Giáo án Ngữ văn 9

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh.

-Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du:kết hợp bút pháp tả và gợi,sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân vơi những đặc điểm riêng ,tác giả tả cảnh mà nói lên được tâm trạng của nhân vật.

-Học tập được thủ pháp miêu tả thiên nhiên của tg để vận dụng vào việc viết văn tả cảnh

-GD:tình yêu thiên nhiên.

B.CHUẨN BỊ:

- GV:soạn giáo án ,bảng phụ.

-HS :Học bài cũ ,soạn bài mới.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.

I.Ổn định lớp.

II.Ktbcũ: Phân tích chân dung Thuý Kiều? So sánh cách miêu tả TV &TK của ND?

III.Bài mới :Gv giới thiệu bài.

 

doc321 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2396 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v nhận xét bổ sung.
?Hình tượng nhân vật Nhuận Thổ có vị trí ntn trong tác phẩm ?Vì sao?(có địa vị rất quan trọng vì gần như mọi sự thay đổi của làng quê đều tập trung ở nhân vật này.Do quan hệ đặc biệt trong quá khứ giữa Nhuận Thổ và “tôi” ,chính sự thay đổi ấy là nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến tư tưởng ,tình cảm của “tôi”.)
?Vì sao Nhuận Thổ không phải là nhân vật trung tâm? (Vì Nhuận thổ không phải là đầu mối của toàn bộ câu chuyện ,từ Nhuận Thổ chưa toát lên được tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.)
?Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện điều đó?
?Ngoài sự thay đổi về cảnh vật và con người,tác giả còn nói đến sự thay đổi nào nữa?(Sự sa sút về kinh tế)
?Sự sa sút về kinh tế thể hiện ntn?
?Sự thay đổi về diện mạo tinh thần được thể hiện qua tính cách của ai?(Của Nhuận Thổ ,,thiếm Hai Dương , ,những người mua đồ gỗ”mượn cớ đưa tiễn mẹ con tôi để lấy đồ đạc,đặc biệt là qua tính cách của Nhuận Thổ.)
?Mọi sự thay đổi đều làm tg cảm thấy ntn? Điều gì làm “Tôi”đau xót đến điếng người”?
?Để làm nổi bật sự thay đổi của làng quê tác giả không chỉ đối chiếu từng nhân vật cảnh vật mà tg còn có sự đối chiếu nào nữa?(Tác giả không chỉ đối chiếu từng nhân vật trong quá khứ với hiện tại mà còn đối chiếu nhân vật này trong hiện tại với nhân vật kia trong quá khứ-Nhuận Thổ trong quá khứ với Thuỷ Sinh trong hiện tại)
?Qua hàng loạt sự đối chiếu đó tác giả muốn nói đến điều gì?
-Hs thảo luận nhóm trả lời.
-Gv nhận xét treo bảng phụ chốt ý.
?Theo em,tình cảm cảm xúc của nhân vật tôi diễn biến ntn trước khi ở quê ,trong khi ở quê và khi rời xa quê? Em có nhận xét gì về sự thay đổi tình cảm đó?
?Từ những điều mà tác giả phản ánh ,theo em ,tác giả mơ ước điều gì?
?Theo em ,mơ ước đó có phải là lý do để Lỗ Tấn từ bỏ ngành y để viết văn hay không?
IV.Củng cố: (3p)
?Theo em vì sao trước sự thay đổi của cố hương nhân vật Tôi lại có cảm giác đau đớn ,xót xa.?
V.Dặn dò (2p)
-Hs học bài 
-Soạn câu hỏi còn lại
-Suy nghĩ về hiình tượng “con đường”ở cuối tác phẩm
II.Đọc –hiểu văn bản.
1 Hình ảnh cố hương.
a.Sự thay đổi của cảnh vật và con người.(15p)
-Cảnh vật 
+Xưa: to đẹp,bãi cát,bờ biển ,vầng trăng vàng.
+Nay:Thôn xóm tiêu điều ,hoang vắng thê lương nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa.
