Giáo án Ngữ văn 9 - Bùi Thị Hòa - Tuần 8

GV: Xác định lối diễn đạt trong những câu sau:

a, Thừa từ đẹp vì thắng cảnh là cảnh đẹp

b, Sai từ dự đoán: vì dự đoán: “đoán trước tình hình sự việc nào đó xảy ra trong tương lai” Thay bằng từ ước đoán, phỏng đoán.

c, Sai từ đẩy mạnh: có nghĩa là “thúc đẩy cho phát triển nhanh lên”. Mà ở đây nói về quy mô: mở rộng hay thu hẹp.

HS: thảo luận theo cặp 4 phút và xác định

GV: Giải thích vì sao lại có những lỗi trên?

HS: Người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng từ mà mình sử dụng.

GV: Để “biết dùng tiếng ta” cần phải làm gì?

HS: Nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.

 

doc12 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Bùi Thị Hòa - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“…Vân Tiên nghe nói liền cười”
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn…”
GV: Qua những lới nói đó, em hiểu gì về con người Lục Vân Tiên?
HS: Là người chính trực, hào hiệp, từ tâm, nhân hậu.
GV: Quan niệm của người anh hùng được thể hiện ở câu thơ nào? 
HS: “…Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
GV: Theo em Nguyễn Đình Chiểu có dụng ý gì khi sáng tạo ra nhân vật Lục Vân Tiên?
HS: Lục Vân Tiên là hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình: người ngay thẳng trong sáng, nghĩa hiệp.
GV: Tác giả miêu tả Nguyệt Nga theo cách nào?
HS: Nguyệt Nga tự miêu tả về mình.
“Thưa rằng: "Tôi Kiều Nguyệt Nga,
…Quê nhà ở quận Tây Xuyên,
Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê…
Làm con đâu dám cãi cha,
Ví dầu ngàn dặm đường xa cũng đành…
…Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.
Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa…
Hà Khê qua đó cũng gần,
Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng”
GV: Em có nhận xét gì về cách xưng hô của Nguyệt Nga với Lục Vân Tiên?
HS: Tiện thiếp – quân tử
GV: Qua nhừng lời giải bày của Kiều Nguyệt Nga với Lục Vân Tiên, cho ta thấy Nguyệt Nga là người có phẩm chất, tính cách gì?
GV bình Là một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, nói năng dịu dàng, mực thước, khúc triết, rõ ràng. Đặc biệt Kiều Nguyệt Nga còn là người ân nghĩa thuỷ chung -> nét đẹp tâm hồn đó đã làm cho nàng chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, những con người bao giờ cũng xem trọng ơn nghĩa “Ơn ai một chút chẳng quên”.
HS nghe và cảm nhận.
* Đạo lý nhân nghĩa: 
GV: Qua 2 nhân vật, đạo lí nhân nghĩa được thể hiện như thế nào qua truyện?
Hs thảo luận nhóm – 4 nhóm -4 phút và trình bày. GV chốt ý
GV: Nhận xét về nghệ thuật sử ngôn ngữ và ý nghĩa văn bản qua đoạn trích?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý : 
Từ Hán Việt: bất bình, quân tử, thân vong, kiến nghĩa bất vi…
- Chuẩn bị: Đọc bài, tìm hiểu vai trò của việc trau dồi vốn từ. Cách trau dồi vốn từ.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: (1822-1888)
- Là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác vào thời kỳ đau thương mà anh dũng của dân tộc ta vào thế kỷ XIX
- Sáng rác nhiều thơ văn, khích lệ tinh thần chiến đấu và yêu nước của nhân dân Nam Bộ.
2.Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Đoạn trích: nằm ở phần đầu tác phẩm
- “Truyện Lục Vân Tiên” ra đời khoảng đầu những năm 50 của thế kỷ XIX (truyện thơ Nôm). Thể hiện rõ lí tưởng đạo đức mà tác giả muốn gởi gắm.
b.Thể loại:
- Gồm 2082 câu thơ lục bát. Chia làm 3 phần 
