Giáo án Ngữ văn 9 - Hoàng Toản - Học kỳ I

* Ưu điểm:

 - Một số bài nắm vững yêu cầu của đề

 - Biết cách làm bài văn TM

 - Biết vận dụng yếu tố miêu tả, yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

 * Nhược điểm:

 - Một số bài viết còn sơ sài, chưa có ý thức làm bài.

 - Chưa nắm vững yêu cầu của đề và cách làm bài.

 - Văn viết sai chính tả, ngữ pháp.

 - Diễn đạt lủng củng, lan man.

 - Chưa vận dụng được yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

 - Chưa vận dụng được cách tạo dựng đoạn văn.

 

doc143 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Hoàng Toản - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1888)
 - Quê mẹ:TânThới - Gia Định (TPHCM)
 - Quê cha: Phong Điền- Thừa Thiên Huế
 - Đổ tú tài năm 21 tuổi (1843 ), 6 năm sau bị mù (1849)
 -Về Gia Định dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân
 - Tích cực tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Là nhà thơ lớn của dân tộc: Các tác phẩm như Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thục vấn đáp.
- ND tác phẩm của ông thể hiện nghị lực sống và cống hiến cho đời, đồng thời nhằm truyền bá đạo lí làm người, lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm,
2. Tác phẩm: Truyện Lục Vân Tiên.
* Thể loại: Là truyện thơ nôm (để kể hơn là đọc) dài 2082 câu thơ lục bát kết cấu kiểu chương hồi vòng quanh diễn biến cuộc đời nhân vật chính.
* Tóm tắt: SGK
* Giá trị :
- Nội dung:
+ Truỵện được viết kể nhằm mục đích truyền dạy đạo lí làm người: đạo cha con, nghĩa vợ chồng, tình bạn bè, lòng yêu thương giúp đỡ con người. 
+ Truyện cũng đề cao tinh thần nghĩa hiệp sẵn sàng cứu ứng phò nguy thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng, về những điều tốt đẹp của cuộc đời.
- Giá rị nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân, đặc biệt là nhân dân nam bộ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn trích
II/ Tìm hiểu chung về đoạn trích
Vị trí:
-Nằm ở phần đàu của truyện
Bố cục: 2 phần
- Mười bốn câu đầu: Lục Vân Tiên đánh cướp.
- Bốn mươi bốn câu còn lại: Cuộc trò chuyện giữa VT và Kiều NN
(Hết tiết 36)
Hướng dẫn học bài
Đọc kỹ phần tóm tắt tác phẩm, tómtắt bằng được tác phẩm.
Đọc kỹ đoạn trích.
Soạn kỹ phần còn lại:
	- Nhân vật LVT
	- Nhân vật Kiều Nguyệt Nga
	- ý nghĩa của truyện
----------------–&—-----------------
Ngày dạy: 13/10/2014
Tiết 37
lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga(TT)
I. Mục tiêu bài dạy: 
	Như tiết 36
II. Tiến trình dạy- học
ổn định, kiểm tra bãi cũ
? Nội dung sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là gì ? 
? Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên 
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động1: Đọc hiểu văn bản
? Hãy thuật lại sự việc đánh cướp của LVT?
? Hành động đánh cướp được giới thiệu qua những chi tiết nào?
? Trước khi đánh cướp có những lời nói nào?
? Kết quả của việc đánh cướp?
? Nghệ thuật của đoạn trích?
?Qua hành động đánh cướp em thấy LVT là người như thế nào?
? Những lời nóin tiêu biểu nào thể hiện phẩm chất của LVT khi trò chuyện với Nguyệt Nga?
? Tác giả đã sử dụng kiểu ngôn ngữ nào?
? Qua những lời noí đó em thấy LVT là người ntn?
? Những lời nói tiêu biểu nào thể hiện phẩm chất của kiều Nguyệt Nga?
? Đặc sắc về nghệ thuật?
? Qua đó em thấy Kiều Nguyệt Nga là người ntn?
III/ Phân tích đoạn trích
 1. Nhân vật Lục Vân Tiên
 a/ Đánh cướp
 - Hành động đánh cướp:
 + Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
 + Tả đột hữu xông
 + Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Giang.
 - Lời nói: Bớ đảng hung đồ
 Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân
 - Kết quả: 
 + Lâu la vỡ tan
 + Phong Lai thân vong
- NT: Tự sự kết hợp miêu tả
 Ngôn ngữ đối thoại
Phẩm chất nhân vật thể hiện qua hành động
 Dũng cảm, tài ba, có tấm lòng vị nghiã cao cả
 b/ Trò chuyện với kiều Nguyệt Nga
Khoan .... chớ ra
 Nàng là phận gái ta là phận trai
VT ...nghe nói liền cười
Làm ơn há dẽ trông người trả ơn
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
 * NT: Ngôn ngữ đối thoại
 Chính trực, hào hiệp, làm việc nghĩa không cần đến trả ơn; cũng rất từ tâm nhân hậu.
Nhân vật kiều Nguyệt Nga
- Làm con đâu dám cãi cha
Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành
 - Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa 
 - Xin theo tiện thiếp đền ơn cho chàng
 - Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi
- NT: Ngôn ngữ đối thoại
 Hiền hậu, nết na, hiếu thảo, ân tình, tiêu biểu cho vẻ đẹp lí tưởng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Hoạt động 2: Tổng kết
 ? Tính cách của nhân vật được khắc hoạ qua những khía cạnh nào?
? Quan văn bản này em cảm nhận được những phẩm chất nào của LVT và kiều Nguyệt Nga?
? Tác phẩm thể hiện khát vọng gì?
IV/ Tổng kết
 1. Nghệ thuật.
 - Qua hành động, cử chỉ, lời nói để khắc hoạ tính cách nhân vật
 2. Nội dung
3. Hướng dẫn học bài
	Đọc thuộc 14 câu đầu và những câu nói về LVT và kiều Nguyệt Nga
	Nắm vựng nội dung và nghệ thuật đoạn trích
	Soạn bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
	Đọc kỹ nội dung bài học
	Trả lời câu hỏi SGK
Soạn bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
- Thế nào là nội tâm và miêu tả nội tâm ? Tác dụng ?
----------------–&—-----------------
Ngày dạy: 13 /10/2014 
Tiết 38 
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
 I. Mục tiêu bài dạy: 
 1.Kiến thức:
	- Nội tâm nhận vật và miêu tả nội tâm trong tác phẩm tự sự.
	- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình khi kể chuyện.
 2. Kĩ năng
	- Phát hiện và phân tích tác dụng của việc miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
	- Kết hợp giữa kể chuyện và miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
II. Tiến trình bài dạy.
 1.ổn định 
 2. Kiểm tra: 
 	Kết hợp yếu tố miêu tả trong VB tự sự có tác dụng gì?
 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới
? Đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích?
? Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ tả tâm trạng của Thuý Kiều?
? Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
? Miêu tả nội tâm có tác dụng ntn đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?
? Đọc đoạn văn và nhận xét cách miêu tả nội tâm của tác giả?
? Qua đó em hiểu ntn gọi là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự, có những cách miêu tả nội tâm nào?
I/ Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
 1.Xét ví dụ.
 Ví dụ 1:
 * Tả cảnh
 - Trước lầu ngưng bích khoá xuân
 ......................................................
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
* Tả nội tâm
 Bên trời góc bể bơ vơ
 ................................................
 Có khi gốc tử đx vừa người ôm
 - Buồn trông cửa biển chiều hôm
 ....................................................
 ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
- Nội tâm có thể được miêu tả qua cảnh vật 
- Tác dụng: Khắc hoạ được ý nghĩ, tính cách, cảm xúc, tâm lý, diễn biến tâm trạng
