Giáo án Ngữ văn 8 - Tuyết Hoa - Tuần 33-35

? Em hiểu lí, tình, chứng cứ là gì ?

-GV giải thích thêm:

+ Lí: lđ, ý kiến xác thực, vững chắc, lập luận chặt chẽ. Đó là cái gốc, là xương sống của bài văn nghị luận.

+Tình: Tình cảm, cảm xúc: Nhiệt huyết, niềm tin vào lẽ phải, vào vấn đề, lđ của mình nêu ra (bộc lộ qua lời văn, giọng điệu, một số từ ngữ, trong quá trình lập luận; không phải là yếu tố chủ chốt nhưng rất quan trọng).

+ Chứng cứ: dẫn chứng – sự thật hiển nhiên để khẳng định lđ.

 Ba yếu tố trên không thể thiếu và kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn với nhau trong bài văn nghị luận tạo nên giá trị thuyết phục, sức hấp dẫn riêng của kiểu VB này. Nhưng mỗi VB lại thể hiện theo cách riêng.

 

doc22 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2077 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuyết Hoa - Tuần 33-35, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ït những thông tin cụ thể từ phía cơ quan đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.
-VB thông báo phải cho biết rõ ai thông báo, thông báo cho ai, nội dung công việc, quy định, thời gian, địa điểm,…cụ thể, chính xác.
II-CÁCH LÀM VB THÔNG BÁO :
1/Tình huống cần làm văn bản thông báo :
-TH a: cần viết bản tường trình với công an.
-TH b: phải viết thông báo.
-TH c: Có thể viết thông báo.
2/ Cách làm văn bản thông báo :
 Một VB thông báo cần có các mục sau đây :
a)Thể thức mở đầu :
-Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc (ghi vào góc trên bên trái)
-Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi vào góc bên phải)
-Địa điểm và thời gian làm thông báo (ghi vào góc bên phải)
-Tên văn bản (ghi chính giữa) :
THÔNG BÁO
Về…………
b)Nội dung thông báo.
c)Thể thức kết thúc văn bản thông báo:
-Nơi nhận (ghi phía dưới bên trái).
-Kí tên và ghi đầy đủ họ tên, chức vụ của người có trách nhiệm thông báo (ghi phía dưới bên phải).
*Ghi nhớ (điểm 3): SGK.143
3/ Lưu ý : SGK. 143
*HĐ2: HD CHUẨN BỊ BÀI 
-HS nhắc nội dung ghi nhớ SGK.
@Bài vừa học:
-Xem lại nd phân tích.
-Học thuộc nd ghi nhớ.
@Chuẩn bị bài mới: Tổng kết phần văn (TT)
-Xem trước yêu cầu SGK.
-Lập bảng thống kê các VB nghị luận đã học.
Ngày soạn: 
BÀI 33 (Phần VH)
TUẦN : 34
TỔNG KẾT PHẦN VĂN (tt)
Tiết 133
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	Giúp học sinh :
Nắm được hệ thống các văn bản nghị luận đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 học kì II với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của văn bản.
Rèn kĩ năng so sánh, phân tích đánh giá.
II-CHUẨN BỊ : 
	- GV: SGK, SGV, giáo án,…
	- HS : SGK, bài soạn,…
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
HĐ DẠY CỦA GV
HĐ HỌC CỦA HS
BÀI HS GHI
*HĐ1: KHỞI ĐỘNG
@Ổn định: 
@Bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
@Bài mới:
*HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
-Câu 3: 
? Qua các VB trong bài 22 ,23,24,25 và 26, em hãy cho biết thế nào là văn nghị luận ?
? Em thấy văn nghị luận trung đại (bài 22,23,24,25) có nét gì khác biệt nổi bật so với văn nghị luận hiện đại (bài 26 và các VB nghị luận đã học) ?
-GV sử dụng bảng phụ, HDHS lên bảng trình bày.
