Giáo án Ngữ văn 8 tuần 28
Tiết 108
THUẾ MÁU (T2)
Nguyễn Ái Quốc
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Bộ mặt gỉa nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp vàsố phận bi thảm của người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được phản ánh trong tác phẩm.
- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc xảo trong văn chính luận của Nguyễn Ai Quốc.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.
- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn chính luận.
3.Thái độ:
Có ý thức xây dựng đoạn văn trình bày luận điểm sắc sảo, mạch lạc và đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận.
Ngày soạn: 7/3/2015 Ngày dạy:./3/2015 Tuần 28: Tiết 105-106 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 VĂN NGHỊ LUẬN I. Mục đích kiểm tra: - Biết cách viết một bài văn nghị luận hoàn chỉnh. - Phát hiện, tiếp cận, xử lý nhanh vấn đề; phân tích đề, lập dàn ý, viết bài văn Nghị luận - Nghiêm túc, hăng say làm bài, độc lập tự chủ và thể hiện tri thức, tầm tư tưởng của người viết. II. Hình thức kiểm tra: - Hình thức: Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90 phút. III. Biên soạn đề kiểm tra: Đề bài : Chọn một trong hai đề sau: Đ1: Từ văn bản “Bàn về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. Đ2: Câu nói của Macxim Gorky: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới có con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?”. IV. Hướng dẫn chấm, biểu điểm: Câu Hướng dẫn chấm Điểm *Yêu cầu chung: - Thể loại: Văn nghị luận - Kiểu văn bản: Văn bản nghị luận. - Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, đúng ngữ pháp *Yêu cầu cụ thể : Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần a. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận - dẫn giắt vấn đề b.Thân bài: * Lần lượt làm sáng tỏ các luận điểm sau: Đề 1: - Giải thích “học” là gì? “hành là gì?”. - Trình bày mối qua hệ giữa học và hành: - Kết quả khi kết hợp hài hòa giữa học và hành(dẫn chứng để chứng minh). -Liên hệ bản thân. Đề 2: - Giải thích “sách là gì?”, “kiến thức là gì?”. - Vai trò của sách như thế nào?(Cung cấp kiến thức→con người lĩnh hội để học tập, lao động và để sống đầy đủ vật chất lẫn tinh thần). - Cách chọn và đọc sách hợp lý. - Cách bảo quản, giữ gìn sách. c. Kết bài: - Kết thúc vấn đề: đánh giá chung về vấn đề. 1.0 điểm điểm 7.0 điểm 1.0 điểm IV.Rút kinh nghiệm : Ngày soạn: 7/3/2015 Ngày dạy:./3/2015 Tuần 28: Tiết 107 THUẾ MÁU (T1) Nguyễn Ái Quốc I.Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Bộ mặt gỉa nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp vàsố phận bi thảm của người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được phản ánh trong tác phẩm. - Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc xảo trong văn chính luận của Nguyễn Ai Quốc. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận. - Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn chính luận. 3.Thái độ: Có ý thức xây dựng đoạn văn trình bày luận điểm sắc sảo, mạch lạc và đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập. 2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi. III. Phương pháp: - Vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận IV. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra công việc chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: *Bài học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu chung Gọi hs đọc chú thích dấu sao: - Em hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm? ( sgk) -Vb này thuộc thể loại gì? Hãy nêu những hiểu biết của em về thể loại đó? (Phóng sự – chính luận). Hoạt động 2:Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản : Gv cùng hs đọc(Gịong điệu lúc mỉa mai châm biếm, khi đau xót, đồng cảm, khi căm hờn phẩn nộ, khi giễu nhại, trào phúc, khi bác bỏ mạnh mẽ - Em có suy nghĩ gì về cách tác giả đặt tên cho vb là “Thuế máu”?Văn bản được viết theo phương thức nào? -Vb này có bố cục mấy phần, nêu nội dung từng phần ? -So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân với người dân thời điểm trước chiến tranh và lúc chiến tranh bùng nổ ? -Các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép , tác giả dùng với giọng điệu gì ? Tác dụng ? -Vậy thủ đoạn của quan cai trị là gì ? * Thái độ của em trước những thủ đoạn ấy ? -Số phận của người dân thuộc địa được khái quát qua các sự việc nào ? -Em thấy giọng văn ở đây có gì đáng chú ý ? -Nhận xét vể các tư liệu , thông tin có trong đoạn văn ? -Con số nào đáng chú ý nhất trong đoạn này? * Thảo luận : ?Như vậy, rất nhiều ngươì không trực tiếp ra mặt trận nhưng họ vẫn phải hứng chịu hậu quả gì ? ( bệnh tật , chết một cách đau đớn ). I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả : 2. Tác phẩm : - Xuất xứ :Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục. Đoạn trích là chương 1. Viết bằng tiếng pháp, xuất bản tại Pa-ri, năm 1925, tại HN năm 1946. - Thể loại : Phóng sự – chính luận II. Đọc-hiểu văn bản: 1. Đọc - giải nghĩa từ khó : 2. Tìm hiểu văn bản : a. Phương thức biểu đạt : Nghị luận. b. Bố cục : 3 phần - P1 Chiến tranh và người bản xứ - P2: Chế độ lính tình nguyện - P3: Kết quả của sự hi sinh c. Phân tích: c.1 Chiến tranh và người bản xứ : *Thái độ của các quan cai trị : -Trước chiến tranh : Xem người bản xứ như súc vật , đánh đập tàn bạo. -Chiến tranh bùng nổ : Được tâng bốc , vỗ về, phong các danh hiệu cao quí: con yêu, bạn hiền, ->Giọng điệu trào phúng, nhại lại lời của thực dân=>Thủ đoạn lừa bịp , bỉ ổi : Biến người bản xứ thành vật hy sinh . * Số phận của người dân thuộc địa : -Đột ngột xa lìa vợ con . -Phơi thây trên bãi chiến trường . -Xuống đáy biển bảo vệ loài thủy quái -Lấy máu tưới vòng nguyệt quế . -Lấy xương chạm nên những chiếc gậy -Kiệt sức , khạc ra từng miếng phổi ->Giọng văn giễu cợt , liệt kê ,tư liệu sống , hình ảnh biểu tượng có tính thông tin cao => Sự thật thảm khốc của chiến tranh thế giới thứ nhất . V.Củng cố: - Nhắc lại số phận của người dân thuộc địa. VI.Dặn dò: - Sưu tầm một số tranh ảnh lịch sử minh họa họa cho bài học. - Chuẩn bị tiết sau: + Chế độ lính tình nguyện như thế nào? + Kế quả của sự hy sinh ra sao? Rút kinh nghiệm : Ngày soạn: 7/3/2015 Ngày dạy:./3/2015 Tuần 28: Tiết 108 THUẾ MÁU (T2) Nguyễn Ái Quốc I.Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Bộ mặt gỉa nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp vàsố phận bi thảm của người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được phản ánh trong tác phẩm. - Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc xảo trong văn chính luận của Nguyễn Ai Quốc. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận. - Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn chính luận. 3.Thái độ: Có ý thức xây dựng đoạn văn trình bày luận điểm sắc sảo, mạch lạc và đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập. 2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi. III. Phương pháp: - Vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận IV. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra công việc chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: *Bài học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 2:Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản : *Chế độ lính tình nguyện: GV yêu cầu học sinh theo dõi đoạn từ “ Đây -> xì tiền ra “. Hãy tóm tắt các thủ đoạn bắt lính của bọn thực dân ? -Tại sao tác giả lại gọi đó là những vụ nhũng loạn hết sức trắng trợn ? -Em nói gì về thực trạng chế độ lính tình nguyện ? Theo dõi tiếp theo -> “bệnh lậu “ . -Tìm chi tiết bộc lộ phản ứng của người bị bắt lính ? -Em thấy được thực trạng gì ? Đó có phải là ý đồ của tác giả ? Theo dõi đoạn còn lại . -Thực tế , sự thật nào về lính tình nguyện được phơi bày ? Nghệ thuật ? -Sự đối lập giữa sự thật với lời nói có ý nghĩa gì ? -Vì sao sự hy sinh của người dân thuộc địa chẳng hề mang lại lợi ích gì ? ( chế độ bản xứ không biết về chính nghĩa và công lí ) * Gọi 1 em đọc đạon III. * Thảo luận - Ở đoạn này, tác giả dùng nhiều câu nghi vấn nhằm mục đích gì ? -Đoạn trích sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt nào ? ( tự sự + biểu cảm ) -Nhận xét về cách sử dụng hình ảnh và từ ngữ ?Tác dụng ? - Khái quát giá trị nghệ thuật cũng như giá trị nội dung của văn bản? - HS trả lời, GV chốt ý. - Qua phân tích hãy cho biết văn bản mang lại ý nghĩa gì? - HS trả lời, Gv chốt ý; liên hệ giáo dục các em. Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ. - GV nêu cụ thể yêu cầu phần luyện tập, HS thực hiện. - Chỉ rõ giọng điệu trào phúng trong văn bản ? II. Đọc-hiểu văn bản: c.2 Chế độ lính tình nguyện : * Các thủ đoạn bắt lính : -Lùng ráp , vây bắt , cưỡng bức . -Dọa nạt người nghèo , xoay xở kiếm tiền người giàu . -Trói , xích , nhốt người như súc vật . -Đàn áp dã man nếu chống đối . => Trắng trợn , cơ hội làm giàu , tiến chức . * Phản ứng của người bị bắt lính : -Tìm cơ hội trốn tránh . -Phải xì tiền ra . -Tìm cách tự làm cho mình bị nhiễm bệnh nặng -> Sức tố cáo mạnh mẽ . * Hậu quả : -Tốp bị xích tay . Ý phản bác , -Tốp bị nhốt . châm biến , đả -Những vụ bạo động . kích sắc sảo . ->Vạch trần thủ đoạn tàn nhẫn của thực dân => Tác giả tôn trọng sự thật . c.3Kết quả của sự hy sinh : -Chiến tranh chấm dứt , những người từng hi sinh xương máu trước đây trở lại “giống người hèn ha' -Họ bị tước của cải , bị đánh đập vô cớ , đối xử thô bỉ sau khi bị bóc lột trắng trợn hết “ thuế máu -Không ngần ngại đầu độc cả dân tộc để vơ vét ->Hình ảnh xác thực , giàu ý mỉa mai => Phơi bày bản chất bỉ ổi , vô nhân đạo của thực dân Pháp . 3.Tổng kết : a. Nghệ thuật: b. Nội dung: * Ý nghĩa: Văn bản có ý nghĩa như một “ bản án” tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh. 4.Luyện tập : 1 –Giọng điệu trào phúng: - Giọng giễu cợt , mỉa mai . - Nhắc lại mĩ từ , danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân khoác cho người dân để đả kích bản chất trơ trẽn của hắn . -Nghệ thuật phản bác . -Dùng nhiều và liên tục các câu nghi vấn để nêu lên các sự thật đập lại lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền . 2-Cảm nghĩ sau khi học xong văn bản : -Về tác giả . -Về người dân Việt Nam thời ấy . V.Củng cố: - Cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản. VI.Dặn dò: - Sưu tầm một số tranh ảnh lịch sử minh họa họa cho bài học. - Đọc diễn cảm văn bản(giọng điệu mỉa mai, bút pháp trào phúng). - Chuẩn bị bài tiết sau : Hội thoại IV.Rút kinh nghiệm : Quảng Liên, ngày tháng 3 năm 2015 DTCM TTCM Nguyễn Thị Nga
File đính kèm:
- Bai_26_Thue_mau_20150725_031626.doc