Giáo án Ngữ văn 8 - Tuyết Hoa - Tuần 13,14

I-MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 1. Kiến thức.

- Đề văn thuyết minh.

- Yêu cầu cần diễn đạt khi làm một bài văn thuyết minh.

- Cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh.

 2. Kĩ năng.

- Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.

- Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý vận hành, công dụng . của đối tượng cần TM.

- Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản TM

II-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :

1. KTBC :

- ? Công dụng của dấu ngoặc đơn ? cho 1 vd minh họa.

? Công dụng của dấu hai chấm ? cho 1 vd minh họa.

2. Bài mới

-GV nhắc lại khái niệm VB thuyết minh và các phương pháp thuyết minh.

 

doc15 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2140 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuyết Hoa - Tuần 13,14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của hội nghị cairô nhằm mục đích gì ?
-GV dẫn ra VD: Ru-an-đa : 8,1 con ; Việt Nam : 3,7 con.
-Hỏi:Qua đó, em có nhận xét gì về sự gia tăng dân số ở các châu lục này 
-GV chốt: Các nước kém phát triển lại có sự gia tăng ds rất nhanh.
-Hỏi: Từ đây, em có thể rút ra kết luận gì về mqh giữa dsố và sự phát triển xã hội ?
-Chốt: Hai yếu tố này tác động lẫn nhau, vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả.
-GV nói thêm: DS thì gtăng theo cấp số nhân, còn của cải loài người làm ra thì tăng theo cấp số cộngècòn đất đai thì nghìn vạn năm nay vẫn thế, chẳng sinh sôi nảy nở theo cấp số nào.
+1995: DS 5,63 tỉ người (ô 30 của bàn cờ).
+2015: hơn 7 tỉ người ( ô 31)
èNếu tỉ lệ tăng hàng năm là 1,73 hoặc 1,57 (nhỏ hơn 2).
-Hỏi: Em hiểu như thế nào về câu nói của tác giả “Đừng để cho con người...càng dài lâu hơn càng tốt” ?
-Chốt: Nếu con người sinh sôi trên trái đất theo cấp số nhân của bài toán cổ thì đến 1 lúc nào đó sẽ không còn đất sốngèPhải sinh đẻ có kế hoạch để hạn chế sự gia tăng dân số trên toàn cầu.
-Hỏi: Tại sao tác giả cho rằng: đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người ?
-Chốt: Muốn sống, con người cần có đất đai. Đất đai thì o sinh ra được, trong khi đó con người thì ngày 1 nhiều hơnèDo đó, con người muốn tồn tại thì phải biết điều chỉnh, hạn chế sự gia tăng DS. Đây là vđ nghiêm túc và sống còn của nhloại.
2/ Chứng minh, giải thích vấn đề xung quanh bài toán cổ:
-Bài toán hạt thóc tăng theo cấp số nhân với công bội là 2.
-Câu chuyện là tiền đề để tác giả so sánh với sự bùng nổ và gia tăng dân số.
-Tỉ lệ sinh ở phụ nữ hiện nay khá cao: Ru-an-da 8,1 con, Việt Nam 3,7 con.
èNhững nước kém và chậm phát triển lại có sự gia tăng dân số rất nhanh.
èSự bùng nổ sẽ đi kèm với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế kém phát triển, văn hoá, giáo dục không được nâng cao.
3/ Con đường tồn tại và phát triển của nhân loại:
-Phải sinh đẻ có kế hoạch để hạn chế sự gia tăng dân số.
-Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cho mọi người.
*HĐ3: TỔNG KẾT
? Bài văn đem lại cho em những hiểu biết gì về vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình ?? Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số ? Vì sao ?
III-Ý nghĩa văn bản: VB nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: DaÂn số và tương lai của dân tộc, nhân loại.
 IV. Ghi nhớ SGK.132
*HĐ4: HD TỰ HỌC 
Tìm hiểu tình hình dân số ở đại phương, từ đó đề xuất giải pháp cho vấn đề này.
+Xem lại nội dung bài học.
+Học thuộc ghi nhớ.
-Chuẩn bị bài mới: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
+Xem trước nội dung bài.
+Trả lời câu hỏi bên dưới mỗi VD SGK:
? Dấu ngoặc đơn dùng để làm gì ?
? Dấu hai chấm dùng để làm gì ?
	tuần 13
Tiếât 50 DẤU NGOẶC ĐƠN &
 DẤU HAI CHẤM
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. kiến thức.
	Công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
