Giáo án Ngữ văn 8 tuần 32 - Trường THCS Đạ Long

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Ôn tập, củng cố kiến thức về các kiểu câu, hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu.

- Nâng cao hiểu biết và các kĩ năng sử dụng tiếng Việt.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức

- Các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.

- Các hành động nói.

- Cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau.

2. Kỹ năng :

- Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau.

- Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn.

 

doc10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tuần 32 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 32 	 Ngày soạn: 25/04/2015
Tiết PPCT: 125	 	 	 Ngày dạy: 27/04/2015
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu biết thêm chủ đề về các văn bản nhật dụng đã học qua việc tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương.
- Biết cách tìm hiểu và có hướng giải quyết vấn đề của cuộc sống ở địa phương.
- Có ý thức, trách nhiệm đối với cuộc sống của bản thân và của địa phương.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: Vấn đề môi trường và tệ nạn xã hội ở địa phương
2. Kĩ năng:
- Quan sát, phát hiện, tìm hiểu và ghi chép thông tin.
- Bày tỏ ý kiến, suy nghĩ về vấn đề xã hội, tạo lập một văn bản ngắn về vấn đề đó và trình bày trước tập thể.
3. Thái độ: Tích cực tìm hiểu các vấn đề ở địa phương.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, giải thích,
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 
Lớp 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
Lớp 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 Lớp 8A3: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị đề tài ở nhà của học sinh 
3.Bài mới : Các em đã được học nhiều văn bản nhật dụng viết về các vấn đề xã hội. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tham khảo một số bài viết khác của chính các bạn trong lớp mình. Các em hãy mạnh dạn thể hiện khả năng của mình qua bài viết. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
CỦNG CÓ KIẾN THỨC
Gv vấn đáp ôn tập một số kiến thức về văn bản nhật dụng
LUYỆN TẬP
 GV nhắc lại yêu cầu, Hs nghe.
- Lần lượt các tổ, nhóm cử đại diện trình bày văn bản.
- Các bạn và GV góp ý nhận xét về nội dung, hình thức trình bày.
- Có thể thực hiện theo những định hướng sau:
+ Điều tra về thu gom rác thải nơi em ở ( ngõ, xóm, gia đình) trước đây vài năm, hiện nay, thời gian và hình thức thu gom, kết quả, những vấn đề còn tồn tại ? Những kiến nghị và phương hướng khắc phục. 
+ Cống rãnh, đường, ngõ làng em - vấn nạn đến bao giờ ? Thực trạng và giải pháp (có những con số chúng minh cụ thể)
+ Bố tôi (anh trai) đã cai thuốc lá
Gv hướng dẫn HS viết. Tổng kết, đánh giá chung Khen ngợi nhóm nghiên cứu sâu, chọn kiểu bài phù hợp.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Gv hướng dẫn một số nội dung tự học
I. CỦNG CÓ KIẾN THỨC:
Ôn tập kiến thức về văn bản nhật dụng đã học
- Cách nhận biết, viết văn bản nhật dụng
- Tìm hiểu và ghi chép cụ thể về một vấn đề của đời sống ở địa phương:
- Thực trạng, biện pháp khắc phục
II. LUYỆN TẬP:
1.Luyện nghe:
- Báo cáo kết quả dàn ý đã làm về tình hình địa phương theo chủ đề: Môi trường (vệ sinh, xử lí rác thải ), chống nghiệm hút (thuốc lá, thuốc phiện )
- Trình bày miệng ngắn ngọn, rõ ràng và truyền cảm 
* Thực hiện:
- Nhóm 1: Vấn đề rác thải.
- Nhóm 2: Vấn đề thuốc lá
- Nhóm 3: Vấn đề nước sạch
- Nhóm 4: Vấn đề trang phục.
2. Luyện viết: Hoàn thiện bài viết dựa vào dàn ý đã chuẩn bị sẵn ở nhà.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: Tổng kết tình hình làm bài tập và tiết học ( rút ra những kinh nghiệm về thâm nhập thực te cũng như cách trình bày văn bản, những ưu khuyết điểm phổ biến, công bố danh sách những bài viết khá)
