Giáo án Ngữ văn 9 - Chị em Thúy Kiều

 Với việc sử dụng thành ngữ Tiếng Việt và điển cố văn học (Một hai nghiêng nước nghiêng thành), Nguyễn Du đã khẳng định: Kiều có một vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân, trên đời không ai sánh bằng (Sắc đành đòi một – nhan sắc thì chỉ có một mình kiều mà thôi). Nhan sắc của Thuý Kiều rõ ràng thuộc đẳng cấp khác ở bên kia của giới hạn thông thường.

 Kiều không chỉ đẹp mà còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Nguyễn Du đề cao sắc đẹp của Thuý kiều hơn cái tài nhưng ông chỉ miêu tả sắc đẹp trong 3 câu thơ, trong khi đó lại dành tới 6 câu thơ để nói về tài năng của nàng Kiều. Phải chăng đó là một dụng ý nghệ thuật của ông. Nếu như khi nói về Thuý Vân, nhà thơ không bao giờ đả động hay điểm xuyết thêm một tài hoa nào thì Thuý Kiều lại trái lại:

 “ Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”

 Theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến, một người con gái có tài năng phải giỏi “ cầm, kì, thi, hoạ” ( đánh đàn, chơi cờ, làm thơ, vẽ tranh). Kiều đã đạt đến mức lý tưởng ấy. Nàng có một tài năng hiếm có, một năng khiếu trời cho. Những chữ “ pha nghề”, “ đủ mùi”, “lầu”, “ ăn đứt”, “nghề riêng”, “khúc nhà” đã nói rõ điều này. Tài của Kiều là toàn diện. Đặc biệt sở trường hơn người của nàng là đánh đàn: “ nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”. Nàng giỏi nhạc đến mức soạn riêng cho mình khúc nhạc bạc mệnh ai nghe cũng buồn thảm (Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân). Cung đàn mà Kiều sáng tác ấy chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm, là tiếng nói nội tâm sâu sắc. Điều đó không những chứng tỏ cái “tài” mà còn thể hiện cái “tình” của nàng đối với cuộc đời.

 

doc15 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7964 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Chị em Thúy Kiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh minh.
b- Bố cục: Đoạn trích có thể chia làm ba phần:
 - Phần 1: 4 câu đầu : Nguyễn Du giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em Kiều.  - Phần 2: 16 câu tiếp theo: Tác giả khắc hoạ chân dung Thuý Vân – Thuý Kiều. Trong đó, ông dành:
 + 4 câu : gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân.  + 12 câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều . 
 - Phần 3: 4 câu cuối: Tác giả nhận xét chung về nếp sống của chị em Kiều.=> Bố cục của đoạn trích rất chặt chẽ. Ở đây, đại thi hào Nguyễn Du đã dẫn người đọc đi từ cảm nhận chung về vẻ đẹp của hai chị em, sau đó chiêm ngưỡng bức chân dung cụ thể của từng người, sau cùng thì tìm hiểu cuộc sống chung của họ. Hơn nữa, Cụ Tố Như đã có sự sắp đặt với dụng ý nghệ thuật rõ ràng: Tác giả tả người em trước, tả cô chị sau, số lượng câu tả chị gấp 3 lần tả cô em. Từ đó, ta có thể thấy rằng: gợi tả Thuý Vân thực ra là để làm nền, làm nổi bật bức chân dung sắc – tài – tình của nhân vật trung tâm của tác phẩm, đó là Thuý Kiều.
c- Nghệ thuật và nội dung của đoạn trích: 
 - Nghệ thuật:
 Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều’ đã thể hiện một bút pháp tinh diệu, nghệ thuật tả người bậc thầy của Nguyễn Du. Ông đã sử dụng thành công bút pháp nghệ thuật cổ điển: gợi tả vẻ đẹp của con người bằng những hình ảnh ước lệ, tượng trưng và các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, so sánh, nói quá, nhân hoá, tiểu đối…và một lớp từ ngữ giàu sức biểu đạt.