2. Kĩ năng
	- Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
 -Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
II-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
@Bài cũ:
? Vấn đề mà tác giả đề cập đến trong VB “Bài toán dân số” là gì ? Bài văn đã đem lại cho em những hiểu biết gì về vấn đề DS và KHHGĐ ?
? Theo để hạn chế sự gia tăng dân số thì chúng ta cần phải làm gì ? Đọc ghi nhớ.
@Bài mới:
-GV ngắn gọn về công dụng của các dấu câu đã học ở lớp 7, chuyển sang lớp 8.
-Ghi tựa bài lên bảng.
HĐ DẠY CỦA GV
BÀI HS GHI
*HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
@Tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc đơn.
? Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên dùng để làm gì ?
-GV chốt và nói thêm:
+VD a: Giải thích cho từ “họ”ở đây là ai, giúp người đọc hiểu rõ hơn phần được chú thích, còn có td nhấn mạnh.
+VD b:thminh về 1 loài động vật mà tên của nó (ba khía) được dùng để gọi tên 1 con kênh, nhằm giúp người đọc hình dung rõ hơn về đặc điểm của con kênh này.
+VD c: Bổ sung thêm thông tin về năm sinh và năm mất của nhà thơ và cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào.
? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn đi thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi không ?
-Chốt: Không, vì khi đặt 1 phần nào đó trong dấu ngoặc đơn thì người viết đã coi đó là phần chú thích; nhằm cung cấp thông tin kèm thêm, chứ nó không phụ thuộc phần nghĩa cơ bản.
? Qua phân tích, em thấy dấu ngoặc đơn có công dụng như thế nào ?
I-Dấu ngoặc đơn:
Ví dụ: SGK.134
a.Đùng một cái họ (những người bản xứ)….
èĐánh dấu phần giải thích cho từ “họ” là ai, còn có tác dụng nhấn mạnh.
b.Gọi là kênh ba khía…gốc cây (ba khía…ăn rất ngon)
èĐánh dấu phần thuyết minh về 1 loài động vật (ba khía).
c.Lí Bạch (701-762) … thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên)
èĐánh dấu phần bổ sung thêm thông tin về tác giả.
*Ghi nhớ 1: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
@Tìm hiểu công dụng của dấu hai chấm.
-GV sử dụng bảng phụ.
? Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng để làm gì ?
-Chốt :
+VD a: Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (của Dế Mèn nói với Dế Choắt và của Dế Choắt nói với Dế Mèn)
+VDb: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp, tác giả Thép Mới nhắc lại lời người xưa.
+VDc: Giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học.
? Qua việc pt các VD trên, em hãy cho biết công dụng của dấu hai chấm dùng để làm gì ?
GV HDHS làm BT nhanh:
-GV sử dụng bảng phụ:
II-Dấu hai chấm:
VD : SGK . 135
a/Dế Choắt nhìn tôi mà rằng :
-Anh đã nghĩ thương…
èBáo trước một lời đối thoại (của Dế Mèn và Dế Choắt).
b.Người xưa có câu :
“Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”…
èBáo trước lời dẫn trực tiếp (lời của người khác).
c.Cảnh vật chung quanh tôi …. thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.
èBáo trước phần giải thích (lí do thay đổi tâm trạng của tác giả).
*Ghi nhớ 2:
 Dấu hai chấm dùng để :
-Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó;
-Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
III-Luyện tập:
BT1: Công dụng dấu ngoặc đơn.
a.Đánh dấu phần giải thích nghiã của các từ Hán Việt.
b.Đánh dấu phần thuyết minh về chiều dài 2290m của cầu.
c.Đánh dấu phần bổ sung
BT2: Công dụng dấu hai chấm.
a.Báo trước phần giải thích cho ý: họ thách nặng quá.
b.Báo trước đối thoại của Dế Choắt nói với Dế Mèn và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn.
c.Báo trước phần thuyết minh cho ý: đủ màu là những màu nào.
BT3: Giải thích.
 Có thể bỏ được, vì ý nghĩa cơ bản của câu, đoạn văn không thay đổi nhưng ý nghĩa của phần đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng.
BT4: Giải thích
*Cách 1: Thay được, vì ý nghĩa của câu cơ bản không thay đổi.
