểm tra bài cũ :GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs
	 3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung -kiến thức
Hoạt động 2
 Hs ôn lại những kiến thức về thuyết minh
Thế nào là văn bản thuyết minh? Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? Nó được viết ra nhằm mục đích gì? Cho biết phương pháp thuyết minh thường dùng.
 Hs đọc văn bản “HẠ LONG – ĐÁ VÀ NƯỚC”
Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào? Sự kì lạ của Hạ Long
Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không? Văn bản đã vận dụng những phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu?
 Ngoài các phương pháp thuyết minh được sử dụng , văn bản còn được sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ ra cụ thể những chi tiết có sử dụng nghệ thuật đó. 
Hs thảo luận tìm ra tất cả các nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. 
Nếu cảm thấy Hs trả lời khó khăn Gv có thể gợi ýhs gạch dưới câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long. (Chính nước  có tâm hồn)
 Tác giả đã sử dụng biện pháp tưởng tượng, liên tưởng như thế nào để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long?
Tdụng của các biện pháp nght đĩ ?
 Khi sử dụng những biện pháp nghệ thuật chúng ta cần lưu ý điều gí ??
HS suy nghĩ trả lời, gv nhận xét
Hoạt động 3
1/ HS đọc văn bản “Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh” 
Lần lượt trả lời câu hỏi SGK
Có thể xem truyện vui có tính chất thuyết minh hay là một văn bản thuyết minh ?
 Yếu tố thuyết minh và yếu tố nghệ thuật kết hợp ntn ?
I. Tìm hiểu chung
1. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong vb thuyết minh
 a/ Ôn tập văn bản thuyết minh:
b/ Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật:
- Đối tượng thuyết minh: Sự kì lạ của Hạ Long
 + Chính nước làm cho đá sống dậy có tri giác, có tâm hồn. 
à Các biện pháp nght trong vb : kể chuyện , tự thuật , đối thoại theo lối ẩn dụ , nhân hĩa, 
 + Nước tạo nên sự di chuyển và khả năng di chuyển theo mọi cách tạo nên sự thú vị của cảnh sắc.
+Tuỳ theo gốc độ và tốc độ di chuyển của du khách  biến hoá đến lạ lùng 
à Tác dụng :Gĩp phần làm rõ những đặc điểm của đối tượng được thuyết minh một cách sinh động nhằm gây hứng thú cho người đọc .
2. Lưu ý : 
- Bảo đảm tính chất của văn bản 
- Thực hiện được mđ thuyết minh
- Thể hiện các pp thuyết minh
II. LUYỆN TẬP:
1a
+ Tính thuyết minh thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống: Những tính chất chung về họ, giống, loài, về các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể.
+ Các phương pháp thuyết minh được sử dụng là:
* Định nghĩa: thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới.
* Phân loại: các loại ruồi.
* Số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản
* Liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra chất dính 
b/ Các biện pháp nghệ thuật sử dụng là:- Nhân hoá.
 - Tự sự .
c/ Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng, gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui, vừa học thêm tri thức.
2/ Biện pháp nghệ thuật ở đây chính là lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện.
IV Củng cố,hướng dẫn hs tự học ở nhà
1. Củng cố: Ngoài các phương pháp thuyết minh đã học, văn bản thuyết minh còn được sử dụng những nghệ thuật nào? 
-Tác dụng.Tập viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
2. Hướng dẫn hs tự học ở nhà : Xem lại bài.
- Học phần ghi nhớ sgk , làm bt số 2 , sgk 15 
- Soạn bài “ LT sử dụng  thuyết minh “ , xem phần chuẩn bị ở nhà 
Viết một đoạn văn thuyết minh về con vật nuơi ở nhà em mà em yêu thích.
- Xem văn bản “ Đấu tranh bình “, sgk tr 17
Ngày dạy : 91.
	 92.92.
Tiết 5
 Tập làm văn LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ 
 THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
 I. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: 
-Cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng. 
-Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
 2. Kĩ năng: 
-Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể. 
-Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho văn bản thuyết minh(có sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng.
 3.Thái độ: Có ý thức sử dụng một số biện pháp nghệ thuật khi làm một bài văn thuyết minh. 
