Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình HKII - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt

TIẾT 121: SANG THU

__Hữu Thỉnh__

I. MỤC TIÊU.

- Giúp Hs hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lý của tác giả.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng đọc, hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

3. Thái độ.

- Tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người,

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

- Giáo viên: + Soạn bài: Sgk, bảng phụ.

+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

+ Phương pháp: Phân tích, bình.

- Học sinh: + Soạn bài.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

 * Hoạt động 1: Khởi động.

1. Tổ chức:

 Sĩ số: 9A -

2. Kiểm tra bài cũ.

Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Viếng lăng Bác”, phân tích những hình ảnh : Hàng tre, mặt trời, vầng trăng, tràng hoa, trời xanh trong bài thơ.

Nêu khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

3. Bài mới.

Đã rất nhiều nhà thơ viết về mùa hạ, mùa thu. Song có lẽ rất ít người nhận thấy sự giao mùa. Với tâm hồn tinh tế và tình cảm yêu quê hương thiết tha, Hữu Thỉnh đã để lại cho chúng ta một áng văn tinh tế qua bài Sang thu.

• Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản.

 

doc238 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 783 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình HKII - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - GV hệ thống lại nội dung ôn tập.
5. Hướng dẫn về nhà :
 + Học bài, nắm vững nội dung ôn tập chuẩn bị để kiểm tra.
 + Đọc trước: Nghĩa tường minh và hàm ý (Tiếp theo).
Ngày soạn: 28/2/2015
Ngày giảng :
 TIẾT 128: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
( Tiếp theo )
I. MỤC TIÊU 
- Học sinh nắm được 2 điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe.
1. Kiến thức:
	- Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng giải đoán và sử dụng hàm ý trong văn cảnh cụ thể.
- Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
3.Thái độ : 
- Cách giao tiếp lịch sự tế nhị.
- Thái độ học tập tích cực.
II. CHUẨN BỊ. 
1- GV: Giáo án, Sgk, bảng phụ.
2- HS: Chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 9A
2. Kiểm tra.
- Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý ? Cho ví dụ ?
3. Bài mới.
 * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động dạy và học
Nội dung 
Đọc ngữ liệu, chú ý từ ngữ in đậm.
Nêu hàm ý của những câu in đậm. ?
Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? 
Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?
 Chi tiết nào cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ.
Vậy để sử dụng hàm ý trong giao tiếp cần phải có những điều kiện nào?
 HS đọc ghi nhớ.
 * Hoạt động 3: Luyện tập
Đọc bài tập 1 và trả lời câu hỏi.
 Người nói, người nghe những câu in đậm là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? những chi tiết nào chứng tỏ điều ấy?
Dùng bảng phụ ghi bài tập.
Đọc yêu cầu bài tập 4 và trả lời.
I. Điều kiện sử dụng hàm ý.
1. Ngữ liệu. 
(Sgk Tr 90).
2. Nhận xét. 
a. Hàm ý của những câu in đậm:
- Câu “ Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi” có hàm ý: Sau bữa này con không được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa, thầy mẹ đã bán con rồi.
=> Điều này thật đau lòng nên chị Dậu không dám nói thẳng ra.
- Câu “Con sẽ ăn ở nhà cô Nghị thôn Đoài” có hàm ý: Mẹ đã bán con cho cô Nghị thôn Đoài rồi .
b. Hàm ý ở câu 2 rõ hơn.
- Chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy vì chính chị cũng không chịu đựng nổi sự đau đớn khi phải kéo dài phút giây lừa dối cái Tí.(chị Dậu cố đưa hàm ý vào câu nói)