Diễn biến sự việc trong đoạn trích nằm trong kết cấu của các truyện truyền thống: người tốt thường gặp nhiều gian truân, trắc trở, cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc – Tìm hiểu từ khó:
* Tóm tắt: gồm 3 phần
Phần 1: Vân Tiên đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga
 Phần 2: Vân Tiên gặp nạn, được thần và dân cứu
+ Mẹ mất, hỏng thi, bị mù, bị Trịnh Hâm hãm hại, được Ngư ông cứu
+ Bị gia đình Võ Công bội hôn, bị bỏ vào rừng nhưng được thần núi cứu, cho thuốc chữa sáng mắt, tiếp thục học hành
+ Kiều Nguyệt Nga chung thủy với Vân Tiên nhưng bị bị xấu hãm hại, cống phiên cho giặc Ô Qua, nàng tự tử. Bị Bùi Kiệm ép duyên, nhưng trốn thoát và sống với bà lão trong rừng sâu
Phần 3: Vân Tiên đổ trạng đi dẹp giặc Ô Qua gặp Nguyệt Nga, họ đoàn tụ
2.Tìm hiểu văn bản:
a.Bố cục: 2 phần
- 14 câu đầu: Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp
- Còn lại: Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên với Kiều Nguyện Nga sau trận đánh.
b.Đại ý: Thông qua nỗi bất hạnh của người dân,tác giả tố cáo xã hội bất công, đề cao người lao động có nhân nghĩa
c. Phân tích:
c1. Nhân vật Lục Vân Tiên: 
* Hành động: 
+ Một mình bẻ cây làm gậy, sông vào đánh cướp.
+ Tả đột hữu xung.
* Lời nói: Bớ đảng hung đồ… hại dân
* Hình ảnh bọn cướp: 
- Hung dữ, rất đông
- Kết quả: bọn cướp vỡ tan
-> Kể nhanh, ngắn gọn, bằng biện pháp so sánh, tương phản.
=> Là người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa, khinh tài, từ tâm, nhân hậu.
* Cách cư sử với Nguyệt Nga: 
“ Khoan khoan….phận trai”
“ Làm ơn hả dễ……….ơn
-> Chàng hỏi han ân cần, an ủi, giữ phép tắc gia giáo, từ chối sự trả ơn.
=> Là người chính trực, hào hiệp, từ tâm, nhân hậu. 
- Quan niệm về lẽ sống của người anh hùng:
 “…Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
=> Lục Vân Tiên là hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình: Anh hùng vì dân dẹp loạn.
c2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga:
* Tự giới thiệu về mình
“Thưa rằng…
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa”
Xưng hô: Tiện thiếp – anh hùng
-Cách xưng hô dụi dang,khiêm nhường,mực thước.
-> Một cô gái hiền hậu, nết na, có học thức, có giáo dục, ân tình, trọng ân nghĩa.
“Chút tôi yếu liễu đào thơ,…
…Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng
…Của tiền chẳng có bạc vàng thì không…
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi".
-> Chịu ơn Lục Vân Tiên áy náy, băn khoăn, tìm cách đền đáp.
=> Kiều Nguyêt Nga một cô gái đáng quý và trong sáng.
 * Đạo lý nhân nghĩa: 
- Lục Vân Tiên thông qua hành động dũng cảm, chính trực, hào hiệp, cư xử với Nguyệt Nga
 - Kiều Nguyệt Nga qua lời nói của một cô gái thùy mị, nết na, một lòng tri ân với người đã cứu mình.
3.Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Miêu tả nhân vật chủ yếu thông qua cử chỉ, hành động, lời nói.
- Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần gũi với lời nói thông thường, mang màu sắc Nam Bộ.
b. Nội dung: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
* Ý nghĩa văn bản:
Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Vân Tiên và Nguyệt Nga, qua đó cho thấy khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học thuộc lòng đoạn trích
- Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga thông qua lời nói, hành động của nhân vật. Đạo lí nhân nghĩa thể hiện trong tác phẩm
- Hiểu và dùng một số từ Hán Việt thông dụng ở chú thích
- Bài mới: “Trau dồi vốn từ”
E. RÚT KINH NGHIỆM :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
Tuần : 8 Ngày soạn: 05/10/2014
