Giáo án Ngữ văn 9 - Giới thiệu nhà văn An Giang

10. NHÀ VĂN VŨ ĐỨC NGHĨA (*)

a) Tiểu sử:

– Họ và tên khai sinh: Vũ Đức Nghĩa, sinh ngày 19 – 5 – 1950.

 – Bút danh khác: Nhật Lệ.

– Quê quán: xã Khánh Hải, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

 – Dân tộc: Kinh.

 – Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

 – Hiện thường trú tại: phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

 – Vào Hội nhà văn Việt Nam năm 2003.

b) Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác:

 – Vào bộ đội 1967, chiến đấu ở miền Nam.

 – Năm 1969 ra Bắc điều trị và đi học.

 – Làm việc tại Sở Văn hoá thông tin An Giang từ 1980 đến nay. In truyện ngắn đầu tiên ở báo Văn nghệ năm 1990.

c) Tác phẩm chính: Gồm các tập truyện ngắn: Kẻ bạc tình (1996); Lời thề (1997); Truyện rất ngắn (1998); Khoảng trời của em (2000); Luật vô hình (2001); Bước ra từ cõi chết (2002); Một ngày trong chiến tranh (2004); Vàng (2005).

d) Giải thưởng văn học: Tặng thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cho tập truyện ngắn Kẻ bạc tình, 1996.

 