-GV nhận xét, kết luận.
-Câu 4: Hãy chứng minh các văn bản nghị luận (bài 22,23,24,25 và 26) kể trên đều được viết có lí, có tình, có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao ?
? Em hiểu lí, tình, chứng cứ là gì ?
-GV giải thích thêm:
+ Lí: lđ, ý kiến xác thực, vững chắc, lập luận chặt chẽ. Đó là cái gốc, là xương sống của bài văn nghị luận.
+Tình: Tình cảm, cảm xúc: Nhiệt huyết, niềm tin vào lẽ phải, vào vấn đề, lđ của mình nêu ra (bộc lộ qua lời văn, giọng điệu, một số từ ngữ, trong quá trình lập luận; không phải là yếu tố chủ chốt nhưng rất quan trọng).
+ Chứng cứ: dẫn chứng – sự thật hiển nhiên để khẳng định lđ.
 Ba yếu tố trên không thể thiếu và kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn với nhau trong bài văn nghị luận tạo nên giá trị thuyết phục, sức hấp dẫn riêng của kiểu VB này. Nhưng mỗi VB lại thể hiện theo cách riêng.
-GV sử dụng bảng phụ.
-HS đọc yêu cầu câu 3.
-HS làm việc độc lập.
-Trình bày tại chỗ.
Nghị luận trung đại
-Văn sử triết bất phân.
-Khuôn vào những thể loại riêng: chiếu, hịch, cáo, tấu ….với kết cấu, bố cục riêng
-In đậm thế giới quan của con người trung đại: tư tưởng mệnh trời, thần-chủ, tâm lí sùng cổ.
-Dùng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ, câu văn biền ngẫu nhịp nhàng.
-HS đọc yêu cầu câu 4.
-Trao đổi thảo luận.
-Đại diện tổ, nhóm lên bảng trình bày.
3/a)Văn nghị luận : là kiểu văn bản nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ, luận chứng làm sáng tỏ những luận điểm ấy một cách thuyết phục. Cốt lõi của nghị luận là ý kiến – lđ, lí lẽ và dẫn chứng, lập luận.
Nghị luận hiện đại
-Không có những đặc điểm trên.
-Sử dụng trong những thể loại văn xuôi hiện đại: tiểu thuyết luận đề, phóng sự-chính luận, tuyên ngôn,…
-Cách viết giản dị, câu văn gần lời nói thường, gắn với đời sống thực.
Văn bản
LÍ
TÌNH
CHỨNG CỨ
Chiếu dời đô
-Dời đô để mở mang, phát triển đất nước.
-Đô cũ không còn phù hợp, cần phải dời đô sang nơi mới thuận lợi hơn mọi bề.
-Thương dân, vì nước, vì sự nghiệp lâu dài của dân của nước ; thái độ trân trọng và chân thành với bầy tôi.
 Những lần dời đô trong cổ sử Trung Hoa; Về kinh đô Hoa Lư, về thành Đại La.
Hịch tướng sĩ
-Làm tướng phải hết lòng vì chủ, vì vua, vì nước.
-Trong khi giặc dữ hoành hành làm nhục quốc thể, ta thì đau xót, căm hờn, các ngươi lại thờ ơ ăn chơi, hưởng lạc; Vậy làm sao mà không thất bại nhục nhã ? Nhưng nếu các ngươi bỏ lối sống cũ, chuyên cần học tập rèn quân thì lo gì không thắng lợi.
-Nhiệt huyết tràn trề, sôi sục, nồng nàn: khi căm hờn đau xót, nhục nhã tái tê, khi hết lòng lo lắng thương yêu, khi ân cần khuyên nhủ, khi nghiêm khắc chỉ trích, phê phán, khi mệnh lệnh nghiêm trang, dứt khoát, kiên quyết rạch ròi.
-Hàng loạt những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Hoa.
-Tình hình thực tế hiện hành của nước nhà.
