Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 26

A. MỤC TIÊU:

I. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.

II. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày và viết văn

III. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.

B. KĨ NĂNG SỐNG:

- Kĩ năng lắng nghe tích cực.

 - Kĩ năng ra quyết định.

 - Kĩ năng giao tiếp.

C. CHUẨN BỊ:

- Thầy: Giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ.

- Trò: Vở bài tập, sách giáo khoa, vở ghi.

 

doc18 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1925 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hoá bằng những hình ảnh quen thuộc.
+Chim vội vã vì sợ lạnh phải đi tránh rét ở những miền ấm áp hơn.
+Dòng sông nước bắt đầu cạn chảy chậm lại(không cuồn cuộn ào ạt như thời gian mùa hè).
-Dềnh dàng, chùng chình.. tác giả nhân hoá làm cho dòng sông trở nên duyên dáng gần gũi với con người hơn.
-Hình ảnh “đám mây ....thu”., đó là đám mây trong tưởng tượng=> không gian và thời gian chuyển mùa thật đẹp gợi hồn thơ
=>Cảnh vật mùa thu đẹp, gần gũi với con người hơn.
3. Khổ 3:
-Sự thay đổi của thiên nhiên sang thu.
+Nắng: nhạt dần chứ không còn chói chang,dữ dội, gay gắt.
+Mưa đã ít đi, nhất là những trận mưa rào ào ạt.
+Sấm bớt bất ngờ.
=>Thiên nhiên mùa thu dần trở nên yên tĩnh, êm đềm trên quê hương miền núi gợi sự suy ngẫm của tác giả. Câu thơ giàu chất triết lí: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng bình tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Hai câu thơ không còn tả cảnh sang thu mà đã chất chứa suy ngẫm về cuộc sống con người.
*Ghi nhớ sgk/71.
III -Tổng kết.
1-Nghệ thuật:
 Lời thơ tự nhiên, hình ảnh giàu sức gợi cảm.
2- Nội dung.
 Cảm nhận của tác giả từ cuối hạ sang thu.
III-Luyện tập:
-HS đọc thuộc lòng khổ thơ, trình bày cảm nhận.
IV-Củng cố:
 - HS nhắc lại nội dung và nghệ thuật bài thơ.
 - HS đọc diễn cảm bài thơ.
 - Làm bài tập trắc nghiệm trong sgk.
V. Hướng dẫn học về nhà:
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Phân tích nội dung và nghệ thuật.
 - Viết đoạn văn ngắn nêu lên suy nghĩ của em về bài thơ.
 - Soạn “Nói với con” của Y Phương.
Ngày soạn: 20 - 02 - 2013
TIẾT 122: NÓI VỚI CON
 Y Phương
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
- HS cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng như niềm tự hào với công sức bền bỉ, mạnh mẽ của dân tộc qua lời nói với con của một người cha.
II. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và tìm hiểu, phân tích thơ tự do, thơ tiếng dân tộc.
III. Thái độ:
- Giáo dục lòng kính yêu cha mẹ, quê hương đất nước cho học sinh.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng tự nhận thức được cội nguồn sâu sắc của cuộc sống chính là gia đình, quê hương, dân tộc.
	- Kĩ năng làm chủ bản thân, đặt mục tiêu về cách sống của bản thân qua lời tâm tình của người cha.
	- Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: đánh giá, bình luận về những lời tâm sự của người cha, về vẻ đẹp những hình ảnh thơ trong bài thơ.
C. CHUẨN BỊ:
- Thầy: giáo án,sgk, bảng phụ, chân dung nhà thơ Y Phương.
- Trò: vở soạn, vở ghi, sgk.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 02 / 2013
...... / 02 / 2013
...... / 02 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra: 
 ? Đọc thuộc lòng bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh và nêu nội dung, nghệ thuật bài thơ?
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài: tình yêu thương con cái, mơ ước thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam ta suốt bao đời nay. Nói với con của Y Phương- nhà thơ dân tộc Tày(sinh sống ở các tỉnh miền núi đông bắc)- Là một trong những bài thơ hướng về đề tài ấy với cách nói riêng, xúc động và chân tình bằng hình thức người cha nói với con, tâm tình, dặn dò trìu mến, ấm áp và tin cậy. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu: giọng ấm áp, yêu thương, tự hào.
-Gọi hs đọc, giáo viên nhận xét.
?Nêu vài nét chính về tác giả?
-Hứa Vĩnh Sước.
?Giới thiệu vài nét về tác phẩm?
-Sáng tác 1977
*Từ khó: sgk.
?Xác định kiểu văn bản và PTBĐ?
-Thơ tự do, biểu cảm.