* Bài mới: Về nhà học bài, soạn bài chuẩn bị tiết sau làm bài kiểm tra tiếng Việt.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
******************************************
Tuần: 32 	 Ngày soạn: 05/05/2015
Tiết PPCT: 126	 	 	 Ngày dạy: 07/05/2015
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
Củng cố hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức cơ bản, giá trị tư tưởng nghệ thuật của các văn bản thơ đã học.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
- Một số khái niệm liên quan đến đọc – hiểu văn bản như: chủ đề, đề tài, chủ nghĩa yêu nước cảm hứng nhân văn.
- Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản.
- Sự đổi mới thơ Việt nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 trên các phương diện, thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ ... 
2. Kĩ năng:
- Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
- Cảm thụ, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đã học.
3. Thái độ: Có lòng yêu văn học nói chung và thơ ca nói riêng.
C. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận .... 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 
Lớp 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
Lớp 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 Lớp 8A3: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 
2. Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
Lập bảng hệ thống các văn bản văn học Việt Nam–nước ngoài (nếu cần) rồi cho cả lớp đối chiếu kết quả với bảng GV ghi để có kết quả chính xác .
Điểm khác nhau giữa thơ cũ và thơ mới :
- Hs : thảo luận nhóm tìm nét khác nhau giữa thơ.
I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC:
1.Bảng thống kê các văn bản văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8: ( có bảng kèm theo)
2.Sư khác nhau giữa thơ cũ và thơ mới:
 Bài 15,16
 Bài 17,18 
-Thơ cũ (cổ điển: hạn định số câu, số tiếng, niêm luật chặt chẽ, gò bo. 
- Cảm xúc cũ, tư duy cũ: cái tôi cá nhân chưa được đề cao và biểu hiện trực tiếp. 
- Cảm xúc tư duy mới, đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp, phóng khóng tự do 
- Thể thơ tự do, đổi mới vần điệu, nhịp điệu; lời thơ tự nhiên, bình dị, giảm tính công thức, ước lệ 
- Vẫn sử dụng các thể thơ truyền thống nhưng đổi mới tư duy. 
Bảng thống kê các văn bản văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8 :
Văn bản
Tác giả
Thể loại
Gía trị nội dung chủ yếu
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác 
Phan Bội Châu (1867-1940)
Thất ngôn bát cú 
- Khí phách kiên cường bất khuất và phong thái ung dung, đường hoàng vượt lên trên cảnh tù ngục của nhà chí sĩ yêu nước. 
Đập đá ở Côn Lôn
Phan Châu Trinh ( 1872 – 1926)
Thất ngôn bát cú
- Hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàn của người tù yêu nước trên đảo Côn Lôn.
Muốn làm thằng Cuội 
Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939)
Thất ngôn bát cú
Tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa, muốn thoát li bằng những mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng. 
 Hai chữ nước nhà 
Trần Tuấn Khải ( 1895-1983)
Song thất lục bát 
- Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. 
Nhớ rừng 
Thế Lữ (1907-1989)
Thơ mới 
- Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy. 
Ông Đồ 
Vũ Đình Liên 
(1913-1996)
Thơ mới nhũ ngôn 
- Tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa
Quê hương 
Tế Hanh 
( 1921)
Thơ mới 
- Tình quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người người dân chài và sinh hoạt làng chài.
Khi con tu hú 
Tố Hữu (1920 -2002)
Lục bát 
- Tình yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù 
Tức Cảnh Pác Bó
Hồ Chí Minh
(1890-1969)
Thất ngôn tứ tuyệt 
Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. 
Ngắm Trăng 
Hồ Chí Minh
(1890-1969)
Thất ngôn tứ tuyệt
- Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung nghệ sĩ của Bác Hồ ngay trong tù ngục cực khổ, tối tăm. 
Đi đường 
Hồ Chí Minh
(1890-1969)