-Nỗi lòng, tâm tình và việc làm của vị chủ tướng.
Nước Đại Việt ta tata
-Đạo lí nhân nghĩa trừ bạo làm gốc.
-Quan niệm toàn diện và sâu sắc về tổ quốc – độc lập dt.
 Trang nghiêm, thiêng liêng, đĩnh đạc, rất đỗi tự hào.
 Đối lập các triều đại Đại Việt và Trung Hoa ; những chiến công và chiến bại.
Bàn luận về phép học
-Cái hại vô lường của lối học sai lầm cầu dah lợi.
-Cái lợi đủ mặt của cái học chân chính với phép dạy học nên làm, nên theo.
-Hết lòng lo lắng cho sự học, cho tương lai của nước nhà, cẩn trọng, thành kính mong được vua xem xét và ban chiếu thi hành.
-Dẫn chứng về cái hại của lối học hình thức, về cách dạy học nên làm theo.
Thuế máu
-Bóc trần bản chất tàn ác của chính quyền thực dân trong việc lừa bịp để lợi dụng thuế máu của nhân dân thuộc địa phục vụ quyền lợi của chúng.
-Xuất phát từ tình thương yêu đồng cảm những nạn nhân vô tội mà căm phẫn lên án chủ nghĩa thực dân Pháp bằng lối văn trào phúng sắc sảo và mới mẻ.
-Nhiều dẫn chứng sự việc, con số chính xác, những hình ảnh cụ thể rải khắp 3 phần của chương I.
Đi bộ ngao du
-Những lợi ích nhiều mặt của đi bộ ngao du đối với tự do, với việc làm giàu nhận thức cuộc sống, với sức khoẻ và tinh thần con người. Đi bộ ngao du chính là một phương pháp giáo dục-tự giáo dục hữu hiệu.
-Tâm sự, trò chuyện, giải thích, chân thành.
-Hứng khởi, phấn chấn nếu được tham gia vào vịêc đi bộ ngao du.
-Rất nhiều bức tranh cuộc sống thnhiên, xã hội, con người tinh thần và vật chất…được tiếp nhận khi đi bộ ngao du.
-Câu 5: Em hãy nêu những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nd tư tưởng và hình thức thể loại của các VB trong bài 22, 23 và 24 ?
-GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
-Câu 6: Vì sao tp Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dt VN khi đó ?
 -GV giảng: Những VB được coi là tuyên ngôn độc lập của dtVN là:
+Nam quốc sơn hà (SNNN) của Lí Thường Kiệt, thế kỉ X.
+Bình Ngô đại cáo (đoạn trích Nước Đại Việt ta) của Ng Trãi, thế kỉ XV.
+Tuyên ngôn độc lập của HCM, thế kỉ XX.
-GV bình :Trải qua 4 TK, ý thức đldt, quan niệm về tổ quốc của cha ông chúng ta đã có những bứơc tiến dài. Tư tưởng của NgTrãi thật tiến bộ, toàn diện và sâu sắc, dường như đi trước cả thời đại.
-HS đọc yêu cầu câu 5.
-Trao đổi thảo luận tìm ra những điểm giống và khác nhau.
-Trình bày trước lớp.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS đọc yêu câu 6.
-HS làm việc độc lập.
-Trả lời tại chỗ.
5/ Những điểm giống nhau về nd tư tưởng và hình thức thể loại của 3 văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta.
a)Những điểm chung :
*Về nd tư tưởng:
-Ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước.
-Tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn.
*Về hình thức thể loại:
-Văn bản nghị luận trung đại.
-Lí, tình kết hợp, chứng cứ dồi dào, đầy sức thuyết phục.
b)Những điểm riêng:
*Về nd tư tưởng:
-Chiếu dời đô là ý chí tự cường quốc gia Đại Việt đang lớn mạnh thể hiện ở chủ trương dời đô.
-Hịch tướng sĩ là tinh thần bất khuất, quyết chiến quyết thắng giặc Mông – Nguyên, là hào khí Đông A sôi sục.