-Con người:
+Xưa :
.Nhuận Thổ ;là đứa trẻ oai hùng ,cổ đeo vòng bạc ,là hiệp sĩ tí hon giữa ruộng đồng tươi mát,thông minh nhanh nhẹn.
.Thiếm Hai Dương :khoẻ ,thông minh,cởi mở.
+Nay:
.Nhuận Thổ :Nước da vàng sạm,lại có thêm những nếp răn sâu hoắm,mi mắt viền đỏ húp mọng lên ,đội mũ lông chiên rách tươm,mặt chiếc áo lông mỏng dính ,người co ro cúm rúm,bàn tay nặng nề nứt nẻ như vỏ cây thông ;dáng điệu cung kính ,nói năng khách tình.
.Thuỷ sinh :không có vòng bạc ,da vàng gầy còm.
.Thiếm Hai Dương :lưỡng quyền nhô ra,môi mỏng dính ,có dáng điệu “com pa”,lời nói cay độc,tham lam.
àSử dụng kết hợp nghệ thuật hồi ức đối chiếu một cách nhuần nhuyễnàlàm nổi bật sự thay đổi của con người &cảnh vật.
b.Sự sa sút về kinh tế.(Bảng phụ) (15p)
-Tình cảnh đói nghèo của nông dân do nạn áp bức ,tham nhũng nặng nề.
-Sự thay đổi về diện mạo tinh thần ,thay đổi trong mối quan hệ giữa Nhuận Thổ &Tôi. 
àLàm “tôi”đau đớn đến điếng người”.
-
è +Phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xh Trung Quốc đầu thế kỉ XX.
 +Phân tích nguyên nhân & lên án các thế lực đã tạo nên thực trạng đáng buồn ấy.
 +Chỉ ra những mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn ,tính cách của bản thân người lao động.
2.Diễn biến cảm xúc của nhân vật Tôi ( 5p)
- Trên dường về quê àPhản phất buồn.
-Những ngày ở quêàđau xót ,đau xót đến bi đát.
-Trên đường xa quê àhy vọng.
èLà những biểu hiện khác nhau của tình cảm yêu mến quê hương của nhân vật Tôi.
3.Mơ ước của tác giả.(bảng phụ)
-Các thế hệ sau không bao giờ cách bức ,không vất vả ,không đần độn như Nhuận Thổ.
-Cần một cuộc đời mới
-Mơ một cuộc đời tốt đẹp ,một cuộc sống mới tốt đẹp .
-Mơ ước một con đường cho dân tộc ,cho tương lai.
Tiết 79.
CỐ HƯƠNG (tt) (15P)
 (Lỗ Tấn)
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN (30P)
I.Ổn định lớp
II.Ktbcũ: ?Qua tác phẩm “Cố hương” tg mơ ước điều gì?
III.Bài mới .Gv giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
?Em có suy nghĩ gì về câu nói của tác giả ở cuối tác phẩm?
? “Con đường”mà tác giả muốn nói đến là gì? Tác giả muốn khẳng định điều gì?
-Hs thảo luận nhóm trả lời .
-Gv nhận xét bổ sung.
Đó là sự khẳng định cho quyết tâm vượt qua những định kiến xh lạc hậu .Cảm hứng nhà văn muốn hướng tới là việc cải tạo xh ngày càng tốt đẹp hơn.)
-Hs đọc câu hỏi 4.
-Hs thảo luận nhóm trả lời.
-Gv treo bảng phụ chốt ý.
*Hoạt động 3.Tổng kết.
Qua tác phẩm Cố hương Lỗ Tấn muốn nói lên điều gì? Nghệ thuật quan trọng của tp này là gì?
-Gv chốt ý.hs đọc ghi nhớ sgk/219
*Hoạt động 4.Luyện tập
-Gv hướng dẫn hs làm bài tập 1,2 sgk/219.
IV.Củng cố.Em có suy nghĩ gì về hình “Con đường” được nhắc đến trong tác phẩm?
V.Dặn dò
-Hs học ghi nhớ sgk/219
-Làm phần luyện tập.
-Soạn Những đứa trẻ.
* Hình tượng “Con đường”:Chứa đựng suy ngẫm nhân sinh sâu sắc và ước mơ đổi đời cho người dân nghèo.
-Con đường :là con đường chung thay đổi số phận thay đổi nếp nghĩ để người sống với người hoà đồng nhân ái, không giẫm lên vết mòn vẹt của định kiến cũ.
