Giáo án Ngữ văn 8 tuần 31

ÔNG GIUỐC - ĐANH MĂC LỄ PHỤC (T2)

 ( Trích trưởng giả học làm sang)

 - Mô-li-e -

I.Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

- Tiếng cười chế giễu thói “trưởng giả học làm sang”.

- Tài năng của Mô-li-e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động.

2.Kĩ năng:

- Đọc phân vai kịch bản văn học.

- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật.

3. Thái độ:

- Phê phán những kẻ ngu dốt mà học đòi làm sang, thích khoe khoang, thích ăn diện và nịn hót.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập.

2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.

III. Phương pháp: - Vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận

 

doc9 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
	Ngày soạn: 28/3/2015 Ngày dạy:..../4/2015
 Tiết 117:
TÌM HIỂU YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢTRONG
 VĂN NGHỊ LUẬN
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hiểu sâu hơn về văn nghị luận, thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong bài văn nghị luận.
- Nắm được cách thức cơ bản khi đưa ra các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. 
2. Kĩ năng:
- Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận.
3. Thái độ:
- Lắng nghe chăm chỉ.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
III. Phương pháp: - Vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Hãy kể tên những tác phẩm nghị luận đã học ? 
- Nhận xét mục đích của văn nghị luận qua các tác phẩm nghị luận đã học ? 
 3. Bài mới:
* Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về: yếu tố miêu tả trong văn nghị luận.
- GV gọi một em đọc đoạn trích , một em đọc câu hỏi. Sau đó gợi dẫn để giúp các em thảo luận rút ra ý trả lời đúng nhất .
+ Chỉ rõ yếu tố tự sự trong văn bản a ? Vì sao nó có yếu tố miêu tả mà không phải là văn bản miêu tả ?
+ Hãy tìm hiểu giá trị của các yếu tố tự sự , miêu tả trong từng đoạn văn bản trên ?
+Qua đó , hãy cho biết vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận .
* Gọi hai em đọc lại ghi nhớ 1.
* GV gọi 1 em đọc văn bản .
- Chỉ ra yếu tố tự sự , miêu tả trong văn bản 
-Tìm hiểu tác dụng của các yếu tố đó?
-Văn bản trên có thể cặn kẽ toàn câu truyện không ? Vì sao ? 
* Thảo luận : ?Qua tìm hiểu, hãy cho biết khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào văn nghị luận , phải chú ý điều kiện nào ?
-Gv gọi 2 em đọc lại ghi nhớ .
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập :
- Gv nêu yêu cầu bài tập , gợi ý để giúp các em giải quyết.
+ Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận ?
+ Tìm hiểu tác dụng cụ thể ?
-HS viết nháp . GV chấm , nhận xét , đánh giá .
-Nếu bài đạt điểm cao, GV ghi vào cột miệng cho HS.
I. Tìm hiểu chung:Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận .
1.Phân tích ví dụ : Phần trích của văn bản “ Thuế máu”.
* Vd1
-Văn bản A : Kể về thủ đoạn bắt lính .
-Văn bản B : Tả lại cảnh khổ sở của người bị bắt lính .
->Tự sự và miêu tả không phải là mục đích chủ yếu của người viết .
à Giúp trình bày luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động, tăng sức thuyết phục .