?Xác định bố cục của văn bản?
-Hai đoạn.
-HS đọc đoạn 1.
?Bốn câu đầu có cách diễn đạt như thế nào? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ ở đây?
-Ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể, độc đáo đặc sắc trong tư duy và cách diễn đạt của người miền núi.
(Câu tục ngữ Thái: Chân ngoài rừng, tay trong nhà: nghĩa là người luôn chân tay,làm hết việc ở ngoài rừng đến việc trong nhà.)
?Vậy em có nhận xét gì về không khí gia đình này?
 -Không khí gia đình nhỏ này thật ấm áp êm đềm quấn quýt. Cha mẹ luôn nâng niu, đón chờ, chăm chút từng bước đi từng nụ cười, tiếng nói của con. Chính cái gia đình là cái nôi êm ấm để con sống, lớn khôn và trưởng thành trong bình yên và hạnh phúc. Bên cha, bên mẹ, cha chờ, mẹ đón, cha mẹ yêu thương nhau và yêu thương con cái. Hạnh phúc gia đình thật giản dị.
?Em hiểu “người đồng mình” là gì? Có thể thay thế bằng ngữ nào khác?
-Người làng quê mình...
?Em hãy tìm những hình ảnh thể hiện cuộc sống lao động ở quê hương?
-Đan lờ cài nan hoa 
Vách nhà ken câu hát .
?Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh ở đây có gì đặc sắc?
-Từ “Ken, cài” là hình ảnh đẹp. Những động từ này ngoài nghĩa miêu tả còn nói lên tình gắn bó quấn quýt trong lao động, làm ăn của đồng bào quê hương.
(Đan lờ bắt cá, ken vách dựng nhà cùng với hoa rừng, trong câu hát then hát sli, hát lượn trong ngày hội lùng tùng).
?Hình ảnh rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng diễn tả điều gì?
-Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng: diễn tả rừng núi quê hương đẹp thơ mộng, trữ tình đã che chở nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống.
?Qua đoạn thơ, em hiểu gì về sự trưởng thành của mỗi con người ở đây?
-HS chú ý đoạn 2.
? Hãy tìm những câu thơ nói về đức tính của người đồng mình và lời dạy của cha?
-Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Người đồng mình thô sơ da thịt
 Chẳng mấy ai nhỏ bé 
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.
? Những câu thơ trên nói về đức tính gì của người đồng mình? Người cha giáo dục con như thế nào?
-Mộc mạc, khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ như sông suối, giàu chí khí niềm tin....
-Cha mong con tự hào với truyền thống quê hương dặn con cần tự tin vững bước trên đường đời.
?Qua phân tích, bài thơ đã để lại cho em ấn tượng gì?
-HS đọc ghi nhớ sgk.
?Khái quát lại nội dung và nghệ thuật?
?Nêu lên suy nghĩ của em sau khi học xong bài thơ?
I-Tiếp xú văn bản:
1-Đọc.
2-Chú thích.
*Tác giả.
-Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước,dân tộc Tày (1948).
-Quê: Cao Bằng.
-Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật,mạnh mẽ và trong sáng, tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
*Tác phẩm.
-Bài thơ in trong tập “Thơ Việt Nam 1945-1985).
*Từ khó: sgk.
3-Bố cục.
 -Hai phần.
+Từ đầu đến đẹp nhất trên đời: con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, quê hương.
+Còn lại: lòng tự hào về những truyền thống cao đẹp của quê hương. Ước mong con kế tục truyền thống ấy.
-Thơ tự do, trữ tình, biểu cảm.
II-Phân tích.
1-Đoạn 1: con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ.
*4 câu đầu: chân phải bước tới cha.
 Chân trái bước tới mẹ
 Một bước chạm tiếng nói
 Hai bước chạm tiếng cười.
-Ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể, độc đáo đặc sắc trong tư duy và cách diễn đạt của người miền núi.
-Tả đứa con ngây thơ lẫm chẫm tập đi, tập nói trong vòng tay yêu thương của cha mẹ.
=> Không khí gia đình tuy nhỏ bé nhưng thật ấm áp, êm đềm, hạnh phúc.
-Người đồng mình: cách nói riêng độc đáo mang tính địa phương của người dân tộc Tày.
-Hình ảnh:
 Đan lờ cài nan hoa
 Vách nhà ken câu hát.
-> đây là hình ảnh đep.Động từ ken, cài ngoài nghĩa miêu tả còn nói lên tình cảm gắn bó quấn quýt trong lao động, làm ăn của đồng bào quê hương.
-Hình ảnh: Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng...diễn tả rừng núi quê hương đẹp thơ mộng, trữ tình đã che chở nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống.
=>Đoạn thơ khẳng định con lớn lên trong sự nuôi dưỡng của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương bản làng.