doc9 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 750 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Giới thiệu nhà văn An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
 – Vào Hội nhà văn Việt Nam năm 2002.
b) Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác : 
 – Làm nhân viên rồi Trưởng phòng Văn hoá thông tin huyện Phú Tân, An Giang.
 – 1987, về Hội Văn hoá nghệ thuật (VHNT) An Giang làm Uỷ viên thư kí, sau đó Phó Chủ tịch Hội.
 – Hiện nay đã nghỉ hưu.
c) Tác phẩm chính : Ở nơi này anh nhớ (thơ, 1985) ; Riêng tư tình yêu (thơ, 1988) ; Mơ cánh hạc bay (thơ, 1992) ; Bãi hoang (thơ, 1995) ; Chiêm bao tím (thơ, 2000) ; Bão đất và những bài viết ngắn (kí, 2002) ; Dọc miền thơ (2004) ; Sứ mệnh bùn (2007) ; Mắt đá (2008).
d) Giải thưởng văn học : Giải nhì cuộc thi Những kỉ niệm dưới mái trường – do tạp chí Kiến thức ngày nay tổ chức. Giải nhì cuộc thi thơ ĐBSCL lần thứ nhất năm 1999. Giải nhì cuộc thi thơ ĐBSCL lần thứ ba năm 2006.
5. NHÀ VĂN VĂN ĐỊNH
a) Tiểu sử :
 – Họ và tên khai sinh : Châu Văn Tìa, sinh ngày 07 – 02 – 1948.
 – Quê quán : xã Tân Hưng Tây, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
 – Dân tộc : Kinh.
 – Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
 – Hiện thường trú tại : Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
 – Vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1985.
b) Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác : 
 – Tham gia kháng chiến từ năm 15 tuổi. Trong những năm chống Mỹ, hoạt động tại chiến trường Nam Bộ.
 – Sau 30 – 4 - 1975, ông về công tác tại An Giang qua các cơ quan Thông tin Văn hóa, Hội Văn nghệ, Nhà xuất bản An Giang.
 – Đã nhiều lần được tặng Huân chương Chiến công và Quyết thắng. Cũng là Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
c) Tác phẩm chính : Trăng tháng chạp (truyện ngắn, in chung, 1978) ; Chiếc cầu (truyện ngắn, 1981) ; Người đồng Năn (truyện dài) ; Câu chuyện chú tu Gai (truyện thiếu nhi, 1982) ; Về nơi ấy (truyện ngắn, 1983).
6. NHÀ VĂN ANH ĐỨC
(Xem bài : Nhà văn Anh Đức, cuộc đời và sự nghiệp – lớp 8, Bài 14)
7. NHÀ VĂN NGUYỄN LẬP EM (*)
a) Tiểu sử :
– Họ và tên khai sinh : Nguyễn Lập Em, sinh ngày 22 – 02 – 1955.
 – Bút danh khác : Nguyễn Lan Đình, Đông Quân
– Quê quán : phường Châu Phú B, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
 – Dân tộc : Kinh.
 – Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
 – Hiện thường trú tại : phường Đông Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
 – Vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1993.
b) Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác : 
 – 1976, làm phóng viên ở phòng Văn hoá thông tin Châu Đốc.
 – 1980, Trưởng Đài Truyền thanh Châu Đốc.
 – Sau khi học ở Trường viết văn Nguyễn Du (khoá 2) năm 1987 Phó Chủ tịch Hội VHNT An Giang (nhiệm kì 2). Công tác ở Hội VHNT An Giang cho đến khi nghỉ hưu.
c) Tác phẩm chính : Người không thực sự có quyền hạn (truyện ngắn, 1986) ; Tháng tám mùa trăng (thơ, 1986) ; Điều em chưa nói (thơ, 1988) ; Xin đừng ai đươn chiếc (thơ, 1993) ; Ở lại đồi Tức Dụp (tiểu thuyết, 1995) ; Bến nước Kinh Cùng (truyện ngắn, 2002) ; Bầu trời chim sáo (thơ, 2005) ; Thơ của người hát rong (trường ca, 2009).
d) Giải thưởng văn học : Giải B cuộc thi truyện ngắn tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam (truyện ngắn Sông Hậu xuôi về, 1999-2000). Giải B Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam (Bến nước Kinh Cùng, 2003). Giải C của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, năm 2005 (thơ Bầu trời chim sáo). Giải khuyến khích cuộc thi truyện ngắn về nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Bộ Văn hoá – Thông tin – Du lịch tổ chức 2009 (Chờ bên sông mưa).
8. NHÀ VĂN PHẠM THƯỜNG GIA
a) Tiểu sử :
 – Họ và tên khai sinh : Phạm Thường Gia, sinh ngày 06 – 12 – 1951, mất 2002.