 - Nội dung: 
 Đoạn trích đã dựng lên hai bức chân dung: Thuý Vân phúc hậu, đoan trang; Thuý Kiều tài sắc vẹn toàn. Qua việc gợi tả vẻ đẹp ấy, tác giả dự cảm về số phận của hai nhân vật. Đây cũng là đoạn trích giàu chất nhân văn, thể hiện thái độ trân trọng đề cao, ca ngợi vẻ đẹp của con người:
B – Phân tích:
1- Bốn câu đầu: 
 Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã giới thiệu chung về vị trí, thứ bậc và đánh giá khái quát về hai Kiều:
“ Đầu lòng hai ả tố nga,Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân”
 Lời thơ thật ngắn gọn và xúc tích. Với phương thức tự sự gói gọn trong 14 chữ thôi vậy mà thi sĩ đã giới thiệu chúng ta biết đầy đủ thông tin về hai Kiều. Đó là hai người con gái đẹp ( hai ả tố nga ) và là hai người con gái đầu lòng của gia đình họ Vương. Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân. Nhịp thơ đều đặn (2/2/2…) đã tạo nên sự cân xứng, hài hoà, nhẹ nhàng và đều đặn trước sau khi giới thiệu hai chị em Thuý Kiều – Thuý Vân. Với việc sử dụng kết hợp các yếu tố ngôn ngữ: đại từ nhân xưng (ả, chị, em ), danh từ riêng (Thuý Kiều, Thuý Vân), sự phối hợp nhuần nhuỵ giữa từ thuần Việt với từ Hán – Việt khiến cho lời giới thiệu trở nên tự nhiên và trang trọng. Qua lời giới thiệu của tác giả, vẻ đẹp chung của hai nàng Kiều được lộ rõ hơn ở câu tiếp theo:
“Mai cốt cách, tuyết tinh thần”.
 Câu thơ ngắt nhịp 3/3 dứt khoắt, nhấn mạnh trong giọng và nghệ thuật tiểu đối khiến vẻ đẹp chung của hai Kiều trong lời thiệu thêm nổi bật. Bằng phương thức miêu tả qua hai hình ảnh ước lệ, ẩn dụ đó, thiên tài Nguyễn Du đã phác hoạ vẻ đẹp toàn mĩ trong cốt cách và phẩm cách của hai chị em. Cả hai Kiều đều có cốt cách duyên dáng, thanh cao như mai; tâm hồn, phẩm hạnh trắng trong như tuyết. Biểu tượng thiên nhiên “ mai”, “tuyết” ấy đã tôn vẻ đẹp của 2 chị em lên đến độ toàn bích trong cách nói kiệm lời, cô đúc của thi sĩ. Từ việc gợi tả khái quát vẻ đẹp chung của hai người con gái, ông đã khẳng định:
 “Mỗi người một vẻ / mười phân vẹn mười”
 Với cách ngắt nhịp 4/4, nghệ thuật tiểu đối, cách sử dụng thành ngữ Tiếng Việt (mười phân vẹn mười) và phương thức biểu đạt biểu cảm, tác giả đã khẳng định, nhấn mạnh vẻ riêng của từng người nhưng cả hai đều là những trang tuyệt sắc giai nhân. Lời khen của thi nhân chia đều cho cả Kiều và Vân. Nhưng nét bút lại muốn đậm nhạt “ mỗi người một vẻ”, vì thế, những lời thơ tiếp theo, thi sĩ đã tập trung rọi sáng chân dung của từng người. 
2/ Mười sáu câu tiếp theo: Nguyễn Du khắc hoạ cụ thể hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều. 