àKhẳng định tinh thần lạc quan và đúc kết chân lý “Làm gì có đường ,người ta đi mãi mà thành đường thôi”.
4.Nghệ thuật: (bảng phụ)
a.Chủ yếu dùng phương thức tự sự có kết hợp biểu cảm àlàm nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu.
b.chủ yếu dùng phương thức miêu tả và biện pháp hồi ức đối chiếuàlàm nổi bật sự thay đổi về ngoại hình của Nhuận Thổ &tình cảnh sống của người dân.
c.Phương thức lập luận 
-Sử dụng phương thức biểu đạt linh hoạt trong văn tự sự.
III.Tổng kết.
*Ghi nhớ sgk/219.
IV.Luyện tập.
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN (30P)
A,MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh.
-Đánh giá được những thành công và hạn chế của cá nhân trong việc vận dụng những kiến thức về thơ và truyện hiện đại vào bài làm .
-Rút ra được những kinh nghiệm để làm bài kiểm tra học kì
-Gd ý thức tích cực tự giác.
B.CHUẨN BỊ .
-Gv :soạn giáo án .chấm bài kiểm tra.
-Hs học bài và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC 
IỔn định lớp.
II.Ktbcũ: (Không )
III.Bài mới:Gv giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
*Hoạt động 1. Gv nhận xét đánh giá chung bài làm của hs.
-Ưu điểm.
+Đa số hs hiểu được yêu cấu cảu đề bài và vận dụng tốt các kiến thức đã học vào bài làm của mình.
+Nhiều bài viết phân tích sâu sắc,làm nổi rõ được hình ảnh tính cách của nhân vật,bộc lộ tình cảm sâu sắc.
+Nhiều bài được điểm cao.
-Tồn tại: Vẫn còn một số bài làm còn sơ sài,sai sót chưa có sự đầu tư kĩ lướng nên cò có điểm dưới trung bình.
-Kết quả chung:
+Trên TB
+Dưới TB
*Hoạt động 2. Gv trả bài kiểm tra cho hs.
-Gv công bố đáp án .
-Hs đọc bài và so sánh với bài làm của bạn
*Hoạt động 3.Sửa lỗi
-Gv lấy một số lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong một số bài làm cụ thể.
IV.Củng cố:
-Gv nhắc hs cần trách những lỗi cần tránh.
V.Dặn dò:
-Hs: Ôn tập kiểm tra hk I
I Trả bài kiểm tra.
Tuần 17. Ngày soạn tháng năm 
 Ngày dạy tháng năm
Tiết :81.
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3;TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh.
-Đánh giá được những thành công và hạn chế của mình qua hai bài kiểm tra.
-Rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra học kì.
B.CHUẨN BỊ:
-Gv :Soạn giáo án ,chấm bài kiểm tra.
-Hs :học bài cũ ,soạn bài mới.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
I.Ổn định lớp.
II.Ktbcũ: ? Phân tích hình tượng “con đường”trong tác phẩm “Cố hương” của Lỗ Tấn.
III.Bài mới :Gv giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
*Hoạt động 1.Trả bài TLV số 3
-Hs nhắc lại đề bài :?
Xác định yêu cầu của đề bài?
-Hs lập dàn ý cho đề bài?
-Gv treo bảng phụ dàn ý.
-Gv nhận xét đánh giá bài làm của hs
-Ưu điểm :Đa số hs xác định được yêu cầu của đề bài,biết vận dụng kiến thức đã học về văn tự sự có sự kết hợp các yếu tố vào trong bài làm của mình 
-Nhiều hs chọn câu chuyện kể đầy xúc động,bày tỏ được nhũng suy nghĩ ,tình cảm ,cảm xúc của bản thân thông qua yếu tố nghị luận được sử dụng
-Tồn tại:Còn một số bài làm còn sơ sài,chưa có sự đầu tư vật chất lượng ,trình bày chưa sạch đẹp còn sai nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.việc vận dụng kết hợp các yếu tố chưa thật hiệu quả.