-Nước Đại Việt ta là ý thức sâu sắc, đầy tự hào về một nước Đại Việt độc lập.
*Về hình thức thể loại: chiếu, hịch, cáo.
6/ Giải thích:
a)Văn bản Nước Đại Việt ta được coi là bản tuyên ngôn độc lập, vì: Nó khẳng địn dứt khoát chân lí Việt Nam (Đại Việt) là 1 nước độc lập, có chủ quyền. Kẻ nào dám xâm phạm đến quyền độc lập ấy nhất định sẽ phải chịu thất bại nhục nhã.
b)So sánh với bài Sông núi nước Nam (TKX) thì ý thức độc lập dt trong văn bản Nước Đại Việt ta có những điểm mới:
-Sông núi nước Nam, có 2 yếu tố: lãnh thổ, chủ quyền.
-Nước Đại Việt ta thêm 3 yếu tố rất quan trọng: văn hiến, phong tục, lịch sử.
*HĐ3: HDHS CHUẨN BỊ BÀI
1/ Bài vừa học:
-Xem lại toàn bộ nd bài học.
-Học thuộc nd ôn tập tổng kết.
2/Chuẩn bị bài mới: 
-Chương trình địa phương (phần TV):
+Xem trước nd bài học.
+Tìm những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em.
-Kiểm tra tổng hợp cuối năm:
+Ôn thi theo đề cương.
+Lập dàn bài chi tiết cho các đề văn trong đề cương.
-HS thực hiện theo yêu cầu giáo viên.
*RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 21/04/07
BÀI 34 (Phần VH)
TUẦN : 34
TỔNG KẾT PHẦN VĂN (tt)
Tiết 134
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	 1. Kiến thức:
- Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, ND cơ bản, đặc trưng thể loại; giá trị tư tưởng và nghệ thuật từng VB
- Một số khái niệm thể loại
2. Kĩ năng.
- Khái quát, hệ thống hóa, ss, đối chiếu thể loại nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại.
- nhận diện và PT được luận điểm, luận cứ trong các Vb đã học.
- Học tập cách trình bày có lí, có tình.
II-CHUẨN BỊ : 
	- GV: SGK, SGV, giáo án,…
	- HS : SGK, bài soạn,…
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
HĐ DẠY CỦA GV
HĐ HỌC CỦA HS
BÀI HS GHI
*HĐ1: KHỞI ĐỘNG
@Ổn định: 
@Bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
@Bài mới:
*HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
-GV cho HS đọc toàn bộ nội dung ôn tập.
-GV HDHS ôn tập câu 7 :
? Em hãy lập bảng thống kê các văn bản văn học nước ngoài đã học ở HKI và HKII theo yêu cầu SGK.148 ?
-GV sử dụng bảng phụ.
-GV nhận xét, bổ sung cho HS ghi vào vở.
-HS đọc yêu cầu nd ôn tập.
-HS lên bảng trình bày nd đã chuẩn bị ở nhà.
-Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
Câu 7:
a)Lập bảng thống kê các VB văn học nước ngoài.
TT
Tên VB
Tên tác giả
(nước-TK)
Thể loại
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật nổi bật
1
Cô bé bán diêm (trích)
An-déc-xen (1805-1875), thế kỉ XIX, nước Đan Mạch
Truyện cổ tích
Lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé Đan Mạch bất hạnh, chết cống bên đường trong đêm giao thừa.
Nghệ thuật kể chuyện cổ tích rất hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tửơng, tình tiết diễn biến hợp lí.
2
Đánh nhau với cối xay gió (trích tt Đônki-hô-tê)
Xéc-van-téc (1547-1616), thế kỉ XVI-XVII, Nước TBN
Tiểu thuyết phiêu lưu
Sự tương phản về mọi mặt giữa Đônki-hô-tê và giám mã XanChô-Pan-xa. Cả hai đều có những mặt tốt, đáng quí bên cạnh những điểm đáng trách, đáng cười biểu hiện trong chiến công đánh cối xay gió trên đường phiêu lưu.