Tiết PPCT: 38 Ngày dạy: 07/10/2014
Tiếng Việt:
TRAU DỒI VỐN TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức :
 - Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
2. Kỹ năng :
 - Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ : 
 - Tích cực trau dồi vốn từ của bản thân để viết văn được hay hơn.
C. PHƯƠNG PHÁP : 
 - Phát vấn, đàm thoại, giải thích,phân tích, lấy ví dụ minh họa, thảo luận nhóm…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp : Kiểm diện HS 
 - Lớp 9ª1: Sĩ số:.........., Vắng:...........(P:............,KP:............)
 - Lớp 9ª2: Sĩ số:.........., Vắng:...........(P:............,KP:............)
2. Kiểm tra bài cũ : 
 - Thế nào là thuật ngữ? Đặc điểm của thuật ngữ? Tìm những thuật ngữ thuộc lĩnh vực văn học ?
3. Bài mới: 
 - Từ là chất liệu để tạo nên câu. Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của con người, người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng và có vốn từ phong phú. Từ đó, trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng để phát triển kĩ năng diễn đạt.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG
GV: Nêu vấn đề: Em hiểu vốn từ là gì?
GV: Em muốn viết một bài văn, muốn diễn tả suy nghĩ của mình thì em cần phải có vốn từ như thế nào?
HS : Trả lời câu hỏi: Vốn từ là tổng thể số lượng và chất lượng từ ngữ mà mỗi người có được do tích lũy
- Muốn diễn tả chính xác sinh động những suy nghĩ ,tình cảm, cảm xúc thì người nói phải có vốn từ phong phú.
GV: Như vậy em thấy việc trau dồi vốn từ có quan trọng không? Trau dồi vốn từ để làm gì?
* HS đọc VD 1 : (SGK/99, 100)
 GV: Cho biết Tác giả Phạm Văn Đồng muốn nói gì?
HS: suy nghĩ và trả lời. Muốn làm rõ 2 ý:
 1. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người viết. 
 2. Muốn phát huy khả năng tối đa của Tiếng Việt, cần không ngừng trau dồi ngôn từ của mình trước hết phải trau dồi vốn từ.
GV nhận xét và chốt ý.
* HS đọc VD 2 : (SGK/100)
GV: Xác định lối diễn đạt trong những câu sau:
a, Thừa từ đẹp vì thắng cảnh là cảnh đẹp
b, Sai từ dự đoán: vì dự đoán: “đoán trước tình hình sự việc nào đó xảy ra trong tương lai” Thay bằng từ ước đoán, phỏng đoán.
c, Sai từ đẩy mạnh: có nghĩa là “thúc đẩy cho phát triển nhanh lên”. Mà ở đây nói về quy mô: mở rộng hay thu hẹp.
HS: thảo luận theo cặp 4 phút và xác định 
GV: Giải thích vì sao lại có những lỗi trên?
HS: Người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng từ mà mình sử dụng.
GV: Để “biết dùng tiếng ta” cần phải làm gì?
HS: Nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
GV nhận xét và chốt ý - 1 HS đọc ghi nhớ.
* HS đọc VD 3: (SGK/100, 101)
1 HS đọc ý kiến của Tô Hoài.
GV: Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?
HS: Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn, tiếng nói của nhân dân.
GV: So sánh hình thức trau dồi vốn từ ở các VD trên?
- VD1: Trau dồi vốn từ bằng cách rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ 
- VD 2: Học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết.
GV: Qua VD trên cho biết làm thế nào để tăng vốn từ?
HS rút ra kết luận.
* Hai học sinh đọc ghi nhớ.
LUYỆN TẬP
- Đọc yêu cầu BT1
- Làm miệng trước lớp
- HS khác nhận xét, bổ sung
Gv hướng dẫn cụ thể . HS làm bài.
Gv treo bảng phụ. HS làm bài.
 1.Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết chúng ta phải biết làm gì ?	
A. Phải hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ.
B. Phải biết sử dụng thành thạo câu chia theo mục đích nói.
 C. Phải nắm được các từ có chung nét nghĩa.