-Kết quả:Ttb:
 DTB:
-Gv trả bài kiểm tra cho hs:
-Hs đọc lại bài của mình đối chiếu với dàn ý vừa lập.
-Gv gọi hs đọc bài làm được điểm cao cho cả lớp tham khảo.
*Hoạt động 2.Trả bài kiểm tra Tiếng Việt .
-Gv nhận xét bài làm của hs:
+Ưu điểm
-Tồn tại:
-Kết quả
-Gv công bố đáp án của đề kiểm tra
-Gv trả bài cho hs .
-Hs đọc bài so sánh với đáp án và trao đổi với bài làm của bạn.
*Hoạt động 3.Sửa lỗi:
-gv chọn một số lỗi cơ bản trong bài làm của hs để sửa chữa.hs rút kinh nghiệm.
IV.Củng cố-Dặn dò..
-Hs phát huy những ưu điểm rút kinh nghiệm những lỗi còn mắc phải,chuẩn bị cho kiểm tra hkI
-Soạn :Những đứa trẻ.
I Trả bài tlv số 3.
*Đề:
1.Yêu cầu:
2.Dàn ý:
II.Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
*Đáp án:
Tuần :17. Ngày soạn tháng năm
 Ngày dạy tháng năm
Tiết :82.
 Hướng dẫn đọc thêm : NHỮNG ĐỨA TRẺ
 (Trích Thời thơ ấu)	(M.Go-rơ –ki)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
-rung động trước những tâm hồn trẻ thở trong trắng sống thiếu tình tương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ –ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này .
-Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản.
-Gd :Tình cảm hồn nhiên trong sáng và tấm lòng cảm thông sâu sắc đối với những tâm hồn trẻ thơ bất hạnh.
B .CHUẨN BỊ ;
-Gv :soạn giáo án,bảng phụ.
-Hs :Học bài cũ ,soạn bài mới.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
I.Ổn định lớp.
II.Ktbcũ: ?Phân tích hình ảnh “cố hương”trong mắt tác giả?
III.Bài mới :Gv giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
*Hoạt động 1.Đọc –tìm hiểu chung về văn bản.
-Gv đọc mẫu một đoạn.
-Gv gọi hs đọc tiếp theo.
?Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả M.Go-rơ-ki và tác phẩm “Thời thơ ấu?
-Gv chốt ý .
-Hs đọc chú thích sgk.
-hs lưu ý các chú thích còn lại
?Đoạn trích có thể chia được mấy phần?Nội dung của từng phần?
*Hoạt động 2. Đọc –hiểu văn bản.
?Vì sao đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp lại không cho A-li-ô-sa chơi với những đứa trẻ con của ông?
?Bị cấm đoán nhưng vì sao ,những đứa trẻ vẫn tìm đến nhau?
?Trước khi quen thân ,A-li-ô-sa đã biết được gì về những đứa trẻ hàng xóm?
?Hình ảnh so sánh “Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con ..”thể hiện điều gì?
?Hãy thử diễn tả lại cảm xúc &suy nghĩ của A-li-ô-sa khi đại tá Ốp-xi-an-ni-cỗp xuất hiện đuổi mấy đứa trẻ vào nhà?
?Tác phẩm nhất là trong đoạn trích này ,truyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau rất khéo,Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
-Hs thảo luận nhóm trả lời .
-gv nhận xét bổ sung.
*Hoạt động 3.Tổng kết. ?Tác giả muốn thể hiện điều gì qua văn bản này?
?Em có suy nghĩ gì về những đứa trẻ trong truyện?
?Tác giả thể hiện nội dung của văn bản này bằng những biện pháp nghệ thuật nào?
IV.Củng cố .
-Hs đọc ghi nhớ sgk/234
V.Dặn dò:
=Hs học ghi nhớ .
-Chuẩn bị luyện tập làm thơ tám chữ.
-Sưu tầm những đoạn thơ tám chữ.
I.Đọc –tìm hiểu chung về văn bản.