- Các chi tiết chứng tỏ cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ là: nó giãy nảy, liệng củ khoai, oà lên khóc và hỏi “U bán con thật đấy ư ?”. 
(Tí hiểu ý mẹ nói ).
3. Kết luận.
 2 điều kiện: 
 + Người nói viết đưa hàm ý vào câu.
 + Người nghe đọc có năng lực giải đoán.
Ghi nhớ.
 Sgk Tr 91.
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
a. Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái.
- Hàm ý của câu in đậm là: Mời bác và cô vào nhà uống nước.
- Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết chứng tỏ sự hiểu đó là: “Ông theo liền anh thanh niên vào nhà...Ngồi xuống ghế”.
b. Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu (ngày trước).
- Hàm ý: Chúng tôi không thể cho được.
- Người nghe hiểu hàm ý đó, thể hiện ở câu nói: “Thật là càng giàu....càng giàu có!”.
c. Người nói là Thuý Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
- Hàm ý câu thứ nhất là: Quyền quý cao sang như tiểu thư mà cũng có lúc phải cãi đầu làm tội nhân như thế này ư?
- Hàm ý câu thứ hai là: Tiểu thư không nên ngạc nhiênvề sự trừng phạt này.
- Hoạn Thư hiểu nên đã “hồn lạc phách xiêu, khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
2. Bài tập 3. 
 Điền vào lượt lời của B một câu có hàm ý từ chối.
 A: Mai về quê với mình đi!
 B: Rất tiếc, mình đã nhận lời Hoa rồi!
 A: Đành vậy!
 (B: Mình phải đến bệnh viện thăm bà nội.
 B: Mình chưa làm xong bài tập về nhà).
3. Bài tập 4.
 Thông qua sự so sánh giữa “hi vọng” với “con đường” của Lỗ Tấn, chúng ta có thể hiểu được hàm ý của tác giả là:” Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng cố gắng và kiên trì thực hiện thì vẫn có thể thành công”.
 * Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà. 
 4.Củng cố:
- Hệ thống kiến thức về hàm ý qua 2 tiết học.
 5.Hướng dẫn về nhà:
+ Học bài, làm BT 2.
+ Chuẩn bị kiểm tra văn (phần thơ).
Ngày soạn:   28 /  2   / 2016 
Giảng:      /   3 /  2016         
 TIẾT 129: KIỂM TRA VĂN 
(PHẦN THƠ)
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: 
- Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức về phần thơ ca hiện đại Việt nam.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để vận dụng làm bài.
3. Thái độ: 
- Ôn tập tốt để bài làm đạt kết quả cao.
- Có ý thức tự giác học tập.
II. ĐỀ BÀI. 
Ma trận đề. 
Phạm vi kiến thức
Các mức độ cần đạt
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Nội dung văn bản
Số câu :3
Số điểm : 1,5
Tỷ lệ : 15 %
Số câu :3
Số điểm:1,5
Tỷ lệ : 15%
Nghệ thuật
Số câu :1
Số điểm:2
Tỷ lệ : 20%
Số câu :1
Số điểm:2
Tỷ lệ : 20 %
Tác giả - Tác phẩm
Số câu :2
Số điểm:1,5
Tỷ lệ : 15%
Số câu :2
Số điểm:1,5
Tỷ lệ : 15 %
Cảm thụ văn học
Số câu :1
Số điểm:5
Tỷ lệ : 50 %
Số câu :1
Số điểm:5
Tỷ lệ : 50 %
Tổng cộng
Số câu :5
Số điểm:3
Tỷ lệ: 30 %
Số câu :1
Số điểm:2
Tỷ lệ :20%
Số câu :1
Số điểm:5
Tỷ lệ : 50 %
Số câu :7
Số điểm:10
Tỷ lệ:100 %
2. Đề kiểm tra. 
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời đúng.
Câu 1: 
 Bài thơ: “Viếng lăng Bác” được sáng tác vào năm nào?
 A. 1974	 B. 1975	
 C. 1976	 D. 1977
Câu 2: 
Em cảm nhận về gió thu như thế nào qua các hình ảnh: gió se, sương chùng chình qua ngõ
A. Gió mát và thổi nhè nhẹ
B. Gió nhẹ và se lạnh
C. Gió nhẹ và hưu hắt	
D. Gió mạnh và rét buốt 
Câu 3:
 Trong bài "Sang thu", sự thay đổi của đất trời được nhà thơ cảm nhận đầu tiên.
	A. Từ một đám mây.	B. Từ một dòng sông.	
	C. Từ một mùi hương.	D.Từ một cánh chim.
Câu 4: 
Qua bài thơ “Nói với con” nhà thơ Y Phương muốn gửi gắm điều gì?
 A.Tình yêu quê hương sâu nặng.
B.Triết lý về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người.
C.Niềm tự hào về sức sống bền bỉ mạnh mẽ của quê hương 