-GV nói thêm:
-Cách1: Thay được, nhưng người viết sẽ coi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có td kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như khi phần này đặt sau dấu hai chấm.
-Cách 2: Không thay được.
*Cách 2: Không thay được, vì trong câu này vế “Động khô và động nước” không thể coi là thuộc phần chú thích.
BT5: Giải thích
 Sai, vì dấu ngoặc đơn (cũng như dấu ngoặc kép) bao giờ cũng được dùng thành cặp.
HĐ4: HD CHUẨN BỊ BÀI
? Công dụng của dấu ngoặc đơn ?
? Công dụng của dấu hai chấm ?
 BT6: Các câu sau đây viết đúng chưa?vì sao?
Người VN nói “Học thầy không tày học bạn” nhưng cũng nói “Không thầy đố mày làm nên”.
# Nam khoe với tôi rằng “Hôm qua nó được điểm mười”
@Bài vừa học:
+Xem lại nội dung bài học.
+Học thuộc ghi nhớ SGK.
@Chuẩn bị bài mới: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
+Xem trước nội dung bài học.
+Lập dàn ý cho đề bài :”Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”
 Tuần 13
Tiết 51 	 ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC :
	1. Kiến thức.
- Đề văn thuyết minh.
- Yêu cầu cần diễn đạt khi làm một bài văn thuyết minh.
- Cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh.
	2. Kĩ năng.
- Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.
- Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý vận hành, công dụng….. của đối tượng cần TM.
- Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản TM
II-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
1. KTBC :
- ? Công dụng của dấu ngoặc đơn ? cho 1 vd minh họa.
? Công dụng của dấu hai chấm ? cho 1 vd minh họa.
2. Bài mới
-GV nhắc lại khái niệm VB thuyết minh và các phương pháp thuyết minh.
HĐ DẠY CỦA GV
BÀI HS GHI
@GVHD HS tìm hiểu đề văn thuyết minh và cách làm.
? Đối tượng thuyết minh có thể bao gồm những loại nào ?
-GV chốt: Con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết.
? Làm sao em biết đó là các đề văn thuyết minh ?
-Chốt: Bởi vì:
+Có khi nói rõ trong đề.
+Phần lớn không nói rõ (chỉ trực tiếp nêu đối tượng thuyết minh). Hay nói cách khác đề không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, tức là các đề bài ở đây yêu cầu: giới thiệu, thuyết minh, gthích.
? Em hãy thử ra một số đề văn thuyết minh, theo các đối tượng như đã gợi ý ? 
@GVHDHS làm bài văn thuyết minh.
? Quá trình thực hiện 1 bài văn thuyết minh trải qua những bước nào ?
? Đối tượng thuyết minh của bài văn là gì ?
-GV lưu ý HS: Đề này khác miêu tả, đề thuyết minh thì yêu cầu trình bày xe đạp như 1 phương tiện giao thông phổ biến. Do đó, cần trình bày cấu tạo, tác dụng của loại phương tiện này, chứ không chú ý vào màu sắc, trang trí, đời mới-cũ, nhãn hiệu gì.
? Em có nhận xét gì về phạm vi kiến thức được sử dụng trong bài ?
? Bài văn thuyết minh này nên có mấy phần ? Mỗi phần ở đây có nội dung gì ?
-GV chốt theo nội dung ghi bảng.
-GV nêu câu hỏi cho học sinh trả lời giới thiệu chung về xe đạp.
? Trong bài đoạn này là phần giới thiệu ? Có thể diễn đạt cách khác được không ?
-Chốt: Có thể bỏ câu 1 hoặc có thể nói: Xe đạp là 1 phtiện giao thông phổ biến, không ai là không biết.
? Để giới thiệu về cấu tạo của xe đạp bài viết đã dùng phương pháp gì ?
-Chốt: Tác giả dùng phpháp phtích chia sự vật ra thành các bộ phận tạo thành để lần lượt giới thiệu.
? Cấu tạo của chiếc xe đạp được trình bày như thế nào ?
? Có thể có cách phân tích nào khác không ?
-GV chốt: Theo phương pháp này thì không nói được cơ chế hoạt động của xe đạp.
? Xe đạp có công dụng gì trong cuộc sống con người ?
@GVHDHS nhận xét bài làm ở SGK.
? Bài làm thể hiện được yêu cầu đề bài đã cho chưa ?
? Phương pháp thuyết minh có thích hợp không ?
? Diễn đạt có dễ hiểu không ?
-GV chốt theo nội dung ghi nhớ SGK:
? Đề bài văn thminh thường nêu lên điều gì ?
? Để làm tốt bài văn thuyết minh cần phải làm gì ?