Ghi nhớ 1:
* Ví dụ 2 : Văn bản ( sgk )
+ Yếu tố tự sự :
- Nằm mơ thấy con thỏ trắng nhảy qua ngực 
- Quân nàng liên kết với người kinh .
 + Yếu tố miêu tả :
-Không nói, không cười, chỉ đùa chơi khiên đao.
-Trên dãy núi Pu Keo vẫn còn đền thờ .
-> Dùng làm luận cứ, làm rõ luận điểm .
2. Ghi nhớ: sgk .
 II. Luyện tập : 
Bài 1 : Đoạn nghị luận của Lê Trí Viễn .
+ Yếu tố tự sự : Từ đầu đến nhà giam . -> Giúp người đọc hình dung hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tâm trạng của tác giả .
+ Yếu tố miêu tả : Bỗng hết .
-> Người đọc có được cảm xúc về đêm trăng và hiểu về tâm tư của ngườitù .
Bài 2 : Nếu phải viết bài văn theo đề đã cho ( sgk trang 116 ) thì có thể sử dụng yếu tố miêu tả để gợi lại vẻ đẹp của hoa sen .
 - Nếu cần kể lại một kỉ niệm về bài ca dao thì có thể dùng yếu tố tự sự.
Bài3 : Viết đoạn văn .
Trình bày ý kiến của em về vẻ đẹp ngôn ngữ của bài ca dao trên .
.
V.Củng cố:
- Nhắc lại vai trò của yếu tố miêu tả, tự sự trong văn nghị luận.
VI.Dặn dò:
- Sưu tầm một số đoạn văn, bài văn nghị luan6 có yếu tố tự sự, niêu tả.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục.
 + Đọc, tóm tắt, đóng vai.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
	Ngày soạn: 28/3/2015 Ngày dạy:..../4/2015
 Tiết 118.
ÔNG GIUỐC - ĐANH MĂC LỄ PHỤC (T1)
 	 ( Trích trưởng giả học làm sang)	 
	- Mô-li-e -
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Tiếng cười chế giễu thói “trưởng giả học làm sang”.
- Tài năng của Mô-li-e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động.
2.Kĩ năng: 
- Đọc phân vai kịch bản văn học.
- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật.
3. Thái độ: 
- Phê phán những kẻ ngu dốt mà học đòi làm sang, thích khoe khoang, thích ăn diện và nịn hót.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
III. Phương pháp: - Vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1.Ổn định lớp: 
2.Kiểm tra bài cũ: Theo Ru-Xô, Đi bộ ngao du có lợi như thế nào? 
3. Bài mới: GV giới thiệu bài: Mô- li- e là nhà soạn kịch lớn của nước Pháp thế kỉ XVII. Ông chuyên viết và diễn hài kịch- những vở kịch gây ra những tiếng cười vui tươi, lành mạnh hoặc châm biếm, chế giễu những thói hư tật xấu của con người trong xã hội Pháp đương thời: Lão hà tiện, Đông giăng, kẻ ghét đời. Trường học làm vợ, tác- tuýplà những vở hài kịch tiêu biểu của ông.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu chung.
- Hs đọc chú thích dấu sao và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nêu vài nét về Mô-li e và một số tác phẩm của ông?
+ Cho biết xuất xứ của đoạn trích “ Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục?
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đoc-hiểu văn bản.
- Gv gọi 4 hs phân vai để đọc (Chú ý giọng đọc của các vai cần phù hợp với công việc, vị trí và tính cách của họ, giọng điệu rõ ràng, dứt khoát, tình cảm, thân mật lưu ý các từ tôi, ta).
- Gv phát vấn Hs để hiểu chú thích.
- Bạn nào có thể tóm tắt nội dung đoạn trích?
- Theo dõi lớp kịch cho ta thấy diễn ra mấy cảnh, đó là những cảnh nào ?
I. Tìm hiểu chung: 
1.Tác giả: Mô-li-e (1622-1673 là nhà soạn kịch nổi tiếng; tác phẩm tiêu biểu: Lão Hà Tiện, Trưởng giả học làm sang,