D.Tình yêu, niềm tự hào về sức sống bền bỉ mạnh mẽ của quê hương- cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người.
Câu 5:
 Nối tên tác giả với tác phẩm tương ứng:
Tác giả
Tác phẩm
1. Viễn Phương
a. Sang thu
2. Thanh Hải
b. Nói với con
3.Y Phương
c.Mây và sóng
4. Hữu Thỉnh
d. Mùa xuân nho nhỏ
e. Viếng lăng Bác
Phần tự luận: ( 7 điểm ).
Câu 1: (2 điểm) 
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau đây: “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
 ( Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
Câu 2: ( 5 điểm) 
Cảm nhận của em về đoạn thơ:
	Ta làm con chim hót
	Ta làm một cành hoa
	Ta nhập vào hoà ca
	Một nốt trầm xao xuyến.
	Một mùa xuân nho nhỏ
	Lặng lẽ dâng cho đời
	Dù là tuổi hai mươi
	Dù là khi tóc bạc. 
 (Mùa xuân nho nhỏ - ThanhHải)
III. ĐÁP ÁN. 
Câu
 Nội dung 
Điểm
Phần trắc nghiệm (3 đ)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
C
B
C
D
1 - e 2 - d 3 - b 4 - a
Câu 1=>4: mỗi câu 0,5đ
Câu 5: mỗi ý 0,25đ
Phần tự luận(7 đ)
Câu1
2 điểm
Nêu và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau đây: 
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
 ( Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
- Chỉ ra được biện pháp tu từ: Ẩn dụ trong câu thơ dưới 
- Phân tích được tác dụng của biện pháp ẩn dụ trong câu thơ là:
 + Hình ảnh mặt trời tự nhiên đem ánh sáng, sự sống cho vạn vật trên trái đất, cũng như Bác đã đem lại nền độc lập tự do, cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. 
+ Ví Bác với những hình ảnh lớn lao phi thường là để ca ngợi công lao trời biển của Người, bày tỏ lòng thành kính biết ơn sâu sắc với người	
0,5
1
0,5
Câu 2
5 điểm
Cảm nhận của em về đoạn thơ:
	Ta làm con chim hót
	Ta làm một cành hoa
	Ta nhập vào hoà ca
	Một nốt trầm xao xuyến.
	Một mùa xuân nho nhỏ
	Lặng lẽ dâng cho đời
	Dù là tuổi hai mươi
	Dù là khi tóc bạc.
 (Mùa xuân nho nhỏ- ThanhHải) 
* Yêu cầu chung:
- Viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ có đủ bố cục 3 phần
- Có các luận điểm đúng, rõ ràng 
- Trình bày sáng sủa,đúng chính tả 
 * Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài 
	- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
	- Cảm nhận khái quát về đoạn thơ
b. Thân bài 
+ Cảm nhận về nội dung đoạn thơ:
	- Quan niệm sống của tác giả: sống là cống hiến, sống có ích cho đời 
	- Ước nguyện khiêm nhường mà chân thành, tha thiết: là một mùa xuân nho nhỏ góp phần tạo nên một mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước 
	- Đó là quan niệm sống cao đẹp: Mình vì mọi người 
+ Cảm nhận về nghệ thuật: phép điệp từ ta, ta làm, dù là=>nhấn mạnh cái tôi muốn hòa nhập vào cuộc đời chung.Cách chuyển đổi cách xưng hô..
c. Kết bài: 
 - Khẳng định ý nghĩa của khổ thơ trong toàn bài thơ
 - Liên hệ bản thân
 1
 0,5
 1
 0,5
 1
 1
IV. TIẾN HÀNH KIỂM TRA
1. Tổ chức :
	 	Sĩ số: 9A
2. Phát đề và coi thi
	- GV phát đề cho Hs.
 - GV đôn đốc, nhắc nhở hs.
 - HS chủ động, độc lập làm bài.
3. Củng cố -Thu bài
- Hết giờ GV thu bài
- Nhận xét giờ
4. HDVN
- Ôn tập nội dung đã học.
 - Xem lại cách làm bài. 
Duyệt giáo án ngày tháng năm 2016
TỔ TRƯỞNG
 Nguyễn Thị Kim Yến
 DUYỆT BAN GIÁM HIỆU
 Đặng Tiến Hải
  ________________________________________________
Ngày soạn: 28/2/2015
Ngày giảng:
TIẾT 130: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Nhận biết được kết quả bài viết số 6, những ưu điểm, những lỗi đã mắc về nội dung và hình thức bài viết.
-Thấy được lỗi và có phương hướng khắc phục và sửa chữa các lỗi đã mắc trong bài viết, viết lại những đoạn văn.
- Ôn lại lí thuyết và kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
II. CHUẨN BỊ. 