a/ Thuý Vân- người con gái phúc hậu, đoan trang:
 Khi giới thiệu về thứ bậc trong gia đình, Nguyễn Du đã viết: “Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân”. Lẽ thường bao giờ cũng vậy, đặc biệt trong xã hội phong kiến khi mà mọi lễ nghi phải đúng theo quy tắc. Nhưng ở đây thì khác, tác giả muốn muốn đặt vấn đề đường nét, màu sắc đậm nhạt lên hàng đầu nên đã không tuân thủ điều này. Vì vậy, nét bút đầu tiên thi sĩ đã dành cho Thuý Vân những nét vẽ rất cụ thể, chi tiết: 
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
 Mỗi câu thơ là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung của giai nhân. Cảm nhận chung, ấn tượng chung về Thuý Vân, đó là vẻ đẹp “ trang trọng ”, “đoan trang”. “ trang trọng”, “đoan trang” là những tính từ gợi tả vẻ đẹp cao sang, quý
 phái. Nhưng vẻ đẹp của Vân khác với vẻ đẹp của những cô gái khác; vẻ “trang trọng” của nàng có nét riêng, nét “khác vời” khó lẫn. Từ lời nhận xét chung đó, Nguyễn Du tiếp tục phác hoạ những nét cụ thể hơn. Vẻ đẹp Thuý Vân, trước hết, được toát lên từ khuôn mặt, nét ngài:
“Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”
“khuôn trăng”, “nét ngài” là hai hình ảnh ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ gợi lên một khuôn mặt phúc hậu, phương phi tròn trịa, tươi sáng như trăng rằm, lông mày sắc nét, đậm như con ngài . Các từ “ đầy đặn”, “ nở nang” sử dụng thật giản dị nhưng sức diễn tả lại rất lớn. Nó không chỉ gợi tả sự đầy đặn, nở nang trong nhan sắc mà đây còn là sự đầy đặn, mĩ mãn của số phận, của cuộc đời nàng. Khuôn mặt như đẹp hơn, rạng rỡ và tươi sáng hơn khi Thuý Vân cười. “ Hoa cười” là cười tươi như hoa. Nghệ thuật nhân hoá ấy gợi sự tươi tắn của nụ cười, của khuôn mặt, của nhan sắc giai nhân. Vì thế, Thuý Vân cũng dễ chiếm được cảm tình của mọi người. 
 Vẻ đẹp đoan trang, quý phái của Thuý Vân còn bộc lộ trong ngôn ngữ, lời nói của nàng. Mỗi khi Thuý Vân “thốt” ra thì âm thanh nghe nhẹ nhàng, trong trẻo như “ngọc” vậy. Động từ “thốt” thể hiện cách nói năng của nàng rất đúng mực…Điều này phù hợp với tính cách của nhân vật. Vẻ đẹp của Thuý Vân có cái bằng nhưng cũng có cái hơn thiên nhiên, tạo hoá:
 “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
 Mái tóc của Vân óng ả, bồng bềnh, mềm mại hơn cả mây. Làn da của nàng mịn màng, trắng sáng hơn cả tuyết. Nhưng vẻ đẹp đó lại tạo nên một sự hoà hợp với thế giới xung quanh. Với vẻ đẹp ấy, thiên nhiên sẵn sàng chấp nhận chịu “thua”, chịu “nhường”. Nghệ thuật nhân hoá khiến thiên nhiên như có hình thể và tính cách như con người. Hai từ “ thua”, “ nhường” được sử dụng rất tinh diệu. Nó vừa đặc tả vẻ đẹp của Thuý Vân, vừa thể hiện sự dự cảm của Nguyễn Du về số phận của nàng – một số phận, một cuộc đời bình lặng, êm ả... Nàng sinh ra dường như là để hưởng cuộc sống phong lưu, an nhàn. 
 Rõ ràng, Thuý Vân đẹp - một vẻ đẹp khá sắc nét nhưng vẫn hồn hậu, thuỳ mị. Vẻ đẹp viên mãn ấy như lọt giữa đường của cái chân và cái thiện. Đó là vẻ đẹp rất dễ chiếm được cảm tình. Nó trong trẻo như suối đầu nguồn, như trăng đầu tháng. Tất cả ngôn từ như đều muốn làm nổi bật điều này. Nó nhất quán trong phạm trù chuẩn mực, ai cũng chấp nhận, kể cả khuôn phép lễ giáo và sự tuyệt đối của thiên nhiên. 