 – Bút danh khác : Phạm Nguyễn, Nguyễn Thứ Khánh
 – Quê quán : xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
 – Dân tộc : Kinh.
 – Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
 – Vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1990.
b) Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác : 
 – Từng là phóng viên, biên tập viên, thư kí tòa soạn và Trợ lí Tổng biên tập.
c) Tác phẩm chính : Chim gọi mùa (thơ, 1980) ; Mùa nghịch (truyện ngắn, 1985) ; Gió và bão (kí, 1986), Người tìm vàng (kịch bản điện ảnh, 1987).
d) Giải thưởng văn học : Giải thưởng của UBND tỉnh Kiên Giang (tập truyện Mùa nghịch).
9. NHÀ VĂN TRỊNH BỬU HOÀI (*)
a) Tiểu sử :
 – Họ và tên khai sinh : Trịnh Bửu Hoài, sinh ngày 16 – 5 – 1952.
 – Quê quán : xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
 – Dân tộc : Kinh.
 – Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
 – Hiện thường trú tại : phường Châu Phú B, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
– Vào Hội nhà văn Việt Nam năm 2000.
b) Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác : 
 – Sáng tác từ trước 1966.
 – Từ 1975 đã trải qua : Phóng viên Đài Phát thanh Châu Đốc. Từng là Chủ tịch Hội văn nghệ Châu Đốc, Chủ tịch Hội VHNT An Giang, Phó ban liên lạc Hội Nhà văn Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long.
c) Tác phẩm chính : 48 tập thơ, truyện, trong đó đáng chú ý là : Thơ tình (thơ, 1974) ; Mùa trăng (thơ, 1984) ; Giữa hai mùa hẹn ước (trường ca, 1985) ; Nửa tuần trăng mật (tiểu thuyết, 1989) ; Quê xa (thơ, 1994) ; Lẽo đẽo bụi hồng (thơ, 1995) ; Vường chim áo trắng (thơ, 1998) ; Tứ tuyệt mùa trăng (thơ, 2000) ; Kí ức (thơ, 2002) ; Màu tím học trò (truyện, 2003) ; Chim xa cành (truyện ngắn, 2004) ; Ngan ngát mùa xưa (thơ, 2005) ; Thơ Trịnh Bửu Hoài (2006) ; Khúc trăng xưa (thơ, 2008).
d) Giải thưởng văn học : Giải thưởng 20 năm giải phóng miền Nam do tỉnh An Giang trao tặng, 1995. Giải thưởng Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, 2000.
10. NHÀ VĂN VŨ ĐỨC NGHĨA (*)
a) Tiểu sử :
– Họ và tên khai sinh : Vũ Đức Nghĩa, sinh ngày 19 – 5 – 1950.
 – Bút danh khác : Nhật Lệ.
– Quê quán : xã Khánh Hải, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
 – Dân tộc : Kinh.
 – Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
 – Hiện thường trú tại : phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
 – Vào Hội nhà văn Việt Nam năm 2003.
b) Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác : 
 – Vào bộ đội 1967, chiến đấu ở miền Nam.
 – Năm 1969 ra Bắc điều trị và đi học. 
 – Làm việc tại Sở Văn hoá thông tin An Giang từ 1980 đến nay. In truyện ngắn đầu tiên ở báo Văn nghệ năm 1990.
c) Tác phẩm chính : Gồm các tập truyện ngắn : Kẻ bạc tình (1996) ; Lời thề (1997) ; Truyện rất ngắn (1998) ; Khoảng trời của em (2000) ; Luật vô hình (2001) ; Bước ra từ cõi chết (2002) ; Một ngày trong chiến tranh (2004) ; Vàng (2005).
d) Giải thưởng văn học : Tặng thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cho tập truyện ngắn Kẻ bạc tình, 1996.
11. NHÀ VĂN VIỄN PHƯƠNG
a) Tiểu sử :
– Họ và tên khai sinh : Phan Thanh Viễn, sinh ngày 01 – 5 – 1928, mất 2005.
 – Bút danh khác : Phương Viễn.
– Quê quán : xã Long Phú, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
 – Dân tộc : Kinh.
 – Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
 – Vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1975.
b) Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác : 
 – Tham gia Cách mạng từ 1945, là thanh niên cứu quốc, vệ quốc quân, cán bộ Sở Giáo dục Nam bộ, Sở Thông tin Nam Bộ, Đài phát thanh Tiếng nói Nam Bộ kháng chiến, Uỷ viên Ban chấp hành Chi hội Văn nghệ Nam bộ.
 – Sau hiệp định Giơnevơ, ở lại hoạt động nội thành, là Tổng thư kí Hội Văn nghệ giải phóng Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định.
