Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24 - Năm học 2015-2016

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. GIÚP HS:

1. Kiến thức:

- Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua Chiếu dời đô.

- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu. Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.

1. Kĩ năng:

- Đọc-hiểu một văn băn bản viết theo thể chiếu.

- Nhận ra thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.

2. Thái độ: Trân trọng, khâm phục tài năng của thế hệ đi trước trong công cuộc xây dựng đất nước.

II. CHUẨN BỊ

1. Thầy: soạn bài, tranh ảnh, tài liệu liên quan đến bài học, máy chiếu.

2. Trò: Học và và chuẩn bị bài trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

? Đọc thuộc bài “Đi đường”, nêu cảm nhận của em về bài thơ?

3. Bài mới (35’)

 Gv Chiếu một số hình ảnh về kinh đô Hoa lư.

 

docx11 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24 Ngày soạn: 03/02/2016
 Ngày dạy:/02/2016 
Tiết 89: ĐI ĐƯỜNG
 (Hồ Chí Minh)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng.
Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ: rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc. 
Kĩ năng:
Đọc diễn cảm bài văn, phân tích ý nghĩa của bài thơ,cảm thụ thơ văn.
Rèn kĩ năng khắc phục và biết cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Thái độ:
Yêu kính chủ tịch Hồ Chí Minh, biết cách khắc phục khó khăn trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: giáo án, tranh ảnh minh họa
Trò: học bài và chuẩn bị bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (5’)
? Đọc thuộc bài thơ “Ngắm trăng”, nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài?
Bài mới (35’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv yêu cầu HS nhắc lại một số nét chính về tác giả Hồ Chí Minh.
- GV hướng dẫn học sinh cách đọc bài thơ: Giọng đọc nhẹ nhàng, chú ý cách ngắt nhịp và sử dụng thanh điệu ở câu 2.
- Gv đọc mẫu sau đó gọi vài học sinh đọc à GV nhận xét cách đọc.
- Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích, phần dịch nghĩa và dịch thơ.
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
 Gv bổ sung thêm về hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
? Bài thơ thuộc thể lọa nào? Nêu những hiểu biết của em về thể thơ này?
? Bố cục bài thơ có thể được chia làm mấy phần? giới hạn và nội dung từng phần?
? Câu thơ thứ nhất mở ra ý chủ đạo gì của bài thơ?
Nỗi gian lao của người đi đường
? Ý câu thơ có phải chỉ nói riêng về sự vất vả của việc đi đường không?
Đi đường chuyển từ nhà lao này đến nhà lao khác là một thức tế song ở đây tác giả cũng muốn nói đến con đường cách mạng đầy khó khăn gian khổ.
? Sự khó khăn vất vả đó như thế nào ?
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong hai câu thơ?
Điệp ngữ - điệp từ “tẩu lộ”, “núi cao”
? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó?
- HS trả lời à Gv nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức.
? Mạch thơ ở câu 3 có gì khác so với 2 câu thơ đầu?
Không theo hướng cũ, bao khó khăn đã vượt qua, người đi đường đã đến chỗ tận cùng.
? Câu thơ thứ 3 có ý nghĩa như thế nào?
- Dù núi có cao, khó khăn có lớn thế nào nhưng nếu có quyết tâm thì sẽ vượt qua và lên tới đỉnh – người đi đường đứn trên đỉnh cao tột cùng, đến đích thắng lợi, mọi khó khăn đã kết thúc, đã lùi lại phía sau.
? Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” có ý nghĩa như thế nào?