Thất ngôn tứ tuyệt
Ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc: từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời : vượt qua gian lao chồng chất sẽ thắng lợi vẻ vang. 
Chiếu dời đô
Lí Công Uẩn 
(974-1028)
Chiếu 
Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. 
Hịch tướng sĩ 
Trần Quốc Tuấn 
(1231?-1300)
Hịch 
- Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến , quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đây là một áng văn chính luận xuất sắc. 
Nước Đại Việt ta
Nguyễn Trãi 
Cáo 
- Có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại 
Bàn luận phép học 
Nguyễn Thiếp 
Tấu 
- Mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp , học rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biet, học phải đi đôi với hành.
Thuế máu 
Nguyễn Ái Quốc (1890-1969)
Nghị luận hiện đại 
- Vạch trần chính quyền thực dân đã biến người dân thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tàn khốc. 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV hướng dẫn HS một số nội dung
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: Ôn tập, xem lại kiến thức đã học
* Bài mới: Ôn tập tiếp
E. RÚT KINH NGHIỆM:
*************************************
Tuần: 32 	 Ngày soạn: 11/04/2015
Tiết PPCT: 127	 	 	 Ngày dạy: 13/04/2015
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về các kiểu câu, hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu.
- Nâng cao hiểu biết và các kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 
1. Kiến thức
- Các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
- Các hành động nói.
- Cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau.
2. Kỹ năng :
- Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau.
- Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn.
3.Thái độ: Có ý thức dùng từ đặt câu phù hợp mục đích giao tiếp.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.	 
Lớp 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
Lớp 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 Lớp 8A3: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 
2. Bài cũ:  Hãy kể tên các kiểu câu và hành động nói đã học.	
3 Bài mới : Từ việc kiểm tra bài cũ GV dẫn dắt vào bài: Xét về mục đích nói ta có rất nhiều kiểu câu khác nhau và đồng thời có nhiều hành động nói khác nhau. Để củng cố một lần nữa những kiến thức ấy, hôm nay cô trò cùng đi vào ôn tập. Vào bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY 
LÍ THUYẾT 
 - GV hướng dẫn các em ôn tập lần lượt từng phần . Mỗi phần có lập bảng thống kê cụ thể..
LUYỆN TẬP 
Gv hướng dẫn hs làm các bài tập theo yêu cầu sgk.
 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Gv hướng dẫn một số nội dung tự học
I. LÍ THUYẾT:
1. Các kiểu câu:
Kiểu câu 
Mục đích
Đặc điểm
Ví dụ
1-Câu nghi vấn :
Dùng để hỏi . 
-Có những từ ngữ nghi vấn hoặc có từ hay. (nối các vế có quan hệ lựa chọn)
Kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?)
Họ nghi ngờ hay đang thử lòng ta nhỉ?
2- Câu cầu khiến :
-Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
-Có từ ngữ cầu khiến, ngữ điệu cầu khiến .
-Kết thúc bằng dấu chấm, hoặc dấu chấm than (!)
Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi!
3 -Câu cảm thán :
Dùng bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, viết. 
-Có từ ngữ cảm thán.
-Kết thúc bằng dấu chấm than (!)
Chao ôi, đẹp quá!
4 -Câu 
trần thuật :
Dùng để thông báo, nhận xét, miêu tả 
-Không có đặc điểm hình thức của ba kiểu câu trên .
-Kết thúc bằng dấu chấm (.)
Tre là bạn thân của nhân dân Việt Nam.
5- Câu phủ định :
Câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ.
-Có các từ ngữ phủ định.
-Kết thúc bằng dấu chấm (.)
Nó không phải là đứa non gan, yếu đuối.
2. Các kiểu hành động nói:
 * Thực hiện trực tiếp:
Các kiểu hành động nói
Kiểu câu tương ứng
Ví dụ
Hỏi 
Nghi vấn 
U nhất định bán con đấy ư?
Trình bày 
Trần thuật 
Mụ vợ tôi đòi một cái máng lơn mới.