II. Chuẩn bị:
 - GV: Sgk, giáo án
 -HS: sgk, chuẩn bị dàn ý trước ở nhà
III.Hoạt động dạy và học:
	Hoạt động 1
	 1. Ổn định tổ chức: Ktra hiện diện của hs
	2. Kiểm tra bài cũ :GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs
	 3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung -kiến thức 
Hoạt động 2
Hs nêu mục đích của thuyết minh về một thứ đồ dùng .
 Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh .
Hoạt động 2
GV: ghi đề bài lên bảng, hs chép đề vào vở.
GV: chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm trình bày một dàn ý theo phân công ở tiết 4
GV: tổ chức cho hs góp ý xây dựng dàn ý của 2 nhóm
GV: Nhận xét chung.
GV: Tổ chức cho hs viết đoạn mở bài hoặc kết bài của một trong hai dàn ý vừa trình bày.
HS: trình bày đoạn văn vừa viết, GV nhận xét.
GV: giới thiệu một dàn ý mẫu cho hs tham khảo.( Giới thiệu đề 1)
1. Củng cố kiến thức
 -Bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng cĩ mục đích giới thiệu cơng dụng , cấu tạo , chủng loại , lịch sử của đồ dùng đĩ .
 - Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh : tự thuật , kể chuyện , hỏi đáp theo lối nhân hố ,cĩ tác dụng làm cho bài viết hấp dẫn , sinh động .
2. Luyện tập
a. §Ị bµi:
ThuyÕt minh mét trong c¸c ®å dïng sau: C¸i
qu¹t, c¸i bĩt, c¸i kÐo, chiÕc nãn.
b. Ph©n tÝch ®Ị:
- KiĨu v¨n b¶n: ThuyÕt minh.
- Néi dung thuyÕt minh: Nªu ®­ỵc c«ng dơng,
cÊu t¹o, chđng lo¹i, lÞch sư cđa c¸i qu¹t (C¸i 
kÐo, c¸i bĩt, chiÕc nãn).
- H×nh thøc thuyÕt minh: V©n dơng mét sè 
biƯn ph¸p nghƯ thuËt ®Ĩ lµm cho bµi viÕt vui 
t­¬i, hÊp dÉn nh­ kĨ chuyƯn, tù thuËt, hái ®¸p
theo lèi nh©n ho¸.
VÝ dơ: ThuyÕt minh vỊ c¸i qu¹t:
- Më bµi: Giíi thiƯu vỊ c¸i qu¹t mét c¸ch kh¸i
qu¸t.
- Th©n bµi: Giíi thiƯu cơ thĨ vỊ c¸i qu¹t:
+ Qu¹t lµ mét ®å dïng nh­ thÕ nµo? (Ph­¬ng 
ph¸p nªu ®Þnh nghÜa).
+ Hä nhµ qu¹t ®«ng ®ĩc vµ cã nhiỊu lo¹i nh­
thÕ nµo? (Ph­¬ng ph¸p liƯt kª).
+ Mçi lo¹i qu¹t cã cÊu t¹o vµ c«ng dơng nh­ 
thÕ nµo? (Ph­¬ng ph¸p ph©n tÝch ph©n lo¹i).
+ §Ĩ sư dơng qu¹t cã hiƯu qu¶ cÇn b¶o qu¶n
qu¹t nh­ thÕ nµo?
- KÕt bµi: NhÊn m¹nh vai trß cđa qu¹t trong 
cuéc sèng.
- C¸ch sư dơng biƯn ph¸p nghƯ thuËt trong bµi
v¨n: Cã thĨ dïng biƯn ph¸p nghƯ thuËt: KĨ chuyƯn,
tù thuËt, nh©n ho¸.
IV. Củng cố hướng dẫn hs tự học ở nhà: 
1. Củng cố:- Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh Họ nhà Kim(NV9 Tập I trang 16)
2. Hướng dẫn hs tự học ở nhà: 
- Soạn bài “ Sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh”. Đọc trước văn bản Cây chuối trong đời sống Việt Nam, trả lời các câu hỏi bên dưới.
Lập dàn ý cho đề bài : Thuyết minh một lồi cây được trồng nhiều ở quê em .
- Soạn phần Đọc – Tìm hiểu văn bản “ Đấu tranh  hoà bình “ sgk , tr 17

File đính kèm:

  • docBai_1_Phong_cach_Ho_Chi_Minh.doc