Ví dụ 2: Nội tâm được miêu tả qua nét mặt, cử chỉ.
Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 2: Luyện tập
Thảo luận nhóm 1,2,3
Thảo luận nhóm 4,5,6
II/ Luyện tập
 1/ Bài tập 1
2/ Bài tập 2
4.Hướng dẫn học bài
 Học thuộc ghi nhớ
 Làm bài tập 3
 Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn
 + Đọc kỹ đoạn thơ
 + Trả lời câu hỏi SGK
----------------–&—-----------------
Ngày dạy: 17/10/2014
Tiết 39
Chương trình địa phương phần văn
I. Mục tiêu cần đạt
	1. Kiến thức:
	- Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.
	- Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ ở địa phương.
	-Những chuyển biến về văn học địa phương sau năm 1975
	2. Kĩ năng
	- Sưu tầm tuyển chọn tài liệu thơ văn viết về địa phương.
	- Đọc, hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.
	- So sánh đặc điểm văn học đọa phương giữa các giai đoạn.
II. Chuẩn bị bài học.
Giáo viên: Sưu tầm tác giả, tác phẩm về địa phương.
Học sinh: sưu tầm theo hướng dẫn
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: 
Hoạt động theo nhóm
Tập hợp các bảng thống kê mà từng cá nhân đã làm, các sáng tác mà mỗi học sinh đã sưu tầm, kựa chọn.
Tập hợp lại theo nhóm.
Hoạt động 2: 
Lần lượt các tổ cử một đại diện đọc trước lớp bảng thống kê của tổ nmình và danh sách các tác phẩm đã sưu tầm được
Giáo viên dựa vào bảng thống kê của từng tổ và tư liệu cuỉa mình để hình thành một bảng thống kê đầy đủ
Học sinh bổ sung vào bảng của mình những tác giả còn thiếu.
Hoạt động 3:
 Mỗi tổ cử một đại diện, đọc bài giớ thiệu hoặc cảm nghĩ về địa phương, hoặc sáng tác một bài.
Hoạt động 4:
 Giáo viên nhận xét, khuyến khích, học sinh tiếp tục tìm hiểu văn học địa phương và tập sáng tác.
	Giáo viên thu lại những bài của học sinh đóng thành tập làm tư liệu về văn học địa phương.
Hoạt động 5: 
 Hướng dẫn học bài
	Tiếp tục sưu tầm hoặc sáng tác những tác phẩm viết về địa phương
	Soạn bài: Tổng kết từ vựng
	Trả lời câu hỏi các phần I, II, III, IV
	Chú ý khái niệm và phần bài tập
----------------–&—-----------------
 Ngày dạy: 19/10/2014
Tiết 40
Tổng kết từ vựng
I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức:
 - Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
 2. Kĩ năng
	- Cách sử dựng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị bài học
Giáo viên: soạn bài, bảng phụ
Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học
1.ổn định:
2.Bài cũ: kết hợp trong tiết tổng kết.
3.Bài mới
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn tổng kết
? Từ trong tiếng việt phân làm mấy loại? (bảng phụ)
? Thế nào là từ đơn? cho ví dụ
? Thế nào là từ phức? cho ví dụ.
? Từ phức chia làm mấy loại? Thế nào là ghép? Ví dụ?
? Thế nào là từ láy? Cho ví dụ.
? Xác định từ láy, từ ghép  ?
? Thành ngữ là gì? cho ví dụ?
? Xác định thành ngữ, tục ngữ và giải thích ý nghĩa?
? Chia lớp 4 nhóm, tổ chức trò chơi " Tìm thành ngữ chỉ ĐV, TV"
? Giải thích ý nghĩa và đặt câu với thành ngữ?
? Tìm dẫn chứng sử dụng thành ngữ trong văn học?
? Nêu khái niệm?
- Đọc mục II2
- Chọn cách hiểu đúng.
- Đọc mục II3
? Thế nào là từ nhiều nghĩa?
? Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
VD: Mùa xuân … càng xuân
? Từ "hoa" được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? 
? Có thể coi đây là hiện tượng nhiều nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩađược không? Vì sao?
I/ Từ đơn, từ phức
 1. Khái niệm
 a. Từ đơn: từ chỉ gồm một tiếng
 Ví dụ: Nhà, cây, đi, ăn.
 b. Từ phức: từ gồm hai hoặc nhiều tiếng