 – Sau 1975 : Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Thành phố, Phó Bí thư Đảng đoàn Văn nghệ Thành phố, Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quôc (MTTQ) Thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ viên Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
 – Năm 1996 : làm Chủ tịch Uỷ ban Liên hiệp VHNT Thành phố Hồ Chí Minh.
c) Tác phẩm chính : Chiến thắng hoà bình (trường ca, 1953) ; Mắt sáng học trò (thơ, 1970) ; Nhớ lời di chúc (trường ca, 1972) ; Như mây mùa xuân (thơ, 1978) ; Phù sa quê mẹ (thơ, 1991) ; Anh hùng mìn gạt (tập truyện kí, 1968) ; Sắc lụa Trữ la ((tập truyện ngắn, 1988) ; Quê hương địa đạo (Tập truyện kí)
d) Giải thưởng văn học : Giải nhì giải thưởng Cửu Long Nam Bộ năm 1954 trường ca Chiến thắng hoà bình. Giải nhì cuộc thi viết cho thiếu nhi do MTTQ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, truyện Lòng mẹ. Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam truyện kí Quê hương địa đạo. Giải nhì cuộc thi viết về bà mẹ Việt Nam anh hùng truyện kí Chuyện đời má Bảy. Sở Lao động – Thương binh – Xã hội và Liên hiệp VHNT và Hội phụ nữ Thành phố tổ chức Văn bia Đài tưởng niệm Bến Dược – Củ Chi, giải nhì (không có giải nhất). Giải thưởng Nhà nước về VHNT đợt I, 2001.
12. NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG SÁNG
a) Tiểu sử :
 – Họ và tên khai sinh : Nguyễn Quang Sáng, sinh ngày 12 – 01 – 1932.
– Bút danh khác : Nguyễn Sáng.
– Quê quán : xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
 – Dân tộc : Kinh.
 – Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
 – Hiện thường trú tại : Thành phố Hồ Chí Minh.
 – Vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1957.
b) Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác : 
 – Từ tháng 4 – 1946, xung phong vào bộ đội, làm liên lạc viên cho đơn vị Liên Chi 2. Đến 1948 được đi học thêm văn hoá ở trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố. 1950, về công tác phòng chính trị Bộ Tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ, làm cán bộ nghiên cứu tôn giáo (chủ yếu là Phật giáo và Hoà Hảo). 1955 tập kết ra Bắc, chuyển ngành với cấp bậc Chuẩn úy, về làm cán bộ phòng văn nghệ Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam. Từ 1958, công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam, làm biên tập tuần báo Văn nghệ, biên tập nhà xuất bản, cán bộ sáng tác. Năm 1996 vào chiến trường miền Nam, công tác tại Hội Văn nghệ Giải phóng. Năm 1972, tiếp tục làm việc ở Hội Nhà văn.
 – Sau 1975 làm Tổng Thư kí Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh khoá 1, 2 và 3, là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá 2, 3 và là Phó Tổng Thư kí Hội Nhà văn Việt Nam khoá 4.
c) Tác phẩm chính : 
– Văn xuôi : Con chim vàng (1957) ; Người quê hương (truyện ngắn, 1958) ; Nhật kí người ở lại (tiểu thuyết, 1962) ; Đất lửa (tiểu thuyết, 1963) ; Câu chuyện bên trận địa pháo (truyện vừa, 1966) ; Chiếc lược ngà (truyện ngắn, 1968) ; Bông cẩm thạch (truyện ngắn, 1969) ; Cái áo thằng hình rơm (truyện vừa, 1975) ; Mùa gió chướng (tiểu thuyết, 1975) ; Người con đi xa (truyện ngắn, 1977) ; Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985) ; Bàn thờ tổ của một cô đào (truyện ngắn, 1985), Tôi thích làm vua (truyện ngắn, 1988) ; 25 truyện ngắn (1990) ; Paris – tiếng hát Trịnh Công Sơn (1990) ; Con mèo Fujita (truyện ngắn, 1991). 
– Kịch bản phim : Mùa gió chướng (1977) ; Cánh đồng hoang (1978) ; Pho tượng (1981) ; Cho đến bao giờ (1982) ; Mùa nước nổi (1986) ; Dòng sông hát (1988) ; Câu nói dối đầu tiên (1988) ; Thời thơ ấu (1995) ; Giữa dòng (1995) ; Như một huyền thoại (1995).