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: trích hồi 2 lớp 5 của vở 
 “Trưởng giả học làm sang”.
- Thể loại: Hài kịch (là một thể loại của kịch lấy tiếng cười để chế giễu, phê phán thói hư, tật xấu trong xã hội.
II. Đoc – hiểu văn bản: 
1. Đọc – tìm hiểu từ khó.
* Tóm tắt
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Bố cục : 2 cảnh
- Cảnh 1:Từ đầu đến “đều theo nhịp của nhạc”: Ông Giuốc – đanh với bác phó may.
Cảnh 2: Còn lại: Ông Giuốc- đanh với đám thợ phụ.
V.Củng cố:
- Tóm tắt lại vở kịch.
VI.Dặn dò:
-Tìm hiểu đối thoại giữa ông Giuốc – đanh với bác thợ may.
- Tìm hiểu đoạn đối thoại giữa ông Giuốc – đanh với thợ phụ.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
	Ngày soạn: 28/3/2015 Ngày dạy:..../4/2015
 Tiết 119.
ÔNG GIUỐC - ĐANH MĂC LỄ PHỤC (T2)
 	 ( Trích trưởng giả học làm sang)	 
	- Mô-li-e -
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Tiếng cười chế giễu thói “trưởng giả học làm sang”.
- Tài năng của Mô-li-e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động.
2.Kĩ năng: 
- Đọc phân vai kịch bản văn học.
- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật.
3. Thái độ: 
- Phê phán những kẻ ngu dốt mà học đòi làm sang, thích khoe khoang, thích ăn diện và nịn hót.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
III. Phương pháp: - Vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1.Ổn định lớp: 
2.Kiểm tra bài cũ: Theo Ru-Xô, Đi bộ ngao du có lợi như thế nào? 
3. Bài mới: GV giới thiệu bài: Mô- li- e là nhà soạn kịch lớn của nước Pháp thế kỉ XVII. Ông chuyên viết và diễn hài kịch- những vở kịch gây ra những tiếng cười vui tươi, lành mạnh hoặc châm biếm, chế giễu những thói hư tật xấu của con người trong xã hội Pháp đương thời: Lão hà tiện, Đông giăng, kẻ ghét đời. Trường học làm vợ, tác- tuýplà những vở hài kịch tiêu biểu của ông.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đoc-hiểu văn bản. 
- Cảnh này diễn ra cuộc đối thoại của những nhân vật nào ? Đối thoại về việc gì ? 
- Theo dõi nv Giuốc-đanh trong cuộc thoại này cho biết, ông này sắp phát khùng lên vì lí do gì ? 
- Ý kiến của ông ta về đôi bít tất, đôi giày?
 -Câu trả lời của bác phó may?? - Nhận xét về tính cách của hai nhân vật?
- Ông Giuốc-đanh có chấp nhận bộ lễ phục may không đúng quy cách không ? vì sao ông lại chấp nhận ? 
- Gv: Nhận xét về tính cách của hai nhân vật.
- Gv phân tích làm rõ sự mê muội ngu đốt, ngớ ngẩn đáng cười của Giuốc- đanh và sự khôn khéo, láu cá của phó may.
- Phó may làm gì khi Giuốc- đanh phát hiện ông ta cắt xén vải?
- Hs: Khen vải đẹp, mời mặc lễ phục.
- Phản ứng của ông Giuốc- đanh?
- Mối quan tâm lớn nhất của Giuốc đanh là gì?
- Hs: Bộ lễ phục theo kiểu quý tộc.
- Gv: Giuốc- đanh tưởng rằng mình sẽ đứng vào hàng ngũ quý tộc khi khi khoác lên mình bộ áo quý tộc nên ông ta đã bị phó may lừa đảo một cách ngoạn mục. Ông ta còn bị xỏ mũi vì tính cách gì chúng ta tìm hiểu tiếp cảnh 2 
- Hình ảnh Giuốc đanh bị lột quần áo khi mặc lễ phục, hết cởi áo lại mặc áo, chân bước, miệng nói trên sân khấu cho thấy tính cách gì của ông ? 
→Thích trưng diện, khoe khoang. 