? Bố cục bài văn thuyết minh được trình bày như thế nào ?
I-Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh:
1/ Đề văn thuyết minh:
-Đề nêu lên trực tiếp đối tượng thuyết minh: Chiếc nón lá, chiếc áo dài,…
-Đối tượng thuyết minh bao gồm:
+Con người: Một gương mặt của thể thao VN,…
+Sự vật: Hoa ngày tết ở Việt Nam,…
+Hiện tượng: Tết Trung thu,…
- Đối tượng cần thuyết minh : Người, vật, di tích….,
- Cách trình bày, giới thiệu sát với thực tế.
2/ Cách làm bài văn thuyết minh:
a.Cách làm chung:
 Gồm 5 bước sau đây:
-Tìm hiểu đề.
-Tích luỹ tri thức về đối tượng.
-Lập dàn ý.
-Viết thành bài văn.
-Đọc và sửa chữa.
b.Phân tích đề bài : Thuyết minh về chiếc xe đạp.
a.Tìm hiểu đề:
-Đối tượng thminh: chiếc xe đạp.
-Nội dung cần thuyết minh: trình bày xe đạp như 1 phương tiện giao thông đặc biệt.
b.Tích luỹ tri thức: Phong phú, toàn diện,…
c.Bố cục: Có 3 phần
@Mở bài: giới thiệu khái quát về phương tiện xe đạp.
-Phương pháp: định nghĩa
@Thân bài: giới thiệu cấu tạo của xe đạp.
-Dùng phương pháp phân tích, phân loại; nêu ví dụ; nêu số liệu,…
-Chia chiếc xe làm 3 bộ phận:
+Hệ thống truyền động.
+Hệ thống điều khiển.
+Hệ thống chuyên chở.
Và một số bộ phận khác.
@Kết bài: 
-Tác dụng của xe đạp.
-Tương lai của xe đạp.
*Ghi nhớ : SGK.140
II. Luyện tập:
Đề: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
+ Mở bài:Chiếc nón lá là một vật không thể thiếu trong cuộc sống
của người phụ nữ Việt Nam xưa là một đặc trưng cho cô gái Việt Nam mà không có một dân tộc nào có được.
+ Thân bài: - Hình dáng: Hình nón
- Vật liệu: mo nang, dây móc , lá lụi, khuôn nón, vòng nón, sợi guộc.
- Quy trình: Phơi lá, trải lá duỗi lá cho thẳng, tạo vòngnón, thắt và khâu nón, phơi nón trên lưới diêm cho trắng và tránh móc.
- Giới thiệu thêm các vùng làm nón: Huế, Quảng Bình, Làng Chuông.
- Công dụng của nón: Che mưa, che nắng, tạo duyên dáng cho người phụ nữ, trở thành biểu tượng.
+ Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.
HĐ 3: Lập dàn ý cho 1 trong các đề trên
*HĐ4: DẶN DÒ : Chương trình địa phương (Phần văn)
? Lập danh sách các nhà văn nhà thơ ở quê hương em theo trình tự: họ tên, bút danh, năm sinh-mất và tác phẩm chính (Bùi Đức Aùi, phan Thanh Viễn, Nguyễn Quang Sáng)
? Sưu tầm và chép lại 1 bài thơ, bài văn về phong cảnh thnhiên, con người, sinh hoạt văn hoá, truyền thống lịch sử của quê hương mà em thấy hay.Tuần 13
Tiết 52 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( PHẦN VĂN )
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. kiến thức.
- Cách tìm hiểu về các nhà văn , nhà thơ ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương trước 1975.
 - Cách tìm hiểu về tác phẩm văn thơ viết về địa phương.
2. Kĩ năng. 
- Sưu tầm tuyển chọn tác phẩm văn thơ viết về địa phương.
- Đọc- hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.
- biết cách thống kê tài liệu, thơ văn viết về địa phương.
II-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
HĐ 1 Bài cũ:
? Để làm tốt bài văn thuyết minh ta cần phải làm gì ?
? Bố cục của bài văn thuyết minh như thế nào ?
HĐ 2 Bài mới:
-GV nhắc lại phần HS phải chuẩn bị trong tiết học này
Stt
Họ tên ( Bút danh )
Năm sinh
Quê quán
Các tác phẩm chính
Ghi chú
1
-Tên thật: Bùi Đức Aùi
-Bút danh: Anh Đức
(Giải thưởng HCM 2000)
05/05/1935
-Xã Bình Hoà, Châu Thành, An Giang.
-Hiện nay là Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn VN. Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tp HCM.
-Bức thư Cà Mau (tập truyện ngắn-1956)
-Hòn đất (tiểu thuyết, 1966)
-Một chuyện chép ở bệnh viện (tiểu thuyết, 1958)
-Anh Đức tuyển tập I và II (1997)
-Anh Đức truyện ngắn và bút ký (2002)
-Kịch bản phim: Chị Tư Hậu, Hòn đất.
-Ông bắt đầu viết văn từ năm 1952.
2
-Phan Thanh Viễn
-Bút danh: Viễn Phương
(Giải thưởng Nhà nước về VH&NT đợt 1)
1928
-Xã Long Phú, Tân Châu, An Giang.