 Với bốn dòng thơ thôi vậy mà cũng đủ vẽ lên 1 sắc đẹp tươi tắn, trẻ trung, kiều diễm 1 cô gái đang độ trăng tròn. Nó đã phần nào thể hiện được con mắt nhìn người sâu sắc và nghệ thuật miêu tả bậc thầy của Nguyễn Du.
b/ Thuý Kiều- một giai nhân tài sắc vẹn toàn:
 Mặc dù tả Thuý Vân khá kĩ lưỡng nhưng Nguyễn Du vẫn còn chỗ dành cho Thuý Kiều. Cái chỗ ấy chiếm một khoảng không gian không lớn nhưng rất quan trọng. Đến đây, chúng ta mới hiểu rõ vì sao tác giả lại tả cô em trước, cô chị sau. Thì ra tả Vân mục đích là làm nổi bật Kiều:
 ‘Kiều càng sắc sảo mặn mà
 So bề tài sắc lại là phần hơn”
 Nhà thơ dùng nghệ thuật so sánh, đòn bẩy, nghệ thuật “tá khách hình chủ” (mượn khách để nói chủ, mượn Vân để tả Kiều). Với nghệ thật đó, Thuý Vân trở thành điểm tựa để chân dung Thuý Kiều nổi lên, trội hẳn. Thuý vân đã được tả như một cô gái đẹp hoàn hảo, đằm thắm nhưng chưa đến mức mặn mà, thông tuệ nhưng chưa phải là sắc sảo. Vẻ đẹp của Thuý kiều vượt lên trên cái hoàn hảo ấy để trở thành cái đẹp tuyệt mĩ. Chính phó từ “càng” đã khẳng định điều đó. Kiều không chỉ sắc sảo mặn mà trong hình sắc mà còn sắc sảo về trí tuệ và “ mặn mà” trong tình cảm, trong tình người. Và chính cái đẹp sắc sảo, mặn mà đó mới là cái đẹp tuyệt đỉnh của người con gái. Một chữ “mặn mà” thật đúng với con người Thuý kiều biết bao! 
 Khác với Thuý Vân, khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, Nguyễn Du không liệt kê, không miêu tả chi tiết, cụ thể. Ngòi bút của ông chỉ ngưng đọng ở đôi mắt – một đôi mắt hoàn mĩ:
“ Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”
 Đôi mắt ấy đẹp như một bức tranh,long lanh, trong sáng như làn nước mùa thu gợn sóng. Nó không chỉ đẹp, có sức cuốn hút mãnh liệt mà nó còn có tình, ẩn chứa một sự tinh anh trong tâm hồn và trí truệ. Như vậy, khi miêu tả chân dung Thuý Kiều, Nguyễn Du không chỉ gợi tả “sắc” mà còn thể hiện cái “tình” của nàng. Đôi mắt ấy lại ẩn dưới lớp lông mày thanh tú, tươi tắn như dáng núi mùa xuân. Sự kết hợp tuyệt diệu đó càng làm cho vẻ đẹp của Thuý Kiều thêm hài hoà, kiều diễm hơn nhiều phần. Cũng là nét ngài nhưng thay cho “nét ngài nở nang” là sự mơn mởn của “nét xuân sơn”. Để rồi “Sơn” đi với “thuỷ” thật là hữu tình. Những hình ảnh trong trẻo mỹ lệ của thiên nhiên dưới hình thức nghệ thuật ẩn dụ, ước lệ, tượng trưng, tiểu đối được sử dụng tuyệt vời như đúc lại vẻ đẹp của giai nhân trong câu thơ sáu chữ để rồi mở rộng hơn, nâng cao hơn vẻ đẹp ấy đến tột đỉnh trong một so sánh khái quát:
“ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
 Với Thuý Vân – một người con gái có vẻ đep đoan trang, phúc hậu, có tính chất thung dung điềm đạm, thiên nhiên sẵn sàng “thua” và “ nhường” còn vẻ đẹp của Kiều khiến cho hoa cũng phải “ghen”, liễu cũng phải “ hờn”, hay nói cách khác nhìn vẻ đẹp của Thuý Kiều thiên nhiên, tạo hoá nhận ra khuyết điểm của mình, để rồi mặc cảm với chính mình. Từ đó mới nảy sinh thái độ ghen ghét, đố kị. Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, tiểu đối đựoc sử dụng một cách tài tình khiến cho tính chất đố kị giữa vẻ đẹp của Kiều và thiên nhiên càng tăng thêm gấp bội. Một lần nữa, chúng ta lại thấy nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du tuyệt vời đến mức nào. Hai chữ “ghen”, “hờn” thôi vậy mà vừa gợi tả được vẻ đẹp tuyệt mĩ của Thuý Kiều lại vừa dự báo được tương lai, số phận, cuộc đời của nàng: đó là một số phận, một tương lai không yên ổn, lênh đênh chìm nổi trong gió bụi cuộc đời. Từ xưa, ông cha ta đã đề cập vấn đề này trong ca dao: 
“ Một vừa hai phải ai ơi
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”
 Ở đây, Nguyễn Du đã lồng sự linh cảm đó trong nét bút tài hoa gợi tả nhan sắc của Kiều. 