- Cuộc đối thoại giữa Giuốc-Đanh với đám thợ diễn ra xung quanh việc gì ?
- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? 
(Tăng cấp: ông lớn – cụ lớn – đức ông )
- Gv: Lí do diễn ra việc này là gì ? (Bọn thợ muốn moi tiền, ông Giuốc-đanh thích được tâng bốc.)
- Tâm trạng của ông Giuốc đanh về việc này ? 
- Từ đó bộc lộ thêm đặc điểm tính cách đáng cười của nhân vật Giuốc-đanh ? 
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Từ tiếng cười được tạo ta trong lớp kịch này, em biết gì về nghệ thuật viết kịch và tư tưởng của Mô-li- e? (Hs: Trả lời, đọc ghi nhớ)
- Gv nhấn mạnh nội dung nghệ thuật.
II. Đoc – hiểu văn bản: 
1. Đọc – tìm hiểu từ khó.
b. Phân tích
b.1.Ông Giuốc- đanh với bác phó may.
Ông Giuốc- đanh
Bác phó may
- Đôi bít tất chật quá.
- Đôi giày làm tôi đau chân ghê ghớm.
- Tôi, tôi bảo là nó làm tôi đau.
à Nhận thức cảm tính:Tỉnh táo, khe khắt, khó tính.
- Rồi nó dãn ra
- Đôi giày không làm ngài đau đâu mà.
à Giải thích vu vơ, đuối lí.
- Bác may hoa ngược mất rồi!
- Ồ, thế thì bộ áo này may được đấy.
- Không, không. Tôi đã bảo là không mà.
-> Đúng, chủ động-> sai, bị động: Mê muội, ngu dốt, ngớ ngẩn.
- Những người quý phái đều mặc như thế.
- Nếu ngài muốn thì tôi sẽ may hoa xuôi lại thôi.
-> Sai, bị động-> đúng, chủ động: Láu cá, lừa bịp.
- Phát hiện bị cắt xén vải
- Đành là đẹp nhưng đừng gạn vào áo của tôi.
- Ừ! Đưa đây tôi.
à Phàn nàn Qàquên việc bị ăn bớt vải.
=>Thích ăn diện theo kiểu quý tộc nên bị lừa đảo một cách dễ dàng.
- Là thứ hàng đẹp nên tôi..
- Mời ngài mặc thử bộ lễ phục.
à đánh lảng chuyện khácà biết mối quan tâm của Giốc- đanh là bộ lễ phục.
=> Khôn khéo, ranh ma, bịp bợm.
 b.2.Ông Giuốc- đanh với đám thợ phụ
Đám thợ phụ
Ông Giuốc- đanh
- Bẩm, ông lớn ạ.
- Bẩm cụ lớn.
- Bẩm đức ông
- Ông lớn ư ?..Ta thưởng về tiếng “Ông lớn” đây này.
- “Cụ lớn”, ồ ồ, cụ lớn!... thưởng cho chú đây.
- Hà hà? Hà hà..thưởng cho chú mày.
- Về tâm lí : cực kì sung sướng, hãnh diện 
- Về hành động: liên tục thưởng tiền.
=> Háo danh, ưa nịnh, có dục vọng được làm quý tộc mãnh liệt.
III.Tổng kết.
a. Nghệ thuật:
b.Nội dung:
 *Ý nghĩa văn bản: Kể về việc ông Giuốc- đanh muốn thay đổi cách ăn mặc, tác giả phê phán thói học đòi cao sang của tầng lớp trưởng giả.
V.Củng cố:
- Đóng vai diễn lại vở kịch,
VI.Dặn dò:
-Tập diễn hài kịch của Mô-li-e.
- Chuẩn bị bài “lựa chọn trật tự từ”.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
	Ngày soạn: 28/3/2015 Ngày dạy:..../4/2015
 Tiết 120.
 LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
(Luyện tập)
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Tác dụng diễn đạt của một số cách sắp xếp trật tự từ
2. Kĩ năng:
- Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong văn bản.
- Lựa chọn trật tự từ hợp lý trong nói và viết , phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.
 3. Thái độ : 
- Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ khi nói và viết hàng ngày.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
III. Phương pháp: - Vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu.
3.Bài mới:
 Để nắm vững kiến thức về lựa chọn trật tự từ hôm nay chúng ta đi vào phần luyện tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: Hướng dẫn hs ôn lại lý
thuyết.
GV cho HS nhắc lại nhận xét chung và tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ để giúp HS thực hành tốt phần luyện tập.
 Hướng dẫn HS làm bài tập.
II.Luyện tập:
BT1:
-Trật tự từ ở các từ và cụm từ in đậm thể hiện mối quan hệ giữa những hoạt động và trạng thái mà chúng biểu thị ntn?
BT2:
 - Vì sao các từ in đậm được đặt ở đầu câu?
BT3:
- Phân biệt hiệu quả diễn đạt trật tự từ?
BT4:
-Câu hỏi thảo luận: Các câu (a) và (b) này có gì khác nhau? Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn bên dưới.
BT5:
- Các từ in đậm đều là từ có tác dụng miêu tả cho “cây tre”, nghĩa là các từ này có quan hệ bình đẳng với nhau. Từ cơ sở đó em thử hoán đổi vị trí các từ in đậm và giải thích tại sao tg’ lại chọn trật tự từ như thế.
 BT6. GV cho HS quan sát Bt6 và yêu câu HS tùy chọn viết 1 đoạn văn của (a) hoặc (b), 
 Cách sắp xếp ý trong câu, đoạn sẽ chi phối việc chọn lựa trật tự từ. Khi viết em phải chú ý tính liên kết và giải thích cách sắp xếp trật tự từ.
BÀI TẬP BỔ SUNG:
Bài 1:Nhận xét về ý nghĩa của những câu thơ khi có sự thay đổi trật tự từ ngữ:
Người tôi yêu đó đi xa
Người yêu tôi lại ở nhà, chán ghê!	
(Phan Thị Thanh Nhàn)
Người mến cảnh xuân hái nhành hoa
Xuân mến cảnh người đến muôn nhà
Người xuân xem thế đa tình nhỉ?
Xuân người vẫn vậy tói trăng hoa!	(Khuyết danh)
Gợi ý:	- Chủ thể của hành động.
	- Con người vào mùa xuân và mùa xuân của tình người.
I. Ôn lý thuyết:
II.Luyện tập:
1.Bài tập:
Bài 1: 
a. Trật tự từ, cụm từ thể hiện thứ tự các công việc phải làm để cỗ vũ, động viên và phát huy tinh hần yêu nước của nhân dân.
b. Trật tự từ, cụm từ thể hiện thứ tự các việc chính, việc phụ hoặc việc thường xuyên thực hiện hàng ngày và việc làm thêm trong những phiên chợ chính
Bài 2:
a. Lặp lại từ ở tù để liên kết câu.
b. Lặp lại Vốn từ vựng để tạo liên kết câu.
c. Lặp lại cụm từ còn một trâu và một thùng gạo để tạo liên kết câu.
d. Dựng cụm từ Trong sự thắng lợi ấy để tạo liên kết câu
Bài 3: 
a. Cách diễn đạt thông thường:
Dưới núi, vài chú tiều lom khom,
Bên sông, mấy nhà chợ lác đác.
Con quốc quốc nhớ nước đau lòng
Cái gia gia thương nhà mỏi miệng.
Đảo trật tự thông thường để nhấn mạnh tâm trạng man mác buồn.
b. Cách diễn đạt thông thường:Hình anh lúc nắng chiều rất đẹp.
Đảo trật tự thông thường để nhấn mạnh hình ảnh đẹp.
Bài 4: 
- Câu a là cách diễn đạt thông thường.
- Câu b đảo trật tự ở cụm C-V làm bổ ngữ để nhấn mạnh sự ngạo nghễ vụ lối của nhân vật.
- Theo văn cảnh thì nên chọn cách diễn đạt b
Bài 5: Cách sắp xếp của tác giả là hợp lí, vì:
- xanh: màu sắc, đặc điểm về hỡnh thức dễ nhỡn thấy.
- nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm: những đức tính, phẩm chất tốt đẹp cần phải có thời gian tỡm hiểu mới biết được.
Bài 6: HS tự viết đoạn văn
V.Dặn dò
 -Luyện viết đoạn văn ngắn theo chủ đề
-Chuẩn bị bài: Chữa lỗi diễn đạt.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Quảng Liên, ngày tháng 3 năm 2015
	DTCM
	TTCM
 Nguyễn Thị Nga

File đính kèm:

  • docBai_29_Ong_Giuocdanh_mac_le_phuc_20150725_031638.doc
Giáo án liên quan