- Gv: Kết quả bài viết của học sinh. 
- Hs: Lý thuyết bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
	* Hoạt động 1: Khởi động.
1.Tổ chức.
Sĩ số:
2. Kiểm tra.
Không kiểm tra đầu giờ.
3. Bài mới.
 * Hoạt động 2: Nội dung.
 Hoạt động dạy và học
 Nội dung 
Đọc lại đề bài, bài viết số 6.
Kiểu đề thuộc thể loại nào?
 Nội dung của đề yêu cầu?
 Gv cung cấp dàn ý.
Nhận xét ưu điểm, khuyết điểm qua bài viết của học sinh.
Trả bài cho học sinh nhận được cụ thể kết quả về điểm.
Đọc 1 số đoạn văn viết tốt có nêu tên.
Đọc 1 số đoạn viết yếu.
I. Đề bài.
 Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.
II. Phân tích đề, lập dàn ý.
1. Phân tích đề
-Thể loại: Nghị luận về một một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Nội dung: Suy nghĩ về chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân (đó là tình yêu làng, yêu nước của ông Hai)
2. Lập dàn ý.
a. Mở bài .
- Giới thiệu truyện ngắn “Làng” và nhân vật ông Hai.
 - Đánh giá ngắn ngọn thành công của tác giả về cách biểu hiện tình cảm của người nông dân: Là chuyển biến mới của tinh thần yêu nước trong kháng chiến chống Pháp.
b. Thân bài.
- Tình yêu làng của ông Hai rất sâu sắc có sự thay đổi theo thời gian – lịch sử 
+ Trước cách mạng ông yêu làng Dầu với tất cả sự hồn nhiên “Tự hào về cái sinh phần quan tổng đốc - đi đâu ông cũng khoe”
+ Khi cách mạng thành công ông yêu làng với tất cả tình cảm trong sáng, có sự thay đổi về nhận thức: “khoe làng có phòng thông tin ngày kháng chiến khởi nghĩa rầm rập...”
+ Khi tản cư: Tình yêu làng gắn bó, hoà quện với lòng yêu nước. 
Tình yêu làng gắn với tinh thần kháng chiến: (những ngày tản cư ông nghĩ về làng, nhớ ngày hoạt động kháng chiến giữ làng cùng anh em) Ông chỉ là công dân mà đã từng là chiến sĩ đánh giặc giữ làng.
- Tình yêu làng thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.
Tình cờ nghe tin làng theo giặc. Ông sững sờ, nghẹn ngào, mặc cảm sấu hổ, bẽ bàng với ý nghĩ rất mới: “Làng thì yêu thật, nhưng làng đã theo tây rồi thì phải thù”.
- Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao chùm lên tình cảm làng quê. Dù xác định như thế, ông vẫn không dứt bỏ tình cảm làng quê.vì thế ông đau xót, tủi hổ.
- Khi tin đồn cải chính thì ông Hai rạng rỡ, hào hứng kể về chuyện làng và tự hào về làng
c. Kết bài.
 Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn ông Hai => đó là vẻ đẹp trong sáng của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp.
III. Nhận xét. 
1. Ưu điểm.
- Đa số các em nắm được phương pháp làm bài.
- Xác định đúng nội dung yêu cầu của đề.
- Xác định được các luận điểm triển khai để viết bài.
- Nhiều em bài viết có bố cục đầy đủ, chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng, kết quả, chất lượng bài làm bài tương đối tốt: Hiền, Vinh, Yến.
2. Nhược điểm.
- Một số bài viết luận điểm chưa rõ ràng: Lâm, Kiên, Hiếu.
- Một số ít chưa nắm vững yêu cầu của đề: Tuân.
- Nhiều bài phần phân tích chưa sâu, chưa biết chọn lọc các chi tiết tiêu biểu, đặc sắc.
- Một số bài viết cò để nội dung sơ sài, trình bày cẩu thả, chữ viết sai lỗi chính tả nhiều:
IV. Trả bài, chữa lỗi.
- Trả bài. 
- Sửa lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, lỗi diễn đạt và giải đáp thắc mắc (nếu có).
- Lấy điểm. 
* Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng cố. 	 
- Nhận xét giờ trả bài.
- Kiểm tra lại việc sửa lỗi của Hs.
5. Hướng dẫn về nhà.
 + Tự viết lại những đoạn văn đã mắc lỗi.
 + Đọc tham khảo các bài văn nghị luận tương tự bài viết.
	 + Chuẩn bị bài: Tổng kết văn bản nhật dụng theo yêu cầu Sgk.
___________________________________________________________________
Ngày soạn: 03/03/2016
Giảng: 	TUẦN 28