 Ví dụ: quần áo, câu lạc bộ, đẹp đẽ.
 c. Từ phức: - Từ ghép
 - Từ láy
 c1. Từ ghép: là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Ví dụ: xe đạp, hoa lan, sách vở.
 c2. Từ láy: là những từ phức có quan hệ âm giữa các tiếng.
Ví dụ: đẹp đẽ, lành lạnh, xanh xanh.
2. Xác định từ láy, từ ghép.
a. Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
b. Từ láy: nho nhỏ, gật gù, xa xôi, lấp lánh
3. Xác định từ láy tăng nghĩa và giảm nghĩa.
a. Giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
b. Tăng nghĩa: nhấp nhô, sạch sành sanh, sát sàn sạt.
II Thành ngữ
 1. Khái niệm:
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
VD: Mẹ tròn con vuông, ăn cháo đá bát.
2. Bài tập :
a. Tục ngữ: hoàn cảnh, môi trường XH có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách đạo đức con người.
b. Thành ngữ: làm việc không đến nơi đến chốn bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
c. Tục ngữ: muốn giữ gìn thức ăn, với chó phải treo, với mèo phải đậy.
d. Thành ngữ: tham lam, được cái này lại muốn cái khác.
e. Thành ngữ: sự thông cảm, thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác.
3. Bài tập 3
- Thành ngữ chỉ động vật: như chó với mèo, đầu voi đuôi chuột, như hổ về rừng, miệng hùm gan sứa, vuốt râu hùm, kiến bò chảo nóng, mỡ để miệng mèo, như mèo thấy mỡ…
- Thành ngữ chỉ thực vật: bãi bể nương dâu, bèo dạt mây trôi, cắn rơm cắn cỏ, cây cao bóng cả, cây nhà lá vườn, bẻ hành bẻ tỏi, dây cà ra dây muống…
4. Bài tập 4
+ Chó cắn áo rách: đã trong hoàn cảnh khốn khổ, lại gặp thêm tai hoạ dồn dập ập đến.
+ Bãi bể nương dâu: thời gian, cuộc đời thay đổi ghê gớm khiến con người giật mình suy nghĩ.
- Thân em: … bẩy nổi ba chìm với nước non
III. Nghĩa của từ
1. Khái niệm:
- Là nội dung (sự vật, tính chất, quan hệ, hoạt động) mà từ biểu thị
2. Bài tập 2: Chọn a
3. Bài tập 3: Chọn b
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa
 1. Khái niệm:
- Từ nhiều nghĩa: có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa
- Hiện tượng chuyển nghĩa: là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa trong đó có:
 + Nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở hình thành nghĩa khác
 + Nghĩa chuyển: nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
2. Bài tập 2:
- Nghĩa chuyển: hoa ( chỉ Thuý Kiều)
Nghĩa chỉ có trong câu thơ này đ nghĩa lâm thời
đ Đây không phải là nghĩa chuyển, từ hoa không phải từ nhiều nghĩa nó chỉ có nghĩa lâm thời chưa được cố định hoá, chưa được chú giải trong từ điển.
Hướng dẫn học bài
Học thuộc khía niệm
Làm các bài tập
Soạn bài: Tổng kết từ vụng tiếp theo
? Từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, trái nghĩa, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ ? 
? Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ.
----------------–&—-----------------
Ngày dạy: 20/10/2014
Tiết 41
Tổng kết từ vựng (tiết 2)
I/ Mục tiêu cần đạt
Như tiết 40
II/ Chuẩn bị bài học
Giáo viên : Soạn bài, bảng phụ
Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
ổ định tổ chức
Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong tiết kiểm tra
Bài mới
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tổng kết
? Khái niệm từ đồng âm?
? Bài tập 2
? Khái niệm từ đồng nghĩa?
? Bài tập 2.
? Bài tập 3.
? Khái niệm từ đồng nghĩa?
? Bài tập 2.
? Bài tập 3
? Kahí niệm cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ.
? Bài tập 2.
? Khái niệm trường từ vựng?
? Bài tập 2.
V Từ đồng âm
 1. Khái niệm