Nghệ thuật miêu tả và kể chuyện theo trật tự thời gian và dựa trên sự đối lập, tương phản, song hành của cặp nhân vật chính.
-Giọng điệu hài hước giễu nhại khi kể, tả về thầy trò nhà hiệp sĩ anh hùng nhưng cũng rất đáng thương.
3
Chiếc lá cuối cùng (trích)
Ohen-ri (1862-1910), TK XIX-XX, nước Mĩ.
Truyện ngắn hiện thực
Tình yêu thương cao cả giữa nhưng nghệ sĩ nghèo
Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần, hình ảnh chiếc lá cuối cùng.
4
Hai cây phong (trích)
Ai-ma-tốp (1928), TK XX, nước Kư-rơ-gư-xtan)
Truyện ngắn
Tình yêu quê hương da diết gắn với câu chuyện hai cây phong và thầy giáo Đuy-Sen thời thơ ấu của tác giả.
Miêu tả cây phong rất sinh động. Câu chuyện đậm chất hồi ức, ngòi bút đậm chất hội hoạ.
5
Đi bộ ngao du (trích)
Ru-xô (1712-1778), nước Pháp
TT luận đề
Bàn về lợi ích của đi bộ ngao du với lối sống tự do của con người, với quá trình học tập, hiểu biết và rèn luyện sức khoẻ.
Giải thích, chứng minh luận điểm bằng cách đã dẫn chứng trong những câu chuyện chân thật và hấp dẫn.
-Hỏi: Em hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung mỗi đoạn trích trên bằng một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng ?
-GV cùng cả lớp nhận xét đánh giá.
? Hình ảnh nào trong những tác phẩm trên gây cho em ấn tượng sâu đậm nhất ? Vì sao ?
-GV nhận xét, đánh giá những suy nghĩ của HS.
@GVHDHS ôn lại các VB nhật dụng đã học.
-Hỏi: 
? Em nhắc lại tên và chủ đề những văn bản nhật dụng đã được học ở lớp 6,7 ? 
? Trong những chủ đề ấy, chủ đề nào theo em là thiết thực và cấp bách nhất, vì sao ?
-GV chốt:
1/Lớp 6:
*Bảo vệ và giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử :
+Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử.
+Động Phong Nha.
*Bảo vệ đất đai, quyền dân tộc:
+Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
2/Lớp 7:
*Nhà trường và gia đình:
+Cổng trường mở ra.
+Cuộc chia tay của những con búp bê.
*Giữ gìn và bảo vệ văn hoá, phong tục cổ truyền dân tộc:
+Ca Huế trên sông Hương.
@GVHDHS ôn nd câu 8:
? Em hãy nhắc lại?
? Em hãy nhắc lại chủ đề chính của mỗi văn bản ? 
-GV sử dụng bảng phụ.
-HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm chọn 1 VB để tóm tắt:
+Nhóm 1: 
+Nhóm 2:
+Nhóm 3:
-Cử đại diện nhóm trình bày.
-HS làm việc độc lập.
-Trình bày tại chỗ
-HS nhắc lại kiến thức cũ.
-Trình bày tại chỗ.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-HS nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 8.
-HS lên bảng trình bày những nd chính vào bảng phụ.
TT
Tên VB
Tác giả
Chủ đề
Ph thức biểu đạt chủ yếu
1
Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
Theo tài liệu của Sở KH-CN Hà Nội
 Tuyên truyền phổ biến một ngày không dùng bao bì ni lông, bảo vệ môi trường trái đất-ngôi nhà chung của mọi người.