- Câu thơ diễn tả niềm vui bất ngờ đặc biệt, phần thưởng quí giá cho những con người đã vượt qua khó khăn, vất vả à niềm hạnh phúc lơn lao của người cách mạng khi đã giành thắng lợi.
? Câu thơ gợi lên vẻ đẹp gì ở Bác?
- Tầm vóc hiên ngang với tư thế làm chủ thế giới..
*TH rèn kĩ năng sống: Trong cuộc sống có những lúc gặp khó khăn, vất vả phải biết lạc quan, có ý chí và tinh thần để vượt qua nó, chỉ có biết cách đối diên và vượt qua khó khăn thì mới tới đích của thắng lợi, của thành công.
? Bài thơ có 2 lớp nghĩa. Em hãy chỉ ra nội dung của 2 lớp nghĩa đó?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
a. Đọc – hiểu chú thích
b. Hoàn cảnh sáng tác
- Là một bài trong tập “Nhật kí trong tù”, được sáng tác trong thời gian Bác bị giam trong nhà tù của chính quyền TGT (1942 – 1943)
c. Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt
d. Bố cục: 2 phần
II. Phân tích
1. Hai câu thơ đầu
- Nghệ thuật: Điệp ngữ, từ láy 
è Nhấn mạnh sự gian lao, vất vả của việc đi đường – núi non trùng điệp, hiểm trở à nỗi gian lao vất vả triền miên của con đường đời, con đường cách mạng.
2. Hai câu thơ cuối
- Trải qua nhiều khó khăn vất vả người đi đường đến đích thắng lợi
- Niềm vui sướng khi vượt qua khó khăn, gian lao, vất vả à niềm hạnh phúc của người CM khi đã giành được thắng lợi
III. Tổng kết (ghi nhớ:sgk/trg40)
Củng cố (3’)
- Gv khái quát nội dung chính của bài học.
Hướng dẫn về nhà (1’)
Học bài và làm bài tập.
Chuẩn bị bài: Câu trần thuật.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 03/02/2016
 Ngày dạy:/02/2016 
Tiết 90: CÂU TRẦN THUẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức: 
Đặc điểm hình thức của câu trần thuật; 
Chức năng của câu trần thuật.
Kĩ năng: 
Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản.
Sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.
Thái độ: Có ý thức trong việc luyện làm bài tập.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Soạn bài, SGK, SGV.
Trò: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (5’) 
 ? Thế nào là câu cảm thán? Cho ví dụ?
 3. Bài mới (35’) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- HS đọc VD trong sách giáo khoa.
? Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán?
? Những câu nào không có đặc điểm hình thức của những kiểu câu trên?
? Dựa vào đâu em xác định được những câu trên không phải là câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán?
? Em có nhận xét gì về cách kết thúc câu?
Gv cho Hs thảo luận theo nhóm bàn (2’)
? Tác dụng của từng câu trong đoạn trích trên?
- Đại diện trả lời
- Gv nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức
? Trong các kiểu câu: Nghi vấn, Cầu khiến, Cảm thán, Trần thuật thì kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất? Vì sao?
Câu trần thuật được sử dụng nhiều nhất vì:
 + Nó thoả mãn nhu cầu trao đổi thông tin và trao đổi tư tưởng, tình cảm của con người trong giao tiếp hàng ngày cũng như khi tạo lập VB.
 + Ngoài chức năng thông tin, thông báo, câu trần thuật còn được dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc -> nghĩa là câu trần thuật có thể thực hiện hầu hết chức năng của các kiểu câu khác.
Ví dụ:
+ Cháu xin cảm ơn bác. à Dùng để cảm ơn.
+ Cháu mời bà xơi cơm. à Dùng để mời
+Chúc mừng sinh nhật bạn. àDùng để chúc mừng
+ Chúng ta phải cố gắng học tập hơn. 
à Yêu cầu, động viên...
? Qua tìm hiểu các ví dụ, em hiểu thế nào là câu trần thuật? 
- HS trả lời à GV chốt lại và đưa ra ghi nhớ.
HS: Hoạt động độc lập.