Điều khiển 
Cầu khiến 
Ong hãy về đi.
Hứa hẹn 
Trần thuật 
Tôi sẽ giúp ông toại nguyện.
Bộc lộ cảm xúc 
Cảm thán 
Trời ơi, khốn nạn thân con thế này.
* Thực hiện gián tiếp: 
Với kiểu câu này nhưng lại dùng với mục đích khác.
3. Lựa chọn trật tự từ:
Hiệu quả diễn đạt
Ví dụ
Thể hiện thứ tự nhất định .
Thời kì bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung
Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc.
Liên kết câu với những câu khác 
Thơ Nguyễn Du rất sâu sắc là bởi ông có vốn từ phong phú. Có được vốn từ ấy, là nhờ vào sự rèn luyện, tích lũy trong cuộc sống hàng ngày.
Dảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
 II. LUYỆN TẬP:
*Các kiểu câu
Bài 1 (Văn bản của Nam Cao)
Câu 1 : Trần thuật ghép. (vế trước là dạng câu phủ định )
Câu 2 : Trần thuật đơn .
Câu 3 : Trần thuật ghép.(vế sau có một vị ngữ phủ định: không nỡ giận)
Bài 3 : Có thể có các câu: Hôm nay tôi buồn ơi là buồn! Chao ôi, cảnh đẹp như thần tiên !
Bài 4 : A-Câu trần thuật : 1, 3, 6,
 B -Câu cầu khiến : 4 .
 C -Câu nghi vấn : 2, 5, 7.
* Câu nghi vấn dùng để hỏi là câu 7 .
* Câu nghi vấn 2 : biểu lộ sự ngạc nhiên về Lão Hạc, dùng để bộc lộ cảm xúc .
* Câu nghi vấn 5 : dùng giải thích cho đề nghị nêu ở câu 4 
* Hành động nói.
Bài 1 : Xác định hành động nói:
- Tôi bật cười bảo lão: -> Hành động trình bày .
- Sao cụ lo xa quá thế ? -> Hành động bộc lộ cảm xúc
- Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ ! -> Hành động trình bày
- Cụ cứ để tiền ấy hãy hay -> Hành động điều khiển .
- Tội gì bây giờđể lại ? -> Hành động trình bày .
- Không, ông giáo ạ ! -> Hành động trình bày .
- Ăn mãi hết lo liêụ ? -> Hành động hỏi .
Bài 2 :
stt 
Kiểu câu 
HĐ nói được thực hiện
Cách dùng
1 Câu rần thuật 
2 Câu nghi vấn 
3 Câu trần thuật 4 Câu cầu khiến 
5 Câu nghi vấn 
6 Câu trần thuật 
 7 Câu nghi vấn 
HĐ trình bày 
HĐ bộc lộ cảm xúc 
HĐ trình bày 
HĐ điều khiển 
HĐ trình bày
HĐ trình bày
HĐ hỏi 
-Cách dùng trực tiếp 
-Cách dùng gián tiếp.
-Cách dùng trực tiếp 
-Cách dùng trực tiếp
-Cách dùng gián tiếp.
Cách dùng trực tiếp 
Cách dùng trực tiếp 
* Lựa chọn trật tự từ trong câu.
Bài 1 :Lí do sắp xếp trật tự từ trong việc biểu thị thứ tự trước sau của hoạt động , trạng thái theo đúng thứ tự xuất hiện và thực hiện -> Tâm trạng kinh ngạc , mừng
 rỡ ; hành động về tâu vua.
Bài 2 : Việc sắp xếp các từ ngữ in đậm có tác dụng:
A : Nối kết hai câu.
B : Nhấn mạnh đề tài của câu nói.
Bài 3 : Câu a mang tính nhạc rõ ràng hơn.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: Liên hệ thực tế trong giao tiếp hàng ngày, trong lời nói, bài viết của bản thân để rút kinh nghiệm.
* Bài mới: Chuẩn bị bài tiết sau: chương trình địa phương phần Văn.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Hình thức: tự luận và trắc nghiệm
Nội dung: Các kiến thức đã học về tiếng Việt
E. RÚT KINH NGHIỆM:
*************************************
Tuần: 32 	 Ngày soạn: 25/04/2015
Tiết PPCT: 128	 	 	 Ngày dạy: 27/04/2015
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN. TRẢ BÀI VIẾT SỐ 7
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nhận thức được kết quả cụ thể bài viết của bản thân, những ưu, nhược điểm.
- Nhận ra lỗi về liên kết văn bản khi viết bài văn nghị luận chứng minh.
- Chăm chú lắng nghe để rút kinh nghiệm.
B. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Chấm, trả bài, sửa bài chi tiết, vào điểm chính xác.
 2. Học sinh: Lập dàn ý, xem lại đề bài. Đọc lại bài để rút ra bài học cho bản thân
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
Lớp 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
Lớp 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 Lớp 8A3: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới: Tiết trả bài không đơn thuần là cô công bố kết quả cho các em. Mà mục đích của tiết trả bài là giúp các em nhận ra các mặt chưa được trong bài viết để rút kinh nghiệm cho mình. Vì thế các em cần chú ý theo dõi và tiếp thu và phản hồi nếu các em thấy không thuyết phục.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