 TIẾT 131: TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG.
I. MỤC TIÊU
 - Củng cố và hệ thống lại những kiến thức đã học về văn bản nhật dụng.
1. Kiến thức:
- Đặc trưng chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.
- Những nội dung cơ bản của văn bản nhật dụng đã học.
2. Kỹ năng:
- Tiếp cận một văn bản nhật dụng.
- Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
3. Thái độ :
- Tích cực tự giác học tập
II.CHUẨN BỊ.
- GV: Giáo án, Sgk, bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị bài.
- Phương pháp:Tổng hợp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 * Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
Sĩ số: 9A -
2. Kiểm tra. 
Không kiểm tra đầu giờ.
3. Bài mới. Giới thiệu bài:
Trong chương trình Ngữ văn THCS các em đã được tìm hiểu một hệ thống các văn bản nhật dụng. Giờ học này chúng ta cùng ôn tập lại toàn bộ nội dung, kiến thức cần nắm chắc ở các văn bản này.
	*Hoạt động 2: Nội dung bài học.
Hoạt động dạy và học
Nội dung
 HS đọc khái niệm văn bản nhật dụng, lưu ý những điểm nổi bật.
Cho biết đề tài các văn bản nhật dụng đã học?
 Văn bản nhật dụng trong chương trình có chức năng gì?
 Em hiểu tính cập nhật của văn bản nhật dụng là gì?
 Việc học văn bản nhật dụng có nên tách khái các tác phẩm văn học khác trong chương trình Ngữ văn hay không? Vì sao?
( HS thảo luận, phát biểu, GV chốt ý). 
Kể tên một số văn bản nhật dụng đọc thêm có trong chương trình và SGK.
I. Khái niệm về văn bản nhật dụng
1. Khái niệm.
- Không phải là khái niệm thể loại cũng không chỉ kiểu văn bản.
- Chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của ND văn bản.
2. Đề tài.
- Đề tài rất phong phú: thiên nhiên, môi trường, văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội .....
3. Chức năng.
 - Đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá... những vấn đề, những hiện tượng.... gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng.
4.Tính cập nhật.
 Là gắn với cuộc sống bức thiết, hằng ngày, song tính bức thiết phải gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng, cái thường nhật phải gắn với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội.Như vậy : việc học VB nhật dụng sẽ tạo điều kiện tích cực để thể hiện nguyên tắc giúp học sinh hoà nhập với xã hội, Thếm nhập thực tế cuộc sống.
5. Giá trị văn chương.
 Việc học văn bản nhật dụng không nên tách khái các tác phẩm văn học khác trong chương trình Ngữ văn.
 Vì: Những văn bản nhật dụng trong chương trình là một bộ phận của môn Ngữ văn, VB được chọn lọc phải có giá trị văn chương (không phải là yêu cầu cao nhất song đó vẫn là một yêu cầu quan trọng) đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kỹ năng của môn Ngữ văn.
II. Hệ thống nội dung các văn bản nhật dụng đã học.
 (Dùng bảng phụ trình bày bảng hệ thống nội dung VB nhật dụng). 
 Nội dung bảng phụ.
STT
Tên văn bản
 Nội dung
1
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử.
Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử.
2
Động Phong Nha.
Giới thiệu danh lam thắng cảnh
3
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
Quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
4
Cổng trường mở ra.
Giáo dục, gia đình, nhà trường và trẻ em.
5
Mẹ tôi.
Thái độ của con cái đối với cha mẹ
6
Cuộc chia tay của những con búp bê.
Vai trò cua của gia đình cha mẹ với con cái.
7
Ca Huế trên Sông Hương.
Văn hoá dân gian
8
Thông tin về Ngày Trái Đất.....
Bảo vệ môi trường.
9
Ôn dịch, thuốc lá.
Chống tệ nạn ma tuý, thuốc lá.
10
Bài toán dân số.
Dân số và tương lai loài người.
11
Tuyên bố thế giới ... 
Quyền sống con người (Quyền trẻ em).
12
Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình.
Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới.
13
 Phong cách Hồ Chí Minh.
Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
* Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng cố:
 - Sưu tầm một VB nhật dụng từ các phương tiện thông tin đại chúng mà em cập nhật được. 
- Nắm chắc: + Khái niệm, nội dung các văn bản nhật dụng.
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 + Học bài. 
 + Soạn tiếp, xem trước 2 phần còn lại trong Sgk, lập bảng theo mẫu:
Tên văn bản
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử.
Bút ký.
Tự sự + miêu tả + biểu cảm.
................
.............
 _________________________________________________________
Ngày soạn: 03/03/2016
Giảng: 
TIẾT 132: TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG(tiếp)
I. MỤC TIÊU
 - Củng cố và hệ thống lại những kiến thức đã học về văn bản nhật dụng.
1. Kiến thức:
- Đặc trưng chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.
- Những nội dung cơ bản của văn bản nhật dụng đã học.
2. Kỹ năng:
- Tiếp cận một văn bản nhật dụng.
- Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
3. Thái độ :
- Tích cực tự giác học tập
II.CHUẨN BỊ.
- GV: Giáo án, Sgk, bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị bài.
- Phương pháp:Tổng hợp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 * Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 9A -
2. Kiểm tra
Trình bày khái niệm và nội dung các văn bản nhật dụng đã học.
3. Bài mới. 
Để hệ thống hoá hình thức và kiểu văn bản mà các văn bản nhật dụng trong chương trình đã sử dụng; nắm chắc một số các đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận văn bản nhật dụng, chúng ta cùng tìm hiểu trong giờ học hôm nay.
Hoạt động 2: Nội dung tổng kết.
Hoạt động của dạy và học
Nội dung
Gv cho Hs mở bảng thống kê đã lập ở nhà.
- Gọi 1, 2 em trình bày khái quát nội dung của bảng.
- Gv dùng bảng phụ đã chuẩn bị cho Hs theo dõi đối chiếu. 
Em rút ra nhận xét ntn về các hình thức chính của văn bản nhật dụng qua bảng ?
Gọi Hs đọc mục IV.
Rút ra kết luận về một số điểm cần lưu ý trong phương pháp học văn bản nhật dụng.
 Qua nội dung vừa tổng kết của hai tiết học, hãy cho biết: văn bản nhật dụng phải đảm bảo yêu cầu gì về mặt nội dung.
Nêu ra kết luận về việc học văn bản nhật dụng.
Nhận xét về hình thức của văn bản nhật dụng?
Khi đọc hiểu văn bản nhật dụng cần lưu ý điểm gì?
 (Hs trả lời từng câu).
Hs đọc to ghi nhớ.
III. Hình thức của văn bản nhật dụng.
 Văn bản nhật dụng cũng giống như các văn bản thông thường khác, nó không chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thứcđể tăng tính hấp dẫn và thuyết phục.
(Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản).
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng.
Một số đặc điểm cần lưu ý: 
1. Đọc thật kỹ các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề.
2. Phải tạo được thói quen liên hệ: 
 -Với thực tế bản thân.
 -Với thực tế cộng đồng (từ cộng đồng nhỏ, gần gũi đến cộng đồng lớn).
3. Có ý kiến, quan niệm riêng với những vấn đề được nêu ra và có đủ bản lĩnh, kiến thức, cách thức bảo vệ những quan điểm ý kiến ấy. Có thể đề xuất giải pháp.
4.Vận dụng các kiến thức của các môn học khác để đọc- Hiểu văn bản nhật dụng và ngược lại ( vì nội dung văn bản nhật dụng đặt ra có liên quan đến khá nhiều môn học khác)
5. Căn cứ vào những đặc điểm hình thức của văn bản và phương thức biểu đạt trong lúc phân tích nội dung 
6. Kết hợp xem tranh, ảnh theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng một cách thường xuyên.
* Ghi nhớ.
 Sgk Tr 96.
 * Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng

File đính kèm:

  • docKy_2.doc