 Thuyết minh (giới thiệu, giải thích, phân tích, đề nghị)
2
Ôn dịch, thuốc lá
Theo Nguyễn Khắc Viện (Từ thuốc lá đến ma tuý-Bệnh nghiện)
 Giống như ôn dịch còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch. Bởi vậy, chống lại việc hút thúôc lá cũng phải có quyết tâm cao và triệt để hơn cả việc phòng chống ôn dịch. Vấn đề chống hút thuốc lá đã trở thành vấn đề văn hoá, xã hội quan trọng, thời sự và thiết thực của loài người.
 Giải thích và chứng minh bằng những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể sinh động, gần gũi và hiển nhiên để cảnh báo mọi người.
3
Bài toán dân số
Theo Thái An, báo GD&TĐ, số 28, 1995
 Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người.
 Từ câu chuyện bài toán cổ hạt thóc, tác giả đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm.
*HĐ3: HDHS CHUẨN BỊ BÀI
@Bài vừa học:
+Xem lại nội dung bài học.
+Học thuộc các nd chính.
@Chuẩn bị bài mới: Kiểm tra tổng hợp cuối năm
+Phần VH: Nhớ tên VB, tác giả,...
+Phần TV: Xem lại các kiểu câu đã học, hành động nói, hội thoại, lựa chọn trật tự từ trong câu.
+Phần TLV: Lập dàn bài chi tiết ở nhà cho các đề văn thuyết minh và nghị luận.
-HS thực hiện theo yêu cầu giáo viên
*RÚT KINH NGUYỆM :
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
Khối	:	8
Năm học :	2006 -2007
Môn thi :	Ngữ văn
Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GIÁO DỤC PHÚ TÂN
TRƯỜNG THCS PHÚ THÀNH 
 ---------------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
I-TRẮC NGHIỆM: ( 3,0 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
	Đọc kĩ phần trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
	“ Ngọc không mài, không thành đồ vật ; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
(…..) Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Hoạ may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.
	Đạo học thành thì người tốt nhiều ; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.
	Đó là mấy điều, thành thật xin dâng. Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét.
	Kẻ hèn thần cung kính tấu trình.”
	( Ngữ văn 8, tập II )
1/ Phần trích trên được thuộc văn bản nào ?
Chiếu dời đô	C. Hịch tướng sĩ
Bàn luận về phép học	D. Nước Đại Việt ta
2/ Tác giả của phần trích trên là ai ?
Nguyễn Thiếp	C. Trần Quốc Tuấn
Lí Công Uẩn	D. Nguyễn Trãi
3/ Phần trích trên thuộc thể loại gì ?
Chiếu	C. Tấu
Hịch	D. Cáo
4/ Phương thức biểu đạt chính trong phần trích trên là gì ?
Tự sự 	C. Biểu cảm
Miêu tả 	D. Nghị luận 
5/ Kiểu câu và mục đích của hành động nói trong câu : “Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người.” là gì ?
Câu nghi vấn, hành động hứa hẹn	 C. Câu trần thuật, hành động trình bày
Câu cầu khiến, hành động đề nghị	 D. Câu phủ định, hành động bác bỏ
6/ Vai hội thoại trong lời xưng hô giữa “kẻ hèn thần” với “Hoàng thượng” thuộc quan hệ gì ?
Quan hệ trên dưới	C. Quan hệ thân tình
Quan hệ thân tình	D. Quan hệ gia tộc
7/ Theo tác giả, phép học (phương pháp học) phải như thế nào ?
Học tuần tự từ thấp đến cao
Học rộng, nghĩ sâu, tóm lượt những điều cơ bản cốt yếu nhất
Học phải biết kết hợp với hành, theo điều học mà làm
Cả 3 ý trên
8/ Câu: “ Ngọc không mài, không thành đồ vật ; người không học, không biết rõ đạo”, được viết theo lối văn gì ?
Văn xuôi	C. Văn vần
Văn biền ngẫu	D. Văn cổ xưa
9/ Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu :”Học rộng rồi tóm lư

File đính kèm:

  • docTuan 33-34-35.doc