- Gọi HS đọc yêu cầu và các ngữ liệu
- GV hướng dẫn học sinh làm.
- Gọi HS nêu kết quả từng phần.
- GV nhận xét, chữa.
- GV nêu ra yêu cầu
- Gọi HS đọc câu 2 phần dịch nghĩa và câu 2 phần dịch thơ.
- Yêu cầu HS nhận xét về nghĩa
- Gọi HS nêu yêu cầu của BT.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi từng HS nêu kết quả.
- GV nhận xét, thống nhất đáp án.
- HS đọc các câu văn
G?: Các câu văn trên có phải là câu trần thuật không? Dùng để làm gì?
G: Gợi ý: Có thể viết 1 đoạn đối thoại giữa GV-HS hoặc giữa bác sĩ-bệnh nhân, giữa người mua hàng-ng bán hàng...
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
1. Ví dụ (sgk/trg 45,46
- VD d. Ô Tào Khê! à câu cảm thán
- Các câu còn lại là câu trần thuật.
+ Những câu này không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu: NV, CK, CT
+ Kết thúc câu bằng dấu chấm, dấu chấm lửng, dấu chấm than.
- Chức năng:
a. Câu 1, 2: Trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc ta.
 Câu 3: Yêu cầu, nhắc nhở.
b. Câu 1: Kể và tả
 Câu 2: Thông báo
c. Miêu tả ngoại hình của người đàn ông (Cai Tứ)
d. Câu 2: Nhận định, đánh giá
 Câu 3: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
2. Ghi nhớ: (SGK/trg 46)
II.Luyện tập.
1. Bài tập 1:
a. Tất cả đều là câu trần thuật:
Câu 1: dùng để kể
Câu 2, 3: dùng bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
b. Câu 1 là câu trần thuật à dùng để kể
 Câu 2: là câu cảm thán (có từ quá)
à Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
2. Bài tập 2:
* Câu 2 trong phần dịch nghĩa:
“Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”à Là câu nghi vấn.
* Câu 2 trong phần dịch thơ:
“Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
à Là câu trần thuật.
è Hai câu tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt 1 ý nghĩa.
3. Bài tập 3:
a. Câu cầu khiến: à Dùng để ra lệnh, yêu cầu.
b. Câu nghi vấn àĐề nghị nhẹ nhàng
c. Câu trần thuật à Đề nghị nhẹ nhàng.
* Nhận xét: 3 câu có sự khác nhau về kiểu câu nhưng lại có chức năng giống nhau (Thể hiện ý cầu khiến).
4. Bài tập 4:
- Tất cả đều là câu trần thuật:
+ Câu a. Dùng để cầu khiến
+ Câu b1. Dùng để kể
+ Câu b2: Dùng để cầu khiến.
4. Củng cố(3’)
- Gv khái quát lại nội dung chính của bài học.
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Học thuộc ghi nhớ, làm thêm BT4, BT5 vào vở
- Chuẩn bị tiết sau: Chiếu dời đô
- Kiểm tra vở bài tập của 3 HS
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 03/02/2016
 Ngày dạy:/02/2016 
Tiết 91: CHIẾU DỜI ĐÔ
 (Thiên đô chiếu)
 (Lý Công Uẩn)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. GIÚP HS:
Kiến thức:
Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua Chiếu dời đô.
Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu. Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.
Kĩ năng:
Đọc-hiểu một văn băn bản viết theo thể chiếu.
Nhận ra thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.
Thái độ: Trân trọng, khâm phục tài năng của thế hệ đi trước trong công cuộc xây dựng đất nước.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: soạn bài, tranh ảnh, tài liệu liên quan đến bài học, máy chiếu.
Trò: Học và và chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (5’)
? Đọc thuộc bài “Đi đường”, nêu cảm nhận của em về bài thơ?
3. Bài mới (35’)
 Gv Chiếu một số hình ảnh về kinh đô Hoa lư.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Qua chuẩn bị bài ở nhà, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của VB này?
- Chiếu ảnh 