 Với việc sử dụng thành ngữ Tiếng Việt và điển cố văn học (Một hai nghiêng nước nghiêng thành), Nguyễn Du đã khẳng định: Kiều có một vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân, trên đời không ai sánh bằng (Sắc đành đòi một – nhan sắc thì chỉ có một mình kiều mà thôi). Nhan sắc của Thuý Kiều rõ ràng thuộc đẳng cấp khác ở bên kia của giới hạn thông thường. 
 Kiều không chỉ đẹp mà còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Nguyễn Du đề cao sắc đẹp của Thuý kiều hơn cái tài nhưng ông chỉ miêu tả sắc đẹp trong 3 câu thơ, trong khi đó lại dành tới 6 câu thơ để nói về tài năng của nàng Kiều. Phải chăng đó là một dụng ý nghệ thuật của ông. Nếu như khi nói về Thuý Vân, nhà thơ không bao giờ đả động hay điểm xuyết thêm một tài hoa nào thì Thuý Kiều lại trái lại:
 “ Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”
 Theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến, một người con gái có tài năng phải giỏi “ cầm, kì, thi, hoạ” ( đánh đàn, chơi cờ, làm thơ, vẽ tranh). Kiều đã đạt đến mức lý tưởng ấy. Nàng có một tài năng hiếm có, một năng khiếu trời cho. Những chữ “ pha nghề”, “ đủ mùi”, “lầu”, “ ăn đứt”, “nghề riêng”, “khúc nhà” đã nói rõ điều này. Tài của Kiều là toàn diện. Đặc biệt sở trường hơn người của nàng là đánh đàn: “ nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”. Nàng giỏi nhạc đến mức soạn riêng cho mình khúc nhạc bạc mệnh ai nghe cũng buồn thảm (Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân). Cung đàn mà Kiều sáng tác ấy chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm, là tiếng nói nội tâm sâu sắc... Điều đó không những chứng tỏ cái “tài” mà còn thể hiện cái “tình” của nàng đối với cuộc đời.
Dùng 6 câu thơ để nói về cái tài chính là Nguyễn Du muốn nhấn mạnh thêm cái sắc đẹp của Thuý Kiều. Vì tài của Kiều còn có thể kể, có thể tả được, còn sắc đẹp thì không bút nào tả nổi. Tả sắc, kể tài là để gợi cái tình. Vậy là vẻ đẹp của Kiều dưới ngòi bút của Nguyễn Du là sự kết hợp cả sắc – tài – tình, là sự kết hợp vẻ đẹp của nhan sắc, tài năng, tâm hồn ( vẻ đẹp của Thuý Vân chủ yếu là ngoại hình). Hình như một số phận bạc bẽo, éo le đã dành sẵn trước cho Thuý Kiều. Sau này có người trong truyện đã bình luận về Kiều:
 “Anh hoa phát tiết ra ngoài
 Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa”
 Vẽ chân dung Thuý Kiều cũng như Thuý Vân, Nguyễn Du vẫn sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng quen thuộc trong thơ Nôm thời Trung đại. Tuy vậy, bức chân dung mỗi nhân vật vẫn hiện lên rất sống động, có hồn, nét nào cũng hoàn hảo, lí tưởng, cao quý. Giáo sư Đặng Thanh Lê đã nhận xét: Nguyễn Du khắc hoạ chân dung Thuý Kiều, Thuý Vân để “thể hiện khuynh hướng tâm lí hoá ngoại hình và hơn thế nữa khuynh hướng thân phận hoá phẩm cách nhân vật”.
c/ Đến bốn câu thơ cuối, Nguyễn Du nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em:
“Phong lưu rất mực hồng quần,Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.Êm đềm trướng rủ màn che,Tường đông ong bướm đi về mặc ai.”