1.Đọc văn bản.
2,Chú thích .sgk/233.
3.Bố cục:
-Phần 1.từ đầu …đến “đội chiếc mũ xù lông”àTình bạn tuổi thơ trong trắng .
-Phần 2,tt…đến “cấm không được đến nhà tao”àtình bạn bị cấm đoán.
-Phần 3.còn lại:àtình bạn vẫn cứ tiếp diễn.
II.Đọc hiểu văn bản.
1.Những đứa trẻ thiếu tình thương.
-Ôp-xi-an –ni –côp không cho những đứa trẻ chơi với nhau vì:hai gia đình thuộc hai thành phần xh khác nhau,một bên là dân thường ,một bên là quan chức giàu sang.
-A-li-ô-sa từng góp sức cứu đứa nhỏ khi bị rơi xuống giếng nên chúng hiểu được lòng tốt của cậu.
-A-li-ô-sa sống trong cảnh gian khổ tủi cực nhưng em không cảm thấy xa lạ với những đứa trẻ hàng xóm.
-Hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến A-li-ô-sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia.
2.Những quan sát và nhận xét tinh tế.
-“A-li-ô-sa chưa hiểu gì về chúng thậm chí không phân biệt đứa này với đứa kia”
-Hình ảnh so sánh chính xácàliên tưởng đến cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm lại vào nhau khi nhìn thấy diều hâu.
-Những đứa trẻ lặng lẽ đi vào nhà khiến A-li-ô-sa liên tưởng chúng giống như những con ngỗng ngoan ngoãn .
àsự so sánh chính xác,vừa thể hiện dáng dấp bên ngoài của đứa trẻ ,vừa cho thấy thế giới nội tâm của chúng.
èA-li-ô-sa tỏ thái độ thông cảm với những đứa bạn của mình.
III.Tổng kết.
*Ghi nhớ sgk/234.
Tuần 17. Ngày soạn tháng năm
 Ngày dạy tháng năm
Tiết :83+84.
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
A .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:giúp học sinh.
-Củng cố lại những kiến thức cơ bản đã học về thơ tám chữ.
-Biết thêm một số câu thơ ,bài thơ tám chữ đặc sắc.
-Phát huy tinh thần sáng tạo ,rèn năng lực cảm thụ thơ ca.
B.CHUẨN BỊ .
-Gv :soạn giáo án ,bảng phụ.
-Hs học bài cũ ,soạn bài mới.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
I.Ổn định lớp.
II Ktbcũ : ?Nhắc lại những đặc điểm cơ bản của thể thơ 8 chữ?
III.Bài mới. Gv giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG.
	*Hoạt động 1.Gv giúp học sinh tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ.
-Hs trình bày kết quả sưu tầm của mình về một số đọan thơ tám chữ .
?Em có nhận xét gì về đặc điểm của những đoạn thơ tám chữ mình đã sưu tầm ? (Gieo vần linh hoạt)
*Hoạt động 2.Luyện tập .
-Điền câu thơ còn thiếu trong khổ thơ sau?
?Vì sao em lại chọn câu này ?
-Gv treo bảng phụ đoạn thơ .
-Hs làm bài tập .
-Hs đọc đoạn hoàn chỉnh đoạn thơ.
-Gv nhận xét bổ sung.
-Gv treo bảng phụ đoạn thơ thứ hai.
-Hs hoàn thành đoạn thơ (Điền vào chỗ trống)
?Vì sao em lại chọn từ đó? (Vì “rào rào” mang thanh bằng ,gieo với từ “tao”, “man mác”gieo với “gió mát”
IV.Củng cố :
?Hãy đọc một vài câu thơ đã học mà em thích? Vì sao? 
?Em có nhận xét gì về đặc điểm của những câu thơ này?
-Gv nhận xét chốt ý.
V .Dặn dò.: Về nhà làm một bài thơ tám chữ ,theo các đề tài ;tình bạn ,quê hương ,gia đình.(tránh chép lại của tác giả khác)
*Tiết 84.
I Ổn định lớp .
II.Ktbcũ :Gv kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs.
III.Bài mới. Gv giới thiệu bài.
*Hoạt động 3.Thực hành làm thơ tám chữ.