- HS trả lời à GV bổ sung thêm: 
GV Hướng dẫn cách đọc: Đọc rõ ràng, mạch lạc, chú ý những câu hỏi, câu cảm thán, từ cổ.
- Chiếu Văn bản cả phiên âm và giải nghĩa.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp à Nhận xét cách đọc của HS
- GV: tiếp tục cho HS giải nghĩa 1 số từ khó.
? Văn bản được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
? Cho biết văn bản thuộc thể loại nào?
? Em hiểu thế nào là thể chiếu?
 - “Chiếu dời đô” – tức Thiên đô chiếu Nguyên văn là một bài văn xuôi chữ Hán. Có lẽ là bài chiếu đầu tiên còn lưu lại ở nước ta.
- Mặc dù VB được viết dưới dạng văn xuôi, nhưng có xen một số câu văn biền ngẫu (có từng cặp sóng đôi.
- “Chiếu dời đô” chính là 1 VB nghị luận có phương pháp lập luận rất thuyết phục người đọc, người nghe.
? Dựa vào nội dung văn bản, em hãy cho biết VB chia làm mấy phần? Nội dung từng phần là gì?
- P1: Từ đầu à Phồn thịnh: Lí do phải dời đô
- P2: Thế mà à dời đô: Đánh giá về Hoa Lư và phê phán 2 triều Đinh- Lê)
- P3: còn lại àNhững lí do để chọn Đại La là kinh đô mới.
? Đây là một VB nghị luận. Vậy theo em vấn đề nghị luận ở bài chiếu này là gì?
- Sự cần thiết phải dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La.
? Vấn đề đó được trình bày thành mấy luận điểm?
 - 2 luận điểm:
 + Vì sao phải dời đô
 + Vì sao thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất.
? Luận điểm trong văn nghị luận thường được triển khai bằng một số luận cứ (dẫn chứng và lí lẽ). Vậy luận điểm “Vì sao phải dời đô có những luận cứ nào?
Gv cho HS thảo luận theo nhóm bàn (1’)
? Ở phần này, Lí Công Uẩn đã đưa ra những dẫn chứng nào?
? Hai nhà Thương, Chu dời đô nhằm mục đích gì?
- Hs Thảo luận, trả lời à Gv nhận xét, chốt Kt
? Vì sao các chứng cứ và lí lẽ trên lại trở nên thuyết phục?
- Vì có sẵn trong lịch sử, ai cũng biết. Vả lại các cuộc dời đô đó đều mang lại lợi ích lâu dài và phồn thịnh cho dân tộc.
è Ý định dời đô bắt nguồn từ kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy ý chí mãnh liệt của Lí Công Uẩn cũng như của DT ta noi gương sáng, không chịu thua các triều đại hưng thịnh đi trước. Lí Công Uẩn đã lấy số liệu cụ thể về các lần dời đô của các triều đại trước để chuẩn bị cho lí lẽ ở luận cứ sau.)
? Vậy, việc 2 nhà Đinh, Lê đóng đô mãi ở Hoa Lư đã dẫn dến hạn chế gì?
- Thực ra, 2 triều Đinh, Lê vẫn cứ đóng đô ở Hoa Lư chứng tỏ thế và lực của học chưa đủ mạnh, vẫn còn phải dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở. Đến thời Lí, với sự phát triển lớn mạnh của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư là không còn phù hợp nữa.
- Chiếu ảnh cố đô Hoa Lư
? Vì vậy Lí Công Uẩn đã khẳng định điều gì?
? Em có nhận xét gì về lời lẽ mà tác giả sử dụng trong phần đầu bài chiếu?
- Lí lẽ chặt chẽ, lập luận tài tình
? Từ những dẫn chứng trong lịch sử và trong thực tế; bằng lí lẽ của mình, LCU đã đi đến vấn đề gì?
? Để làm sáng tỏ luận diểm 2: “Thành đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất...” tác giả đã đưa ra những luận cứ nào?
? Em có nhận xét gì về vị trí địa lí, thế đất và đời sống tự nhiên ở Đại La?
- Hs Quan sát, trả lời à Gv NX, chốt kiến thức.
? Vì vậy, LCU đã đánh giá nơi này ntn? 
? Em có nhận xét gì về thể văn tác giả sử dụng trong đoạn văn này? tác dụng của nó?
- Đoạn văn gồm nhiều câu văn biền ngẫu các vế đối với nhau cân xứng, nhịp nhàng, có tác dụng hỗ trợ cho dẫn chứng và lí lẽ dễ đi vào lòng người, thuyết phục người đọc người nghe.
? Nội dung đoạn văn vừa đọc là gì?