- Là từ giống nhau về hình thức âm thanh (phát âm) nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì đến nhau.
- Hiện tượng từ nhiều nghĩa: một từ (một hình thức ngữ âm) có chứa nhiều nét nghĩa khác nhau.
- Hiện tượng đồng âm: âm giống, nghĩa khác nhau.
 2. Bài tập 2
 a. Từ nhiều nghĩa: Lá "lá phổi" là nghĩa chuyển của lá .
 b. Từ đồng âm: Hai từ có ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.
VI. Từ đồng nghĩa
 1. Khái niệm:
 - Là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
 2. Bài tập 2. Chọn d
 3. Bài tập 3
 - Xuân: chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian tương xứng với một năm - một tuổi đ chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ lấy bộ phận chỉ toàn thể.
 - Từ "xuân" thể hiện tư tưởng lạc quan của tác giả.
 - Dùng để tránh hiện tượng lặp từ.
VII. Từ trái nghĩa
 1.Khái niệm
 - Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
 - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
- Từ trái nghĩa được dùng trong thế đối, tạo hiện tượng tương phản gây ấn tượng mạnh làm lời nói thêm sinh động.
2. Bài tập 2 :
 - Xấu- đẹp, xa - gần, rộng – hẹp.
 - Cặp từ trái nghĩa tuyệt đối: có tính chất phủ định nhau, không thể vừa A vừa B, không thể kết hợp các phụ từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá, lắm.
3. Bài tập 3
- 3b: già - trẻ, yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu.
- Trường hợp cặp từ trái nghĩa tương đối không phủ định lẫn nhau có thể kết hợp các từ ghép theo mô hình " vừa A vừa B"
VIII. Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
1. Khái niệm. 
- Nghĩa một từ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ coi là có nghĩa rộng hơn khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ ngữ khác.
2. Bài tập 2.
IX. Trường từ vựng
 1. Khái niệm
 - Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
a. Trường từ vựng: tắm, bể.
b. tác dụng: làm tăng giá trị biểu cảm, làm câu nói có sức tố cáo mạnh hơn.
4. Hướng dẫn học bài
Nắm vững các khái niệm và các bài tập, làm các bài tập còn lại
Chuẩn bị bài: Đồng chí
? Tình đồng chí là tình cảm như thế nào ? Tình đồng chí trong bài thơ được hình thành như thế nào ? Biểu hiện của tình đồng chí ?
? Cảm nhận của em về hình ảnh "đầu súng trăng treo" ?
----------------–&—-----------------
Ngày dạy: 21/10/2014
Tiết 45
Trả bài làm văn số 2
I. Mục đích yêu cầu
 - Giúp học sinh nhận diện và khắc phục lỗi bài làm văn tự sự có sự kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm.
II. Tiến trình bài dạy
Đề bài: Hãy tưởng tượng sau 20 năm về thăm lại trường cũ. Em hãy kể lại câu chuyện đày xúc động đó cho bạn em ở nước ngoài qua bức thư gửi bạn.
Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu:
	a. Kiến thức
	- Xây dựng cốt truyện
	- Xác định bối cảnh, tình huống truyện, nhân vật, sự kiện của tác phẩm.
	- Xác định yếu tố miêu tả biểu cảm hợp lí
b. Kĩ năng:
- Viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả biểu cảm hợp lí.
- Kĩ năng tưởng tượng,tái hiện,nghệ thuật bộc lộ tâm trạng,cảm xúc qua các sự kiện tình tiết đã trải qua trong cuộc sống.
3. Trả bài:
	a. Nhận xét bài làm
	* Ưu điểm
- Đa số học sinh đều hình thành được cốt truyện một cánh chân thực, có sáng tạo.
- Sử dụng được yếu tố miêu tả biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Tình cảm trong sáng, chân thành.
* Nhược điểm
- Cốt truyện còn đơn giản,thiếu các tình tiết hấp dẫn.
- Chưa tạo được tình huống truyện hợp lí
- Cảm xúc gượng ép, thiếu lôgic
- Sử dụng yếu tố miêu tả biểu cảm chưa hợp lí