 D. Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu.
2.Nối từ thích hợp ở cột A với Nội dung ở cột B để có các cách giải thích đúng về nội dung các từ
A
B
1/Đồng âm
a,Là những lời hát truyền miệng của trẻ em
2/Đồng giao
b,Là những người cùng học một thầy
3/Đồng môn
c,Là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau
- Gv giao cho 4 tổ thảo luận làm BT 3,5,7,8.
- Hs thảo luận 4 phút.
- Gv nhận xét kết luận cho HS ghi vở.
- Bài tập 9 về nhà.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý : Một số từ Hán Việt thông dụng như -> thôn: làng-> cô thôn, thôn dã, thôn quê…, quốc: nước-> quốc ca, quốc kì, … , sơn: núi, lâm: rừng -> kiểm lâm, sơn lâm, lâm tặc..
- Cách sử dụng: các từ Hán Việt người ta thường dùng để đặt tên người, sử dụng tạo tính tao nhã, tôn trọng đối tượng, hoặc tránh cảm giác thô tục, ghê sợ….
VD: Phụ nữ Việt Nam (đàn bà)
- Bác sĩ đang khám tử thi (xác chết)
- Thi hài cậu ấy được đưa về quê nhà (thân thể, xác chết)
- Bác ấy là một lão thành cách mạng, bác đã từ trần. (chết)
I. TÌM HIỂU CHUNG
1.Tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ:
- Trau dồi vốn từ là để phát triển kỹ năng diễn đạt và năng lực tư duy
2. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
*Ví dụ :SGK/99,100
 Tác giả Phạm Văn Đồng muốn nói:
- Tiếng Việt rất giàu đẹp và luôn phát triển.
- Cần phải trau dồi vốn từ:
=> Muốn sử dụng tốt tiếng Việt cần trau dồi, nắm vững nghĩa, cách dùng từ.
* Ghi nhớ: sgk/100
3. Rèn luyện để làm tăng vốn từ :
* VD3: SGK/100,101 
Đoạn văn của Tô Hoài: Trau dồi vốn từ bằng cách
- Học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
- Nghe, học, sáng tạo từ công việc.
-> Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.
=> Kết luận: 
- Ba định hướng chính để trau dồi vốn từ:
+ Hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa của từ trong những và phù hợp với văn cảnh.
+ Biết cách dùng từ cho đúng nghĩa và phù hợp với văn cảnh.
+ Tích lũy thêm những yếu tố cấu tạo từ chưa biết, làm phong phú vốn từ của bản thân.
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1: Chọn cách giải thích đúng
- Hậu quả: b 
- Tinh túy: b 
- Đoạt: a
Bài 2: Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt
a, Tuyệt:
- Dứt: không còn gặp gỡ: 
- Tuyệt chủng: bị mất hẳn nòi giống 
- Tuyệt giao: Cát đứt quan hệ
- Tuyệt tự: không có người nối dõi
- Tuyệ nhức: nhịn đói không ăn để phản đối, một hình thức đấu tranh
- Cực kì, nhất: tuyệt đỉnh, tuyệt mật (cần được giũa bí mật tuyệt đối), Tuyệt tác(tác phẩm văn học hay), tuyệt trần: nhất không gì bằng
b, Đồng:
- Cùng nhau, giống nhau: Đồng âm
- Đồng bào: những người cùng một nòi giống, một dân tộc, một tổ quốc, hàm ý quan hệ thân thiết như ruột thịt.
- Đồng bộ: phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng
- Đồng trí: người cùng chí hướng chính trị
- Đồng dạng: cùng một dạng giống nhau
- Đồng môn: cùng một trường, một thầy hoặc cùng môn phái
- Đồng niên: cùng một tuổi
- Đồng sự: cùng cơ quan, người ngang hàng với nhau
- Trẻ em: Đồng giao(hát dân gian của trẻ em), đồng ấu (trẻ em 6,7 tuổi), đồng thoại (truyện viết cho trẻ em)
- Chất (đồng): Chất đồng…
Bài 3: Sửa lỗi
a, Im lặng thay bằng tĩnh lặng 
b, Thành lập: lập nên, xây dựng nên thay bằng thiết lập
c, Cảm xúc: sự rung động với sự việc gì thay bằng cảm phục
Bài 5:
Đọc kĩ và ghi nhớ lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh về “ Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”.
Bài 7: 
a. Nhuận bút: Tiền trả cho một tác phẩm.