? Tại sao đến cuối bài chiếu, lời tuyên bố của Vương tử lại là lời hỏi ý kiến quần thần?
? Cách kết thúc ấy có ý nghĩa gì?
- Hs Thảo luận theo nhóm bàn (2’)
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của bài chiếu?
? Bài chiếu thuyết phục người nghe bằng yếu tố nào?
? Cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả có gì đặc biệt?
- Hs Lần lượt trả lời.
? Khát vọng của nhà vua và của nhân dân ta được phản ánh qua VB này là gì?
Việc dời đô từ vùng núi ra đồng bằng chứng tỏ nhà Lí đã đủ sức chấm dứt nạn cát cứ của phong kiến, thế và lực đã đủ sức ngang hàng với phương Bắc. Đó là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về 1 mối, xd 1 đất nước độc lập, tự cường.
GV chốt lại, đưa ra nghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ, dặn học thuộc.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) ( 974- 1028), là vị vua đầu sáng lập vương triều Lý.
2. Tác phẩm:
a. Đọc – hiểu chú thích.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
Viết năm 1010, bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
c. Thể loại
- Thể Chiếu: viết bằng văn xuôi có chen câu văn biền ngẫu.
d. Bố cục: 3 phần:
II. Tìm hiểu văn bản
1. Vì sao phải dời đô?
a. Dời đô là việc thường xuyên trong lịch sử các triều đại.
- Nhà Thương: 5 lần dời đô
- Nhà Chu: 3 lần dời đô
à Mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời, vì vận nước lâu dài.
è Kết quả: làm cho đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng.
- NT: lập luận chặt chẽ, dẫn dẫn thuyết phục..
b. Nhà Đinh, nhà Lê đóng đô một chỗ là 1 hạn chế.
- Triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi.
- Trăm họ hao tổn
- Muôn vật không được thích nghi.
à Lí lẽ chặt chẽ, lập luận tài tình
è Dời đô để phát triển đất nước.
2. Thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
- Vị trí địa lí: Trung tâm trời đất
- Thế đất: “Rồng cuộn hổ ngồi”,...
- Cảnh vật phong phú, tốt tươi.
à Quý hiếm, sang trọng, đẹp đẽ, có nhiều khả năng phát triển.
è Nơi thắng địa, chốn hội tụ của bốn phương, là kinh đô bậc nhất.
- NT: Lối văn biền ngẫu à Tăng sức thuyết phục.
* Lời tuyên bố của Vương tử:
- Hỏi ý kiến quần thần
à Mang tính dân chủ, cởi mở.
è Việc dời đô vừa thuận ý trời, vừa hợp lòng người.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ.
- Thuyết phục người nghe bằng lý lẽ và tình cảm chân thành.
- Lựa chọn ngôn ngữ có tính chất tâm tình, đối thoại.
2. Nội dung:
* Ghi nhớ: (SGK – trg51).
4. Củng cố (3’) 
- GV khái quát lại nội dung chính của bài học.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
- Học bài và làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới: “Câu phủ định”.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 03/02/2016
 Ngày dạy:/02/2016 
Tiết 92: CÂU PHỦ ĐỊNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. GIÚP HS:
Kiến thức:
Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định.
Nắm vững chức năng của câu phủ định.
Kĩ năng:
Nhận biết câu phủ định trong các văn bản.
Sử dụng câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Thái độ: Có ý thức tự giác trong luyện làm bài tập.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Soạn giáo án, tài liệu tham khảo
Trò: Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của thầy. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (5’)
 ? Câu trần thuật là kiểu câu có đặc điểm hình thức và chức năng như thế nào? Cho ví dụ?