 Ở đây, ông đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ (Phong lưu rất mực hồng quần; Êm đềm trướng rủ màn che) để nhấn mạnh cuộc sống phong lưu, êm đềm của chị em Thuý Kiều. Họ đều đã “ xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”. Cái hay của câu thơ này là ở cách sử dụng phối hợp các phụ âm một cách tài tình. Một câu thơ mà thi sĩ đã dùng tới bốn phụ âm “x” ( xuân xanh xấp xỉ), hai phụ âm “t” ( tới tuần), hai phụ âm “ c – k” (cập kê). Sự cộng hưởng của các phụ âm này trong một dòng thơ đã tạo nên âm điệu nhẹ nhàng, êm đềm của cuộc sống yên vui, êm ấm của thiếu nữ phòng khuê. Với việc dùng một loạt từ Hán – Việt: “Phong lưu”, “hồng quần”, “cập kê” và thành ngữ Tiếng việt “trướng rủ màn che”, tác giả đã nhấn mạnh cả hai chị em đã đến tuổi yêu, tuổi lấy chồng. Mặc dù vậy, họ vẫn giữ được nền nếp gia đình:
 “ Êm đềm trướng rủ màn che
 Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
 Sự đối lập giữa khát vọng và thái độ của chị em Thuý Kiều càng làm tăng thêm vẻ đẹp về đức hạnh của hai người, khiến ai cũng động lòng trắc ẩn.
 Tóm lại, đoạn thơ nói về “ chị em Thuý kiều” là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất trong Truyện Kiều. Nó đã để lại cho người đọc biết bao rung cảm thẩm mĩ. Đoạn trích thể hiện một tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du. Ngôn ngữ cô đúc, lời thơ giàu cảm xúc. Các phép tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, nghệ thuật đòn bẩy….được Nguyễn Du vận dụng một cách tài tình. Vì thế, dù ông sử dụng ngôn ngữ hình ảnh ước lệ, tượng trưng, công thức nhưng bức chân dung của hai thiếu nữ Vân – Kiều vẫn hiện lên một cách cụ thể hấp dẫn, sinh động và có hồn. Hàm ẩn sau bức chân dung mĩ nhân là cả một tấm lòng trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp con người là một trong những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo ở Truyện Kiều.
C/ Luyện tập:
 So s¸nh, ®èi chiÕu ®o¹n trÝch: ChÞ em Thuý KiÒu ( TrÝch: TruyÖn KiÒu – NguyÔn Du) víi ®o¹n trÝch t­¬ng øng trong “Kim V©n KiÒu truyÖn” cña Thanh T©m Tµi Nh©n ®Ó thÊy sù s¸ng t¹o cña NguyÔn Du.
Gîi ý
C¸c em ®äc kÜ hai ®o¹n trÝch ë phÇn §äc v¨n b¶n cña phÇn Giíi thiÖu chung 
Sau ®ã tiÕn hµnh ®èi chiÕu, so s¸nh:
C©u hái
Ph­¬ng diÖn so s¸nh
§o¹n trÝch trong “Kim V©n KiÒu truyÖn” cña Thanh T©m Tµi Nh©n
§o¹n trÝch: ChÞ em Thuý KiÒu (NguyÔn Du)
? Tr×nh tù giíi thiÖu nh©n vËt cña hai t¸c gi¶ cã g× kh¸c nhau?
1.Tr×nh tù giíi thiÖu nh©n vËt:
- giíi thiÖu Thuý KiÒu tr­íc –> Thuý V©n sau
 - giíi thiÖu Thuý V©n tr­íc – Thuý KiÒu sau
? LÝ gi¶i v× sao l¹i cã sù kh¸c nhau ®ã?