b. Thù lao: Trả công để bù đắp và lao động đã bỏ ra.
Bài 8
- Năm từ ghép : bảo đảm - đảm bảo, đấu tranh - tranh đấu ; đợi chờ – chờ đợi, buồn vui-vui buồn, đau khổ-khổ đau.
- Từ láy : dạt dào – dào dạt; đau đớn - đớn đau, bồng bềnh- bềnh bồng, mênh mông- mông mênh.
7. Bài tập 9
- Bất : bất biến, bất công, bất diệt… 
- Bí mật, bí hiểm, bí thế.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Mở rộng vốn từ: hiểu và biết cách sử dụng một số từ Hán Việt thông dụng
- Học bài và nắm được Ba định hướng chính để trau dồi vốn từ. Biết cách vận dụng vốn từ vào bài viết cụ thể, vào lời ăn tiếng nói hằng ngày cho phù hợp.
- Bài mới: trả bài viết số 1
E. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần: 8 Ngày soạn : 07/10/2014
Tiết PPCT: 39 Ngày dạy : 09/10/2014
Tập làm văn:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa các sai sót về các mặt: diễn đạt ý, sử dụng từ ngữ, bố cục, đặt câu. Rèn kỹ năng diễn đạt sửa lỗi . Khắc phục các nhược điểm, phát huy ưu điểm 
B. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Chấm, trả bài, sửa bài chi tiết, vào điểm chính xác.
 2. Học sinh: Lập dàn ý, xem lại đề bài.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
 - Lớp 9ª1: Sĩ số:.........., Vắng:...........(P:............,KP:............)
 - Lớp 9ª2: Sĩ số:.........., Vắng:...........(P:............,KP:............)
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 - Nêu các phương pháp thuyết minh? Vai trò của miêu tả và các biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh?
3. Bài mới: 
 - GV nêu yêu cầu, sự cần thiết của tiết trả bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Nhắc lại đề
Gv yêu cầu Hs nhắc lại đề và viết đề lên bảng
Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý
GV phát vấn Hs để tìm hiểu đề
Hướng dẫn xây dựng dàn ý
- Hs lên khá lên bảng viết dàn ý sơ lược
- Gv treo dàn ý mẫu 
Nhận xét ưu - khuyết điểm :
- Gv nhận xét chung ưu – khuyết điểm của Hs
- Hs nghe rút kinh nghiệm
Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiêp tục sửa bài
Đọc bài mẫu
- Gv đọc bài của Khoa, Dôi cho cả lớp tham khảo
Ghi điểm, thống kê chất lượng
 ( Xem cuối giáo án)
Hướng dẫn tự học
Xem lại dàn ý, phần sửa lỗi để viết lại bài viết vào vở.
I. Đề bài : 
- Thuyết minh về cây cà phê ở quê em.
II. Tìm hiểu đề, tìm ý : (Xem tiết PPCT tiết 14,15)
III. Dàn ý : (Xem tiết PPCT tiết 14,15)
IV. Nhận xét ưu - khuyết điểm :
1.Ưu điểm : 
- Nắm được đặc trưng phương pháp thuyết minh.
- Kiến thức khá vững.
- Bố cục 3 đoạn rõ ràng
2. Khuyết điểm :
- Cách diễn đạt mơ hồ, chưa khách quan, còn kể lể chi li.
- Một số bài còn sơ sài, thiếu ý, sự hiểu biết ít
- Khả năng miêu tả còn hạn chế.
- Câu dài không chấm câu, ngắt câu không đúng chỗ.
V. Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
VI. Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiêp tục sửa bài
VII. Đọc bài mẫu
VIII. Ghi điểm, thống kê chất lượng
* Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: Viết lại bài tập làm văn.
* Bài mới: Soạn bài: “Miêu tả trong văn bản tự sự”, đọc kĩ câu hỏi SGK 
SỬA LỖI SAI CỤ THỂ
Phần văn bản sai
Nguyên nhân sai
Sửa lại
- Xau một tháng
- Đi khắp viết nam, nới đâu ta cũng thống cây ca phê thên mến,..
- Khì đi khắp nời…, khì đầu ồm,…
- Sai chính tả
- Sau một tháng
- Đi khắp Tây Nguyên nơi đâu ta cũng thấy những vườn cà phê xanh mướt
- Khi đi khắp nơi…., khi đau ốm…
- Khu vực nước Việt Nam
- Rễ của nó bò lên dưới đất như những con giun đang bò đến và hoa màu trằng,..
- Dùng từ sai