* HĐ1 : Phân tích đề 
+ Đề trắc nghiệm
- Gv trình chiếu đề trắc nghiệm, gợi ý, phát vấn Hs 
- Hs trả lời.
+ Đề tự luận : 
- Gv: Yêu cầu của đề là gì, các ý cần trả lời ?
- Hs : Trả lời.
* HĐ2 : Công bố đáp án
Sau khi Hs trả lời, Gv công bố đáp án
* HĐ3 : Nhận xét ưu khuyết điểm
a. Ưu điểm:
- Đa số Hs đều nắm các bước làm trắc nghiệm kết hợp với tự luận
- Hiểu yêu cầu đề bài, không bị lạc đề
b. Khuyết điểm:
- Sai chính tả nhiều, trình bày bài quá bẩn
- Một số bạn không biết so sánh thể loại.
- Câu 2 tự luận, kĩ năng viết đoạn văn của HS còn yếu
* HĐ4 : Thống kê chất lượng bài làm
TRẢ BÀI VIẾT SÓ 7 
* HĐ1 : Nhắc lại đề
Gv yêu cầu Hs nhắc lại đề và viết đề lên bảng
* HĐ2 : Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý
GV phát vấn Hs để tìm hiểu đề
* HĐ3 : Hướng dẫn xây dựng dàn ý
- Hs lên khá lên bảng viết dàn ý sơ lược
- Gv treo dàn ý mẫu 
* HĐ4 : Nhận xét ưu - khuyết điểm:
a.Ưu điểm: 
- Nhìn chung các em đã biết cách viết một đoạn văn tự sự
- Hầu như các em đều đáp ứng yêu cầu đề bài, không bị lạc đề
b.Nhược điểm:
- Rất nhiều em chưa biết diễn ý, hành văn thành một đoạn văn ngắn
, viết còn dài dòng, chưa nêu được nội dung chính mà đề bài muốn hỏi đến. Trong bài còn gạch đầu dòng
- Hầu hết không đưa những lời đối thoại, độc thoại vào bài làm
* HĐ5: Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
* HĐ6: Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiêp tục sửa bài
* HĐ7: Đọc bài mẫu
- Gv đọc bài của Diệu, Hiền.
* HĐ8: Ghi điểm, thống kê chất lượng 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. Phân tích đề (xem PPCT tiết 113)
II. Công bố đáp án (Xem PPCT tiết 113)
III. Nhận xét ưu khuyết điểm
1 Ưu điểm:
2. Khuyết điểm:
IV. Thống kê chất lượng bài làm 
 (Xem cuối giáo án)
TRẢ BÀI VIẾT SÓ 7 
I. Đề bài: Hiện nay có một số bạn học sinh đang tập hút thuốc lá. Bằng sự hiểu biết của mình em hãy viết một bài văn bản nghị luận thuyết phục các bạn ấy từ bỏ thuốc lá.
II. Tìm hiểu đề, tìm ý: 
(Xem tiết PPCT tiết 123-124)
III. Dàn ý: (Xem tiết PPCT tiết 123-124)
IV. Nhận xét ưu - khuyết điểm:
1.Ưu điểm: 
2. Khuyết điểm:
V. Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
 (Xem bảng sửa lỗi cuối bài giáo án)
VI. Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài
VII. Đọc bài mẫu
VIII. Ghi điểm, thống kê chất lượng
 ( Xem cuối giáo án)
* Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
Phần văn bản sai
Nguyên nhân sai
Sửa sai
- Bắt trước, mặt sấu, sã hội
- Dịch thuốc lá lây qua đường ăn uống.( Kha)
- Thuốc lá làm trẻ em chết ngay tại chỗ( Sen)
- Do có rất nhiều nguyên nhân, lí do( Thừa từ)
- Thuốc lá dẫn đến giết người diệt khẩu, làm cho mại giâm
- Khi thấy người khác hút thuốc lá thì chúng ta nên trốn đi chỗ khác.
-Chưa đủ tuổi thanh niên và chưa thanh niên. 
- Lỗi chính tả 
- Lỗi kiến thức
- Lỗi dùng từ
- Lỗi diễn đạt
Bắt chước, mặt xấu, xã hội
Thuốc lây lan nhanh là do sự bát chước thiếu suy nghĩ.
- Có rất nhiều nguyên nhân
- Thuốc lá giết người một cách từ từ, là con đường dẫn đến ma túy và HIV.
- Khi thấy bạn bè hút thuốc lá chúng ta nên nói cho bạn hiểu tác hại của thuốc lá.
- Nhiều bạn còn thiếu niên đã tập tành hút thuốc.
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI KIỂM TRA VĂN
Lớp
Sĩ số
Điểm >= 5
Điểm 8 => 10
Điểm dưới 5
Điểm 0 => 3
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
8A1
8A2
8A3
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI VIẾT SỐ 7
Lớp
Sĩ số
Điểm >= 5
Điểm 8 => 10
Điểm dưới 5
Điểm 0 => 3
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
8A1
8A2
8A3
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 - Ôn lại tất cả kiến thức đã học từ đầu năm, chuẩn bị cho thi học kì
E. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTUAN_32_VAN_8_20142015_20150725_025303.doc