d) Giải thưởng văn học : Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Báo Thống nhất (1959), Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội (1959), Giải thưởng Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn (1985), Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1994), Huy chương vàng liên hoan phim toàn quốc (1980), Huy chương vàng liên hoan phim ở Mat-xcơ-va (1981), Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000.
13. NHÀ VĂN NGÔ KHẮC TÀI (*)
a) Tiểu sử :
 – Họ và tên khai sinh : Ngô Khắc Tài, sinh ngày 08 – 4 – 1950,
 – Bút danh khác : Ngô Nhật Huy, Ngô Bắp.
 – Quê quán : xã Mỹ Hoà Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
 – Dân tộc : Kinh.
 – Hiện thường trú tại : phường Mỹ Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
 – Vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1994.
b) Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác : 
 – Học ba năm đại học rồi đi làm kiếm sống.
 – Năm 1976, sau khi tốt nghiệp lớp bồi dưỡng sư phạm được về vùng tứ giác Long Xuyên dạy học. 
– Sau chuyển về công tác tại Hội Văn nghệ An Giang cho đến khi nghỉ hưu (2009).
c) Tác phẩm chính : Gồm các tập truyện : Bông hoa nở muộn (1983) ; Phố không đèn (1985) ; Tề Thiên trong xóm lá (1987) ; Đồng gió (1988) ; Nhớ khói (1990) ; Chim hạc bay về (2003) ; Chú tiểu ngắm sen, Như mơ thấy bướm, Những hình bóng cũ.
d) Giải thưởng văn học : Giải truyện ngắn An Giang năm 1985. Giải truyện ngắn tạp chí Tác phẩm mới năm 1990. Giải B kí tuần báo Văn nghệ. Giải B kí tạp chí Văn nghệ quân đội. Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam Chim hạc bay về 2004.
14. NHÀ VĂN MAI VĂN TẠO
a) Tiểu sử :
 – Họ và tên khai sinh : Nguyễn Thanh Tân, sinh ngày 15 – 3 – 1924, mất năm 2002.
 – Quê quán : xã Vĩnh Tế, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
 – Dân tộc : Kinh.
 – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
b) Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác : 
 – Tham gia chiến đấu trong quân đội (làm quân báo), sau chuyển sang làm công tác biên tập tại Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam.
c) Tác phẩm chính : Hoa lê (truyện ngắn, 1962) ; Củ Chi đất thép (bút kí, 1968) ; Em bé sông Hương (truyện kí, 1969) ; Nữ bác sĩ Tinh (truyện ngắn, 1972) ; Đường rừng (truyện, 1973) ; Bông điệp đỏ (truyện ngắn, 1975) ; Anh Tư Thạch truyện kí, 1981).
15. NHÀ VĂN LÊ VĂN THẢO
(Xem bài : Nhà văn Lê Văn Thảo, cuộc đời và sự nghiệp – Bài 9, lớp 9)
16. NHÀ VĂN MAI BỬU MINH (*)
a) Tiểu sử :
 – Họ và tên khai sinh : Mai Bửu Minh, sinh ngày 02 – 01 – 1961.
 – Bút danh khác : Mai Bửu Hoàng Dương, Mai Hoàng, Vĩnh Châu, Tú Thịt.
– Quê quán : xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
 – Dân tộc : Kinh.
 – Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
 – Hiện thường trú tại : phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
 – Vào Hội nhà văn Việt Nam năm 2006.
b) Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác : 
 – 1984 – 1989, Trưởng phòng kế hoạch kỹ thuật Lâm trường Bảy Núi, An Giang.
 – 1990 – 1993, Phó Giám đốc Công ty sản xuất KDTH huyện Châu Phú.
 – 1994 – 1995, Cán bộ Phòng tài chính huyện Châu Phú.
 – 1996 – 2005, Trưởng Đài truyền thanh huyện Châu Phú.
 – 2005 đến nay công tác tại Hội VHNT tỉnh An Giang.
 – Hiện nay là Chủ tịch Hội VHNT tỉnh An Giang.
c) Tác phẩm chính : Đêm khó quên (tập truyện, 1992) ; Vầng trăng thơ (truyện dài, 1992) ; Đứa con hoang (truyện dài, 1993) ; Cánh chim trời (truyện dài, 1993) ; Một góc trời (tiểu thuyết, 1994) ; Quê ngoại (truyện dài, 1994) ; Cô bé mộng mơ (truyện dài, 1994) ; Rừng đêm rạo rực (truyện dài, 1994) ; Ánh lửa đêm đông (tập truyện, 1994) ; Hạnh phúc muộn màng (tiểu thuyết, 1994) ; Dĩ vãng không phai (tiểu thuyết, 1994) ; Một miền quê (truyện dài, 1996) ; Tình quê (truyện dài, 1997) ; Hắn và tôi (tập truyện, 1997) ; Đốm lửa trên đồng (truyện dài, 1999) ; Trò chơi (tập truyện, 2001) ; Chú chó tinh khôn (truyện dài, 2002) ; Chuyện tình nhà thơ lớp (truyện dài, 2003) ; Ông Hai Thủ (tập truyện ngắn, 2003) ; Hạt bụi đời (tiểu thuyết, 2006) ; Vua nói khoác (truyện dài, 2006).