- Khu vực Tân Nguyên
- Rễ mẹ đâm sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng, rễ con đâm ra bốn phía hoặc nổi lên mặt đất,…
- đạ long, tây nguyền, viết nem
- Tên riêng không viết hoa
- Đạ Long, Tây Nguyên, Việt Nam
- Cây cà phê rấ ưa nước và bón phân nên người ta thường tưới nước và bón phân,…
- Thân thì to, lá thì màu xanh, quả thì nhỏ màu xanh, chín thì màu đỏ,..
- Lặp từ, lặp ý
- Cây cà phê rấ ưa nước nên bà con nông dân thường trồng nơi có nguồn nước dồi dào
- Thân cây to hay nhỏ tùy thuộc vào độ tuổi, màu xám, quả chưa chín có màu xanh, lúc chuyển sang màu đỏ lã có thể thu hoạch được,…
- Cây cà phê có nguồn gốc từ hạt
- Sai kiến thức thực tế
- Cây cà phê có nguồn gốc từ khi nào ít ai biết được…
- Mùi thơm nồng nộc
- Cây cà phê vươn lên như trụ cột nhẵn bóng
- Cây cà phê thường được người ta hay dùng uống.
- Cây cà phê có giá trị đối với khắp gia đình và người nông dân Tây Nguyên.
- Lỗi diễn đạt
- Mùi thơm nồng nàn
- Cành cây cà phê đâm tua tủa như phật bà nghìn tay.
- Con người đã chế biến hạt cà phê thành thức uống giải khát hấp dẫn.
- Cây cà phê có giá trị đối với mỗi người dân Tây Nguyên.
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
Sĩ số
Điểm >= 5
Điểm 8 => 10
Điểm dưới 5
Điểm 0 => 3
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
9a1
9a2
K9
E. RÚT KINH NGHIỆM :
Tuần: 8 Ngày soạn: 09/10/2014
Tiết PPCT: 40 Ngày dạy: 11/10/2014
Tập làm văn:
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong một vănm bản tự sự
 - Vận dụgn hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự .
 - Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện .
2. Kỹ năng :
 - Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
 - Kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm văn tự sự.
3. Thái độ : 
 - Giáo dục HS ý thức sáng tạo khi viết văn..
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Phát vấn, đàm thoại, giải thích, phân tích, , thảo luận nhóm…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp : Kiểm diện HS 
 - Lớp 9ª1: Sĩ số:.........., Vắng:...........(P:............,KP:............)
 - Lớp 9ª2: Sĩ số:.........., Vắng:...........(P:............,KP:............)
2. Kiểm tra bài cũ : 
 - Kết hợp kiểm tra vào trong giờ học
3. Bài mới: 
 - Nếu như trong những tác phẩm dân gian nhân vật chủ yếu tự bộc lộ mìnhqua hành động, sự việc, ngôn ngữ...và tính cách nhân vật cũng đơn giản một chiều, phần lớn là các nhân vật chức năng sinh ra để làm một việc gì đó thì đến giai đoạn sau này của văn học viết các nhân vật mới có tâm trạng, nội tâm và mới có miêu tả nội tâm - đây là một bước tiến nghệ thuật.Vậy vai trò của miêu tả nội tâm và quan hệ giữa nó với ngoại hình nhân vật như thế nào?
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG :
GV: HS Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
GV:Trong đoạn trích những câu thơ nào tả cảnh?
HS: Xác định: "Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
…Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia"
Và "Buồn trông cửa bể chiều hôm
 …Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"
GV Dấu hiệu nào cho em biết các câu thơ này tả cảnh-HS: Đối tượng miêu tả ở những câu thơ này là: Khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích (núi, trăng…)
GV: Đối tượng tả cảnh có quan sát được không?
 HS trả lời : GV chốt ý 
GV: Tìm những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều: "Bên trời góc bể bơ vơ

File đính kèm:

  • docTUAN 8 VAN 9 2014 2015.doc
Giáo án liên quan