-Hiện nay : Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TP.HCM; Phó Chủ tịch Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT VN.
-Chiến thắng hoà bình (trường ca, 1973)
-Mắt sáng học trò (tập thơ, 1970)
-Nhớ lời di chúc (trường ca, 1968)
-Viễn Phương-Thơ với tuổi thơ (tập thơ,2002)
-Bài thơ nổi tiếng “Viếng lăng Bác”
3
-Nguyễn Quang Sáng
(Giải thưởng HCM)
12/01/1932
-Xã Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang.
-Hiện đang sống và làm việc ở TP.HCM
-Người quê hương (truyện ngắn, 1958)
-Chiếc lược ngà.
-Đất lửa (tiểu thuyết, 1963)
-Mùa gió chướng (tiểu thuyết, 1975)
-Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985)
-Kịch bản phim: Cánh đồng hoang (1978), Mùa gió chướng (1977)
 * Luyện tập
@GV cho HS đọc bài thơ, bài văn mà các em sưu tầm được mà các em thích.
VD : Chiếc lược ngà ( nguyễn Quang Sáng) , Viếng lăng Bác ( Viễn Phương)
+HS tự do nhận xét, trao đổi về các tác phẩm ấy.
HĐ3: TỔNG KẾT
-GV tổng kết rút ra những kinh nghiệm tốt từ tiết học về việc sưu tầm, tích luỹ và tuyển chọn những tư liệu văn học.
HĐ 4 : HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Sưu tầm tranh ảnh, lập danh sách thêm một số tác giả ở quê hương.
-Chuẩn bị bài “Dấu ngoặc kép ” theo câu hỏi SGK
+ Công dụng của dấu ngoặc kép.
+ Cách sử dụng dấu ngoặc kép , cách kết hợp với các dấu khác .
TUẦN : 14	DẤU NGOẶC KÉP
Tiết 53
I-MỤC TIÊU :Học sinh hiểu được :
1. Kiến thức :Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép.
2. kĩ năng: 
- Sử dụng dấu ngoặc kép.
- Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dâu khác.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.
II-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
@Bài cũ: Nêu một số tác giả ở địa phương. Đọc thuộc lòng một bài thơ mà em thích của một trong các tác giả đó.
@Bài mới:
HĐ DẠY CỦA GV
BÀI HS GHI
*HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
@GVHD HS tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép.
-GV sử dụng bảng phụ, ghi đoạn trích ở mục 1 lên bảng.
? Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích trên dùng để làm gì ?
? Cụm từ “dải lụa” dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? “Dải lụa” là hình ảnh ssánh ngầm với cái gì ?
-GV gthích thêm: Đây là nghĩa được hình thành trên cơ sở phthức ẩn dụ, dùng để chỉ chiếc cầu.
-GV gợi ý cho HS biết về chính sách cai trị của TD Pháp bấy giờ đối với nước ta.
? Các từ ngữ “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”,… có phải là tên tác phẩm không ?
?? Qua việc tìm hiểu các VD trên, em thấy dấu ngoặc kép có những công dụng gì ?
-GV chốt theo nd ghi nhớ.
I-Công dụng:
VD: SGK.141-142
a.Thánh Găng-đi có một phương châm: “Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó,…lại càng khó hơn”.
èĐánh dấu lời dẫn lời dẫn trực tiếp (Câu nói của thánh Găng-đi.
b.Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa…nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn.
èĐánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
c.Tre với người…Một thế kỉ “văn minh”, “khai hoá” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt.
èĐánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
d.Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”,…ra đời.
èĐánh dấu tên của các vở kịch.
*Ghi nhớ:
II-Luyện tập:
BT1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép
a.Đánh dấu câu nói được dẫn trực tiếp.
b.Đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai.
c.Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác.
d.Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai.
e.Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp.
BT2: Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp:
a)….cười bảo :
-Nhà này …”cá tươi” ?
Nhà hàng nghe nói bỏ ngay chữ “tươi” đi.
èĐánh dấu lời đối th

File đính kèm:

  • docTuan 13+14.doc
Giáo án liên quan