-Gv ra đề tài yêu cầu hs làm .(15p)
-Gv gọi hs đọc bài thơ mình đã làm . 
-Cả lớp lắng nghe ,nhận xét ,bổ sung.
-Gv nhận xét,góp ý.
	-Gv treo bảng phụ một số câu thơ tám chữ hay. –hs tham khảo.
IV.Củng cố: ?Nhắc lại cách gieo vần của thể thơ tám chữ?
V.Dặn dò.:
-Hs Tập làm thơ tám chữ.
-soạn :Ôn tập tập làm văn.
I.Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ (10p)
1.“Tương lai đó ,trước mặt ta biển rộng
Trên đầu ta lồng lộng gió trời cao.
Rồi mai đây giữa một buổi trưa đào
Ta sẽ tới ru mình trong vịnh bạc.”
 (Tố Hữu –Như những con tàu)
2. “Gió nhè nhẹ ,hương cỏ cây nhè nhẹ
Thoảng bay lên ,hương mạ dưới đồng xa
Tự đâu đó hương muôn hoa mới hé
Như khói trầm từ đỉnh rộng bao la.”
(Tố Hữu –Xuân lòng)
II.Luyện tập làm thơ tám chữ. (25p)
1.Và lại đến cái mùa hoa phượng đỏ 
Kỉ niệm xưa chìm khuất ỏ nơi nào 
Tiếng ve vỡ ra trăm nghìn mảnh nhớ 
(Em không về nhận mặt tháng năm sao?) (Trương Nam Hương –Sau lưng mùa hạ cũ)
2.Điền từ còn thiếu trong đoạn thơ .
 Tất lòng hè kiều diễm hó ly tao
Biển bướm đỏ rào rào trong gió mát 
Lá non xanh như suối chảy trên trời
Phượng ,phượng hỡi cố sao mà man mác
 (Xuân Diệu –Phượng mười năm)
III Thực hành làm thơ tám chữ.(35p)
1.Tập làm thơ tám chữ theo đề tài (25p)
a.Tình bạn.
b.Quê hương .
c.Gia đình .
2.Trình bày bài thơ trước lớp.(10p)
Tuần 17. Ngày soạn: tháng năm 2009.
 Ngày dạy : tháng năm 2009.
 Tiết 85. ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (tt)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh.
-Nắm được các nội dung chính của phần TLV đã học trong NV9 .Thấy được tính chất tích hợp của chúng.
-Thấy được tính kế thừa phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở những lớp dưới.
-Gd ý thức học tập tích cực tự giác.
B.CHUẨN BỊ:
-Gv :soạn giáo án,bảng phụ.
-Hs :Học bài cũ ,soạn bài mới.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
I.Ổn định lớp.
II.Ktbcũ: Gv kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs.
III.Bài mới:Gv giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG.
*Hoạt động 2.tiếp tục ôn tập hệ thống háo kiến thức tlv.
?Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản này ở các lớp dưới? (Nội dung của lớp 9 vừa lặp lại ,vừa nâng cao kiến thức và kĩ năng)
?Giải thích tại sao trong văn bản có đủ các yếu tố miêu tả ,biểu cảm ,nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự?Theo em ,liệu có văn bản nào chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt duy nhất?(Khó có)
-Gv treo bảng phụ câu 9.
?Đánh dấu (x) vào các ô trống 
-Hs lên bảng làm .
-Gv nhận xét bổ sung.
-Hs đọc câu hỏi 10.sgk/220.
?Kể tên một số văn bản tự sự đã được học từ lớp 6-9?Tai sao bài tlv tự sự của hs phải có đủ 3 phần mb ,tb ,kb?(vì hs đang trong giai đoạn rèn luyện theo những yêu cầu chuẩn mực của nhà trường )
?Những kiến thức kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần TLV có giúp gì cho em trong việc đọc hiểu các văn bản ,tpvh tương ứng trong sgk Ngữ văn không? Hãy chứng minh?
-Gv chốt ý.