d) Giải thưởng văn học : Giải khuyến khích cuộc thi sáng tác Văn học cho tuổi trẻ – Do NXB Thanh niên – Tuần báo Văn nghệ – Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức cho tập truyện ngắn Hắn và tôi. Năm giải thưởng truyện ngắn trong các cuộc thi sáng tác văn học các tỉnh Đồng Nai – An Giang và Hậu Giang (cũ). Giải khuyến khích cuộc thi phóng sự báo Tuổi trẻ năm 2004 (tác phẩm Người xóa xóc chéo mùa lũ). Giải B Giải báo chí Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc 2008 (bút kí An Giang chinh phục lũ).
17. NHÀ VĂN LÊ THANH MY (*)
a) Tiểu sử :
 – Họ và tên khai sinh : Lê Thị Thanh My, sinh ngày 10 – 5 – 1966.
 – Bút danh khác : Mai Thy.
 – Quê quán : thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
 – Dân tộc : Kinh.
 – Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
 – Hiện thường trú tại : phường Châu Phú B, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. 
 – Vào Hội nhà văn Việt Nam năm 2008.
b) Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác : 
 – Tốt nghiệp khoa văn Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Báo chí.
 – Làm việc tại Hội VHNT An Giang từ 1989 đến nay.
 – Hiện là Tổng biên tập tạp chí Thất Sơn An Giang.
c) Tác phẩm chính : Mơ hoa (tập thơ, 1992) ; Trôi (tập thơ, 2007) ; Cho một người mãi xa (tập thơ, 2000) ; Phận lá (tập thơ, 2002) ; Trong ngôi nhà ký ức (tập thơ, 2005), Lặng im lên tiếng (tập thơ, 2007)
d) Giải thưởng văn học : Giải B tập thơ Trôi của Uỷ ban Tổ quốc Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam năm 2008, Giải nhì thi thơ ĐBSCL năm 2010.
18. NHÀ VĂN TRƯƠNG CÔNG THUỐT (*)
a) Tiểu sử :
 – Họ và tên khai sinh : Trương Công Thuốt, sinh ngày 17 – 10 – 1957, mất 2011.
– Bút danh khác : Nhất Nguyên
– Quê quán : xã Long Điền B, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
 – Dân tộc : Kinh.
 – Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
 – Vào Hội nhà văn Việt Nam năm 2006.
b) Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác : 
 – Từng là giáo viên, phóng viên, Chủ tịch Phân hội VHNT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn học Hội VHNT An Giang. Phóng viên, cán bộ sáng tác Hội VHNT An Giang.
c) Tác phẩm chính : Mây trắng (thơ, 1991) ; Cổ tích cho em (thơ, 1995) ; Cỏ đêm (thơ, 2000) ; Nỗi nhớ ngày xanh (thơ, 2004).
d) Giải thưởng văn học : Giải B về kí do Sở Văn hoá – Thông Tin tỉnh An Giang tặng năm 1998 ; Giải C về kí do Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh An Giang tặng năm 2000 ; Giải nhất về thơ do Hội VHNT An Giang trao tặng năm 2003.
19. NHÀ VĂN TRẦN THẾ VINH (*)
a) Tiểu sử :
 – Họ và tên khai sinh : Trần Văn Gặp, sinh ngày 14 – 7 – 1955.
 – Bút danh khác : Trần Bắt Gặp, Từ Sơn Lâm.
 – Quê quán : xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
 – Dân tộc : Kinh.
 – Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
 – Hiện thường trú tại : xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
 – Vào Hội nhà văn Việt Nam năm 2005.
b) Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác : 
 – Năm 1969, học Trung học tại trường Thủ Khoa Nghĩa – Châu Đốc.
 – Tháng 5 – 1975, tham gia Cách mạng, làm Thư kí Uỷ ban Kháng chiến, sau đó nhập ngũ tại Huyện đội Tri Tôn.
 – Năm 1977, xuất ngũ, làm Uỷ viên Thường vụ Đoàn huyện Bảy Núi.
 – Từ 1978 – 1982 : tái nhập ngũ, tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nam và Campuchia.
 – Năm 1982, xuất ngũ, làm công tác Văn hoá Thông tin ở huyện Tri Tôn.
 – Từ 2000 đến nay là Giám đốc Trung tâm Văn hoá Thông tin – Thể dục thể thao và Trưởng Đài Phát thanh huyện Tri Tôn, An Giang.
c) Tác phẩm chính : Qua đi mùa hạ (thơ, 1991) ; Tặng người một nửa bài thơ (thơ, 19

File đính kèm:

  • docGioi_thieu_nha_van_An_Giang.doc
Giáo án liên quan