-> ®¶m b¶o nguyªn t¾c trong quan hÖ øng xö theo quan ®iÓm phong kiÕn: ng­êi trªn bao giê còng ®­îc xÕp tr­íc, giíi thiÖu tr­íc
->NguyÔn Du nh×n con ng­êi trong mèi quan hÖ b×nh ®¼ng, Ýt chÞu giµng buéc cña lÔ gi¸o phong kiÕn
->h¬n n÷a, t¶ vÎ ®Ñp cña Thuý V©n tr­íc lµ ®Ó lµm c¬ së nhÊn m¹nh, lµm næi bËt vÎ ®Ñp cña Thuý KiÒu-nh©n vËt trung t©m cña t¸c phÈm. ChÝnh phã tõ “cµng” trong c©u “ KiÒu cµng s¾c s¶o mÆn mµ ®· nãi lªn ®iÒu ®ã.
? Ph­¬ng thøc biÓu ®¹t chÝnh cña hai v¨n b¶n cã g× kh¸c nhau?
?C¨n cø vµo hai v¨n b¶n h·y lµm s¸ng tá ®iÒu ®ã?
?C¸i tµi cña NguyÔn Du khi miªu t¶ ch©n dung nh©n vËt lµ g×?Thanh T©m Tµi Nh©n cã ®¹t ®­îc ®iÒu ®ã kh«ng?
2. Ph­¬ng thøc biÓu ®¹t chÝnh:
- Thiªn vÒ kÓ:
 + KÓ, giíi thiÖu chi tiÕt vÒ gia c¶nh: bè hä V­¬ng, tªn L­ìng Tïng…sinh ra ba chÞ em Thuý KiÒu.
+ giíi thiÖu Thuý KiÒu råi ®Õn Thuý V©n:” ChÞ tªn Thuý KiÒu, em tªn lµ Thuý V©n, tuæi ®Òu ®ang ®é thanh xu©n. C¶ hai chÞ em ®Òu th¹o th¬ phó”. VÒ Thuý KiÒu: “ VÎ ng­êi tha thiÕt phong l­u, tÝnh chuéng hµo hoa, l¹i thÝch ©m luËt, rÊt th¹o mãn hå cÇm”. VÒ Thuý V©n, «ng giíi thiÖu: Thuý V©n d¸ng yªu kiÒu, hiÒn dÞu..”
=> kÓ, giíi thiÖu nh©n vËt mét c¸ch chung chung, ng­êi ®äc khã h×nh dung ra h×nh d¸ng, thÇn th¸i cña hä.
- KÓ, t¶ ( thiªn vÒ gîi t¶)
 + ®Çu tiªn, NguyÔn Du ®· sö dông h×nh ¶nh “ mai”, “tuyÕt” ®Ó gîi t¶ vÎ ®Ñp ch©n dung cña 2 chÞ em Thuý KiÒu. ..Khi giíi thiÖu chung vÒ hai nh©n vËt, Thanh T©m Tµi Nh©n nhÊn m¹nh tíi c¸i tµi th¬ phó cña 2 chÞ em, cßn NguyÔn Du chØ nhÊn m¹nh tíi: cèt c¸ch duyªn d¸ng, thanh cao nh­ mai vµ tinh thÇn tr¾ng trong nh­ tuyÕt cña hä. Cßn c¸i tµi, NguyÔn Du chØ dµnh cho KiÒu khi miªu t¶ ë phÇn sau.
+ Khi gîi t¶ vÎ ®Ñp cña Thuý V©n, NguyÔn Du tËp trung gîi t¶ qua c¸c h×nh ¶nh: khu«n tr¨ng, nÐt ngµi, hoa c­êi, ngäc thèt, m©y thua n­íc tãc , tuyÕt nh­êng mµu da. Víi nh÷ng Èn dô, so s¸nh ®ã, NguyÔn Du ®· t¹o cho Thuý V©n mét vÎ cao sang mµ phóc hËu.
+ Cßn khi t¶ KiÒu, «ng l¹i tËp trung ®Æc t¶ vÎ ®Ñp cña ®«i m¾t. “Lµn thu thuû” gîi t¶ h×nh ¶nh ®«i m¾t cña nµng trong v¾t, sãng s¸nh nh­ sãng n­íc hå thu, cßn “nÐt xu©n s¬n” gîi t¶ vÎ non t¬ trµn ®Çy søc sèng to¸t ra tõ vãc d¸ng, ®­êng nÐt gîi h×nh.VÎ ®Ñp cña nµng khiÕn t¹o ho¸ ph¶i ghen ghÐt, ®è kÞ…C¸i tµi th× NguyÔn Du ®· dµnh hÕt cho KiÒu. Nµng giái “cÇm, k×, thi, ho¹”, “ ca ng©m” vµ rÊt th¹o “ hå cÇm”.C¸i tµi cña nµng cßn thÓ hiÖn c¸i t×nh cña nµng ®èi víi cuéc ®êi.