?Những kiến thức và kĩ năng về tp tự sự của phần Đọc –Hiểu văn bản và phần TLV tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự? ?Phân tích một vài ví dụ làm rõ?
-Gv nhận xét chốt ý.
II.Ôn tập hệ thống hoá kiến thức .
1.Câu 8. Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả ,biểu cảm nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự vì:các yếu tố đó chỉ là yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự.
-Khi gọi tên văn bản ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.
-Khó có một văn bản nào chỉ vận dụng duy nhất một phương thức biểu đạt.
2.Câu 9.(bảng phụ)
3.Câu 10 .sgk/220.
4.Câu 11.sgk/220.
5.Câu 12.sgk/220.
-Nhưng kiến thức và kĩ năng về tác phẩm tự sự và phần tập làm văn tương ứng đã cung cấp cho Hs :
-Đề tài ,nội dung và cách kể chuyện .
-Cách dùng ngôi kể ,người kể chuyện ,cách dẫn dắt ,xây dựng và miêu tả nhân vật ,sự việc.
IV.Củng cố: ?Một văn bản có thể có nhiều phương thức biểu đạt không ?Vì sao?
V.Dặn dò: Hs ôn tập chuẩn bị kiểm ta học kì 1.
Tuần 18. Ngày soạn :
Tiết 86+87. Ngày dạy :
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I 
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp hs:
-Ôn tập củng cố những nội dung kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 học kì I.
-Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra học kì I.
-Gd ý thức học tập tự giác.
B.CHUẨN BỊ.
-Gv :soạn giáo án ,những nội dung ôn tập
-Hs học bài cũ và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
I.Ổn định lớp .
II.Ktbcũ :Gv kiểm tra việc ôn tập của Hs.
III.Bài mới:Gv giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
*Hoạt động 1.Hệ thống hoá kiến thức cơ bản của phần Đọc -hiểu văn bản
-Gv hướng dẫn học sinh ôn tập.
-Hs nhắc lại tên các văn bản đã học ,tên tác giả ,thể loại,nội dung và đặc sắc nghệ thuật của từng tác văn bản.
-Gv nhận xét ,bổ sung.
-Gv giải đáp thắc mắc của Hs.
*Hoạt động 2.hệ thống kiến thức cơ bản của phần Tiếng Việt.(15p)
?Nêu những kiến thức cơ bản của phần Tiếng Việt đã được học trong ngữ văn 9.T1?
?Có mấy phương châm hội thoại đã học?
?Có mấy cách trau dồi vốn từ và phát triển từ vựng ?
?Hãy vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ từ vựng hãy phân tích cái hay của câu thơ sau:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
Sóng đã cài then đêm sập cữa”
 (Đoàn thuyền đánh cá –Huy Cận)
-Gv giải đáp thắc mắc của hs.
I.V.Củng cố:?Phân biệt các phương châm hội thoại.
V.Dặn dò:Hs ôn tập chuẩn bị kiểm tra hk1.
I.Hệ thống hoá kiến thức của phần Đọc –hiểu văn bản.
Tên văn bản tác giả thể loại phương thức biểu đạt,nội dung ,giá trị về nghệ thuật
,hoàn cảnh ra đời.
II.Hệ thống hoá kiến thức của phần Tiếng Việt
-Các phương châm hội thoại
-Cách dẫn trực tiếp ,cách dẫn gián tiếp 
-Xưng hô trong hội thoại
-Sự phát triển của từ vựng
-Trau dồi vốn từ 
-Chương trình địa phương
-Tổng kết từ vựng
-Thuật ngữ
*Các kĩ năng cần chú ý
-Nhận diện các đơn vị Tiếng Việt trong văn bản.
-Nêu được vai trò và tác dụng của các đơn vị tiếng Việt đó trong đoạn văn,đoạn thơ
-Biết thực hành vận dụng các đơn 

File đính kèm:

  • docgiao an van 9 moi.doc
Giáo án liên quan