- Lỗi về diễn đạt, chính tả, dùng từ.
b. Trả bài
* Tuyên dương: Bài làm Lệ Mĩ, Tâm, Hậu (9D), Công, Hồng Hạnh (9A)
* Phê bình: Mạnh Chiến, Châu, Thanh Bình, Thế Bình (9 A); Minh Chiến, Đức Ba,Hữu Phú (9D)
4. Hướng dẫn về nhà
- Đọc lại tác phẩm, rút bài học kinh nghiệm cho bản thân về những hạn chế trong bài viết.
- Soạn bài :Đồng chí
? Đôi nét về tác giả Chính Hữu ? Cơ sỏ hình thành tình đồng chí ? Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí ? Vẻ đẹp của hình ảnh "đầu súng trăng treo" ?Ngày dạy: 21/10/2014
Tiết 43
Đồng chí
I. Mục tiêu cần đạt
	1. Kiến thức
	- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
	- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
	-Đặc điểm nghệ thuật bài thơ: ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
	2. Kĩ năng
	- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
	- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc của bài thơ.
	- Tìm hiểu một sooschi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.
II. Chuẩn bị
Tranh ảnh minh họa 
Băng đĩa về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ.
III. Tiến trình hoạt động
 1. Tổ chức.
 2.Kiểm tra bài cũ: Đọc đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, suy nghĩ của em về hình ảnh người anh hùng trượng nghĩa qua nhân vật Lục Vân Tiên ?
 3. Bài mới. 
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
? Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm?
? Bố cục của bài thơ?
I.Tìm hiểu chung
 1. Tác giả:
 - Tên khai sinh: Trần Đình Đắc, sinh năm 1926
 - Quê: Can Lộc-Hà Tỉnh
 - Thơ ông cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chon lọc, hàm súc.
2.Tác phẩm
 - Thể loại: Thơ tự do
 - Sáng tác đầu năm 1948
 - Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kỳ chống pháp
3. Bố cục: 
 - 7 câu đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí
 - 10 câu tiếp: Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
 - 3 câu tiếp: Hình ảnh người lính trong đêm phục kích giặc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
- Đọc 7 câu thơ đầu.
? Hai câu đầu cho thấy họ có sự tương đồng như thế nào về cảnh ngộ?
? Hình ảnh “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” cho thấy họ còn chung điều gì?
? Hình ảnh “Đêm rét chung chăn” cho thấy họ còn chung điều gì?
? Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ?
? Qua đó em thấy tình đồng chí được hình thành trên những cơ sở nào?
- Đọc 10 câu tiếp theo.
? Theo em ba câu thơ trên thể hiện điều gì?
- Nhận xét của em về nghệ thuật? 
? Tình đồng chí được biểu hiện như thế nào qua những câu thơ này?
? Tình đồng chí được thể hiện như thế nào qua câu thơ” Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
? Qua đó em có nhận xét gì về tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm đó.
II/ Tìm hiểu chi tiết văn bản.
Cơ sở hình thành tình đồng chí.
 - Quê hương anh nước mặn đồng chua
 Làng tôi nghèo đất cáy lên sỏi đá
 Cùng cảnh ngộ xuất thân: từ nông dân nghèo “ nước mặn đồng chua”, “ đất cày lên sỏi đá”.
 Súng bên súng, đầu sát bên đầu
 Cùng chung nhiệm vụ “ súng bên súng”, cùng chung ý chí, lý tưởng “đầu sát bên đầu”
 Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
 Cùng chia sẻ những gian khó.
* NT: Hình nảh chân thực, giàu sức biểu cảm.
 Tình đồng chí được hình thành từ những người cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng chung nhiệm vụ, lý tưởng, cùng chia sẻ những gian khó.
2. Những biểu hiện và sức mạnh của tì

File đính kèm:

  • docGiao an van 9 ky 1.doc