b-Đoạn 2: Những đức tính của người đồng mình và mơ ước của cha.
*Hình ảnh:
 “Sống trên đá....
...................................xuống ghềnh.”
- Người đồng mình sống nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng mạnh mẽ, khoáng đạt với chí cao, luôn yêu quý tự hào và gắn bó với quê hương.
->Người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương của mình. Không phản bội quê hương cho dù quê hương còn nghèo đói vất vả.
-Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
.................................phong tục.
->Người đồng mình sống mạnh mẽ, giàu chí khí, giàu niềm tin.Tuy thô sơ da thịt,ăn mặc giản dị áo chàm, khăn piêu nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí, nghị lực và khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình chống bão lụt, núi đổ... Họ sáng tạo và lưu truyền phong tục, tập quán tốt đẹp riêng của mình.
->Từ đó người cha mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời.
*Ghi nhớ sgk/74.
III-Tổng kết.
1-Nghệ thuật.
-Từ ngữ giàu hình ảnh, sức gợi cảm.
-Cách nói phù hợp với người miền núi.
2-Nội dung.
Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng. Ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.
IV-Luyện tập.
1-Bài 1: suy nghĩ của em sau khi học xong bài thơ?
IV-Củng cố:
 - Học sinh đọc diễn cảm bài thơ?
 - Học sinh đọc ghi nhớ sgk.
 - Nội dung bài thơ? Nghệ thuật đặc sắc?
V. Hướng dẫn học về nhà:
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Phân tích bài thơ.
 - Làm bài tập trắc nghiệm.
 - Soạn “Mây và sóng”
 + Tìm bố cục.
 + Chủ đề bài thơ.
 + Thể thơ.
Ngày soạn: 20 - 02 - 2013
TIẾT 123: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.
II. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày và viết văn
III. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
	- Kĩ năng ra quyết định.
	- Kĩ năng giao tiếp.
C. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ.
- Trò: Vở bài tập, sách giáo khoa, vở ghi.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 02 / 2013
...... / 02 / 2013
...... / 02 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra: 
*) Kiểm tra 15 phút:
1 - Đề bài: Cho đoạn thơ sau:
Người đồng mình thương lắm con ơi
………………………..phong tục.
 (Trích trong bài “Nói với con” của Y Phương.)
a- Em hiểu từ «  đồng mình » trong đoạn thơ như thế nào ?
b- Đoạn thơ trên nói lên những đức tính gì của người đồng mình ?Qua đó người cha 
mong muốn con điều gì ? 
2 - Đáp án - thang điểm
Những đức tính của người đồng mình và mơ ước của cha.
*Hình ảnh:
- Người đồng mình sống nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng mạnh mẽ, khoáng đạt với chí cao, luôn yêu quý tự hào và gắn bó với quê hương.
“Người đồng mình thương lắm con ơi
...................................xuống ghềnh.”
->Người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương của mình. Không phản bội quê hương cho dù quê hương còn nghèo đói vất vả.
- Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
.................................phong tục.
->Người đồng mình sống mạnh mẽ, giàu chí khí, giàu niềm tin.Tuy thô sơ da thịt,ăn mặc giản dị áo chàm, khăn piêu nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí, nghị lực và khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình chống bão lụt, núi đổ... Họ sáng tạo và lưu truyền phong tục, tập quán tốt đẹp riêng của mình.
->Từ đó người cha mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời.
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Học sinh đọc đoạn văn ở bài tập 1 phần I
? Câu “Trời ơi, chỉ còn 5 phút” em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? vì sao anh không nói thẳng câu đó với cô gái?
+Tế nhị.
? Trong cách nói trên, cách nào mang tính phổ biến ( có cùng cách hiểu) cách nói nào chỉ có ông hoạ sĩ và cô gái hiểu?
- Cách 1: Ai cũng hiểu vì nó diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Cách 2,3: Chỉ có những người trong cuộc mới hiểu vì nó là ẩn ý.
?Câu “Ô cô còn quên chiếc khăn mùi soa đây này” có ẩn ý không?
- Không có ẩn ý
?Vậy em hiểu thế nào về nghĩa tường minh và hàm ý?
- Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa trang 75
- Học sinh đọc lại đoạn trích ở mục 1.
?Câu nào cho thấy hoạ sĩ chưa muốn chia tay với anh thanh niên?
- Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy.
?Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ cô gái?Thái độ ấy giúp em đoán ra điều gì liên quan đến chiếc khăn mùi soa?
- Mặt đỏ ửng....
- Học sinh đọc đoạn trích bài tập 2.
?Cho biết hàm ý trong câu in đậm?
- Nhà hoạ sĩ già chưa kịp uống nước trà đã phải đi.
?Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích.
- Cơm chín rồi.
- Học sinh đọc bài tập 4
? Những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý không?
I- Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
1- Bài tập
- Trời ơi, chỉ còn có 5 phút!
+ Chỉ còn 5 phút là phải chia tay
+ Tiếc quá không còn đủ thời gian để trò chuyện tâm tình
+ Giá còn thời gian thì tốt biết mấy
- Ô cô còn quên chiếc khăn mùi soa đây này!
-->Không có ẩn ý.
2. Kết luận
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
a-Câu “Nhà hoạ sĩ...dạy” cụm từ “tặc lưỡi” cho ta hiểu được rằng
b- “Mặt đỏ ửng” ngượng ngùng khó nói.
- Nhận lại chiếc khăn
--> Một hành động thay cho lời nói cảm ơn.
- Vội quay đi: Lúng túng bối rối.
2. Bài 2
-Nhà hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đã phải đi.
3. Bài 3
- Cơm chín rồi: Ông vô ăn cơm đi.
4. Bài 4
- “Hà nắng gớm về nào” -->không có hàm ý mà chỉ là câu đánh trống lảng
- Tôi thấy người ta đồn.-->không có hàm ý mà chỉ là câu nói bỏ lửng.
IV-Củng cố:
 ? Thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý?
 ? Tác dụng của nó
 ? Làm thế nào để biết câu văn chứa hàm ý
 ? Học sinh thuộc lòng phần ghi nhớ
V. Hướng dẫn học về nhà:
 - Hoàn thiện các bài tập trong sách giáo khoa
 - Làm bài tập trắc nghiệm
 - Viết một đoạn văn diễn dịch ( có nội dung tự chọn) trong đó có chứa hàm ý.
Ngày soạn: 21 - 02 - 2013
TIẾT 124: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
- HS nắm được kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
II. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ.
III. Thái độ:
- Giáo dục thái độ, ý thức viết văn nghị luận.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng xác định giá trị.
	- Kĩ năng ra quyết định.
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
C. CHUẨN BỊ:
- Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ.
- Trò: vở bài tập, sgk,vở viết.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 02 / 2013
...... / 02 / 2013
...... / 02 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra: 
 ? Nêu cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện?
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-HS đọc văn bản sgk/ 77
?Văn bản nghị luận về vấn đề gì?
-Hình ảnh mùa xuân và cảm xúc của Thanh Hải trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”
?Khi phân tích hình ảnh mùa xuân, tác giả nêu ra mấy luận điểm?
- 3 luận điểm.
? Chỉ ra các phần tử bố cục văn bản? và nhận xét?
+ Mở bài: Từ đầu-->trân trọng: giới thiệu bài thơ mùa xuân nho nhỏ
+ Thân bài: tiếp-->mùa xuân: cảm nhận đánh giá của tác giả về ND và NT của bài thơ
+ Kết bài: còn lại: tổng kết khái quát hoá về giá trị và tác dụng của bài thơ
? Cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản có làm nổi bật được nhiều điểm không?
+ Dẫn dắt vấn đề hợp lý...
+ Cách phân tích hợp lý: Bắt đầu từ mùa xuân trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa đến phân tích các hình ảnh dòng sông, bông hoa tím, lộc....
+ Cách tổng kết có sức thuyết phục.
? Qua bài tập, em rút ra kết luận gì về nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
+ Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
? Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, em hãy nêu thêm các luận điểm khác nhau về bài thơ đặc sắc này?
+ Luận điểm về nhạc điệu bài thơ.
I-Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1-Bài tập:
 Văn bản: Khát vọng dâng hiến cho đời
-Hình ảnh mùa xuân và cảm xúc của Thanh Hải trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”.
*Các luận điểm:
-Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa.
-Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc tha thiết trìu mến của nhà thơ.
-Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng được hoà nhập được hiến dâng của nhà thơ.
*Bố cục: 3 phần rõ ràng cân đối, hợp lí.
* Cách diễn đạt:
- Cách dẫn dắt vấn đề hợp lý bắt đầu từ mùa xuân thiên nhiên như một quy luật tất yếu đến những vần thơ thể hiện cảm xúc rạo rực trẻ trung trước mùa xuân nói chung và mùa xuân trong bài thơ nói riêng.
+ Cách phân tích hợp lý.
+ Cách tổng kết: Khái quát hoá có sức thuyết phục: “Như vậy...”
==>Tóm lại: với một sự đồng cảm sâu sắc, tác giả đã chỉ ra được cái hay cái đẹp của bài thơ mùa xuân nho nhỏ.
2- Kết luận
(Ghi nhớ SGK/78)
- Nghị luận....thơ là trình bày, nhận xét, đánh giá.....
- ND và NT của đoạn, bài thơ...
- Bài nghị luận....có bố cục rõ ràng.
II- Luyện tập
Bài thơ SGK/79
- Nhạc điệu, nhịp điệu và tiết tấu của bài thơ, nó vang ngân trong tâm hồn người đọc
==>Bức tranh mùa xuân:
+ Hình ảnh
+ Màu sắc
+ Không gian
+ Đối tượng
==>Cảm xúc khi hưng phấn, khi lại bâng khuâng
+ Học sinh đọc ghi nhớ
IV-Củng cố:
 ?Thế nào là nghị luận....thơ?
 ? Học sinh đọc tham khảo bài văn SGK
V. Hướng dẫn học về nhà:
 - Về học bài cũ
 - Đọc kỹ đoạn trích
 - Phân tích cách lập luận của tác giả
 - Làm bài tập TNghiệm
Ngày soạn: 20 - 02 - 2013
TIẾT 125: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
	- Ôn tập các kiến thức cơ bản về văn nghị luận nói chung và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ nói riêng.
II. Kĩ năng:
	- Rèn kỹ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
III. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức đọc và viết văn nghị luận về đoạn thơ
B. KĨ NĂNG SỐNG:
	- Kĩ năng ra quyết định.
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng xác định giá trị.
C. CHUẨN BỊ:
	- Thầy: Giáo án, Tài liệu tham khảo, SGK.
	- Trò: Vở bài tập, SGK
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 02 / 2013
...... / 02 / 2013
...... / 02 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra: 
 ? Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
 ? Chữa bài tập về nhà?
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Học sinh đọc các đề bài SGK/79
? Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?
+ Có 2 loại: * Không kèm theo chỉ định
 *Kèm theo chỉ định
? So sánh điểm giống và khác nhau giữa các đề bài?
+ Giống: nghị luận...
+ Khác: 
* Phân tích...
* Cảm nhận...
* Suy nghĩ...
- Học sinh đọc đề bài
? Vấn đề cần nghị luận là gì?
+Tình yêu quê hương.
?Xác định phương pháp nghị luận?
+Phân tích.
? Tư liệu chủ yếu?
+ “Quê hương” của Tế Hanh
? Tư liệu bổ sung
+ Các bài thơ về quê hương.
vd: Nguyễn Đình Thi, Giang Nam...
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ý.
+ ND: nỗi nhớ quê hương
+ NT: Cách miêu tả, chọn lọc hình ảnh từ ngữ, cấu trúc, nhịp điệu.
?Mở bài làm nhiệm vụ gì?
+ Giới thiệu tác giả? tác phẩm?
? Thân bài phân tích những ý nào?
+ NT
+ ND
?Kết bài phải làm nhiệm vụ gì?
+ Khẳng định giá trị nội dung bài thơ
- Dựa vào dàn bài đã lập, viết bài văn hoàn chỉnh
- Học sinh đọc lại bài và tự sửa lỗi.
- Học sinh đọc VB “Quê hương trong tình thương nỗi nhớ”
? Trong VB, đâu là phần thân bài?
+ Học sinh chỉ ra thân bài
? Tác giả nhận xét về tình yêu quê hương trong bài “Quê hương” như thế nào?
+ Viết bằng tình yêu quê tha thiết.
(Nỗi nhớ quê hương đoạn kết đã đọng lại thành những kỉ niệm ám ảnh.
?Cách lập luận của phần thân bài liên kết với mở bài và kết bài như thế nào?
-Bằng các luận điểm, luận cứ cụ thể hoá cho nhận xét ở phần thân bài liên kết với phần kết bài bằng những kết luận mang tính quy nạp về giá trị và sức sống của bài thơ.
?Văn bản có tính thuyết phục không?Tại sao?
-Có. Bởi sức hấp dẫn.
?Bài học kinh nghiệm về cách viết một bài văn nghị luận về bài thơ như thế nào?
-Muốn biết bài nghị luận về đoạn thơ thì nhất thiết phải đọc, cảm nhận và suy nghĩ về đoạn thơ, bài thơ ấy. Cảm nhận càng sâu sắc thì khi viết càng có tính thuyết phục.
?Qua bài tập, em rút ra kết luận gì về cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
-GV hướng dẫn lập dàn ý.
?Xác định vị trí 

File đính kèm:

  • docVAN 9 - TUAN 26.doc