Bài mới (35’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Gọi HS đọc ví dụ trong sgk/trg52
? Các câu b, c, d xét về hình thức có gì khác so với câu a?
? Câu b, c, d dùng để làm gì?
? Câu a dùng để làm gì?
HS đọc ví dụ 2 sgk/trg52.
? Trong phần trích trên, câu nào là câu phủ định?
? Căn cứ vào đặc điểm hình thức nào để nhận biết?
? Những câu phủ định trên dùng để làm gì?
? Qua tìm hiểu các ví dụ, em thấy câu phủ định có đặc điểm hình thức và chức năng ntn?
- Gọi HS đọc ghi nhớ 
*Lưu ý: Câu phủ định có thể dùng để biểu thị ý khẳng định trong các trường hợp sau:
+ Không thể không dời đổi -> Khẳng định : phải dời đổi.
+ Nó không phải không biết -> Khẳng định: nó có biết.
à Người ta gọi những trường hợp như trên là phủ định của phủ định.
- Gọi HS đọc yêu cầu và các ngữ liệu
? Trong các câu trên, câu nào là câu phủ định bác bỏ? Vì sao?
- Phần c, còn câu “Hai đứa...nữa” cũng mang ý nghĩa bác bỏ. Nhưng không phải là câu phủ định vì không chứa từ ngữ phủ định.
- GV nêu ra yêu cầu
 Hs trả lời à Gv nhận xét, chốt kt
Những câu phủ định này có điểm đặc biệt là: 
a. Không phải là không
b. Không ai không
c. Ai chẳng
à khi đó ý nghĩa của cả câu phủ định là khẳng định chứ không còn phủ định nữa.
? Hãy đặt những câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên?
? So sánh những câu mới đặt với những câu đã cho về mặt ý nghĩa?
- Gọi HS nêu yêu cầu của BT.
? Nếu thay từ phủ định “không” bằng “chưa” thì phải viết lại câu này như thế nào?
? Câu nào phù hợp với truyện hơn? Vì sao?
GV Hướng dẫn HS bài ở làm ở nhà.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
1. Ví dụ1: sgk/trg 52
- Câu b, c, d có chứa các từ mang ý phủ định: không, chưa, chẳng à phủ định việc Nam đi Huế là không diễn ra. 
è Câu phủ định (phủ định miêu tả)
- Câu a không có từ phủ định à dùng để khẳng định việc Nam đi Huế đã diễn ra. 
è câu trần thuật 
2. Ví dụ 2: sgk/tr52
- Những câu có từ ngữ phủ định
 + không phải,... đòn càn
 + Đâu có!.... quạt thóc
 - Những câu này có chứa từ ngữ có ý phủ định: không phải, đâu có
à Dùng để bác bỏ 1 ý kiến, 1 nhận định nào đó của người đối thoại.
+ Câu 2: chỉ bác bỏ có 1 ý kiến
 + Câu 3: Bác bỏ cả 2 ý kiến.
è Câu phủ định bác bỏ.
3. Ghi nhớ: (SGK – 53)
II.Luyện tập.
1. Bài tập 1:
a. Không có câu phủ định bác bỏ
b. Cụ cứ tưởng...đâu
à Lời của ông giáo bác bỏ ý kiến, suy nghĩ của lão Hạc (Vì lão Hạc cho rằng con chó trách mình)
c. Không, chúng con ...đâu
-> Lời cái Tí bác bỏ ý kiến của chị Dậu (Vì nó tưởng mẹ nhường cho mình ăn là sợ mình đói).
2. Bài tập 2:
* Các câu a,b,c không mang ý phủ đinh mặc dù có chứa các từ ngữ phủ định:
a. Không
b. Không
c. Chẳng.
* Đặt câu:
a. Câu chuyện có lẽ chỉ là 1 câu chuyện hoang đường nhưng lại có ý nghĩa.
b. Tháng 8...vàng, ai cũng từng ăn.
c. Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có 1 lần...
à Ý nghĩa không hoàn toàn giống nhau, mặc dù nội dung biểu đạt không có gì thay đổi.
3. Bài tập 3:
Câu trở thành: “Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp”.
( ý nghĩa của câu đã thay đổi)
+ Chưa: phủ định rằng đến 1 thời điểm nào đó có thể có.
+ Không: Phủ định rằng không thể có được nữa.
à Câu văn của Tô hoài phù hợp hơn, vì sau đó Dế Choắt tắt thở.
è Không nên thay đổi.
Củng cố (3’)
- Gv khái quát lại nội dung chính của bài học.
Hướng dẫn học bài (1’) 
- Học bài và làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài mới: Chương trình địa phương.
 TT KÍ DUYỆT

File đính kèm:

  • docxBai_22_Chieu_doi_do_Thien_do_chieu.docx
Giáo án liên quan