=>NguyÔn Du ®· gîi t¶ chi tiÕt b»ng hÖ thèng h×nh ¶nh gîi h×nh, gîi c¶m võa gîi lªn vÎ ®Ñp “mçi ng­êi mét vΔ, tuyÖt mÜ cña hai chÞ em Thuý KiÒu, ®ång thêi qua ®ã còng dù b¸o cuéc ®êi, sè phËn cña mçi nh©n vËt ( V©n: cuéc sèng yªn æn, ªm ®Òm; KiÒu: lªnh ®ªnh ch×m næi).
?NhËn xÐt cña em vÒ gi¸ trÞ nghÖ thuËt cña mçi ®o¹n trÝch?
3. NghÖ thuËt
- gi¸ trÞ nghÖ thuËt kh«ng cao
- Cã gi¸ trÞ nghÖ thuËt rÊt cao:
 + sö dông h×nh ¶nh t­îng tr­ng, ­íc lÖ cã søc s¸ng t¹o lín
+ sö dông thµnh c«ng c¸c biÖn ph¸p tu tõ: Èn dô, so s¸nh, nh©n ho¸…
+ c¸ch dïng tõ chän läc, giµu tÝnh gîi h×nh
+ Miªu t¶ ch©n dung->dù b¸o sè phËn nh©n vËt=> ®ã lµ c¸i tµi s¸ng t¹o cña NguyÔn Du
? Qua hai ®o¹n trÝch cña hai t¸c gi¶, em cã nhËn xÐt g× vÒ c¸ch nh×n con ng­êi cña mçi t¸c gi¶?
4. C¸ch nh×n con ng­êi
- giíi thiÖu nh©n vËt V©n – KiÒu víi vÎ ®Ñp ®¬n thuÇn.V× thÕ, c¸ch nh×n con ng­êi cña Thanh T©m Tµi Nh©n rÊt gi¶n ®¬n, ch­a thÊy hÕt ®­îc c¸i tÇm vãc lín lao, hoµn h¶o, tuyÖt mÜ cña con ng­êi.
- NguyÔn Du nh×n con ng­êi d­íi con m¾t cña cña ng­êi nghÖ sÜ.Qua c¸i nh×n ®ã, Thuý V©n th× ®oan trang, trang träng kh¸c vêi. S¾c ®Ñp Êy l¹i ®­îc nh×n qua l¨ng kÝnh nh÷ng “ khu«n tr¨ng”, “ nÐt ngµi”, “hoa”, “ngäc”, “tuyÕt”, “ m©y” lµ nh÷ng yÕu tè cña thiªn nhiªn võa cao quý võa siªu phµm, kh«ng gîn chót vÎ trÇn tôc, x¸c thÞt.
§Õn Thuý KiÒu, kh«ng nh÷ng chóng ta c¶m nhËn ®­îc vÎ ®Ñp thanh tó vµ trong s¸ng (thu thuû, xu©n s¬n) cña con ng­êi mµ cßn cã thÓ c¶m nhËn ®­îc cèt c¸ch ®a t×nh hµm chøa trong 2 yÕu tè non - n­íc. VÎ ®Ñp cña con ng­êi ®Õn ®©y thiªn nhiªn kh«ng cßn nh­êng ,nhÞn ®­îc n÷a mµ ®· khiÕn hoa ph¶i ghen, liÔu ph¶i hên.
Ngay trong viÖc miªu t¶ nh©n vËt, NguyÔn Du ®· dù c¶m vÒ sè phËn con ng­êi. §©y còng chÝnh lµ nh÷ng tr¨n trë cña «ng
=>vÎ ®Ñp cña Thuý V©n , Thuý KiÒu nãi riªng, cña co

File đính kèm:

  • docon tap chi em thuy kieu.doc
Giáo án liên quan